20 thg 4, 2021
Mặc nưa - thời xa vắng
Theo nhiều tài liệu, lãnh Mỹ A vang bóng một thời, niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu (An Giang). Thời thịnh nhất của loại vải cao cấp này là những năm 1950-1960, chỉ có các quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang mới đủ tiền để mua lãnh Mỹ A may áo dài. Lãnh Mỹ A không chỉ nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà còn được xuất sang Campuchia, Lào...
Lúc ấy, ở Tân Châu hầu như nhà nào cũng làm lãnh Mỹ A. Sau này, lãnh Mỹ A được “phục hưng” thành công, bằng việc được các nhà thiết kế nổi tiếng sử dụng trong nhiều bộ sưu tập các loại váy liền thân dáng suông, váy chữ A, áo vest, áo dài, trang phục dạ hội và váy cưới... làm sống lại thương hiệu lãnh Mỹ A, mang hồn quê ra khỏi phạm vi đất nước một lần nữa.
29 thg 3, 2021
Hương vị lồng mức núi Dài
Ở xã Lê Trì cũng có một hộ trồng cây lồng mức, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ có vườn lồng mức của gia đình anh Việt là lớn và rộng nhất, với trên 200 gốc. Trong đó có trên 100 gốc lồng mức đã 20 năm tuổi. Đối với lồng mức, cây có tuổi càng lớn thì tán càng rộng, trái từ đó cũng nhiều, năng suất cao. Theo anh Việt, vườn lồng mức này được trồng từ nhiều năm trước, ngoài ra còn có vườn xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, bưởi Năm Roi…
Trong những loại cây ăn trái đó, lồng mức là loại chịu hạn tốt nhất. Khi trồng lồng mức trên đất núi, vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chịu được khô hạn, vừa cho năng suất ổn định. Từ lúc trồng đến khoảng 5 năm sau thì cây lồng mức sẽ cho trái và cây càng lớn, năng suất càng tăng.
Dấu ấn trăm năm đình Mỹ Đức
Dọc theo tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua xã Mỹ Đức không khó để bắt gặp hình ảnh đình Mỹ Đức với dáng vẻ cổ kính đặc trưng, nằm lẩn khuất dưới những tán cây cổ thụ. Tính từ thời điểm xây dựng đầu tiên bằng tre nứa vào năm 1819 đến nay, đình Mỹ Đức có hơn 200 năm tuổi. Do đó, đình trở thành công trình kiến trúc thuần Việt đặc trưng của địa phương, là nơi ẩn chứa niềm tin tưởng to lớn của người dân từ thuở dựng làng lập ấp đến ngày nay.
Theo Ban Quý tế đình thần Mỹ Đức, ngôi đình hiện tại có hình chữ tam, với diện tích xây dựng hơn 897 m2, gồm các hạng mục: võ ca, thông hành, võ quy, chánh tẩm, nhà hội, nhà trù… Về ngoại thất, đình có mái tam cấp, nóc cổ lầu, mỗi tầng ngói có trang trí họa tiết hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, kỳ lân… tạo nên sự hài hòa chặt chẽ với kiến trúc chung của đình. Ngay cổng tam quan có đôi liễn đối với nội dung: “Mỹ địa khai cơ an xã tắc/Đức trạch hưng công hưởng thái bình” với ý nghĩa Thành Hoàng sẽ phù hộ cho đất và người Mỹ Đức đời đời ấm no, sung túc.
21 thg 3, 2021
Tung Lò Mò – Đặc sản trứ danh của đồng bào Chăm tỉnh An Giang
8 thg 3, 2021
Tìm hiểu nghề nấu đường thốt nốt đặc sản nổi tiếng của An Giang
Đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút, đầy sức sống với những tàu lá màu xanh thẫm, ngả bóng xuống cánh đồng lúa tuyệt đẹp trong nắng vàng. Cạnh những hàng thốt nốt là những quán giải khát thốt nốt ướp lạnh, thoáng đãng, mát rượi dẫu đang trưa hè, quán nào cũng giăng võng để khách có thể nghỉ ngơi thưởng thức nước và cùi thốt nốt ướp lạnh. Du lịch An Giang, bạn hãy ghé vào quán cảm nhận sự thảnh thơi, dễ chịu. Rồi sau đó, thưởng thức một cốc thốt nốt ướp lạnh thì những mệt mỏi, nóng bức sau mỗi chặng đường rong ruổi trưa hè sẽ nhanh chóng tan biến. Nước thốt nốt có vị ngọt, thơm nhưng cơm thốt nốt lại có vị nhạt. Khi dùng chung với nhau, 2 mùi vị hòa quyện sẽ cho vị ngon rất riêng, đậm đà mà không quá gắt. Cái ngòn ngọt, thanh thanh của nước, mềm mềm dai dai của cơm thốt nốt như tan dần trong miệng. Một thứ nước rất ngon mà đa phần du khách trải nghiệm một lần đều khó quên.
3 thg 3, 2021
Chùa Phật Lớn trên núi Cấm
Đây là tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27 x 27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, chánh điện nằm cách đó không xa. Ngày 29/5/2013, tượng được công nhận là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.
Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao
25 thg 2, 2021
Về địa danh "Tri Tôn", "Tức Dụp".
Nguyễn Cao Thương - Chân dung họa sĩ tài ba
Người triển lãm tranh lập thể đầu tiên tại Sài Gòn là ai?
20 thg 2, 2021
Chuyện Thầy Thím ở núi Sập
Nhắc đến Thầy Thím là người ta nghĩ ngay đến Dinh Thầy Thím ở La Gi, Bình Thuận. Sự tích Thầy Thím nơi đây được truyền tụng rất nhiều, được ghi chép và kể lại khắp miền Trung và Nam bộ chớ không chỉ ở La Gi. Dinh Thầy Thím rất uy nghi, to rộng, có tiếng là linh thiêng, hàng năm đều có lễ hội trọng thể. Lại còn có cả khu mộ Thầy Thím nữa.
Câu chuyện về Thầy Thím được tóm tắt thế này: Thầy là một đạo sĩ tài năng, giàu lòng nhân ái ở Quảng Nam, Thím là vợ của Thầy. Do bị vua xử oan ức, Thấy và Thím cỡi rồng bay về phương Nam, đến trú ngụ tại làng Tam Tân, thuộc La Gi. Từ đó Thầy Thím ra sức giúp đỡ dân làng về nhiều mặt. Khi hai người mất, dân làng biết ơn nên lập dinh để thờ.
Tưởng đâu câu chuyện Thầy - Thím này là độc nhất, nhất là việc ghép giữa Thầy và Thím khá lạ, thế nhưng xuôi về phương Nam ta lại bắt gặp câu chuyện Thầy Thím với mô-týp tương tự.
18 thg 2, 2021
Chùa Xà Tón ở Tri Tôn
Ở cách thành phố Long Xuyên khoảng trên 50 km, thuộc huyện Tri Tôn có một ngôi chùa Khmer nổi tiếng. Đây được xem là ngôi chùa Khmer tiêu biểu nhất, lớn nhất và xưa nhất ở An Giang. Tên chùa là Xvayton, viết là ស្វាយទង.
15 thg 2, 2021
Tà Pạ
Có lẽ dân du lịch - săn ảnh biết đến cái tên Tà Pạ là từ cánh đồng Tà Pạ. Người ta nói với nhau rằng ở phía Nam cũng có nơi có ruộng bậc thang giống như những ruộng bậc thang vốn đã rất nổi tiếng ở Tây Bắc, nơi đó là Tà Pạ. Thật ra không hẳn như thế, nhưng cánh đồng Tà Pạ cũng là cảnh đẹp thu hút mọi người.
Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer.
14 thg 2, 2021
Gót hồng “cõng chợ”… lên mây!
Lên “chợ mây”!
4 giờ sáng, tôi bắt đầu hành trình đi tìm... “chợ mây”. Bởi lẽ, cái “chợ mây” ấy họp nhanh mà tan cũng nhanh. Theo lời người dân bản địa, “chợ mây” họp từ khi ánh bình minh chưa ló dạng trên đỉnh núi Cấm. Lúc mây mù vẫn còn giăng phủ dày đặc trên những nhành cây, kẽ lá. 5 giờ 30 phút sáng, xe tôi tới chân núi Cấm, tưởng chừng chuyến đi sẽ thuận lợi, nào ngờ cơn mưa “không hẹn mà gặp” đổ như trút nước kéo đến.
Tôi tấp vào quán nước nhỏ dưới chân núi chờ mưa tạnh. Chị hàng nước dậy từ rất sớm sẵn sàng phục vụ khách tham quan núi Cấm chào mời đôn hậu cũng khá bất ngờ về cơn mưa lạ cuối đông này. Bởi theo chị, mọi năm không có mưa vào thời điểm này. Rồi biết ý định tôi đi “chợ mây”, chị trấn an: "Em yên tâm, nhiều khi thấy mưa ào ào ở dưới này vậy chứ ở trên núi mát lắm, không có hột mưa nào đâu. Ở đây mấy mươi năm rồi, chị rành lắm!".
9 thg 2, 2021
Thú vị chợ trái cây chưng tết ở Long Xuyên
Khu vực chợ trái cây kiểng này chuyên bán các loại trái cây độc lạ dành cho nhưng ai thích sưu tầm để thờ và chưng tết như bưởi chữ nổi, dưa hấu hồ lô vàng, dưa hấu vuông, dưa ép thỏi vàng, dưa hoàng kim, dừa khắc chữ phúc lộc thọ...
2 thg 2, 2021
Chùa Tà Pạ – Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang
Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang. Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng. Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.
17 thg 1, 2021
Mùa chế biến nước mắm cá linh ở vùng đầu nguồn
Mùa gói bánh
Vừa hoàn thành xong mấy xửng xôi lớn cho khách đặt đem cúng đình, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (52 tuổi, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang) tiếp tục bận rộn với những đơn đặt hàng mới. Cô khách hàng trạc tuổi bà Thu ghé ngang nhà nhấn giọng: “30 Tết bà còn gói không, phải bà gói mới được, từ chối là tui không chịu đâu. Con gái ở Đồng Nai mới gọi về nói thèm bánh tét nhân chuối, bà nhận đi”. Nhẩm tính ngày Tết cổ truyền còn cách hơn 1 tháng, bà Thu cho biết, hiện nay đã được mối quen đặt hàng không còn rảnh ngày nào. Mấy chục năm nay, bà Thu và em gái chuyên gói bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh cặp… là những loại bánh truyền thống được gọi chung là bánh lá.
Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo
Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.
“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể.