31 thg 12, 2016

Ngõ Huế, những hoài niệm cũ

Ngõ Huế như một vùng di trú nhỏ xinh, ấm cúng và cũ kỹ của thành phố, nhiều lúc tưởng như tách biệt hoàn toàn với nhà cao cửa rộng...

Như một vùng di trú nhỏ xinh, ấm cúng và cũ kỹ của thành phố, nhiều lúc tưởng như tách biệt hoàn toàn với nhà cao cửa rộng, an nhiên nằm gọn một mình dẫu cho biết bao trầm luân nắng mưa dâu bể đổi dời...

Cung đường đèo rừng TP HCM - Phan Thiết đẹp như tranh

Hãy thử đi theo cung đường mới, với nhiều điều lý thú mà một phượt thủ vừa khám phá dài 250 km từ TP HCM đến phố biển Phan Thiết.

Bắt đầu từ ý tưởng muốn “đi lạc”, thay vì đi theo những tuyến đường cũ trên quốc lộ 1A chạy thẳng đến Phan Thiết, hay hướng phía đông Sài Gòn về Bà Rịa men theo con đường ven biển thị xã La Gi để đến Phan Thiết, phượt thủ Trần Đặng Đăng Khoa chọn một lộ trình hoàn toàn mới, đó là dọc theo phía mạn Bắc, hướng dòng chảy sông Đồng Nai ngược lên đến gần Hồ Trị An, sau đó rẽ về quốc lộ 55B để đến với Phan Thiết.

Đường màu đỏ là cung đường mới 250 km đèo và rừng Sài Gòn - Phan Thiết. 

Ngày đầu đông ghé thăm cửa ô còn lại chốn kinh thành Thăng Long

Được xem như ô cửa duy nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, Ô Quan Chưởng vừa mang vẻ đẹp kiến trúc vừa in đậm dấu ấn lịch sử của một quá vãng Hà Nội xa xưa. 

Đi dọc 3 miền đất nước đâu cũng thấy các thành lũy nhưng chỉ ở Hà Nội mới có cửa ô – cửa ngõ trấn giữ trước khi bước chân vào kinh thành Thăng Long xưa. Tính đến hiện tại, Hà Nội cũng chỉ còn sót lại duy nhất cửa Ô Quan Chưởng vẫn trường tồn cùng thời gian. 

Ô Quan Chưởng là dấu ấn lịch sử, ghi đậm phong thái và chiến tích anh hùng thời xưa. Ảnh: vivuhanoi.com 

30 thg 12, 2016

Đan viện Châu Sơn tuyệt đẹp không phải ai cũng được vào

Không chỉ nổi tiếng với nhà thờ Phát Diệm, mảnh đất Ninh Bình xinh đẹp còn rất nhều địa điểm hấp dẫn du khách trong dịp Giáng sinh này, trong đó có đan viện Châu Sơn. 

Đan viện Châu Sơn (hay còn gọi là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn) là một đan viện của dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 

Đan viện này cách thành phố Ninh Bình khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 100 km. 

Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách đến ngã 3 Gián Khẩu, rồi bắt xe ôm hoặc taxi vào tới đan viện. Đan viện ở khu vực rừng núi yên tĩnh, có phong cảnh rất đẹp. 

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát, nên có một vẻ đẹp khác biệt, ấm áp. 

Đầu tháng có thánh lễ, đan viện mở cửa cho du khách tham dự. 

Ngày thường, nơi đây tương đối hạn chế đối với khách du lịch. Nếu may mắn được các đan sĩ cho phép vào tham quan, bạn chú ý giữ trật tự ở nơi tôn nghiêm. 

Thảo Nhi. Ảnh: Cỏ Dại

9 trải nghiệm phải thử ở chợ phiên Bắc Hà

Đến chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) vào chủ nhật hàng tuần, du khách vừa được thưởng thức đặc sản địa phương như thắng cố, phở chua, mèn mén... vừa tham quan chợ chó hay mua đồ thổ cẩm làm quà lưu niệm.


Ăn quà vặt

Từ 7h sáng mọi người đã dọn hàng khắp các góc chợ Bắc Hà. Khi vào bằng lối chính du khách sẽ gặp ngay những hàng quà bánh bày bán ở hai bên đường cũng như trong chợ. Các loại bánh ăn vặt ở chợ phiên Bắc Hà đều có giá dưới 5.000 đồng. 

Bò né - món ăn thú vị từ cái tên của người Sài Gòn

Khi chảo thịt bò mang ra cho thực khách, dầu ăn trên chảo vẫn còn sôi xèo xèo và khách cần “né” để khỏi dính dầu nên gọi là món bò né.

Bò né và bò bít tết là hai món ăn quen thuộc với người Sài Gòn, có nhiều câu chuyện về xuất xứ của nó. Có người cho rằng, bít tết chuẩn là đúng phong cách châu Âu, gồm thịt bò nguyên miếng dày, nướng trên lửa than hoặc chảo chuyên dùng để nướng, ăn kèm khoai tây, salad và sốt tiêu đen hoặc nhiều loại sốt khác. Còn món bò né ở đường phố Sài Gòn đã được biến tấu, có nhiều thành phần với thịt bò thái lát, khoai tây, pa-tê, trứng ốp-la, salad, bánh mì...

Món bò né được làm trong chảo gang có hình con bò. Ảnh: Hồ Nam. 

Chân gà nướng nổi tiếng Buôn Ma Thuột

Giòn thơm tròn vị nhờ công thức ướp đặc biệt, chân gà nướng tại quán nhỏ giữa thành phố Buôn Mê Thuột vì thế đông khách quanh năm.

Chân gà nướng vốn là món ăn vặt nổi tiếng ở Sài Gòn, thế nhưng khi đến thành phố Buôn Mê Thuột, kể cả khách là người Sài Gòn vẫn được bạn bè ở địa phương mời đi gặm chân gà trên đường Nguyễn Công Trứ.

Chân gà sẽ được nướng đến khi cháy vàng trên lửa than, nhưng trước đó chủ quán đã tẩm ướp và nướng qua. Khi khách đến gọi, chân gà được kẹp vào vỉ kim loại và nướng trên bếp than hồng. 

Ngoài chân gà, khách cũng có thể gọi cánh gà nướng. Trong những ngày trời rét hay những đêm mưa dầm, khách có thể vừa gọi món vừa ngồi sưởi ấm xem cảnh nướng gà. 

Tại phố núi, chân gà được tẩm khá nhiều gia vị. So với ở Sài Gòn và các tỉnh, chân gà ở Buôn Mê Thuột được ướp đậm đà hơn và cay từ vị ớt nhiều hơn. 

Ăn kèm với chân gà còn có xoài sống bằm nhuyễn. 

Các loại muối tiêu, muối ớt và nước chấm. 

Chân gà khi nướng trên lửa than, phần da giòn tan, phần gân dẻo. Với món chân gà nướng, cách ăn dân dã nhất là cầm tay và gặm. 

Do chân gà không có nhiều thịt, nên mỗi người dù đã ăn cơm tối, đến quán vẫn có thể gặm được vài cặp chân. Người thích ăn đậm đà có thể chấm chân gà với muối tiêu chanh hoặc nước mắm me. Nói như nhiều người thích ăn quà vặt. "Chân gà nướng luôn là món gợi cảm giác thèm khi nghĩ đến và ít ngán khi ăn". 

Mr. True

29 thg 12, 2016

Mùa cóc chín tháng 11 ê hề đại tiệc miền Tây

Tháng 11, có dịp về Phong Điền (Cần Thơ) thăm bà con. Xung quanh khu vườn đầy những cây cóc sum sê. Và ba ngày liền cả đám khách được ăn ngất ngư đủ món... cóc. 

Những xe đẩy trên đường Trương Định thường bán cóc chín - Ảnh: Nga Bích 

Mùa cóc chín

Ở Sài Gòn từ cuối tháng 10, đi ngang qua mấy con đường Trương Định, Bùi Thị Xuân (TP.HCM)... là ngửi thấy mùi cóc chín thơm lừng.

Những chiếc xe đẩy bình thường bán ổi, xoài, trái cây gọt sẵn... giờ toàn cóc. Những trái cóc chín vàng tươi, những miếng cóc xắt vàng rực, bày quanh thau muối ớt hồng đỏ... hứa hẹn một vị chua cay mặn ngọt ngon lành.

Don sông Trà ấm lòng đêm đông

Muỗng don khiến thực khách xuýt xoa vì ớt cay hòa cùng vị ngọt dịu được chắt lọc từ loài thủy sinh vùng hạ lưu dòng Trà Giang. Món don làm ấm lòng lữ khách giữa đêm se lạnh trên vùng đất Cẩm Thành xưa. 

Múc nước luộc don cho vào tô - Ảnh: Minh Kỳ 

Sông Trà (sông Trà Khúc, Trà Giang) với lượng nước dồi dào chảy qua địa bàn TP Quảng Ngãi (xưa gọi là Cẩm Thành). Dòng sông này có những sản vật nức tiếng: cá thài bai, cá hanh, cá đối… đặc biệt là don và cá bống cát.

Món quê tép trấu thành món hảo hạng nhà hàng

Vốn xuất hiện trong các mâm cơm đạm bạc, nhưng gần đây tép trấu lại lên đời, bước vô các nhà hàng, từ món rim, canh tập tàng cho đến bánh xèo, mắm tép… món nào cũng hảo hạng, ăn mà ghiền. 

Tép trấu rang với nước cốt dừa - Ảnh: Hoài Vũ 

Mấy hôm trước, tôi được bạn rủ đi ăn món tép trấu lăn bột chiên giòn. Chị chủ quán, người vừa đoạt giải nhì cuộc thi Chiếc thìa vàng 2016, niềm nở giới thiệu đây là món ăn dân dã, toàn hương đồng cỏ nội nhưng ngon không thua kém bất cứ loại tép nào.

28 thg 12, 2016

Mái Dầm mùa nước dâng

Đi Cần Thơ, đang chưa biết đi đâu chơi tiếp thì bạn rủ: "Về Mái Dầm không. Mà xa nghen, có điện nhưng không có Intetnet đâu". Đi thì đi. Tôi gật và leo lên yên xe máy của bạn. 

Buổi sáng sớm và đời sống của người dân ven sông Mái Dầm vào mùa nước dâng - Ảnh: Minh Duy 

Bạn nói xưa nhà ông bà nội ở ven sông Mái Dầm. Đất bờ lở riết nên "thụt dần vô trỏng". Đi đò từ bến Ninh Kiều xuống mấy tiếng. Rồi xuống bến chợ Mái Dầm chờ người trong nhà bơi ghe ra đón. "Xa mút chỉ".

Lên đỉnh Lão Thẩn, thấy lòng mình như trôi trong mây

Khi những cơn gió mùa bắt đầu thổi mạnh hơn, trời rét hơn cũng là lúc những kẻ mê “săn mây” lại có dịp lên đường. Và Lảo Thẩn là nơi chúng tôi tìm đến đầu tiên. 

Ai cũng muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở này - Ảnh: Lê Hồng Thái 

Nằm trên địa phận xã biên giới Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, đỉnh Lảo Thẩn cao 2.826m so với mực nước biển. Nơi đây được dân du lịch bụi rỉ tai nhau là nơi ngắm mây vờn núi ngoạn mục bậc nhất Việt Nam.

Về với hoang sơ tát mương bắt cá đồng

Rời xa cuộc sống tấp nập, tập làm nông dân chính hiệu với tay nơm bắt cá, cua, ốc rồi thưởng thức ngay tại trận để cảm nhận vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc của người dân Mỏ Ó, Sóc Trăng. 

Mỏ Ó còn đậm chất hoang sơ với những con người thật thà, chất phác - Ảnh: Nam Phạm 

Nằm cách TP.HCM 260km, Mỏ Ó là điểm du lịch “lạ lẫm” dành cho du khách ưa thích vẻ hoang sơ với không gian thoáng đãng, dễ chịu.

Xuất phát từ TP.HCM từ 19g thứ sáu, xe lăn bánh theo quốc lộ 60 đến TP Bến Tre rồi dừng lại nghỉ ngơi, ăn những món vỉa hè ngay ven đường để làm ấm dạ dày.

27 thg 12, 2016

Những kiến trúc cổ xinh đẹp ở Cần Đước

Cách thị xã Tân An (Long An) chừng 30 cây số, huyện Cần Đước từ lâu được biết đến nhờ đặc sản gạo Nàng Thơm thơm ngon. Với dân du lịch thích khám phá, Cần Đước là điểm “phải đến” vì huyện còn nhiều tòa nhà cổ mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc Nam bộ thời cuối thế kỷ XIX như đình Vạn Phước, chùa Phước Lâm, nhà Trăm Cột của ông Hội đồng Trần Văn Hoa…

Là nơi có phong cảnh pha trộn giữa vẻ đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long với nét duyên miền Đông Nam bộ, Cần Đước phù hợp cho những chuyến ngoạn cảnh đổi gió đi về trong ngày. Từ Tân An, chúng tôi theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 826 đến thị trấn Cần Đước rồi đi thêm 1,5km về phía nam là tới chùa Phước Lâm, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân.

Cổng vào chùa Phước Lâm rực rỡ với giàn hoa giấy đỏ

Nét đẹp nón lá làng Chuông

Cùng về thăm làng nghề nón lá truyền thống tại làng Chuông (ở xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để khám phá những công đoạn tạo ra chiếc nón lá duyên dáng.

Người phụ nữ đội chiếc nón vừa làm ra 

Nghề làm nón làng Chuông đã có cách đây hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm tới nay nghề làm nón lá vẫn được lưu giữ với rất nhiều những bạn trẻ nối nghiệp cha ông.

Làng Chuông có tất cả 6 xóm thì cả 6 xóm đều có nghề làm nón lá truyền thống. Hiện nay số hộ làm nón lá trong làng chiếm gần 40%. Vật dụng để làm nên chiếc nón lá là lá cọ (từ Quảng Bình), chỉ và khung nón. Tất cả được chế tác hoàn toàn thủ công bởi những người thợ lành nghề.

Ngọt ngào và bình dị con hến sông quê Quảng Ngãi

Hình ảnh con sông quê dẫn dắt tôi nhớ tới những con hến nhỏ bé và món ăn bình dị của mẹ.


Hến sông quê tôi chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. “Nhà” của chúng là đáy sông. Những lớp bùn, rong rêu, vi sinh vật dưới lòng sông là môi trường sống lý tưởng của chúng. 

Cuối xuân đầu hạ, khi nắng ban mai tràn ngập mé sông, trên những bãi bùn non lấp loáng ánh bình minh lố nhố bóng người đi cào hến. Hai cái bóng ngắn cũn cỡn là chị em chúng tôi, bên cạnh bóng mẹ lênh khênh cùng chiếc nón lá. Không như những người bắt hến có nghề, họ bơi thuyền ra giữa sông, cắm sào ở chỗ sâu nhất rồi lặn xuống mà cào hến, mẹ con chúng tôi chỉ cào những con hến “lộ thiên”, trồi lên từ lớp bùn nhão quánh. 

Bánh dừa Giồng Luông ngon nức tiếng

Chiếc bánh của người nghèo

Các cụ cao niên tại Thạnh Phú cũng không nhớ rõ bánh dừa Giồng Luông được làm từ khi nào nhưng họ khẳng định nguồn gốc bánh xuất phát ở ấp Vĩnh Bắc (xã Đại Điền). Theo đó, khoảng năm 1900, một số gia đình nghèo tập trung về ấp Vĩnh Bắc sinh sống. 

Do đây là vùng đất ven sông Hàm Luông, lại không có đê bao ngăn mặn nên chỉ có một số loại cây hoang dại, dừa nước và vông đồng sống được. Khi đến đây, đàn ông trong các gia đình nghèo đi làm thuê cho những gia đình giàu có, còn phụ nữ thì mò cua bắt ốc. 

Vào một tết nọ, những người chồng được chủ tặng bánh tét nên các chị mang ra gốc vông đồng thưởng thức. Bỗng một chị lóe lên ý tưởng làm những cái bánh tét thu nhỏ để chồng ăn vững bụng trong những buổi làm đồng thuê. Tuy nhiên, cả cánh đồng bạc màu không có chuối để lấy lá nên các chị thử dùng cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) lấy lá quấn nòng (gói) bánh. Từ đó, bánh dừa xứ Vĩnh Bắc (hay bánh dừa Giồng Luông) ra đời. 

Bánh dừa Giồng Luông hiện cung không đủ cầu - Ảnh: Tự Đồng 

26 thg 12, 2016

Chợ sớm vùng cao A Lưới

Có dịp lên A Lưới, bà con sẽ thích thú với phiên chợ vùng cao. Đi chợ không chỉ là để mua hàng hóa, mà còn để khám phá nét văn hóa bản địa.

Phiên chợ lúc tinh mơ tại thị trấn A Lưới là hình ảnh độc đáo của vùng biên giới này. Từ sáng sớm khi chưa nhìn tỏ mặt người, trên khắp các ngả đường, lờ mờ trong sương là những đoàn người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Vân Kiều đến từ những bản làng xa xôi gùi hàng về chợ bán.

Chợ A Lưới đã trở thành điểm tham quan thú vị bởi khi đến đây, không chỉ là chuyện mua hàng hóa, mà nhiều người còn khám phá nét văn hóa phong phú, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân dân tộc nơi đây

Chiêm ngưỡng quần thể sa mu dầu lớn nhất Việt Nam

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây. Trong đó, có 56 cây sa mu dầu và 5 cây săng vì vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Làm giàu từ trang trại cà cuống

Sau hơn hai năm nghiên cứu và gây giống thành công với mô hình nuôi cà cuống, anh Lê Thanh Tùng (ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh) đã gây dựng trang trại với hơn 8.000 con cà cuống lấy thịt và đẻ trứng. Đây là mô hình không những mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình mà còn góp phần bào tồn loài côn trùng có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam. 

Từ lâu, anh Lê Thanh Tùng vốn đã nổi tiếng là người nuôi nhiều loài côn trùng khác nhau như dế, rết, bọ cạp… Riêng trại dế Thanh Tùng của anh đã cung cấp nguồn dế giống, dế thịt cho Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Tuy vậy, do thị trường thay đổi, giá các loại côn trùng bị giảm nên anh bắt đầu chuyển sang nghiên cứu nuôi cà cuống. Tìm trên các trang mạng xã hội và liên hệ nhiều nơi, anh Tùng mới nhận ra là không nơi nào có bán giống cà cuống. Anh quyết định tự tìm cà cuống có trong tự nhiên ở các ao hồ gần nhà để thực hiện mô hình của mình. Sau gần một tháng dùng lưới bắt cà cuống cùng nhiều người phụ giúp, anh Tùng mới tìm được 5 con. 

Một góc trang trại nuôi cà cuống của anh Lê Thanh Tùng ở ấp Bến Đò 2 (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh).

Nơi hội tụ văn hóa người Mông

Trong văn hóa tộc người Mông, hội Lào Sồng có nghĩa là hội thề hay hội xây dựng hương ước. Người Mông ở 13 tỉnh, thành trong khắp cả nước đi dự Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Tp. Hà Giang tâm niệm như đi hội Lào Sồng với lời thề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người. 

Cái lý người Mông 

“Người Mông tao có cái câu rất hay là “người đồng tộc”. Người đồng tộc không hiểu theo cái hiểu của người Kinh đâu, không chỉ là người cùng họ hàng, dòng tộc đâu, mà là cách gọi chung người Mông sinh sống trên mọi miền của Việt Nam. Nên khi đến Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại Hà Giang tao vui lắm, vui vì đặc gặp nhiều “người đồng tộc”. Ông Giàng A Của ở xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) hồ hởi nâng chén rượu ngô bắt chuyện khách lạ giữa không gian rực rỡ váy áo Mông trong Ngày hội.

Tâm sự của ông Của cũng là tâm sự chung của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên người Mông đến Ngày hội từ 13 tỉnh trong toàn quốc. Khắp quảng trường Tp. Hà Giang nhộn nhịp các hoạt động, góc này thì là phần trình diễn cách chế tạo khèn, góc kia thì í ới tiếng mời gọi nhau uống rượu ngô ăn thắng cố, nơi thì vang tiếng lạch cạch của khung cửi phụ nữ dệt vải lanh, lúc lại réo rét tiếng khèn gọi bạn, thi thoảng rộn ràng tiếng thanh la, tiếng chiêng trong đám cưới...

Sân khấu Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II.

Trải nghiệm nhà trên cây

Cosy Tree House với kiến trúc nhà trên những tán cây cổ thụ như dẫn du khách lạc vào khu rừng xanh huyền bí giữa lòng đô thị Hà Nội. 

Theo nghệ sĩ Đào Anh Khánh, chủ nhân Cosy Tree House cho biết, với mong muốn xây dựng một không gian sống dành riêng cho chính mình nên anh bắt tay vào xây dựng Cosy Tree House cách đây gần 20 năm. 6 nhà cây của Cosy Tree House đều xây dựng không tuân theo một bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư nào. Tất cả đều tận dụng tối đa đặc điểm của những cây cối đã trồng được lâu năm trong khuôn viên 2000 
m2. 

Giống như tên gọi, nơi đây là không gian nghệ thuật tổng hợp giữa hội họa, âm nhạc, điêu khắc gắn liền với thiên nhiên cây cỏ. Đứng từ trên nhìn xuống du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian Cosy Tree House với màu xanh bắt mắt. Cosy Tree House có những phòng nghỉ có cái tên thú vị như Zen Space Tree House, Tropical Paradise Tree House, Sky Tree House, Garden Cottage... Phía bên trong mỗi nhà cây đều có thiết kế kiến trúc nội thất không trùng lặp và đầy tính nghệ thuật dưới con mắt nghệ sĩ Đào Anh Khánh.

Khu nghỉ dưỡng Cosy Tree House nằm trong không gian hơn 2000 m2 trên phố Ngọc Thụy, Gia Lâm có những nét kiến trúc độc đáo như dẫn du khách vào trong một khu rừng xanh huyền bí.

Đại Giác cổ tự

Chùa Đại Giác thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) gắn với câu chuyện lịch sử về mối tình ngang trái, yêu đơn phương của nàng công chúa nhà Nguyễn. Ngôi cổ tự cũng là chứng tích về con đường truyền bá Phật giáo từ những ngày đầu cha ông đi mở đất phương Nam.

Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, công chúa Ngọc Anh vốn uyên thâm Phật học từng nương mình ở chùa Đại Giác để không muốn bị cuốn vào cuộc binh đao. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802-1820), công chúa Ngọc Anh được triệu hồi về Kinh đô Phú Xuân (Tp. Huế ngày nay).

Lúc bấy giờ, ở phương Nam có một vị thiền sư đạo hạnh, thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng về Phật pháp đặc biệt xuất chúng là Liễu Đạt Thiệt Thành. Ông đã trở thành vị sư đầu tiên của miền Nam được vua Gia Long phong là Quốc sư. Đến đời vua Minh Mạng (1820-1841), thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được mời về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng tộc và triều đình. Sau khi được gặp và nghe thiền sư giảng đạo, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng yêu say đắm, cuồng nhiệt. Tất nhiên, Thiền sư không thể phá giới và ra sức vừa khuyên giải, vừa cự tuyệt tình yêu của công chúa.

Cổng vào chùa Đại Giác.

Săn 'bùa ngải' đưa lên bàn ăn ở miền Tây Nghệ An

Vào tháng 10 hàng năm, người dân vùng cao xứ Nghệ bắt đầu lên rừng 'săn' sâu măng. Đây là loài côn trùng sống trong các cây tre non, thân giống tằm nhưng nhỏ hơn. “Đặc sản” này được nhiều thực khách sành ăn ưa chuộng bởi đặc tính thơm ngon, giàu bổ dưỡng.

Khi những cây măng đã già, những người dân vùng cao xứ Nghệ lại lên rừng tìm và bắt sâu sống trong đó về làm thức ăn. 

25 thg 12, 2016

Vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của hồ thủy lợi Khe Đá

Hồ Khe Đá thuộc xã Nghĩa Đức (Nghĩa Đàn) có diện tích mặt nước hơn 500ha, là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn ở Nghệ An. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc nên thơ và hòa quyện với thiên nhiên yên bình, thuần khiết.

Hồ Khe Đá cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20km về hướng Tây Nam, là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Hồ được xây dựng vào năm 1969, với mục đích cung cấp nước tưới tiêu cho huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn nhưng về sau còn được đưa vào sử dụng với mục đích thủy sản và du lịch. 

Phật Sơn nao lòng lữ khách

Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng... 

Tháp đá giữa ở khu vực chùa Hồ Thiên

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.

Những đồng lúa xinh đẹp ở thung lũng Bắc Sơn

Một ngày tháng Bảy khi cơn bão Ramsan vừa tan, chúng tôi lên đường đến với thị trấn Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160km. Thị trấn nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những dãy núi thuộc cánh cung Ngân Sơn. Các dân tộc chính ở đây là Tày, Nùng, Dao, Kinh.

Để đến được thung lũng này, cả nhóm đi qua khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, đèo Tam Canh và Văn Quan. Văn Quan là vùng đất trồng cây hồi để lấy tinh dầu nên nơi này người dân phơi rất nhiều hoa hồi trên vỉa hè, mùi hồi thơm như hương trầm lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Qua đèo Tam Canh là đến làng Quỳnh Sơn nằm gần chân núi Nà Lay, đỉnh núi này là nơi đẹp nhất để ngắm thung lũng Bắc Sơn.

Nhà sàn trong ngôi làng của người Tày

Món gỏi cá nổi tiếng 30 năm từ một lần lỡ tay của đầu bếp

Đang chế biến cá chẽm chiên thì vô tình làm đổ nước cốt chanh vào mớ cá vừa cắt lát, nếm thử cá, vị bếp trưởng ngạc nhiên vì thấy chúng rất ngon.

Chuyện xảy ra cách đây hơn 30 năm, trong một lần nấu nướng, đầu bếp quán ăn gia đình Mây Bốn Phương trong con hẻm nhỏ trên đường Vườn Chuối quận 3 vô tình rưới nước cốt chanh vào những miếng cá chẽm vốn để chế biến món khác. 

Nhà lợp lá cọ ở Hòa Bình nhận hai giải kiến trúc tại Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình ở Hòa Bình còn đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt (New York, Mỹ, ngày 25/10). 

7 thg 12, 2016

Thung lũng Tình yêu nổi tiếng nhất Việt Nam

Thắng cảnh thơ mộng nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu là một trong những điểm đến thu hút đông đúc khách du lịch khi đến thành phố mộng mơ. 

Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất Đà Lạt (Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. 

Mùa bắt châu chấu ở ngoại thành Hà Nội

Từ loài gây hại châu chấu trở thành món ăn trên bàn nhậu và mang lại thu nhập cao cho người dân với giá 300.000 đồng một kg thành phẩm.

Những ngày này, hai bên cánh đồng dọc quốc lộ 21B đoạn Ba La đến Tế Tiêu (Hà Nội) từng đàn châu chấu (nhiều địa phương còn gọi là cào cào) xuất hiện trên ruộng lúa. Năm nay số lượng châu chấu ít hơn hẳn so với những năm trước.

6 thg 12, 2016

Hồ Con Rùa lãng mạn ra đời sau thiết kế táo bạo

"Trước 1972, khu vực hồ Con Rùa bây giờ ít ai ghé chơi cả buổi như bây giờ lắm, có một cái hồ nước trơ trọi thì có gì mà chơi". 

Hồ Con Rùa nhìn từ đường Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: M.C 

Ông cụ Trần Văn D. - cư dân sống từ năm 1945 trên đường Nguyễn Đình Chiểu, gần khu vực hồ Con Rùa hiện nay - bảo vậy với chúng tôi vào sáng 29-10, khi hàng trăm bạn trẻ đang tìm đến đây trong một buổi sáng cuối tuần.

28 thg 10, 2016

Xanh mát sông Diêm Điền

Ở vùng đồng trũng khá rộng giữa các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Thiện thuộc TP.Quảng Ngãi có sông Diêm Điền chảy qua. Nơi đây từ buổi ban sơ bốn mùa ngập mặn. Sông Diêm Điền không chỉ cần mẫn dẫn nước ngọt, xả chua mặn mà còn mang vẻ đẹp tự nhiên, đầy sức hấp dẫn.

Đoạn cuối dòng sông Diêm Điền rẽ hai nhánh. Một nhánh chảy về phía đông trên phần đất xã Tịnh Hòa (nay đã bị bồi lấp nhiều). Nhánh kia vòng phía tây cánh đồng Khê Xuân, chảy tiếp xen giữa hai thôn Khê Thọ, Khê Xuân của xã Tịnh Khê, người địa phương gọi là sông Sau. Cuối cùng sông đổ ra bến neo đậu tàu Tịnh Hòa nơi cuối dòng sông Kinh.

Sông Diêm Điền. 

Lễ vào nhà mới của đồng bào Ba Na

Đối với người Ba Na, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới. 

Trước khi làm lễ cúng, người ta bôi tiết lợn lên các cây nêu và các đồ trang trí để cúng.

Lễ Pơ Kong-Nét đẹp văn hóa truyền thống Bahnar

Mỗi lần về thăm nhà là lại được chứng kiến niềm vui của gia đình cũng như các sự kiện của buôn làng gần xa. Lần này về cũng vậy, tôi được tham dự lễ Pơ Kong ở nhà ông Y Thương, bà Nay Nhoa là ông bà ngoại của cô dâu tại làng Kto (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Đây là lễ trao còng đồng của cô dâu, chú rể khi chính thức đồng ý lấy nhau và có sự chứng giám của gia đình, dân làng và thần linh.

Vào ngày này, gia đình, bà con hai họ cũng như dân làng đều đến chia vui trong không khí vui mừng cho hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Ngoài tính cộng cảm mọi người còn chia sẻ với chủ nhà nắm gạo, cái ghè, con gà, bó rau… tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Lễ Pơ Kong của chú rể Huk, cô dâu Y Nhung. Ảnh: Y.P 

Lễ cầu mưa của người Chăm ở Vân Canh

Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) thường được tổ chức vào những ngày đầu tháng 2 âm lịch. 

Từng gia đình có thể làm lễ riêng trên rẫy của mình hoặc cùng nhau góp lễ để cả làng làm chung. 

Để chuẩn bị cho lễ cầu mưa, dân làng cùng đóng góp lễ vật 

Lễ diễn ra tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng đều phải có mặt. Đại diện cho từng gia đình đến chạm tay và khấn vái trước lễ vật để được thần linh phù hộ. Lễ vật gồm có: 2 con gà trống, 2 ché rượu, 1 vòng sáp ong, 1 chén gạo… 

27 thg 10, 2016

Uy thiêng chùa Cũ (BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova)

Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”. 

Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).

Chùa Cà Săng, cảnh đẹp Vĩnh Châu

Chùa Cà Săng (Vĩnh Châu) là một trong những ngôi chùa Khmer có nhiều công trình kiến trúc nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Chùa vốn có pháp danh là chùa Sêrây Cro Săng (có nghĩa là Ánh bình minh của cây bần thăng), chùa có vị trí nằm cách trung tâm thị xã Vĩnh Châu chừng 2 cây số về hướng đông bắc (đường về cầu Mỹ Thanh 2), thuộc ấp Cà Săng, phường 2 (trước đây là xã Vĩnh Châu).

Theo các cụ cao niên ở đây kể: “Trước kia tại gò đất này có nhiều cây bần thăng mọc hoang, một loại cây cao lớn giống như cây gáo (hiện nay được dùng làm cây kiểng vì cây dễ uốn cong để tạo dáng), người Khmer thường dùng trái nấu canh chua, vì trái có vị chua thanh”.