20 thg 9, 2011

Nam kỳ lục tỉnh

Nam kỳ lục tỉnh:

Tên gọi Nam kỳ lục tỉnh có từ thời vua Minh Mạng. Năm 1834, Minh Mạng đặt ra Nam kỳ và chia thành 6 tỉnh.
Ba tỉnh miền Đông là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Ba tỉnh miền Tây là: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Ba tỉnh miền Đông mất về tay người Pháp năm 1862, và ba tỉnh miền Tây mất năm 1867. Trong thời gian thuộc Pháp chính quyền thuộc địa không gọi là tỉnh, mà gọi là hạt (arrondissement). Mãi đến năm 1899, toàn quyền Đông Dương mới ra sắc lệnh đổi hạt thành tỉnh (province).

Thời Pháp thuộc

Việc phân chia tỉnh thay đổi nhiều lần. Ổn định từ 1924 đến 1945 có 20 tỉnh như sau:

Miền Đông:
1. Tây Ninh
2. Thủ Dầu Một
3. Biên Hòa
4. Bà Rịa.


Nhà thương điên Biên Hòa

Chưa đi chưa biết Biên Hòa
Đi rồi mới biết có nhà thương điên

Nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng tới mức có thời Biên Hòa đồng nghĩa với... điên. Cho ai đó đi Biên Hòa, có nghĩa là người đó điên tới mức rồi, phải cho vô nhà thương điên thôi.

Tên gọi chính thức của nhà thương điên Biên Hòa hiện nay là Bệnh viện Tâm thần Trung ương II.


10 thg 9, 2011

Đức Mẹ Bãi Dâu

Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).

Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).


Tượng đài và Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu

Viếng thiền viện Chơn Không

Từ Bãi Trước (Vũng Tàu) đi theo đường Quang Trung đến ngã tư mũi tàu, rẽ trái theo đường Lê Lợi, đến ngã ba đường Lê Lợi - Vi Ba tiếp tục rẽ trái đi theo đường Vi Ba khoảng 1 km đường đèo lên triền núi Lớn (núi Tương Kỳ), ta sẽ đến Thiền viện Chơn Không.

Cổng Thiền viện Chơn Không - Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện nằm trên triền hòn Sụp, núi Tương Kỳ, ở độ cao khoảng 80 met, diện tích tọa lạc khoảng 2 ha.

Tượng Phật dốc 47


Trên quốc lộ 51 (đường đi Vũng Tàu), ở Km 10 (gần đến Ngã 3 Thái Lan và Bò sữa Long Thành) ắt hẳn các bạn đã từng nhìn thấy phía tay phải có một tượng Phật bán thân đặt trên một cái bệ có 4 cánh như đuôi một trái pháo. Người ta gọi đó là tượng Phật dốc 47.
Tại sao lại có tượng Phật ở đó và tại sao có tên là Dốc 47?

Tôi không biết!

Biển, núi và những khẩu đại pháo

Những ngày nghỉ lễ Quốc khánh chắc nhiều bạn đi tắm biển ở Vũng Tàu.

Khi tắm biển, ắt hẳn các bạn nhìn thấy những dãy núi cao sát bãi biển. Đó là núi Lớn, hay còn gọi là núi Tương Kỳ hoặc Tương Phùng và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tao Phùng.

Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có 3 đỉnh, đỉnh cao nhất là 254 met nằm ở phía Bắc của trung tâm thành phố Vũng Tàu.


Núi Lớn Vũng Tàu
Núi Lớn
Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, cao 170 met nằm ở phía Nam của trung tâm thành phố Vũng Tàu (bạn dễ dàng nhận ra núi Nhỏ, vì ở trên đỉnh của nó có tượng Chúa dang tay).


Biên Hòa ngày xửa ngày xưa

Các bạn ở Biên Hòa xem chơi một số hình ảnh Biên Hòa ngày xửa ngày xưa nhé:


Photobucket

Hình này khá dễ nhận ra vị trí. Công trình đang xây dựng là tháp nước Biên Hòa (ở đối diện trường Ngô Quyền hiện nay), bên dưới ta thấy Đài Kỷ niệm (hiện giờ vẫn còn). Thời điểm chụp ảnh cũng dễ xác định: Đó là lúc đang xây dựng tháp nước (nhưng tháp nước được xây dựng hồi nào thì... tui hổng biết, các bạn ở Biên Hòa hỏi thử ba má hay ông nội của mình xem biết không??)



Quốc lộ 13

Trước năm 1975, quốc lộ 13 là nơi diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân đội Giải phóng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ác liệt nhất là trận đánh An Lộc - Bình Long năm 1972.

Chiến sự dữ dội khiến cho đường 13 không lưu thông được vì mất an ninh. Mà khi chiến sự đã dừng thì cũng không lưu thông được, vì con đường đã bị đạn pháo cày nát.

Một bài hát trước 1975 (Những vùng đất mang tên anh) có những câu thế này:

Lộ Mười Ba dưới trận mưa pháo
Giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh


Người dân thường nói: Tại quốc lộ mang tên 13, là số xui, nên mới thê thảm như vậy!

Quốc lộ 13 bắt đầu từ TPHCM, qua Bình Dương, Bình Phước (trước đây là tỉnh Bình Long). Từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột, con đường gần nhất là qua quốc lộ 13 rồi quốc lộ 14, khoảng 330 km. Thế nhưng vì không đi qua quốc lộ 13 được, nên phải đi đường vòng: từ TPHCM đi Nha Trang theo quốc lộ 1, rồi từ Nha Trang theo quốc lộ 26 sang Buôn Ma Thuột, mất 620 km. Tương tự như vậy, từ TPHCM đi Pleiku nếu đi theo quốc lộ 13, quốc lộ 14 chỉ khoảng 500 km, nhưng không qua lộ 13, 14 được, phải đi theo quốc lộ 1 tới Quy Nhơn, rồi từ Quy Nhơn theo quốc lộ 19 sang Pleiku, hơn 800 km!

Sau Giải phóng một thời gian dài, quốc lộ 13 (và 14) bị hư hỏng nặng nên vẫn không đi được.

Bây giờ, quốc lộ 13 đã mang bộ mặt khác hẳn.

Một quang cảnh ở quốc lộ 13, đoạn qua Thủ Đức

Từ Bình Thạnh (TPHCM) đường Xô Viết Nghệ Tĩnh nối dài thành Quốc lộ 13, qua Thủ Đức. Khi sang địa phận Bình Dương, quốc lộ 13 thành Đại lộ Bình Dương - đại lộ lớn nhất tỉnh Bình Dương (và có lẽ cả vùng Đông Nam bộ).

Đại lộ Bình Dương

Qua khỏi Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ Bình Dương), quốc lộ 13 không còn rộng rãi nữa, nhưng vẫn là con đường dễ đi, chứ không sặc mùi thuốc súng, máu lửa như ngày nào. Cảnh quan hai bên đường có phần xơ xác, nhưng cũng rất thú vị nếu bạn muốn... làm thơ!

Quốc lộ 13 ngày nay

Nhớ về một thời chiến tranh khi đi qua con đường 13 nổi tiếng có lẽ cũng là một cảm xúc đặc biệt trên đường đi. Con số 13 có lẽ không còn xui như ngày nào, nhưng có một điều không lấy gì làm vui khi bạn đi trên cung đường này (nếu đi bằng xe hơi). Đó là: Có lẽ đây là con đường có nhiều trạm thu phí nhất Việt Nam đó các bạn!

Phạm Hoài Nhân

Quá khứ

Bạn nhìn 2 cặp ảnh này xem:

Cặp ảnh 1:

Photobucket


Biên Hòa - Đà Lạt: Tình thương mến thương!

Biên Hòa cách Đà Lạt 270 km. Quá xa!

Biên Hòa là thành phố công nghiệp. Đà Lạt là thành phố du lịch. Quá khác biệt!


Đối với nhiều người hai cái anh Biên Hòa và Đà Lạt này chả có ăn nhập gì với nhau cả!


Ấy, vậy mà có mới hay! Chẳng những quan hệ, mà còn quan hệ mật thiết cả về địa lý và địa danh.


1. Địa lý:


Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hai tỉnh này giáp ranh nhau. Vậy Đồng Nai và Lâm Đồng là hai nhà liền vách, là hai anh em vai sát vai (hi hi, giống như Việt Nam với... Trung quốc vậy á)!

Tỉnh Đồng Nai được đặt theo tên của con sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu? Từ cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng chứ đâu! Vậy đây là hai anh em có cùng dòng máu (ý nói là dòng sông đấy!)



Đi qua thời gian

Photobucket


Tấm ảnh này có thể gợi lại cho một số người nỗi đau. Đó là những người có người thân (hoặc chính bản thân mình) đã từng học tập cải tạo (bị giam) trong trại giam K4 ở Long Khánh. Vâng, khu du lịch K4 chính là trại giam K4 ở Long Khánh.

Ta hãy ngược dòng thời gian để kể lại câu chuyện này nhé.

Ngày xưa, hồ Đại tướng

Ông Lê văn Tỵ (1902-1964) là tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa từ thời Ngô Đình Diệm, cho đến 1963. Ông mất năm 1964 vì ung thư phổi lúc đang mang hàm đại tướng. Sau khi mất, chính phủ Nguyễn Khánh truy phong ông hàm Thống tướng. Ông là vị thống tướng đầu tiên và duy nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.


Bù Gia Mập

Bù Gia Mập là tên một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, cũng là tên của một Vườn quốc gia ở đó.

Vườn quốc gia nào cũng là những chốn thiên nhiên tuyệt vời để chúng ta mê say. Để biết qua về vườn quốc gia Bù Gia Mập bạn có thể đọc bài này: Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Hic, vườn quốc gia này không phải điểm du lịch (mà là nơi bảo tồn thiên nhiên hoang dã), nên ta không đến để tham quan được. Các bạn xem hình tạm vậy nhé.

Điều mà tui thấy ngồ ngộ và muốn kể với các bạn là cái tên Bù Gia Mập.

Cái tên này đọc lên dễ... phì cười!