Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 3, 2024

Đăk Pek - miền “đất lửa” một thời

Đã nhiều năm trôi qua, Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) - chứng tích về tinh thần yêu nước, bất khuất của quân và dân ta - trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và cả nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Dù đã đến với Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek nhiều lần, tuy nhiên, trước đây tôi chưa có cơ hội được tìm hiểu cặn kẽ về những thông tin lịch sử, quá trình đấu tranh của quân và dân ta. Thật may mắn khi vào cuối năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học thông qua hồ sơ Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) đề nghị xếp hạng cấp quốc gia. Được tham gia Hội thảo này, tôi có dịp tiếp cận những thông tin xác thực nhất về Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek. Đồng thời, tôi được gặp gỡ nhân chứng lịch sử - những người trực tiếp tham gia vào trận đánh hào hùng, giành thắng lợi vẻ vang, góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trao đổi, chia sẻ những thông tin về cuộc chiến tại Đăk Pek. Ảnh: T.T

27 thg 2, 2024

'Thiên đường hồng' Măng Đen khoe sắc những ngày giáp tết

Hơn 300.000 cây mai anh đào khoe sắc đúng dịp xuân về, giúp Măng Đen vốn đã thơ mộng lại càng trở nên lung linh hơn.

Cuối đông, TT. Măng Đen (H. Kon Plông, Kon Tum) se lạnh. Màn sương mù như bức màn voan trắng xóa phủ lên đất trời. Trong khung cảnh mờ ảo đó, sắc hồng của hoa mai anh đào như nhuộm thắm cả đất trời.

Măng Đen khoác lên mình lớp áo hồng ngập tràn sức sống. TRANG ANH

Vẻ đẹp nhẹ nhàng, yên bình của từng cánh hoa mai anh đào trong gió thôi thúc người dân và du khách đến với Măng Đen để được đắm say trong vẻ đẹp ngọt ngào củ
a hoa...

22 thg 1, 2024

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.

Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.

Một buổi tập cồng chiêng, xoang của người Brâu ở thôn Đăk Mế. Ảnh: NB

14 thg 1, 2024

Dưới mái nhà rông

Không phải là dân xây dựng, cũng chẳng qua trường lớp đào tạo, chỉ bằng trái tim và quyết tâm giữ mảnh “hồn làng”, bà con Xơ Đăng ở các làng thuộc xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đã dựng nên những ngôi nhà rông truyền thống đẹp. Nhìn mái nhà rông cao vút, sừng sững giữa làng, bà con luôn tự hào về nhà rông do chính mình làm ra.

5 năm trôi qua, bà con thôn Kon Bơ Băn, xã Ngọc Réo vẫn không quên ngày nhà rông trong làng bị cháy. Khi thấy ngọn lửa bùng cháy trên mái nhà rông, người này cuống quýt gọi người kia, người kia thông báo cho người nọ. Phút chốc bà con nhanh chóng có mặt tại nhà rông. Nhưng rồi, tất cả đành ngậm ngùi vì không cứu được nhà rông trước ngọn lửa đỏ rực đang ngùn ngụt.

Thẫn thờ nhìn nhà rông cháy, người dân trong làng như bị thiêu đốt từng khúc ruột. “Khó có thể tả được cảm xúc của bà con lúc đấy. Buồn, tiếc nuối, bất lực. Bao nhiêu năm trôi qua, giờ nhắc lại, dân làng chắc cũng không thể quên được ngày nhà rông bị thiêu rụi” - chị Y Khải, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Kon Bơ Băn kể lại.

Nhà rông Kon Bơ Băn là niềm tự hào của cả làng. Ảnh: H.T

6 thg 1, 2024

Ngắm Măng Đen mùa rừng thay lá kỳ ảo như trong phim

Ít năm gần dây, vùng đất nhỏ nằm ở điểm chạm cuối cùng của Tây Nguyên hướng phía đông, Măng Đen (Kon Tum), thu hút khách thập phương đổ về mỗi mùa hoa anh đào nở.

Rừng thay lá ào ạt tạo ra những khối màu tương phản - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Nếu đến Măng Đen những ngày này, bạn sẽ ngạc nhiên trước cảnh kỳ ảo của thiên nhiên. Khi hơi rét luồn lên cao nguyên, những cánh rừng đổ lá ào ạt.

Cả cánh rừng chuyển màu, tạo ra cảnh tượng những khối màu tương phản nhau như trong bức tranh sơn dầu.

Ngoài ngắm rừng trút lá ào ạt, Măng Đen thời gian này cũng đang vào mùa hoa anh đào, mùa cỏ đuôi chồn…

27 thg 12, 2023

Bình yên phiên chợ sáng làng Kon Jơ Dri

Mỗi tháng một lần, khoảng sân rộng trước ngôi nhà rông làng Kon Jơ Dri lại trở thành cái chợ phiên nhỏ xinh rực rỡ sắc màu các loại hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp nhất và còn khá nguyên vẹn ở Tây Nguyên hiện nay. Mỗi tháng một lần, dân làng Kon Jơ Dri lại có một buổi họp chợ sáng trước ngôi nhà rông đẹp như tranh vẽ.

Phiên chợ sáng ở làng Kon Jơ Dri khá thú vị bởi dân làng họp chợ không chỉ để mua bán mà còn là dịp gặp nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện xóm làng, người lớn thì mua bán, trẻ con thì được đi chơi, còn cán bộ thôn xã cũng tranh thủ đi chợ để giải quyết việc cho dân làng.

Độc đáo Chợ phiên Măng Đen

Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.

Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.

Quang cảnh Chợ phiên Măng Đen. Ảnh: NB

21 thg 12, 2023

Vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum

Ngoài những điểm du lịch đã quen thuộc, đến Măng Đen, du khách có thể khám phá vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum, một thắng cảnh đẹp hoang sơ, bí ẩn chưa được nhiều người biết đến. Thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện lớn nhất tỉnh nằm trên sông Đăk Snghé, một nhánh thượng nguồn sông Đăk Bla, thuộc địa bàn xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) và xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy). Cảnh sắc ở khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum nên thơ và kỳ vĩ với bao la sóng nước, bao phủ xung quanh là rừng nguyên sinh và rừng trồng.

Lòng hồ bao quanh bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Ấn tượng Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 dương lịch, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại tích cực chuẩn bị cho Lễ mở cửa kho lúa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Rơ Măm.

Năm nay, Lễ mở cửa kho lúa của dân làng được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại tỉnh nên bà con rất vui mừng, gấp rút chuẩn bị các công đoạn, phần việc sớm hơn mọi năm. Bên căn nhà rông truyền thống, bà con dân làng hồ hởi, phấn khởi làm việc, cùng nhau chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội tại làng cũng như tái hiện thành công tiết mục tham gia Ngày hội.

Già làng A Ren cho biết: “Chúng tôi họp bàn, phân công các phần việc hợp lí cho từng người. Thanh niên thì vào rừng kiếm nguyên liệu như tranh, tre, nứa, mây... tập trung về sân nhà rông. Những người phụ nữ khéo tay có nhiệm vụ chuẩn bị các vật dụng để trang trí 3 cây nêu truyền thống với kích thước dài, ngắn khác nhau, cùng các vật dụng để tiến hành nghi lễ, lên danh sách các con vật được chọn để hiến sinh”.

Tái hiện nghi thức đâm trâu tại Lễ mở cửa kho lúa. Ảnh: H.T

14 thg 12, 2023

Đắm say cùng suối Đăk Na

Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.

Bởi “tiếng lành đồn xa” và niềm đam mê khám phá phong cảnh thiên nhiên, mới đây, tôi có chuyến trải nghiệm tại suối Đăk Na.

Từ thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) đi về hướng UBND xã Pô Kô chừng 15 km, chúng tôi đến thôn Kon Tu Dốp 2. Nhờ sự liên hệ từ trước, chúng tôi gặp được A Xuyên - một người dân trong thôn, tình nguyện làm hướng dẫn viên cho đoàn đến nơi trải nghiệm bằng xe máy. Đi xe máy một đoạn thì gặp lối mòn dốc và gồ ghề. Bỏ xe máy lại, chúng tôi cùng nhau đi bộ khoảng 1 km thì đến suối Đăk Na.

Suối Đăk Na với những tảng đá lớn, nguyên sơ. Ảnh: T.T

11 thg 11, 2023

Chợ phiên Măng Đen

Chợ phiên Măng Đen là nơi giúp du khách tìm hiểu bản sắc văn hóa của người dân bản địa, đồng thời có thể thưởng thức những đặc sản địa phương.


Thị trấn Măng Đen nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, nơi đây được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, rừng thông và rất nhiều hồ, sông, suối, thác tạo nên cảnh quan độc đáo và không khí mát lành quanh năm.

Chợ phiên Măng Đen là hoạt động mới do huyện Kon Plông kết hợp Hội du lịch Măng Đen tổ chức, bắt đầu từ ngày 7/10 tại khuôn viên đồi thông, Quảng trường trung tâm huyện Kon Plông. Phiên chợ được thành lập nhằm tạo không gian trưng bày kiến trúc, văn hoá và ẩm thực địa phương, thu hút du khách, thúc đẩy dịch vụ du lịch, thương mại của tỉnh.

25 thg 10, 2023

Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu

Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Theo già Y Pan - người có uy tín đồng thời là già làng nhiều năm tại thôn Đăk Mế kể rằng, vào năm 1991, làng Brâu truyền thống đã bị cháy và dân làng đã tìm nơi ở mới, định cư tại thôn Đăk Mế hiện tại.

Nhà rông của dân tộc Brâu tại nơi ở mới hiện đã được Nhà nước hỗ trợ phục dựng đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người dân, đồng thời, gìn giữ bản sắc truyền thống. Tổng quan cấu trúc của ngôi làng mới cũng đã ít nhiều có sự thay đổi so với ngày xưa, trong đó giữa làng vẫn là nhà rông “mẹ” dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, hai bên là 2 nhà rông “con” dành cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa truyền thống. Nhà dân xung quanh được xây dựng theo ô bàn cờ, bao quanh trung tâm là các nhà rông, tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt, gắn kết cộng đồng.

23 thg 10, 2023

Độc đáo món lá mì của người Gié - Triêng

Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.

Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.

Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.

25 thg 8, 2023

Gìn giữ vẻ đẹp đại ngàn để phát triển du lịch Kon Plông

Tỉnh Kon Tum có trên 609.600 ha rừng, trong đó hơn 547.700 ha là rừng tự nhiên với độ che phủ trên 63% diện tích của tỉnh. Cùng với phát triển kinh tế rừng, những năm gần đây nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ, đơn vị, địa phương của tỉnh Kon Tum còn tập trung bảo vệ, giữ gìn, khai thác vẻ đẹp riêng có với hệ động, thực vật phong phú của núi rừng tạo thành sản phẩm du lịch.

Cách thành phố Kon Tum gần 100 km theo hướng Tây Bắc, làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông nằm tách biệt và yên bình giữa núi rừng. Đầu tháng 5 vừa qua 62 hộ dân với khoảng 300 khẩu, 100% là bà con dân tộc thiểu số Xơ Đăng vui mừng đón nhận Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng.

Người Xơ Đăng ở huyện Kon Plông giới thiệu văn hóa ẩm thực đậm hương vị núi rừng với du khách.

16 thg 7, 2023

Đến Kon Tum phải thử xôi măng, món quà sáng độc đáo của vùng đất cao nguyên

Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng, đây là món ăn vừa lạ vừa quen với nhiều người từ xa đến.

Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá… nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây tò mò cho người thưởng thức.

Ảnh: Internet

13 thg 6, 2023

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.

Khuyến khích người Ba Na sử dụng các vật liệu tự nhiên để làm nên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Ảnh: H.T

4 thg 6, 2023

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.

Hằng năm, khi vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức lễ mừng nước giọt (u klang đăk) hết sức long trọng để tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

Lễ mừng nước giọt thường diễn ra trong 3 ngày. Trước lễ cúng, già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Những vật phẩm cho buổi lễ thường là heo, gà, gạo nếp, rau củ và rượu ghè.

Già làng giao cốc tiết gà cho A Yan, mang ra giọt nước để cúng. Ảnh: NB

20 thg 5, 2023

Làng homestay của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên

Làng Vi Rơ Ngheo, "làng homestay” của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), mang lại cho du khách những trải nghiệm du lịch cộng đồng độc đáo.

Một ngôi nhà trong làng homestay Vi Rơ Ngheo được trang trí cổng bằng các chậu địa lan địa phương - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Nằm giữa những ngọn núi, cánh rừng nguyên sơ ở xã Đăk Tăng của huyện Kon Plông, làng Vi Rơ Ngheo - nơi được du khách gọi là làng homestay của người Xơ Đăng - là một điểm đến độc đáo và hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá văn hóa và thiên nhiên của Tây Nguyên.

27 thg 4, 2023

Nhà rông Tây Nguyên – nơi sinh hoạt cộng đồng

Nhà rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Không chỉ có kiểu kiến trúc sừng sững độc đáo, nhà rông Tây Nguyên còn mang ý nghĩa văn hóa thiêng liêng. Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng mừng nhà rông… Ngoài ra, nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi.

Người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Kon Tum nói riêng luôn nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.

Sức mạnh thôn làng thể hiện ở việc đoàn kết, tập hợp các gia đình cùng dựng nhà rông. Mỗi gia đình đều phải có nhân lực tham gia, hộ nào không tham gia được ngày công thì phải đóng góp tiền để tạo sự công bằng.

22 thg 4, 2023

Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng

Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.

Quen với cái lạnh, mặc dù trong những ngày rét buốt, nhưng chị Y Rương (làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng) vẫn lên rừng khi trời mới sáng. Hành trang của chị chỉ vỏn vẹn là chiếc gùi cùng với chiếc rựa đã cũ.

Đường rừng núi gập ghềnh, những cơn mưa lại bất chợt tạo nên những vũng sình lầy tự nhiên chắn ngay giữa đường đi. Tuy nhiên, quen với đường rừng và thời tiết nơi đây, nên bước chân chị Y Rương vẫn thoăn thoắt. Để theo kịp chị, tôi phải ráng bước đến mỏi nhừ đôi chân.

Lõi chuối sau khi lấy về được tách lớp bẹ già để lấy phần lõi non. Ảnh: T.T