Hiển thị các bài đăng có nhãn người La Hủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người La Hủ. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 1, 2024

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam

Vùng đất Mường Nhé - Điện Biên và huyện Mường Tè - Lai Châu xưa nay không chỉ nổi tiếng với các địa danh A Pa Chải - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt. Đây còn là vùng đất sinh sống bao đời nay của 12 dân tộc anh em, trong đó người Si La, La Hủ được xem là nằm trong nhóm tộc người ít dân nhất Việt Nam.

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà - Mường Tè ngày nay.

15 thg 11, 2017

Sắc màu khăn đội đầu của người La Hủ

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, bộ trang phục truyền thống bao giờ cũng thể hiện những đặc trưng văn hoá của mỗi tộc người ở từng vùng với những nét rất riêng. Và với người phụ nữ La Hủ (Mường Tè – Lai Châu), chiếc khăn đội đầu cầu kỳ, độc đáo thể hiện khát vọng sinh sống hài hòa với thiên nhiên. 

Người La Hủ vấn khăn rất cẩn thận, đây là tập hợp của nhiều công đoạn để xếp chồng lên đầu bốn lớp tạo nên chiếc khăn liền với tóc hoàn chỉnh. Đầu tiên họ rẽ ngôi giữa mái tóc dài rồi cố định bởi một chiếc vòng làm bằng nhựa có màu nâu đỏ. Sau đó họ sẽ đội lên đầu chiếc khăn vải được thêu hoa văn cầu kỳ có đính cườm trắng. Là phần chính của chiếc khăn nên đây là nơi để mỗi người phụ nữ La Hủ thể hiện sự khéo léo, chăm chút trong thêu thùa.

Thường họ dùng vải màu xanh, đỏ làm nền rồi thêu hoa văn với chỉ màu để làm khăn. Tuy có nhiều màu nhưng qua những bàn tay khéo léo khăn được xử lý khi thêu khá hài hòa và quan trọng nhất nó phù hợp và đẹp theo quan niệm thẩm mĩ của người La Hủ.

Chiếc vòng làm bằng nhựa màu nâu đỏ dùng để cố định những nếp tóc là lớp đầu tiên của khăn đội đầu người La Hủ.

1 thg 5, 2017

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ ở Lai Châu

Trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ luôn là niềm tự hào của họ với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. 

Người La Hủ hay còn gọi là Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy... hiện có khoảng 10.000 người, sinh sống chủ yếu ở đầu nguồn sông Đà, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

8 thg 3, 2016

Khám phá Tết cổ truyền của người La Hủ ở Lai Châu

Tết cổ truyền luôn có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc La Hủ ở Lai Châu. Đó là những ngày vui tươi, phấn khởi khi đồng bào vừa kết thúc một vụ mùa bội thu.

Tết cổ truyền có ý nghĩa quan trọng với người La Hủ. Ảnh: dantocmiennui

Với khoảng 9.800 người, dân tộc La Hủ sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Tuy đời sống còn nhiều khó khăn song bà con La Hủ vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống từ trang phục, ẩm thực, các điệu dân ca, dân vũ. Nhất là việc đón tết cổ truyền (Khô Chà) được bà con duy trì được nhiều nét văn hóa độc đáo.

5 thg 10, 2014

Tục nhuộm trứng đỏ của người La Hủ ở Lai Châu

Trong các dịp lễ tết, đặc biệt là lễ cúng bản, người La Hủ ở Lai Châu thường nhuộm trứng thành màu đỏ sẫm làm quà tặng nhau với mục đích chúc phúc, cầu may.

Người La Hủ (còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy) sống tập trung ở các xã Pa ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhuộm trứng đỏ (Gá u nhi) là một trong những tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc nơi đây, mang nét đẹp độc đáo, thú vị.

Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) là một trong những ngày lễ truyền thống, thường diễn ra vào ngày Dần trong tháng 3 âm lịch hằng năm để cầu bình an đến với dân làng. Vào ngày này, các gia đình trong bản sửa soạn đồ tế lễ gồm cơm vàng, trứng đỏ và các lễ vật như ngô, khoai, bạc trắng, rượu… để cùng nhau cúng bến thuyền (Ca tà hứ), bến nước (Ló khọ sò hứ), Thổ địa (Thủ tý hứ) và cổng bản (Cá tu hứ). Chủ trì Lễ cúng là Mí Cù, người coi sóc rừng thiêng của bản. Lễ cúng được diễn ra 2 lần, lần thứ nhất cúng đồ sống, lần thứ 2 cúng bằng đồ chín. 

Công việc này do người phụ nữ đảm nhiệm, họ sẽ làm cho mỗi người trong nhà một quả trứng nhuộm đỏ. Ảnh: Langvietonline. 

31 thg 3, 2013

Người La Hủ - Bản năng sinh tồn nơi biên viễn

Pa Vệ Sủ trời mù sương và âm u nhưng không buồn bằng cái nghèo hiện diện nơi đây. Những "con sóc, con hổ” mạnh mẽ của rừng già nay quay quắt trong nỗi buồn của nghèo đói.


Xã Pa Vệ Sủ quản lý 14 bản, trong đó có 13 bản người La Hủ, một bản người Mảng. Nơi chúng tôi ghé thăm là bản Sín Chải A, được hình thành cách đây hơn 20 năm. Ban đầu chỉ là một bản, nhưng do địa hình hiểm trở nên để dễ quản lý, bản được chia ra làm ba bản nhỏ là Sín Chải A, Sín Chải B và Sín Chải C. Bản Sín Chải A hiện có 34 hộ dân với 120 nhân khẩu, 100% là người La Hủ.