30 thg 11, 2017

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Mực rim me, cá mai rim đường, ghẹ sữa rang giòn cùng nhiều loại khô khác được bày bán trong chợ lớn nhất Khánh Hòa. 

Xây dựng từ năm 1908, chợ Đầm là trung tâm giao thương cổ nhất của thành phố biển Nha Trang. Đang trong thời gian sửa chữa và xây mới, khu vực kinh doanh khô của ngôi chợ này vẫn tấp nập khách mỗi ngày. 

Thơm ngon ba khía Thạnh Phong

Ảnh: Tô Phục Hưng

Ba khía Thạnh Phong nổi tiếng về mùi vị thơm ngon, đậm đà, thịt săn chắc. Sở dĩ có được hương vị đặc trưng độc đáo là do chúng chỉ ăn những trái mắm rụng, loại cây trái mọc rất nhiều tại biển Thạnh Phong.

Ba khía nguyên liệu phải được bắt sống để tránh trường hợp bị chết do người bắt sử dụng bả thuốc trừ sâu, rất nguy hiểm cho người dùng. Sau đó rửa thật sạch, rồi bỏ ba khía vào nước muối có độ mặn nhất định. Muối lạt thì thịt ba khía sẽ mau bị bủng, nếu mặn thì thịt sẽ cứng và làm mất mùi thơm. 

Đến miền Tây ăn ngay lá cách

Lá cách có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra những món độc đáo, khó quên. Ảnh: Ngọc Lương

Trời Sài Gòn mấy tuần nay như 'trở mình', nắng đó rồi lại mưa, khiến những người xa quê như tôi nhớ da diết cái vị đăng đắng của lá cách ăn kèm bánh xèo...

Chỉ đơn thuần là một loại rau dại mọc ven sông hay trong vườn cây, lá cách mang những nét riêng không lẫn vào đâu được. Vị thơm ngon, thanh thanh mà đăng đắng, lại kết hợp được với nhiều món chính khác nhau, tạo nên hương vị rất đặc trưng của những món ăn miền Tây.

Độc, lạ bánh đúc tàu đất cảng

Quán bà Chuyền khi mở đến lúc đóng đều đông kín khách. Ảnh Lê Tân

Ẩm thực Hải Phòng rất phong phú và có nhiều món ăn độc, lạ mà nơi khác không có, trong đó có món bánh đúc tàu.

Gọi là bánh đúc tàu vì có xuất xứ từ người Trung Quốc và đã có ở Hải Phòng trên dưới 50 năm. Tại Hải Phòng có nhiều chỗ bán bánh đúc tàu như chợ Cố Đạo, khu vực chợ Lương Văn Can, chợ Máy Đá, trước cửa rạp Công Nhân (đều ở quận Ngô Quyền)... Tuy nhiên, nơi bán bánh đúc tàu nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất là sạp hàng ngồi trên vỉa hè trước của nhà 186 Hai Bà Trưng, quận Lê Chân.

Địa danh Rạch Ông - Quận 8

Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ). Các địa phương chí xưa dịch hai địa danh này ra chữ Hán: Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang. (Phong: con ong). Người Khơ-me gọi rạch Ong Lớn là Prê KimPon Khmum Thom, trong địa danh này có từ Khmum nghĩ là “con ong”.

Chợ Rạch Ông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngày nay, nhiều người gọi lầm viết sai thành rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ. Sau đó, người địa phương tạo hai địa danh mới và cũng đã viết sai: Cầu Rạch Ông, Chợ Rạch Ông thay vì cầu Rạch Ong (P1), chợ Rạch Ong (P2).

Thăm nơi cầu tự nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn

Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.

28 thg 11, 2017

Từ trên cao nhìn thác Bản Giốc

Những ai đến thăm thác Bản Giốc cách đây hơn 3 năm sẽ không có dịp đứng trên núi cao nhìn xuống thác. Nếu đến thăm Bản Giốc bây giờ mà... làm biếng lên núi thì cũng vậy. May mà tui tới đây vào giữa năm 2017 và không ngại leo núi cho nên có được may mắn này.


Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500 met, mà thác Bản Giốc chính là biên giới Việt - Trung (một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Trung quốc), do vậy đây là ngôi chùa nơi biên cương Tổ quốc.

Xanh mướt xứ dừa Cẩm Thanh

Với địa thế thuận lợi, nằm ngay cạnh Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới Cù lao Chàm, được coi là lá phổi xanh của Hội An, rừng dừa nước Cẩm Thanh là một địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách tới tham quan. 

Cách phố cổ Hội An chừng 3 km, rừng dừa nước Cẩm Thanh mênh mông bát ngát, giống như miền Tây sông nước của Nam Bộ thu nhỏ. Chỉ khác là ở miền Tây người ta đi thăm rừng dừa bằng xuồng ba lá, còn ở Cẩm Thanh lại đi bằng thúng chai. Cái cảm giác được ngồi thúng chai bềnh bồng len lỏi dưới tán dừa mát rượi và tận hưởng những thú vui thôn dã của miền sông nước khiến cho ai cũng thấy quyến luyến với nơi này.

Dân trong vùng kể rằng, rừng dừa nước này có từ cách đây hơn 200 năm. Giống dừa nước ở đây do cư dân vùng miền Tây Nam Bộ di cư đem theo ra trồng. Cây dừa miền Tây ra xứ biển miền Trung hợp đất, hợp nước cứ thế tự nhiên sinh sôi nảy nở thành rừng. Hồi đầu, rừng dừa chỉ rộng chừng 7 mẫu (tương đương 7ha) nên dân trong vùng thường hay gọi là rừng dừa bảy mẫu, còn nay rừng dừa đã phát triển lên đến hơn 100ha.

Ngư dân biểu diễn kỹ năng lái thuyền thúng phục vụ du khách tham quan làng dừa nước Cẩm Thanh. Ảnh: Tất Sơn

Hà Nội và những kỷ lục

Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế mà còn kết tinh trong những bề dày văn hiến đậm nét. Trong muôn vàn những kỷ lục của Hà Nội, chúng tôi chọn ra đây những kỷ lục “đẹp”.

Là thủ đô văn hiến, hơn 1.000 năm qua, Hà Nội từng là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến. Hà Nội là nơi đã diễn ra hai bản hùng văn, hai bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ. Đó là Bình Ngô đại cáo thế kỷ XV và Tuyên ngôn độc lập năm 1945.

Với bề dày lịch sử, Hà Nội là nơi có nhiều di tích thắng cảnh nhất cả nước. Với hơn 5.000 di tích lớn nhỏ, trong đó có hơn 1.000 di tích đã được xếp hạng, Hà Nội thể hiện sự tinh hoa, một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú. Những di tích danh thắng nổi tiếng của Hà Nội phải kể đến là: Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh thắng Hương Sơn, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm… Bên cạnh đó, Hà Nội còn có hơn 1.200 làng nghề cùng nhiều lễ hội độc đáo và một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc sắc.

Chùa Một cột, Hà Nội. 

Khám phá hang động tuyệt đẹp nơi cực Bắc Lai Châu

Hệ thống hang động trải dài theo các dãy núi, với nhũ đá đẹp được thiên nhiên kiến tạo qua hàng nghìn năm vẫn còn lưu giữ những nét nguyên sơ.

Theo khảo sát của chính quyền địa phương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có trên 20 hang động lớn nhỏ mới được phát hiện trong thời gian gần đây.

Đồi cỏ hồng ở Gia Lai

Vạt cỏ hồng tím bừng lên trong sương sớm ở Gia Lai đang khiến nhiều du khách săn lùng.

Đồi cỏ hồng thứ 2 được phát hiện ở Gia Lai khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Doãn Vinh 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng dành cho những ai yêu mến chuyến dã ngoại về với thiên nhiên bởi lẽ đây là lúc mà nhiều loại hoa cỏ khoe sắc. Khi đã chán với cuộc sống đô thị mệt mỏi thì cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ giản dị lại níu chân được du khách thập phương. Nếu như trước đây, đồi cỏ hồng ở Đà Lạt gây nên cơn sốt không chỉ với dân mê nhiếp ảnh mà còn với du khách yêu thích khám phá thì sự xuất hiện của đồi cỏ hồng thứ 2 ở Gia Lai tiếp tục "làm mưa làm gió" cộng đồng du lịch.

27 thg 11, 2017

Không vào hang cọp sao... biết đường chạy ra?

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90 km và cách thác Bản Giốc khoảng 3 km là một hang động kỳ vĩ mang tên động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh). Khi đưa khách du lịch tham quan thác Bản Giốc, người ta thường đưa tham quan động Ngườm Ngao luôn vì hai địa điểm này rất gần nhau.

Động Ngườm Ngao được người Pháp phát hiện năm 1921, tuy nhiên mãi 75 năm sau, sau cuộc khảo sát của hội Khảo sát Hang động Hoàng gia Anh năm 1995 thì Việt Nam mới chính thức khai thác hang động (1996), đến năm 1998 động được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia. Theo khảo sát năm 1995 nói trên thì chiều dài hang động là 2.144 m, tuy nhiên gần đây Viện Khoa học Địa chất Việt Nam khảo sát và xác định lại chiều dài là 2.769 met với 3 cửa hang là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Ngườm Bản Thuôn.

Cửa động Ngườm Ngao

Lễ mừng nhà mới của người Cơ Tu

Lễ mừng nhà mới là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào người Cơ Tu được trao truyền qua nhiều thế hệ. Với các nghi lễ mang đậm những nét đặc trưng, đây là hoạt động sinh hoạt cộng đồng thể hiện tính nhân văn sâu sắc giữa con người với con người cùng chung sống, cùng giúp đỡ chung tay xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp. 

Khi dựng nhà xong, người Cơ Tu tổ chức Lễ mừng nhà mới, trước là để cảm tạ Giàng đã che chở sau là để cảm ơn mọi người trong buôn làng đã góp công, góp của giúp gia chủ dựng được ngôi nhà mới. Với họ thời điểm đẹp nhất để làm lễ là sau ngày rằm 3 ngày. Buổi lễ luôn bắt đầu vào buổi sáng bởi theo quan niệm buổi sáng là dương thể hiện cho sự sinh sôi phát triển của vạn vật.

Các nghi thức chính trong Lễ mừng nhà mới bao gồm: Lễ tế vật sống, Lễ tảy rửa nhà; Cầu phúc, tạo lửa cho nhà mới; Lễ cảm ơn những người thợ, góp công làm giúp nhà mới; Thợ cầu phúc cho chủ nhà; Ăn mừng nhà mới…

Theo quan niệm của người Cơ Tu, cây nêu như là cầu nối giữa Giàng trên trời với dương gian. Trong những nghi lễ bắt buộc mọi người phải dựng cây nêu để mời các vị thần qua cây nêu về trần.

Mù Cang Chải đến để nhớ

Cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc, Mù Cang Chải nổi tiếng với ruộng bậc thang, mỗi mùa lúa chín nơi đây đón du khách đến từ mọi miền của Tổ quốc. Nếu bạn chưa từng tới mảnh đất này, hãy xách ba lô và lên đường ngay.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc là điểm đến ưa thích của người yêu thiên nhiên và thích thưởng ngoạn không khí vùng cao. 

Về bến Giang Đình xưa nghe hát ca trù, Ví Giặm

Du thuyền Giang Đình cổ độ với 340 chỗ ngồi với hành trình từ Bến Giang Đình về Đền Củi trên sông Lam. Ảnh: SM 

Về bến Giang Đình, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, du khách ngỡ ngàng khi được thưởng thức ca trù và dân ca Ví Giặm, hai loại hình nghệ thuật được công nhận di sản văn hóa nhân loại. 

Chị Hương Giang (Vĩnh Phúc), thành viên của đoàn Famtrip gồm 60 thành viên từ nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên cả nước đã về tham quan, khảo sát thị trường tại Hà Tĩnh vừa qua đã đặc biệt ấn tượng với các màn biểu diễn nghệ thuật dân tộc trên sông Lam tại Hà Tĩnh. 

Trí Nang, bản người Thái xinh đẹp của xứ Thanh

Rời thị trấn Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đi theo tỉnh lộ 530 rồi rẽ vào con đường đá lổn nhổn để đến với bản Năng Cát nằm dưới chân núi Chí Linh. 

Sau hơn chục cây số dằn xóc, ai nấy nhanh chóng tươi tỉnh trở lại khi đặt chân lên một bản làng người Thái xinh đẹp mát rượi nằm giữa thiên nhiên thơ mộng.


Phong cảnh đường đến Năng Cát

Với nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 15-18 độ C, lại ở gần nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, Năng Cát gần đây được nhiều du khách ghé thăm. Trong tổng số 125 hộ ở bản Năng Cát thì có đến 124 hộ đang còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống và duy trì được nhiều nghề truyền thống, những công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt đặc trưng… Hiện tại trong bản có sáu hộ đã được đào tạo và đầu tư thêm tiện ích để làm du lịch cộng đồng.

25 thg 11, 2017

Xuống biển, lên rừng


Thường khi đi Hồ Cốc, sau khi tắm biển thỏa thê thì người ta sẽ tiếp tục điểm đến khác là Suối nước nóng Bình Châu. Nơi này cách bãi biển Hồ Cốc khoảng 19 km, đi theo 1 trong 2 con đường như bản đồ.

Xao xuyến mùa cúc hoạ mi Hà Nội


Cứ mỗi dịp tháng 11 về, những bông cúc họa mi trắng tinh khôi nở rộ trong tiết trời lạnh của Hà Nội, báo hiệu mùa đông đã về… Cúc họa mi là nét chấm phá cho những con phố Hà thành rất bình dị, thân thương - mùa để lại trong lòng mỗi người xa quê hương nỗi nhớ day dứt không quên.

Đi Vũng Tàu ăn bánh khọt, lẩu cá đuối, cháo hào

Đến Vũng Tàu, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ dưỡng, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ mà còn thưởng thức được nhiều món ngon, đặc sắc đa dạng. Tất nhiên, những món ngon đó đều có hương vị của hải sản. 

Mùa thu “trắng xóa” nơi biên giới Đông Bắc

Bông lau phủ trắng xóa những ngọn đồi biên giới, lúa đổ vàng rực trên những triền ruộng bậc thang miền biên viễn Đông Bắc trong những ngày mùa thu này.

Bình Liêu, huyện biên giới vùng cao của tỉnh Quảng Ninh là điểm đến mới nổi nhưng có sức hút đặc biệt bởi khung cảnh miền biên giới hùng vĩ, suối thác mát lành và cuộc sống đầy màu sắc của đồng bào Dao, Tày, Sán Chỉ,..

Những điều đặc biệt về chiếc đồng hồ cổ ở nhà thờ Bùi Chu

Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu (Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định) không còn xa lạ với nhiều người. Được khởi công xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và hoàn thành năm 1885, đây là một trong những nhà thờ cổ nhất của tỉnh.

Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu nổi bật với gam màu thổ hoàng; dưới là hàng cột lim đen bóng đặt trên các trụ đá cổ bồng trạm trổ tinh tế; trên là mái vòm hình ô – van đậm phong cách kiến trúc Ba-rốc nhưng vẫn gợi dáng dấp tam quan Đông Phương cổ kính…Tất cả vẻ đẹp đó hiển hiện trước mặt. Nhưng còn một báu vật khác khiêm nhường ở phía sau nhà thờ mà ít người chú ý, đấy chính là cỗ máy đồng hồ cổ kính và kỳ diệu.

Nhà thờ Bùi Chu 

22 thg 11, 2017

Hồn quê từ những chiếc cà ràng

Trước sự phát triển của công nghệ, cái cà ràng không còn là một vật dụng tối quan trọng trong mỗi bếp ăn người Việt. Thế nhưng, ở xã Phú Thọ (Phú Tân), những người thợ vẫn miệt mài lao động làm ra những chiếc lò cà ràng, không chỉ để mưu sinh, mà còn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông…

Xóm làm cà ràng ở xã Phú Thọ được hình thành đến nay gần nửa thế kỷ. Ban đầu, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ chuyện nội trợ của mấy bà, mấy cô ở địa phương, sau đó được người thợ làm lò bán cho các tỉnh khu vực ĐBSCL và Campuchia.

Thăm vườn dâu tằm Mỹ Khánh

Nằm ở ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, cách trung tâm TP. Long Xuyên không xa “Làng dâu tằm” là địa chỉ thích hợp cho những ai muốn du lịch (DL) sinh thái, hòa mình với thiên nhiên. Đến đây bạn có thể tha hồ hái dâu tằm ăn tại chỗ mà không tốn phí; được câu cá, chèo xuồng, thưởng thức những món ăn đậm chất miền Tây và tận hưởng không khí trong lành vùng sông nước.

Nhiều sản phẩm mới


Sau hơn 2 năm “ra mắt”, đến nay, các vườn dâu tằm Mỹ Khánh đã được nâng chất từ cơ sở vật chất cho đến chất lượng sản phẩm. Theo đó, hệ thống giao thông đã được địa phương quan tâm nâng cấp, thay thế 2 cây cầu sắt bằng cầu bê-tông. Do đó, du khách có thể đến đây bằng cả đường bộ lẫn đường sông một cách thuận tiện. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, ngoài phục vụ các thức uống được chế biến từ trái dâu tằm, các vườn còn có thêm dịch vụ ăn uống, với các món đồng quê; xây dựng các tum trên ao để du khách ngồi chơi; bơi xuồng, câu cá và nhiều dịch vụ khác.

Tứ Kiệt chống Tây

"Tịnh vi dân, động vi binh", những người nông dân chân chất trở thành anh hùng trong lửa đạn chiến tranh. Hình ảnh 4 vị anh hùng mà người dân Cai Lậy, Tiền Giang quen gọi là Tứ Kiệt cũng vì thế mà sống mãi. Ngày nay, về Cai Lậy hỏi lăng Bốn Ông thì hầu như ai cũng biết và truyền nhau những câu chuyện chống Pháp oanh liệt của các ông vào cuối thế kỷ XIX.

Những anh hùng chân đất


Lăng Tứ Kiệt tọa lạc tại đường 30 Tháng 4, thị trấn Cai Lậy, sừng sững, uy nghi. Hằng ngày bà con trong vùng vẫn khói hương nghi ngút. Trên cổng chính là dòng chữ “Lăng Tứ Kiệt” trang trọng, hai bên là câu đối ca ngợi chiến tích, công lao của bốn ông, cũng là lòng thành kính, tưởng niệm của thế hệ sau:

“Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm;

Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn”


Một góc Lăng Tứ Kiệt.

Phố cổ Hội An đẹp lạ trong mưa

Nhiều du khách thích thú che dù đi dưới cơn mưa, mê mẩn ngắm nhìn phố cổ trong một diện mạo khác. 


Hội An đang vào mùa mưa. Nước sông Hoài sáng nay mấp mé con đường Bạch Đằng. Du khách vẫn kéo về phố cổ lội mưa, chiêm ngưỡng Hội An đẹp lạ trong mưa – một đặc sản riêng biệt của phố cổ.

Dọc các con đường phố cổ như Bạch Đằng, Trần Phú, Phan Châu Trinh... rất đông du khách. Đặc biệt các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi cầm dù đi dưới mưa hoặc đạp xe khắp các tuyến phố và lưu lại những hình ảnh phố cổ trong mưa.

21 thg 11, 2017

Bảo vật triều Nguyễn trong cung Nam Phương Hoàng hậu

Công chúng yêu lịch sử đất nước không khỏi trầm trồ trước những nét thẩm mỹ, tinh tế mang nhiều giá trị văn hóa độc đáo của các hiện vật trong Triển lãm Bảo vật cung đình triều Nguyễn. Càng ý nghĩa hơn khi triển lãm được trưng bày trong không gian di tích kiến trúc - văn hóa Dinh Nguyễn Hữu Hào (còn gọi là Cung Nam Phương Hoàng hậu) thuộc Bảo tàng Lâm Đồng, nhạc phụ của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. 

Các món bảo vật có niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do các nghệ nhân trong cung Nguyễn chế tác tinh xảo đã được gia đình vua Bảo Đại mang từ Huế vào Đà Lạt từ sau 1945. Thời gian này, vua Bảo Đại sau khi thoái vị được người Pháp trao quyền quản lý vùng cao nguyên Trung phần (địa bàn Tây Nguyên hiện nay - PV) với xứ Thượng Nam Đông Dương.

Bảo tàng Lâm Đồng đã tiếp nhận 124 hiện vật của triều Nguyễn từ Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính Lâm Đồng bàn giao và đã được các chuyên gia giám định cổ vật thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thẩm định, xác minh thông tin về niên đại, chất liệu chế tác, ý nghĩa giá trị lịch sử, văn hóa và lập hồ sơ khoa học cho từng hiện vật.

Dinh Nguyễn Hữu Hào (còn gọi là Cung Nam Phương Hoàng hậu) thuộc Bảo tàng Lâm Đồng là nơi trưng bày Triển lãm Bảo vật cung đình triều Nguyễn.

Phia Oắc, để nhớ một rừng rêu...


Những căn nhà do người Pháp xây dựng từ ngót một trăm năm trước, trong thời gian khai thác quặng quý trên dãy Phia Oắc, giờ đã trở thành những bảo tàng sinh thái phong rêu. Rêu xanh và rêu đỏ. Với Phia Oắc, cảm giác như mỗi thân, cành cây nghều ngào kia đều là tay chân của đàn hoang thú đầy lông lá đang và sẽ còn nhảy nhót.

Kho báu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được chia làm ba nhánh chính, một trong những hướng khám phá yêu thích của du khách trong và ngoài nước là miền rừng núi đẹp như ảo mộng của Phia Oắc - Phia Đén và rừng Trần Hưng Đạo...


Ngôi đền duy nhất thờ vua Lê Lợi ở Hải Dương

Nằm nép mình bên dòng sông Thái Bình đỏ nặng phù sa, ngôi đền Mỹ Xá ở làng Mỹ Xá (tên cũ là Đặng Xá) là niềm tự hào của mỗi người dân xã Minh Tân (Nam Sách). 

Hệ thống đồ thờ tự và tượng đá phía ngoài cửa đền còn khá nguyên vẹn

Ngôi đền này là nơi duy nhất trong tỉnh thờ vua Lê Lợi - vị hoàng đế đầu tiên của nhà hậu Lê.

“Tam tế” ở đền Nguyễn Trãi

Việc tế lễ ở đền thờ Nguyễn Trãi được thực hiện 3lần. Đây là một trong những điểm mới của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay. 

Đội tế khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) thực hiện lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi . Ảnh: Mai Anh

Lần đầu tế 3 lần

Tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay, lễ dâng hương tưởng niệm 575 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi được xác định là một trong những nghi lễ quan trọng và nâng tầm…

20 thg 11, 2017

Thăm vườn ca cao ở Đồng Nai


Du khách đến Công viên Suối Mơ (Tân Phú, Đồng Nai) thường đi theo lộ trình sau: đi theo quốc lộ 20, tới ngã tư Tà Lài - Trà Cổ thì quẹo phải để tới Suối Mơ. Bạn có thể thử đi khác một chút như sau: Quẹo phải sớm hơn, ngay tại ngã ba Phú Hòa rồi đi về hướng Công viên Suối Mơ (xem bản đồ).

Lãng mạn trên đường vào “Tuyệt tình cốc” ở Cao Bằng

PV Lao Động đã có trọn một ngày đi bộ, lang thang khám phá “Tuyệt tình cốc” tỉnh Cao Bằng, Núi Thủng Phja Piót đầy lãng mạn với lỗ thủng xuyên núi đường kính tới 50m - độc nhất vô nhị ở Việt Nam - này!

Kỳ thú miếu “Bà Cố Chủ” hòn Sơn Rái

Miếu Bà Cố Chủ Hòn. 

Do có khả năng nhìn trời đoán mưa gió nên bà được người đi biển kính trọng. Sau khi bị hải tặc giết, bà vẫn hiển linh giúp người đi biển, nên nhân dân trên đảo tôn là Bà Cố Chủ Hòn, hay “Bà Cố Chủ” (BCC) và lập miếu thờ. 

Miếu tọa lạc tại Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A, được xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá. Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu được xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép như hiện nay.

Huế - nỗi buồn phố cổ

Ngôi nhà cổ số 22 đầu đường Bạch Đằng may mắn được gia chủ giữ gìn, chăm nom cẩn thận nên vẫn còn lưu giữ được những nét xưa. 

Những ai đã một lần thăm Huế và có dịp đến với đường Bạch Đằng cổ xưa nằm bên bờ sông Đông Ba đầy hoài niệm, đều không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy những ngôi nhà cổ có tuổi đời cả trăm năm mang nặng dáng hình của Huế đang oằn mình tàn tạ theo tháng năm.

Huế là kinh đô của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì thế, ngoài hệ thống đền đài, lăng tẩm, thành quách nguy nga tráng lệ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, kinh thành Huế còn có cả những khu phố cổ nổi tiếng sầm uất một thời như Bao Vinh, Gia Hội...

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ trước, hẻm Hào Sỹ Phường hiện nay là nơi sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa. 

Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Tuy lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý bạn có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm, bạn phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ. 

Lầu thủy đình - điểm nhấn di tích chùa Trăm Gian

Lễ hội chùa Trăm Gian, xã An Bình (Nam Sách) diễn ra từ ngày 30.10 - 1.11 (tức 11 - 13.9 âm lịch). 

Thứ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên (giữa) dự lễ cắt băng khánh thành 

Lễ hội là dịp để người dân và du khách thập phương tụ hội, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày 13.9 âm lịch hằng năm còn là ngày giỗ của vị sư tổ tự Phả Tiến, húy Thanh Lịch. Ông có công viết sách cho khắc bản mộc, khai trường thuyết pháp, giảng đạo, chấn hưng Phật giáo tại địa phương.

Diện mạo mới ở ngôi đền thờ Yết Kiêu

Yết Kiêu là một danh tướng tài đức song toàn thời nhà Trần. Sau khi ông mất, nhiều nơi trên đất nước đã lập đền thờ. 

Đền Quát mới 

Tại thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu (Gia Lộc), quê hương của danh tướng có ngôi đền Quát thờ ông. Sau mấy năm trùng tu, tôn tạo, năm nay đền Quát đã mang một diện mạo mới, bề thế và lễ hội cũng được nâng tầm.

Khu rừng cổ độc đáo tại Chí Linh

Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban. 

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy

Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

"Nhà" Cao Sơn Đại Vương ở đâu?

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại. Ba nơi thờ ông đều ở đầu hàng loạt hồ nước rộng liền nhau, đổ ra và nhận nước về của sông Kinh Thầy.

Nghè Rồng ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) thờ Cao Sơn Đại Vương

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại, được thờ ở nhiều đình, đền trong cả nước, nhưng nhiều nhất là ở phía bắc. Ngay ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) và nhiều huyện thuộc các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung cũng có một số đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Hiện tôi chưa có con số thống kê thật chính xác, nhưng dường như tỉnh nào ở phía Bắc tôi đã qua đều có đền, đình thờ vị đại thánh này.

Những người nối đôi bờ Sê Pôn

Không biết từ bao giờ, hàng chục chiếc đò ngang trên suốt dọc dòng sông Sê Pôn chảy qua các xã vùng Lìa cứ ngày đêm đưa, đón hành khách cùng nông sản sang sông. Chính những chuyến đò ấy đang góp phần thắt chặt hơn mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào đằm thắm, keo sơn…

Hành khách của Chuôi Thông là các em nhỏ đang vượt dốc để đến bản 7 (xã Thuận) 

Đêm qua, vùng Lìa trời mưa nặng hạt. Con đường uốn quanh đoạn dốc từ bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuống bến đò trở nên trơn trượt… vẫn không ngăn được bước chân của Chuôi Thông (60 tuổi), Trưởng bản 7 xuống bến đưa khách sang sông. Đang cuối mùa khô nên sông Sê Pôn không ăm ắp nước, vậy mà lưu tốc dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy khiến chiếc đò máy của Chuôi Thông bị trôi chếch một đoạn sông dài gần 30-40 m mới cập được bờ bên kia.

15 thg 11, 2017

Thác Mai cuộn chảy giữa rừng già

Thác Mai và Suối Mơ, 2 thắng cảnh của Đồng Nai

Trên quốc lộ 20 đi Đà Lạt, đoạn ngang qua tỉnh Đồng Nai bạn sẽ có 2 điểm rẽ phải để tới 2 thắng cảnh. Ở khoảng 45 km kể từ đầu quốc lộ 20 (ngã ba Dầu Giây) có một điểm rẽ phải để đến Thác Mai, thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Nếu vẫn tiếp tục đi trên quốc lộ 20 khoảng 13 km nữa mới rẽ phải thì bạn sẽ đến Suối Mơ, thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Thác Mai

Ngắm vẻ đẹp của bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Ngang

Không ồn ào, đông đúc; cơ sở hạ tầng còn khá khiêm tốn song bãi biển này lại có vẻ đẹp hoang sơ rất riêng biệt.

Đèo Ngang, điểm cuối cùng phía nam của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử. Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý bắc -  nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. 

Sắc màu khăn đội đầu của người La Hủ

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, bộ trang phục truyền thống bao giờ cũng thể hiện những đặc trưng văn hoá của mỗi tộc người ở từng vùng với những nét rất riêng. Và với người phụ nữ La Hủ (Mường Tè – Lai Châu), chiếc khăn đội đầu cầu kỳ, độc đáo thể hiện khát vọng sinh sống hài hòa với thiên nhiên. 

Người La Hủ vấn khăn rất cẩn thận, đây là tập hợp của nhiều công đoạn để xếp chồng lên đầu bốn lớp tạo nên chiếc khăn liền với tóc hoàn chỉnh. Đầu tiên họ rẽ ngôi giữa mái tóc dài rồi cố định bởi một chiếc vòng làm bằng nhựa có màu nâu đỏ. Sau đó họ sẽ đội lên đầu chiếc khăn vải được thêu hoa văn cầu kỳ có đính cườm trắng. Là phần chính của chiếc khăn nên đây là nơi để mỗi người phụ nữ La Hủ thể hiện sự khéo léo, chăm chút trong thêu thùa.

Thường họ dùng vải màu xanh, đỏ làm nền rồi thêu hoa văn với chỉ màu để làm khăn. Tuy có nhiều màu nhưng qua những bàn tay khéo léo khăn được xử lý khi thêu khá hài hòa và quan trọng nhất nó phù hợp và đẹp theo quan niệm thẩm mĩ của người La Hủ.

Chiếc vòng làm bằng nhựa màu nâu đỏ dùng để cố định những nếp tóc là lớp đầu tiên của khăn đội đầu người La Hủ.

Đại Nam - nơi không còn giới hạn mọi đam mê

Khu du lịch (KDL) Đại Nam (1765A Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp An, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) với Trường đua Đại Nam kể từ khi đi vào hoạt động đã đánh dấu chặng đường phát triển mang tính đột phá nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về du lịch văn hóa - giải trí - thể thao của du khách. 

Bà Nguyễn Phương Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam chính là người nêu ý tưởng và là người điều hành trực tiếp Trường đua Đại Nam, mô hình trường đua phức hợp “5 trong 1” và là một sân chơi tầm cỡ quốc tế phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.

Trong suốt 10 năm qua, Đại Nam không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và đổi mới tầm nhìn chiến lược, đặt du khách là trung tâm của sự phát triển để phấn đấu trở thành một khu du lịch không chỉ đẹp từ các công trình mà còn hoàn hảo cả về chất lượng dịch vụ.

Bình yên Ba Bể

Nằm lọt giữa những vách núi đá vôi và khu rừng nhiệt đới xanh bạt ngàn, hồ Ba Bể không chỉ là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam mà còn giữ được hệ sinh thái phong phú, trở thành không gian xanh an lành đáng mơ ước. 

Độc đáo hồ trên núi


Là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên độc đáo, nằm ở vị trí hợp lưu của hai dòng sông là sông Năng và sông Gâm nên hồ Ba Bể không bao giờ cạn nước, lại luôn đầy ắp cá tôm. Cái tên Ba Bể được đặt bởi hồ là tập hợp của ba hồ nhỏ là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng tạo thành. Hồ thuộc địa phận xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể, Bắc Kạn), bao bọc xung quanh là rừng tự nhiên và dãy núi trùng điệp.

Miếu Vua Bà

Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh thu hút được nhiều du khách đến tham quan nhất trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (TX Quảng Yên).

Di tích miếu Vua Bà. 

Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông. Vào khoảng đầu năm Mậu Tý (năm 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông.

Tìm hiểu nghi lễ then của người Tày ở Bình Liêu

Nghi lễ Then của người Tày (gồm 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang) đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2012 (đợt 1). Tại Quảng Ninh, huyện Bình Liêu là nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Tại đây, nghi lễ then từ lâu đời đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày . Vậy, nghi lễ then ở Bình Liêu nói riêng, Quảng Ninh nói chung có gì độc đáo?

Một cách hiểu về nghi lễ then

Cũng như người Tày ở nhiều vùng khác, người Tày ở Bình Liêu không theo tôn giáo nào mà chỉ có tín ngưỡng dân gian với tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh, ma quỷ mà người Tày gọi chung là Phi (có Phi lành, Phi dữ). Người Tày có nhiều nghi lễ cúng khấn để xin Phi lành phù hộ, xin những điều tốt đẹp, xua đuổi Phi dữ và những điều xấu. Những lời cúng khấn thực hiện trong các nghi lễ gọi là đường then do các Then thực hiện (nằm trong các nghi lễ cúng khấn còn có hệ thống lời gọi là đường Mo, Tào, Pật mà người thực hiện là các thầy mo, thầy tào, thầy pật – những tên gọi khác nhau của người hành nghề cúng bái). Bởi vậy, nghi lễ then là hệ thống lời hát có làn điệu, kèm với các nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Tày.

14 thg 11, 2017

Suối Mơ, bên rừng thu vắng...

Suối mơ bên rừng thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng...

Không cần đợi tới mùa thu, bạn có thể đến suối mơ bên rừng bất cứ lúc nào để ngắm nhìn dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Đến vào mùa hè càng hợp lý hơn, vì khi ấy bạn tạm thời tránh khỏi cái nắng nóng và khói bụi của thành phố để hòa cùng dòng suối mát mẻ và cánh rừng trong lành.

Ở Trà Cổ, huyện Tân Phú, Đồng Nai, có hàng chục con suối len lỏi giữa rừng xanh để đổ ra hồ nước long lanh, người dân gọi tên chung là suối Mơ. Cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp tuyệt vời nhưng không nhiều người biết và đến vì đường đi khó khăn. Thế rồi có nhà đầu tư biến nó thành Công viên Suối Mơ, điểm du lịch cho mọi người. Đương nhiên là có sự đánh đổi, phần nào đó nét hoang sơ đã được bê tông hóa để có những con đường, có những địa điểm tiện nghi cho con người đến thưởng ngoạn thay vì lang thang giữa rừng hoang. May thay, bàn tay tôn tạo của con người vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của suối Mơ, khiến cho nơi này trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.


Đến Pleiku ăn đặc sản cơm lam gà nướng

Gà thơm lừng da giòn, thịt dai ăn với cơm lam dẻo là món ăn làm mê lòng du khách ghé thăm Tây Nguyên.

Gà nướng mọi ăn với cơm lam được xem như thứ đặc sản đáng tự hào mà người Gia Lai thường giới thiệu với khách phương xa. Gà được người dân nuôi ở các mé rừng, với kiểu chăn thả tự do. Gà tại đây thịt săn chắc, da mỏng. Gà làm món nướng thường hơn 1kg, gà làm xong để ráo nước, được đâm thủng nhiều chỗ trên da trước khi ướp gia vị nên trông không đẹp mắt. 

"Biển trời, sông sao" trên thảo nguyên Đồng Cao

Đồng Cao là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Địa hình bằng phẳng với thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, nơi này đã trở thành địa điểm cắm trại quen thuộc với nhiều bạn trẻ.

Chuẩn bị cho một đêm lửa trại tưng bừng.

Lễ cầu mùa của người Sán Chỉ

Gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lễ cầu mùa là nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chỉ, rất cần gìn giữ và phát triển.

Nghệ nhân Lỷ A Tàu, thôn Kéo Cai, xã Đại Thành, huyện Tiên Yên, sửa soạn trang phục đi lễ. 

Người Sán Chỉ làm lễ cầu mùa để tôn vinh những vị thần có công lập làng, tạo mưa, tạo gió, cho mùa màng bội thu, canh giữ xóm làng. Người Sán Chỉ cũng khấn nguyện các vị thần mang đến cuộc sống tốt đẹp, bình an và mạnh khỏe đến cho người dân.

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán

Trang phục của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh rất đẹp bởi được thêu từ những sợi len với đủ các màu sắc và hoa văn, ẩn chứa chiều sâu văn hóa độc đáo.

Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.

Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (thứ hai, phải sang), hướng dẫn kinh nghiệm may, thêu trang phục dân tộc Dao Thanh Phán. 

Thành Xích Thổ trong hệ thống thương cảng Vân Đồn

Thương cảng Vân Đồn được coi là Thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt hình thành từ thời Lý (vua Lý Anh Tông, năm 1149) có sự liên kết mật thiết không thể tách rời của các khu vực, tiểu vùng trong hệ thống. 

Theo một số nhà nghiên cứu, hệ thống Thương cảng Vân Đồn được chia làm 3 khu vực: Khu vực thứ nhất cũng là khu vực trung tâm, gồm các tiểu vùng Cống Đông - Cống Tây; Cái Làng và vùng đảo Ngọc Vừng. Khu vực thứ hai hình thành tại các vùng cửa sông và đảo ven bờ thuộc thương cảng Vân Đồn gồm các tiểu vùng: Yên Hưng, Cửa Lục - Bãi Cháy (Hạ Long), Cửa Ông (Cẩm Phả), Cái Bầu (Vân Đồn) kéo dài đến vùng địa đầu Tiên Yên - Vạn Ninh (Móng Cái), đóng vai trò cung cấp và luân chuyển hàng hoá từ trung tâm kinh tế đối nội ra khu vực cảng đối ngoại, bảo đảm an ninh cho các cảng biển, trung tâm chính trị, kinh tế trong nội địa, đồng thời đón nhận và tiêu thụ, điều phối hàng hoá của khu vực thứ nhất. Khu vực thứ ba đóng vai trò là vùng kinh tế đối ngoại phía Nam của Đại Việt và cảng trung chuyển của trung tâm kinh tế phía Đông Bắc tức Vân Đồn. 


Một góc tường thành Xích Thổ thuộc xã Thống Nhất, Hoành Bồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.