31 thg 7, 2021

Ca khúc "Về Đồng Nai"

Ca khúc Về Đồng Nai được nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác năm 1984 và trong nhiều năm từ giữa thập niên 1980 được phát thường xuyên trên đài phát thanh Đồng Nai (hồi đó chưa có truyền hình Đồng Nai, và nghe hát chủ yếu qua loa phường). Thường xuyên đến mức tưởng như nhạc hiệu của đài. 

Khách quan mà nói, đây chưa phải là một ca khúc xuất sắc của nhạc sĩ Xuân Hồng, nhưng được nghe thường xuyên và lời ca êm dịu, tha thiết nên tui vẫn nhớ hoài và ghi lại kỷ niệm một thời.


Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt

Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.

Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.

Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.

Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.

Thịt quay đòn giòn rụm ở làng cổ Đường Lâm

Phần bì vàng ươm, ít mỡ giòn tan và thơm lừng, vị lạ lạ, đặc trưng của lá ổi. Miếng thịt ngọt, thơm mùi mật ong và húng lìu...

Chiếc đòn gánh gắn liền với văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Người bán hàng rong sử dụng đòn gánh bằng tre có độ uyển chuyển cao để gánh nhẹ hơn, bớt đau vai. Tới thăm làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món thịt được cuốn gọn vào những chiếc đòn tre ấy, mang đậm dấu ấn hồn quê của một ngôi làng cổ.

Tương truyền, vua Ngô Quyền khi thắng trận trên sông Bạch Đằng đã chiêu đãi quân sĩ bằng món thịt quay đòn. Người dân Đường Lâm tự hào về lịch sử này và giữ nguyên cách chế biến truyền thống từ thời đó. Đây cũng là đặc sản dân làng mời khách từ phương xa tới.

Thịt quay đòn gánh với lớp bì vàng ươm, giòn rụm, bắt mắt mọi thực khách ghé thăm phiên chợ sáng tại Đường Lâm. Ảnh: Trung Nghĩa

Ngôi đền 500 tuổi bên sông Ngàn Phố

Đền Trúc nằm bên bờ sông Ngàn Phố, xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, thờ hai dũng tướng thời vua Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt.


Đền Trúc được xây dựng vào thế kỷ 16 trên khu đất rộng hàng nghìn m2 ở thôn Tân Hồ, xã Sơn Tân, nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn. Đền thờ Trần Lệ và Trần Đạt, hai dũng tướng thời vua Lê Lợi.

Đền nằm bên bờ sông Ngàn Phố. Sông có tên khác là sông Phố, là phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn. Con sông là một danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh, từng đi vào thơ ca, nhạc họa.

26 thg 7, 2021

Vườn hoa tường vi cổ thụ ở Thanh Hóa

Nằm trên đại lộ CSEDP, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, hàng trăm gốc tường vi cổ thụ bung nở đang trở thành địa điểm check-in lý tưởng giữa lòng thành phố.

Mãn nhãn với vườn hoa tường vi cổ thụ, giới trẻ tha hồ check-in

Xôi cá cơm Nha Trang - món ăn bình dân mà hấp dẫn

Phần xôi dẻo mịn, dậy mùi thơm ăn kèm với cá cơm rim mặn cùng chút nước sốt, trứng, mỡ hành béo ngậy khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi hương vị của đặc sản biển Nha Trang.

Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Nha Trang còn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với nền ẩm thực phong phú, gồm vô số món ngon "có một không hai".

Ngoài những đặc sản nức tiếng như bánh xèo, bánh căn, nem nướng, bánh canh chả cá…, ở vùng biển này còn có một món ngon rất được lòng người dân địa phương. Đó chính là xôi cá cơm.

Xôi cá cơm - món ăn sáng không bao giờ ngán của người Nha Trang (Ảnh: @chanlovefoods).

Món cháo "nội tạng" ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang

Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị lạ miệng, ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất hấp dẫn.

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ thú, hùng vĩ của một vùng bán sơn địa mà còn được khám phá, thưởng thức nền ẩm thực phong phú nơi đây.

Ngoài những đặc sản nức tiếng như mắm Châu Đốc, chè thốt nốt, bánh bò, gà hấp lá chúc,... ở An Giang còn có một món ngon bình dân nhưng hấp dẫn mọi thực khách gần xa. Đó là món cháo bò.

Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).

Bánh xèo tép Biển Hồ

Trong làn sương trên Biển Hồ, ngư dân vớt tép tươi trong vó đem về làm bánh xèo, món ăn mang vị đậm đà khó quên.

Biển Hồ (hồ T’nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku. Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.

Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình.

23 thg 7, 2021

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình như níu chân du khách.


Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.

Bộ ảnh "Bình yên xóm cổ Hoài Khao" dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

Lễ cúng bản của người Si La

Là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Si La chỉ sinh sống ở bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé), bên bờ suối Nậm Sin, cạnh đường vành đai biên giới.

Bản Nậm Sin cách trung tâm xã Chung Chải khoảng 16km. Người Si La ở đây có dân số ít (gần 50 hộ) nhưng lại có một nền văn hóa khá phong phú và mang tính đặc trưng, nhận diện văn hóa riêng.

Tết của người Si La (Điện Biên). Ảnh: baodienbienphu.info.vn

Trong lễ tục vòng đời, người Si La có các nghi lễ quan trọng, nổi bật như: Lễ cúng bản, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa, Tết cổ truyền… Trong đó, lễ cúng bản là nghi lễ tín ngưỡng đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội

Tuổi thơ tôi, gói quà sáng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, có khi là xôi lạc bởi những thứ đó nhà đều trồng được. 10 tuổi, lần đầu tôi được ăn món xôi xéo và hương vị của nó khiến tôi nhớ mãi không quên.

Món xôi xéo - Ảnh Lê Hà

Xôi xéo là sự hòa quyện của gạo nếp, đỗ xanh, hành, mỡ đã đem đến một món quà sáng vô cùng giản dị mà ngon khó tả. Xôi muốn ngon, rền và dẻo thì gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng đặc sản vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn ngắn, dẻo thơm đặc biệt.

Nhìn mưa mà nhớ bánh ít trần khoai mì

Bánh ít trần khoai mì với hương vị đặc biệt là món bánh lưu dấu tuổi thơ tôi. Món thanh đạm ấy, với người rời quê sinh sống trên thành phố, còn là kỷ niệm gieo trồng.

Để gói bánh ít trần khoai mì, chỉ cần mài củ mì tươi và dùng liền tại chỗ. Củ mì sau khi nhổ lên, đem vào nhà để qua đêm, hôm sau lột vỏ lại ngâm tiếp vào thau nước sạch một ngày. Làm như vậy cho bột mì được “êm”, tức là ráo mủ, tránh ngộ độc.

Khi vớt ra rửa lại cho sạch sẽ, mài bột nhuyễn, tùy vào kinh nghiệm người làm cho bao nhiêu đường cát vào bột thì bánh được ngọt vừa hoặc có thể không cần thêm đường vào vỏ bánh. Trộn đều bột để chừng 1-2 giờ, để bột ngon và dẻo hơn, sau đó má tôi chuẩn bị làm nhân.

Má tôi vẫn miệt mài làm bánh gửi cho con cháu ở xa

Nhân bánh ít trần khoai mì thường là nhân dừa ngọt. Dừa khô nạo sẵn, trộn với lượng đường nhất định, thêm chút muối, cũng cho vào chảo bắc lên bếp trộn đều, đợi các thứ nguyên liệu kết dính nhau, cho thêm gừng cắt sợi, đậu phộng rang cho dậy mùi thơm. Chảo nhân dừa đảo đều tay xong để nguội là có thể nắn bánh.


Tôi nhớ những năm nhà còn nghèo, sống trong bưng, đường ra chợ không thuận tiện và khó khăn, bọn trẻ con chúng tôi chẳng được quà bánh như con nít bây giờ. Những ngày làm bánh quê trong gian bếp sau hè được xem như nhà có đại tiệc. Bánh ít trần khoai mì là món tôi ưa thích nhất, nên bây giờ má tôi dù tuổi thất thập cổ lai hy vẫn hăng say làm bánh cho con cháu mỗi dịp chúng tôi về quê.

Tôi luôn đảm nhận công đoạn đơn giản, còn những việc như thoa dầu ăn lên lá chuối, nắn nhân, vỗ bột và nắn bánh, đều là việc của người lớn. Bọn trẻ chỉ xúm quanh cười nói, háo hức chờ đợt bánh đầu tiên, khoảng hơn chục cái, được xếp ngay ngắn vào xửng và bắc lên lò hấp.

Công đoạn làm nước cốt dừa rất quan trọng, nước cốt dừa ngon thì càng làm cho món bánh ít trần khoai mì thêm hấp dẫn.


Giở từng lớp lá chuối của cái bánh nóng hổi, mùi thơm của bột mì, của nhân dừa hình như quyện lấy một hương thơm quen thuộc trong ký ức.

Mùa mưa, chúng tôi giâm xuống đất xốp những thân mì, cứ thế đợi giáp năm là có khoai mì làm bánh ăn. Kỷ niệm về những món ăn bình dị luôn có khoai luộc, khoai nướng, chè khoai, bánh bà ba, bánh da lợn, rồi bánh ít trần khoai mì. Tảng sáng, ăn một hai cái bánh ít cũng đủ dằn bụng, trẻ đi học, người lớn ra đồng. Ai “mạnh” ăn, cứ đem theo vài cái nữa, để dành giữa buổi.

Ai từ quê có dịp lên thành phố, đem cho con cháu xa nhà giỏ bánh mới hấp nóng hổi, ăn mà rưng rưng nhớ hai tiếng “quê nhà”.

Diệp Linh

Vị ốc bưu tuổi thơ

Mùa mưa tới cũng là lúc mùa ốc bắt đầu. Trời lâm râm mà ngồi bên bếp lò, ăn con ốc hấp hoặc nướng tiêu xanh thì… đúng bài.

Ốc bươu ngày xưa rất dễ bắt. Mỗi lần ba má xách cái giỏ tre ra ruộng là thế nào lúc trở về cũng có ốc. Chúng đen sẫm, béo tròn, rất khỏe.

Khác với ốc lác, ốc gạo, ốc bươu to hơn nhiều. Mấy đứa nhỏ ăn loại ốc này tưởng như món dân dã, ăn chơi mà quá chừng dinh dưỡng, đứa nào cũng nhận đủ canxi để lớn. Đó là lời má nói, mỗi lúc lui cui bên cái bếp lò, chuẩn bị giã tiêu, nhóm bếp, làm cái món hết sức cầu kỳ để các con ăn.

Ốc được bắt về, đem ngâm nước vo gạo cả ngày trời cho nhả hết bùn. Nếu có ớt thì làm siêng cắt vào 1, 2 trái ớt đỏ. Bầy ốc béo thấy cay là nhả hết bùn, sạch thơm và không còn chút nhớt nào.

Ốc bươu là món ăn trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người

21 thg 7, 2021

Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Sene Neak Ta “thường gọi là ông Tà”, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum, sóc (hay còn gọi là ấp) bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người.

Già làng Lâm Uông ở xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) cho biết, Lễ hội Sene Neak Ta có nhiều loại, tùy theo phạm vi ảnh hưởng mà người Khmer chia thành Sene Neak Ta của phum, sóc. Mỗi Neak Ta thường có miếu thờ riêng, bên trong miếu, thờ hình tượng Neak Ta. Hình tượng Neak Ta là những hòn đá to, nhỏ. Neak Ta không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần có thể chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp. Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Sene Neak Ta để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà.

Bà con đồng bào Khmer diễu hành trong lễ hội Sene Neak Ta. Nguồn:baobinhphuoc.com.vn

Lễ Pok Tapah của người Chăm Bà - La - Môn

Lễ Pok Tapah (tôn chức Phó Cả sư) là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện quá trình hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo, thu hút đông đảo chức sắc Bà-la-môn trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham dự.

Các nghi lễ Pok Tapah kể lại hành trình của một người tu hành Bà-la-môn. Ảnh: Tuệ Tri

Lễ hội kết bạn của Người Mạ

Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.

Đội cồng chiêng của chủ nhà và khách kết lại thành một vòng tròn trong buổi lễ kết bạn. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Lên Đà Lạt nhâm nhi lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é là một món ăn nổi tiếng hàng đầu tại Đà Lạt. Hương vị độc đáo của món ăn khiến du khách phải nhung nhớ mỗi khi rời xa nơi này.

Lẩu gà lá é - chỉ cái tên thôi cũng đã gây tò mò cho du khách. Có thể nói lẩu gà lá é Đà Lạt là một đặc sản rất riêng của phố núi.

Những người đã đến với Đà Lạt khi quay lại nơi đây tìm lẩu gà lá é thường nghĩ ngay đến Tao Ngộ. Quán nằm ở số 5 đường 3/4, Phường 3, cách khu hồ Xuân Hương chỉ tầm 2 km nên rất thuận tiện cho du khách. Chủ quán là anh Tuấn chị Thảo, những người con của Hải Dương vào Đà Lạt lập nghiệp. Anh Tuấn cũng chính là người đầu tiên “sáng chế” ra món ngon đặc biệt này…

Lẩu gà lá é là món ăn cực ngon, hấp dẫn và giá cả phải chăng. Nguồn: jaunty_jan/Instagram

Bok-Lo-Hong: Món ăn độc, lạ của xứ biển Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên có vị trí tiếp giáp nước bạn Campuchia và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa...)vì thế trong văn hoá ẩm thực ở địa phương có nhiều sự giao thoa, pha trộn từ đó cho ra đời nhiều món ăn độc đáo mà nơi khác không có.

Bok-Lo-Hong, người dân địa phương hay phát âm là Bốc lò hồng, Bốc lơ hông - là một món ăn của người Khmer sống ở thành phố Hà Tiên biến tấu từ món gỏi (nộm) đu đủ có nguồn gốc từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, nhưng có pha trộn thêm nhiều thành phần và gia vị có sẵn ở địa phương, làm cho món ăn thêm đậm đà, nhiều hương vị.

Nguyên liệu chính của món Bok-Lo-Hong gồm đu đủ xanh sắc sợi dài và Ba khía muối (một đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ), cùng với rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác, như: Tôm khô, mắm ruốc, đậu phộng, ớt, tỏi, nước mắm me, chanh, rau thơm...

Nguyên liệu tôm khô không thể thiếu trong gia vị của món Bok-Lo-Hong.

Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ.

Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men theo nhánh sông Ô Lâu (ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị) để đến làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngôi làng mộng mơ nổi tiếng khắp xứ Huế do được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ với ba hàng cây xanh mướt chạy dọc cánh đồng.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam như làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn giữ nguyên rừng lộc vừng có lịch sử hơn trăm năm tuổi bao bọc quanh làng. Câu chuyện về “một đời người, một rừng cây” luôn gắn liền với bản ngã sinh tồn của những con người sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này.

Cổng làng dẫn vào thôn Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Mơ theo mùi gió

Mớ lá tràm cháy bốc lên, mùi hương theo gió bay qua đêm lạnh thật lạ lùng. Nó nhanh chóng lôi kéo cái mùi dầu tràm quen thuộc từ thập niên 1980 ập về, khi tôi cầm quyết định phân công nhận nhiệm sở ở ngôi trường cấp III vùng biên giới Bến Cầu.

Ở nơi bốn bề là nước, gió từ núi thổi về mang theo hơi lạnh của sương đêm, của lá rừng... không khí bình yên như len theo mùi gió phủ quanh, tôi xỏ thêm chiếc áo dài tay, quấn thêm chiếc khăn quanh cổ, bước ra ngoài không gian mênh mông. Đêm ở đây chỉ có gió là ồn ào, nhưng gió cũng mang theo mùi hương dịu nhẹ của hơn sáu vạn cây tràm năm gân được trồng thử nghiệm trên vùng bán ngập của hòn đảo nhỏ này.

Mép nước vùng bán ngập của đảo Nhím

Cây mùng xứ Nghệ

Phải chăng các nơi khác quê tôi không biết hay không thích món mùng muối, hay cây mùng nước chỉ mọc được ở quê tôi, hoặc vì món dưa mùng không bảo quản được lâu nên không đưa được tới các địa phương xa? Hay mọi người cho rằng đấy là món ăn rẻ tiền, buôn bán lời lãi chẳng bõ bèn nên bỏ qua?

Tôi là dân xứ Nghệ, nơi có đặc sản gió Lào cháy bỏng và những món ăn mặn mòi rặt chất Nghệ. Để rồi dù đã từng nếm đủ mùi vị thức ăn bốn phương, kể cả những món cầu kỳ trong nhà hàng năm sao, nhưng nhắc đến những món ăn quê mình, tôi không khỏi ước ao được ăn lại, nhất là các món làm từ cây mùng.

Mùng quê tôi là loại cây sống dưới nước. Tôi ra Bắc hay vào Nam cũng thấy thứ cây giống vậy, nhưng đó không phải là thứ quê tôi dùng làm thực phẩm. Đấy là mùng ngứa, chỉ làm thức ăn nấu cho gia súc.

***

Mùng là loại cây dễ trồng, dễ sống. Cho nó thẻo đất ven ao ven ruộng, cắm nó xuống, chẳng phải chăm sóc gì, nó sẽ tự lọc bùn, lọc nước, níu ánh mặt trời mà vươn lên, tự nguyện hiến dâng để những món ăn đạm bạc của người lao động quê tôi thành những món ăn thơm thảo.

Dưa mùng là món ăn đơn giản, rẻ tiền, dễ chế biến, dễ kiếm ở các chợ quê xứ Nghệ

Món cuốn Việt - Cuộc viễn du của món ăn bình dân

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế.

Ẩm thực dù ở bất kỳ đất nước nào cũng chính là ngôn ngữ không lời mang hình ảnh văn hóa của quốc gia đó. Năm 2020, tổ chức kỷ lục thế giới (WorldKings) đã xác nhận Việt Nam là quốc gia có nhiều món cuốn nhất thế giới. Những thức cuốn dân dã, nguyên liệu có thể tìm thấy trong bất cứ căn bếp nào để lại ấn tượng mạnh với thực khách bởi sự thanh đạm, giản dị nhưng lại mang hương vị rất riêng.

Món ăn Việt Nam vốn đa dạng, mang tiếng nói rất riêng của từng vùng miền. Chẳng biết có mặt trong danh mục món ăn từ khi nào nhưng các món cuốn đã trở thành những món ăn quen thuộc của người Việt, có mặt từ góc quán bình dân trong những con hẻm nhỏ đến những bữa tiệc thịnh soạn sang trọng thết đãi khách nước ngoài. Mỗi tỉnh, thành trên khắp Việt Nam hầu như đều có một món cuốn nào đó. Dù phong cách, sự kết hợp các nguyên liệu có khác nhau, tựu trung vẫn là những mùi vị rất riêng của ẩm thực Việt.

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế. Nét độc đáo nữa, chính là sự đa dạng mà chỉ cần liệt kê hoặc nhìn vào thực đơn món cuốn, có thể khiến ta ngạc nhiên. Có cảm giác như người ta có thể mang ra và cuốn bất kỳ nguyên liệu nào.

Phở cuốn

19 thg 7, 2021

Cây cầu thần thoại giữa núi rừng Hải Vân

Cầu Đồn Cả - một trong những cây cầu đường sắt cao tuổi nhất ở việt Nam bỗng dưng “nổi tiếng muộn” trong cộng đồng ưa xê dịch thời gian gần đây.


Tôi qua lại đèo Hải Vân rất nhiều lần, bằng xe đò, xe du lịch, xe máy, tàu hỏa, những tưởng mình đã quen thuộc lắm con đèo này. Rồi có một ngày, tôi bất ngờ được một người bạn cùng quê Đà Nẵng giới thiệu điểm đến mới khám phá gần đây ở đèo Hải Vân - đèo nối liền con đường thiên lý giữa Đà Nẵng và Huế.

Đó là cầu Đồn Cả trên tuyến đường từ ga Hải Vân Nam (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) với ga Hải Vân Bắc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), là cây cầu quan trọng trong hành trình ngược xuôi vượt đèo Hải Vân của các chuyến tàu xuyên Việt cả trăm năm qua.

Qua miền bánh căn

Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Nói về bánh căn, tôi có thể “tự hào” mình đã ăn món này trải dài khắp các tỉnh, thành từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên Đà Lạt (Lâm Đồng), xuống Phan Rang (Ninh Thuận), Khánh Hòa, Phú Yên… Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Bánh căn có thể xuất phát từ cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Theo hướng từ Nam ra Bắc, bánh căn dừng lại ở Phú Yên. Vào Nam, bánh căn dừng ở Phan Thiết. Từ Phan Rang, bánh căn băng đèo Ngoạn Mục và dừng ở Đà Lạt.


Phiêu lưu cùng món canh ngó khoai

Có lẽ nhắc đến ngó, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngó sen. Bởi ngó khoai là thứ xa lạ với nhiều người, đặc biệt với dân phố thị.

Mùa ngó khoai bắt đầu là khi tiết trời vào hạ, lúc mà những cơn mưa rào bất ngờ đổ ào xuống, chính là thời điểm những cây khoai ngứa nảy mậm. Mậm là phần mọc ra từ rễ của cây, non to chừng ngón tay út, vươn dài hết cỡ phải bằng hai gang tay trên bùn đất. Nhìn những cọng mậm ấy, chỉ nghĩ đến món ngó khoai nấu mẻ đơn giản thôi mà khướu giác và vị giác đã cùng nhau “nhảy múa” rồi.

Giống khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê miền Bắc. Loài cây thường mọc hoang hoặc chỉ được trồng qua quýt ở những chỗ trũng thấp như rìa mương nước, góc ruộng, bờ ao… Tàu và lá khoai ngứa thường được người dân dùng nấu cám cho lợn, riêng ngó khoai (còn gọi bồng khoai, dải khoai…) là món ăn ngon của nhiều gia đình.

Thanh mát gỏi rong bồng bồng

Ngoài hành, tỏi Lý Sơn khá nổi tiếng, thì vùng biển của huyện đảo này còn được xem là “ngôi nhà” của hàng chục loại rong biển. Trong số đó bồng bồng là một loại rong đặc biệc thuộc lớp sụn biển được người dân huyện đảo xem như rau xanh, dùng để chế biến thành nhiều món ăn dân dã, nhưng ngon và lạ miệng...

Đến bây giờ, sau 10 năm kể từ lần đầu tiên đến đảo Bé (Lý Sơn), tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh dung dị, chân chất và đặc biệt hiếu khách của người dân nơi đây. Năm 2011, đảo Lý Sơn chưa có điện, đảo Bé còn hoang sơ, việc đi lại vô cùng khó khăn. Hẳn vậy nên khách từ đất liền ra đảo Bé lúc ấy được người dân quý mến lắm; từ việc nhường từng ca nước ngọt ít ỏi, đến tỉ mẩn chế biến nhiều món ăn ngon để đãi khách. Trong số ấy thì gỏi rong bồng bồng (còn gọi là cum cúm, bìm bìm) là món ăn vương vấn tôi đến tận giờ.

Gỏi rong bồng bồng tuy trông đơn giản, nhưng ngon và lạ miệng. ẢNH: THANH PHONG

Đình Vân Dương: Nơi gắn kết văn hóa cộng đồng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) không chỉ là nơi liên lạc, hội họp của các cơ sở cách mạng, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương đến tận ngày nay. Với những giá trị đó, công trình này vừa được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) là một trung tâm tín ngưỡng, bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của nhân dân địa phương. Ảnh: XUÂN DŨNG

13 thg 7, 2021

Xáng là gì?

Trước khi người Pháp đến Việt Nam, người Việt ở Nam bộ đã di chuyển trên sông rạch và làm ruộng ở những vùng sông rạch này rồi. Khi người Pháp đến, họ thấy sông rạch tự nhiên (và một số kinh đào như kinh Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà...) là chưa đủ. Họ cho đào kinh thêm ở những nơi có thể làm ruộng được, tạo đường giao thông chuyên chở, rút bớt nước lụt, rút bớt phèn. Khác với những con kinh do người Việt đào trước đó chủ yếu bằng thủ công, những con kinh do người Pháp đào sử dụng phương tiện cơ giới.

Những chiếc máy đào kinh, vét mương rạch này được gọi là xáng. Những con kinh đào bằng xáng được gọi là kinh xáng.

Kinh Xáng Xà No. Ảnh: Lý Anh Lam

Con trâu trong đời sống của người Xơ Đăng ở Đăk Ui

Không biết từ bao giờ, con trâu trở nên gần gũi, thân quen và là một phần tất yếu trong đời sống người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Con trâu không chỉ là vật nuôi đơn thuần, mà còn gắn bó và để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng.

Cũng như nhiều dân tộc có truyền thống canh tác lúa, người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui quý con trâu. Hình tượng con trâu luôn gắn với đời sống, tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Trao đổi về hình tượng con trâu trong đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, già A Núi, thôn Wang Hra, xã Đăk Ui cất giọng trầm đục mở đầu câu chuyện: “Từ xưa đến nay, con trâu dường như gắn liền với đời sống, văn hóa, tinh thần của người Xơ Đăng ở địa phương. Con trâu chính là công cụ, là người bạn đồng hành giúp bà con cày cấy, kiếm cái ăn, cái bỏ bụng để sinh tồn, xây dựng cộng đồng. Cũng từ đó, một thói quen hình thành trong nếp sống, là mỗi gia đình người Xơ Đăng chúng tôi đều nuôi ít nhất một con trâu trong nhà. Chúng tượng trưng cho sự cần cù, chịu khó và là biểu tượng cho sức khỏe của người con trong làng. Dù hiện tại, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy với sức kéo hiệu quả, năng suất cao thay thế, nhưng con trâu dường như vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người ở đây”.

Các em nhỏ dắt trâu ra đồng. Ảnh: T.T

Ngũ Bàu, cầu Giát, sông Thai

Con sông Giát phát nguyên từ chân phía Đông - Nam dãy Mồng Gà, khối núi có cả 3 huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu cùng tiếp giáp. Về phía Đông Bắc nơi ấy, núi và đất tạo nên một vùng trũng, gọi là Bàu Đột. Từ đó, một số ngòi nước, ngọn khe tụ lại thành con sông Giát. Sông theo hướng Đông Bắc mà đổ ra biển. Sách xưa gọi đó là nguồn Thai nên cư dân nơi cuối dòng được gọi theo tiếng địa phương, là Kẻ Thơi. Và trải qua bao đời, con người sống trên lưu vực của mạch sông này đã làm cho đất đai mình nổi tên tuổi.

Đến thời trung đại của lịch sử thì có thêm một dòng tộc đến đây cư ngụ mà ông tổ mang họ Hồ. Trần Trọng Kim viết trong sách “Việt Nam sử lược”: rằng: Hồ Quý Ly dòng dõi từ Chiết Giang bên Tàu, tổ tiên là Hồ Hưng Dật, đời Ngũ Quý (thế kỷ X) sang nước ta, ở Bàu Đột, huyện Quỳnh Lưu”.

Từ ý thức tầm nguyên đó mà vào đầu thế kỷ X, sau khi thay ngôi vua của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã cử con trai là Hồ Hán Thương vào Bàu Đột xây đền thờ cho tông tộc mình. Cơ sở ấy nay vẫn còn dấu tích. Phía Đông Bắc của vùng núi Mồng Gà cũng là một miền dân cư sớm sầm uất. Cùng đổ về Đông, các mạch nước, ngọn khe từ Bàu Đột tụ lại, tìm lối đi ra biển. Đất đỡ chân người và cư dân ở đây khai sáng ra cách vượt những trở lực để đi tới.

Thị trấn Cầu Giát. Ảnh: Nhật Thanh

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Quần thể Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê

6 thg 7, 2021

Vàm Xáng là gì?

Câu ca dao "Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền" dễ làm những người không phải dân Cần Thơ nghĩ rằng đây là 4 địa điểm khác nhau . Thiệt ra, đây là 4 địa danh nhưng chỉ có 2 địa điểm thôi. Bởi vì Ba Láng thuộc Cái Răng còn Vàm Xáng thuộc Phong Điền. Câu ca dao trên nếu diễn giải dài hơn một chút cho rõ nghĩa thì sẽ là "Cái Răng có Ba Láng, Vàm Xáng ở Phong Điền".

Cái Răng là quận nội đô, Phong Điền là huyện ven đô của thành phố Cần Thơ.

Ba Láng là phường thuộc quận Cái Răng, phía Tây của phường này giáp huyện Phong Điền.

Cổng chào phường Ba Láng, TP. Cần Thơ

Bình minh trên biển Sầm Sơn


Đến với biển Sầm Sơn nếu không khám phá khoảnh khắc bình minh ngày mới thì thật phí. Sầm Sơn buổi bình minh không chỉ như một bức tranh đẹp đến nao lòng mà còn là bầu không khí mát lành.

Lạ miệng đặc sản bún kèn Phú Quốc

Không chỉ gây ấn tượng bởi tên gọi "phát ra âm thanh", bún kèn còn thu hút thực khách nhờ hương vị hấp dẫn, hòa quyện từ nhiều loại nguyên liệu của vùng biển Kiên Giang.

Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn. Bên cạnh những đặc sản nức tiếng, ở Phú Quốc còn có một món tuy ít được biết đến nhưng hương vị đủ khiến ai nấy xốn xang ngay từ lần đầu thưởng thức. Đó là món bún kèn. 

Tuy không được nhiều người biết đến nhưng bún kèn lại là đặc sản nức tiếng miền Tây (Ảnh: @thuxuvu).

Dấu tích 13 cửa Kinh thành Huế xưa

13 cửa thành ngày nay nơi còn nguyên hiện trạng, nơi bị chiến tranh phá hủy, nơi lại bỏ hoang.


Hiện nay Kinh thành Huế tổng cộng có 13 cửa thành, gồm 10 cửa đường bộ, 1 cửa phụ và 2 cửa đường thủy. Các cửa thành ban đầu đều được xây dựng từ thời vua Gia Long (phần mái vòm), đến thời vua Minh Mạng hoàn thiện vọng lâu phía trên. Qua thời gian, chiến tranh, có cửa vẫn nguyên hiện trạng, cửa bị sụp đổ đã phục dựng lại, cũng nhiều cửa bị lãng quên, bỏ hoang...

Ngoài chức năng chính là lớp bảo vệ ngoài cùng của Tử Cấm Thành, Hoàng Thành - nơi sống và làm việc của vua và triều đình - những chiếc cửa thành còn là cửa ngõ đi lại, thông thương của dân cư sinh sống bên trong khu Thành Nội, là nhân chứng sống của lịch sử, đời sống Kinh thành Huế suốt hơn 200 năm qua.

Cửa Ngăn (hình) còn gọi là Thể Nhân Môn, vốn là một trong hai cửa dành cho vua và hoàng gia ra vào Kinh thành. Mỗi lần như vậy triều đình lại cho quân lính ra chặn đường trước mặt kinh thành, ngăn không cho ai qua lại, nên có tên gọi cửa Ngăn. Nhân dân hay gọi đây là cửa Ngăn Dưới. Cửa Ngăn hiện nay nằm bên trái Kỳ Đài, trên con đường một chiều cùng tên cắt đường Lê Duẩn và đường 23/8.

Vượt sông Long Đại và thác Tam Lu ở Quảng Bình

Ngồi trên thuyền của một tay lái cừ khôi, bạn sẽ thấy như đang bay trên những cột sóng trắng xóa giữa núi rừng.


Travel blogger Vinh Gấu, tên thật là Lê Viết Vinh, vừa chia sẻ về chuyến hành trình đến sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình hồi đầu tháng 5. Dù chuyến đi có phần bộc phát nhưng anh vẫn có nhiều trải nghiệm thú vị.

5 thg 7, 2021

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

 


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Dân Cần Thơ chắc ai cũng biết câu ca dao đó, nhưng mà nhứt trí với nhau về ý nghĩa câu ca dao thì chắc là không. Điểm gây tranh cãi chính là ý nghĩa của 2 câu sau, nó có vẻ mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống của người dân Nam bộ:

Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Bức tranh vùng quê Hậu Giang

Qua ống kính của thầy giáo đam mê nhiếp ảnh Lê Tuấn Anh người xem được biết tới một bức tranh quê Hậu Giang thật yên bình, mộc mạc.


Lê Tuấn Anh (1996), quê tại Hậu Giang, hiện là giáo viên tại Cần Thơ. Bộ ảnh dưới đây là một kỷ niệm đáng nhớ của Tuấn Anh trong những chuyến lang thang sáng tác ảnh về cảnh sắc và nhịp sống con người nơi thôn quê Hậu Giang.

Trong lần về xã Hỏa Lựu, TP Vị Thanh, Tuấn Anh ghi lại không khí quây quần ấm áp của một gia đình khi ăn bánh nướng trước hiên nhà dịp Tết nguyên đán. Bức ảnh “Hơi ấm mùa xuân”, đạt giải khuyến khích tại cuộc thi ảnh tỉnh Hậu Giang 2019 và được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2019.

Món ngon từ vịt nổi tiếng khắp ba miền

Miền Bắc có vịt nướng Vân Đình tẩm ướp vừa miệng, nướng vàng thơm lừng. Miền Nam nổi tiếng với vịt nấu chao đậm đà nhúng lẩu cùng rau sống.

Vịt nướng Vân Đình là món ăn nổi tiếng gắn với địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Vịt cỏ phải chọn con béo vừa, chắc thịt, khi nướng chín thịt tuy mỏng mà không khô, xương mềm, ngọt, ăn không bị ngấy. Món vịt nướng được tẩm ướp vừa miệng, có màu vàng cánh gián, dậy mùi thơm của gừng, sả chấm cùng nước chấm pha vừa miệng đủ vị chua, cay, mặn rất hấp dẫn thực khách. Ảnh: Ngoisao

Canh rau sam nấu tôm

Sau những đợt nắng nóng của ngày hè, trời đổ mưa, rau sam mọc khá nhiều trên đất vườn nhà. Người dân quê thường hay nhặt rau nấu với tôm sông. Vị chua của rau hòa quyện với vị ngọt của tôm tạo thành món ăn dân dã đã đi vào tiềm thức của bao người. Đây cũng là món ăn giải nhiệt, thanh mát trong những ngày hè oi bức.

Không cần phân bón, thuốc trừ sâu, rau sam ở quê có sức sống mạnh mẽ, vào mùa hè, cứ sau những đợt mưa dông là rau vươn lên nhanh xanh tốt. Ngày đó, nhà ai có mảnh vườn rộng là không cần đến chợ mua rau. Sáng chiều, những người mẹ, người chị hái ram sam chế biến thành nhiều món để gia đình giải nhiệt trong bữa cơm ngày hè. Nào là rau sam luộc chấm mắm nêm, canh rau sam nấu với rau tập tàng, xào tỏi, nấu với thịt heo băm... nhưng bọn trẻ chúng tôi thích nhất vẫn là món canh rau sam nấu với tôm sông.

Canh rau sam giải nhiệt ngày hè. Ảnh: A.N

Ký ức đường thiên lý

Thiên lý có nghĩa là nghìn dặm. Đường Thiên lý chạy dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc chí Nam, tương tự như Quốc lộ 1 sau này. Quanh câu chuyện đường Thiên lý có lắm điều hay và sự hiểu biết về nó không phải là vô ích.

Gian nan thiên lý

Tên gọi đường Thiên lý xuất hiện khoảng năm 1402 đời nhà Hồ khi thượng hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương cho xây đắp con đường từ kinh đô kéo dài vào Bắc Trung Bộ, đến Châu Hóa rồi kéo dần về Nam. Thiên lý là nghìn dặm, một danh tự chung dùng làm danh tự riêng, có lẽ vì sự khu biệt nó vốn đã khá rõ, so với các con đường ngang, ngắn hơn nhiều.

Bản đồ Quảng Thuận đạo sử tập phần thể hiện địa bàn Quảng Ngãi, thế kỷ XVIII, con đường vắt ngang chính là đường Thiên lý. ẢNH: CAO CHƯ

4 thg 7, 2021

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món ăn cầu kỳ, tinh tế của người Hà Nội, thường được làm vào mùa hè để giải ngấy và tăng độ tươi mát cho bữa ăn.

Món ăn Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món của người Hà Nội xưa, nó thể hiện sự tinh hoa, khéo léo, của người làm bếp, trong cách lựa chọn nguyên liệu và các gia giảm, trong quá trình chế biến, để làm món ăn này cần phải chọn được rau diếp với lá dày, tàu to và hơi đắng, (nếu không có thì có thể dùng rau xà lách để thay thế).

Nguyên liệu phải chọn được hành củ tươi, giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng rất thơm. tiếp đến là bún được chọn là loại bún răng bừa, loại bún được làm thành các vắt dài (hoặc có thể sử dụng bún rối). Khó nhất của cuốn diếp là giấm bỗng chưng. Phải chọn được bỗng nếp vừa vớt từ nồi nấu rượu ra. Hạt nếp lúc ấy vẫn còn mọng và ngậm rượu, sau đó đem cái bỗng để nguyên cả hạt vắt khô rồi chưng lên với mật mật mía.Thịt lợn là thịt thịt ba chỉ (có lẫn cả nạc và mỡ) sau đó đem đi luộc chín và thái miếng vừa ăn, tôm phải là tôm tươi, thịt săn chắc được đem rang với một chút muối cho vừa miệng.

Tôm để làm món cuốn nhất hạng phải là tôm tươi bắt ở HồTây.

Triết lý âm dương trong ẩm thực xứ Quảng

Khi nói về sức ảnh hưởng triết lý âm dương đến đời sống của người Quảng Ngãi, phải kể đến lĩnh vực ẩm thực. Ẩm thực xứ Quảng là sự hài hòa của âm dương, gắn liền với nó là giá trị đối với sức khỏe.

Từ ngàn xưa, triết lý âm dương luôn gắn bó mật thiết và sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và người Quảng Ngãi nói riêng. Nội dung cơ bản của triết lý âm dương là mọi sự vật, hiện tượng đều có sự kết hợp, chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập theo quy luật “Trong âm có dương, trong dương có âm” và “âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”.

Dương là sự biểu lộ của trời, là những thuộc tính mạnh như: Nam, cha, vua chúa, bề trên, sang trọng, ban ngày, ánh sáng, năng lượng, sức mạnh mang tính dương, sức nóng, náo nhiệt... Âm là những thuộc tính mềm yếu như biểu lộ của đất, là: Nữ, mẹ, lạnh, tính trầm...

Cá trê (âm) sau khi nướng lên thường được ăn cùng với nước mắm gừng – loại gia vị có tính nhiệt (dương). Ảnh: Ý THU

“Thân em như trái bần trôi...”

Có lần vô siêu thị thấy có bán “bột bần”, bà xã tôi bèn mua về thử nấu món lẩu chua. Cả nhà ai cũng khen ngon vì lạ miệng mà mùi vị cũng hấp dẫn. Riêng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến quê nhà với những mùa bần ổi ra trái lủng lẳng “đặc” trên những nhánh mướt xanh ven sông rạch miền Tây. Đang chạy vỏ lãi ra chợ về, ba tôi tấp vô một bờ kênh hái mớ trái bần tròn tròn, dẹp dẹp vừa chín tới còn xanh mướt vỏ toát mùi thơm chua thanh dễ chịu đến không cầm lòng được...

Ai ăn mắm sặc, bần chua?

Tự lâu đời, mắm là món ăn quen thuộc của cư dân miệt sông nước Cửu Long. Có nhiều loại mắm và cũng có nhiều cách chế biến món ăn. Nhưng có lẽ để được ăn nhanh nhất và dân dã nhất thì món ăn sống là tiện hơn cả. Trong các loại mắm sống, nhất là mắm cá nước ngọt, mắm sặc được coi là “món độc” với dân nhậu. Gọi là “món độc” bởi vì mắm sặc đơn giản chỉ cần lấy trong khạp hay hũ ra là có thể ăn ngay được. Hơn nữa, con mắm sặc không quá to như mắm rô, mắm lóc nên rất vừa miếng ăn.

Mùa dâu da chín rộ

Hiện nay, các xã: An Phước (H.Long Thành), Phú Hội, Long Tân (H.Nhơn Trạch) đang vào mùa dâu da chín rộ. Dọc nhiều tuyến đường trong xã, những vườn dâu da vàng rực, trĩu quả, bao phủ kín mít khắp thân và cành, trông rất đẹp mắt. Các khu nhà vườn nơi đây như khoác lên một chiếc áo mới rực rỡ, tươi vui.

Cứ tới mùa dâu da chín, bà Ba Thu (ngụ ấp 2, xã An Phước, H.Long Thành) hái dâu trong vườn ra đường Lê Duẩn bán cho khách vãng lai được giá cao hơn bán cho mối trên 5 ngàn đồng/kg

Ngỡ ngàng trước thác Bring

“Em đã bao giờ nghe đến thác Bring chưa? Đây là một trong những thác nước hùng vĩ và hoang sơ trên địa bàn huyện Kon Rẫy, gần như chưa có sự tác động bởi con người. Nếu có dịp, em hãy tự mình trải nghiệm xem sao, chị nghĩ địa điểm này sẽ không làm em thất vọng đâu”. Lời giới thiệu ngắn gọn của một đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp đã khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kỳ và tôi có chuyến trải nghiệm với thác Bring.

Từ UBND xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy đi dọc theo Tỉnh lộ 677 khoảng 4 km rồi rẽ trái, chúng tôi men theo con đường đất tiến vào thác Bring. Ngay từ khoảng cách còn rất xa, chúng tôi đã nghe được tiếng ầm ầm thác đổ, át cả tiếng xe máy đang di chuyển trên đường. Chỉ như vậy, đủ để mỗi người chúng tôi mường tượng sự hùng vĩ, kích thước, độ cao thác nước mà chúng tôi đang hướng đến. Điều đặc biệt là xuyên suốt cả chặng đường vào thác, chúng tôi không gặp bất kỳ bóng dáng của một khách du lịch nào, điều này càng củng cố thêm niềm tin về việc thác nước còn hoang sơ, chưa bị con người tác động.

Chạy chừng khoảng gần 3 km, thác nước Bring hiện lên trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hùng vĩ, uy nghi, sừng sững giữa rừng.

Khèn bầu 6 ống của người Mạ

Trong số các nhạc cụ của người Mạ trên địa bàn tỉnh, M'buốt (còn gọi là khèn bầu 6 ống) là nhạc cụ có cấu tạo phức tạp và khả năng diễn tấu phong phú.

Loại nhạc cụ này có thể dùng để đệm hát, múa, hòa tấu cùng các nhạc cụ khác trong các dịp lễ hội. Trai tráng trong bon làng dùng khèn bầu để thổ lộ tình cảm với người yêu…

Nghệ nhân người Mạ trình diễn khèn bầu 6 ống

Hoài niệm Vĩnh Tế Sơn, Tân Lộ Kiều Lương

Để người dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) và du khách hiểu về truyền thống lịch sử, sự gian khổ, hy sinh của các bậc tiền nhân đã khai phá và giữ gìn từng tấc đất quê hương, là cội nguồn của dân tộc và đặc trưng văn hóa của vùng đất Nam bộ, UBND TP. Châu Đốc vừa tổ chức Lễ phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương.

Trong quá trình mở mang và phát triển bờ cõi phía Nam, danh thần Thoại Ngọc Hầu đã có nhiều đóng góp to lớn về kinh tế, quốc phòng và đời sống của người dân vùng đất An Giang, như: đào kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, đắp đường Tân Lộ Kiều Lương… Quá trình khai phá này được ghi trên bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương. Bia Vĩnh Tế Sơn được dựng năm 1828 (sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế 4 năm), bia cao hơn đầu người bằng loại đá sa thạch.

Theo thời gian, do để ngoài trời chịu nhiều mưa, nắng nên mặt đá bị bào mòn, chữ còn, chữ mất. Bia Tân Lộ Kiều Lương cũng được dựng lên cùng năm với bia Vĩnh Tế Sơn, sau khi hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam. Ngày nay, bia không còn nhưng văn bia vẫn còn trong sử sách.

Phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn tại lăng Thoại Ngọc Hầu