14 thg 2, 2021
Tham quan làng nghề dệt choàng hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp
9 thg 2, 2021
Ăn buffet tại Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc
Làng bột Sa Đéc là một làng nghề truyền thống, ra đời cách nay hàng trăm năm. Hiện làng nghề có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở phường 2, xã Tân Quy Tây và Tân Phú Đông, mỗi năm cung ứng 30.000 tấn bột gạo, không chỉ cho thị trường Sa Đéc mà cho nhiều tỉnh phía Nam.
Ý tưởng lập nên một điểm du lịch, nơi đó khách có thể vừa tham quan vừa thử tự tay xay bột, làm bánh như đến làng nghề, vừa là nơi thưởng thức các món bánh làm từ bột như đến khu ẩm thực là một ý tưởng hay. Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc dựa trên ý tưởng đó.5 thg 2, 2021
Tham quan bảo tàng Đồng Tháp
3 thg 2, 2021
Về Đồng Tháp check in Vườn Nho trĩu quả
19 thg 1, 2021
Khu Du Lịch Cánh Đồng Hoa Hồng – Sa Đéc – Đồng Tháp
Ngoài 6.000 ngàn cây hoa hồng với trên 20 loại khác nhau đang được chăm sóc tại đây, điểm tham quan du lịch còn đầu tư nhiều tiểu cảnh để phục vụ du khách, như: thang vô cực, cánh đồng hoa hướng dương, cầu tre tàng hình, hồ sen, nhà lá, vó bắt cá… Du khách đặc biệt là các bạn trẻ thỏa sức chụp ảnh check-in, dạo chơi.
5 thg 11, 2020
Giữ cổ thụ 100 năm cho bến Người tình
'Cây da cổ thụ thân thương đã trở thành một phần ký ức của người Sa Đéc rồi. Chúng tôi quyết bảo tồn dù có người muốn đốn bỏ' - ông Võ Thanh Tùng, nguyên chủ tịch UBND TP Sa Đéc (Đồng Tháp), chia sẻ.
Về Sa Đéc, du khách hỏi thăm cây da trăm tuổi hay quán cơm Cây Da tại phường 1, chắc hẳn dân địa phương nào cũng có thể hướng dẫn chính xác.
Cùng với đình thần Vĩnh Phước gần đó và rạch Cái Sơn, hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thân thuộc của làng quê Việt Nam tái hiện ngay tại mảnh đất bên dòng sông Tiền.
18 thg 10, 2020
Khu di tích Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung – Đồng Tháp
Khu Di tích Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung tọa lạc xã An Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đây là điểm du lịch Đồng Tháp về nguồn ý nghĩa, khách có thể tham quan phòng trưng bày các tư liệu, hiện vật lịch sử; tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Tiểu đoàn 502 anh hùng, những trận đánh của quân và dân Đồng Tháp trên đồng nước nổi năm xưa.
12 thg 10, 2020
Mộc mạc làng nghề dệt choàng giữa đất sen hồng
Từ bao đời nay, hình ảnh những cô bác nông dân mặc áo bà ba, đầu đội khăn rằn trở nên quen thuộc trên những cánh đồng mênh mông thẳng cánh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm làng nghề truyền thống của chính quê hương Đồng Tháp Mười - làng nghề dệt choàng Long Khánh, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Trăm năm nghề dệt choàngMảnh đất trù phú Đồng Tháp cũng được xếp vào vùng đất trăm nghề của Nam Bộ, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng với tuổi đời cả trăm năm như làng nghề dệt chiếu Định Yên, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài, nghề làm bột, trồng hoa kiểng Sa Đéc, làm nem Lai Vung hay nghề dệt choàng Long Khánh... Các nghệ nhân dệt choàng Long Khánh tự hào vì quê hương mình là một trong những làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, với những chiếc khăn rằn giản dị đã gắn bó với cuộc sống của những người nông dân thôn quê bao đời.
16 thg 8, 2020
Triều Âm Tự
13 thg 8, 2020
Vườn chôm chôm Huyền Vũ – Cao Lãnh – Đồng Tháp
Du lịch Đồng Tháp, đến thăm vườn chôm chôm, sau khi mua vé bạn được tha hồ hái trái và thưởng thức những trái chôm chôm ngọt nước chín mọng.
5 thg 8, 2020
Vườn Trái Cây Tám Sáng – Khu du lịch sinh thái hấp dẫn ở Đồng Tháp
4 thg 8, 2020
Vườn trái cây sinh thái Hai Thủy ở Châu Thành – Đồng Tháp
Cù lao Tân Thuận Đông – Cao Lãnh – Đồng Tháp
Làng du lịch Tân Thuận Đông được thành lập và đón khách vào cuối tháng 12/2016, thuộc xã cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh hơn 4km.
3 thg 8, 2020
Chuyến phà chiều về cù lao trên sông Tiền
Từ bến Hòa An, con phà nhỏ đưa người địa phương và khách du lịch rời đất liền phía thành phố Cao Lãnh qua cù lao Tân Thuận Đông. Cùng bến đò An Nhơn, đây là hai đầu mối giao thông giúp hơn 12.000 nhân khẩu sống trên cù lao qua sông mưu sinh, học hành.
2 thg 8, 2020
Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – Cao Lãnh – Đồng Tháp
Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay Miếu ông bà chủ Chợ là di tích lịch sử văn hóa, thể hiện tín ngưỡng của nhân dân đối với vị tiền bối đã có công khai phá, tạo dựng làng mạc và hình thành nên địa danh Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
29 thg 7, 2020
Măng Tây Tháp Mười – Nông Trại Ông Bà Tư – Đồng Tháp
1 thg 7, 2020
Chợ 'độc' miền Tây: Chợ cá đồng giữa... rốn lũ
24 thg 6, 2020
Làng bột Sa Đéc – Làng nghề truyền thống hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp
Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cả về giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ. Là cầu nối giữa hai vựa lúa lớn nhất nước là Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên, Sa Đéc từ lâu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lúa gạo.
Không ai biết chính xác thời điểm làng bột ra đời là từ lúc nào, chỉ biết rằng từ thời xa xưa, với sẵn nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào, trong lúc nông nhàn, những nông dân Sa Đéc đã sáng tạo ra cách làm bột, để từ đó làm thành các loại bánh, sợi cho phong phú bữa ăn.
Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp
Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Đồng Tháp
Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Theo lịch sử ghi chép tại chùa thì Bửu Hưng tự được thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa vào giữa thế kỷ 18, khoảng những năm 1777 – 1780 với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước.