30 thg 6, 2015

Độc đáo lễ cúng nhà Gươi giữa núi rừng Trường Sơn

Đối với đồng bào Cơ Tu, nhà Gươi là nơi hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của làng. 

Nhà Gươi của đồng bào Cơ Tu ở thôn Aréc 1, xã A Vương, H.Tây Giang, Quảng Nam 

Và đây cũng chính là nơi gìn giữ, lưu truyền các tập tục của đồng bào Cơ Tu; phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cũng là nơi tiếp đón khách quý của làng... 

Được tách ra từ thôn Aréc (xã A Vương, H.Tây Giang, Quảng Nam) thành 2 thôn: Aréc 1 và Aréc 2, nên ở làng mới, người dân thôn Aréc 1 phải làm lại nhà Gươi. Ngoài tiền hỗ trợ của chính quyền địa phương, thì tất cả con dân trong làng đều góp công, góp của để làm cho nhà Gươi của làng mình to và đẹp hơn. 

Phải lòng bún cá Ninh Hòa

Cùng với nem chua, bún cá Ninh Hòa là một đặc sản. Mỗi hàng có bí quyết riêng hút khách. Rau và bún có thể giống nhau, hơn thua ở chỗ nấu nước lèo và làm chả cá.

Đặc trưng bún cá xứ này là nồi nước lèo trong ngần, không tanh, chẳng có dầu mỡ. Nước trong không do đường với bột ngọt. Tất cả nhờ nấu từ cá bò (cá ngừ) và nhiều loại xương cá khác nhau. 

Lấy đũa trộn đều, lua miếng nước ngọt lịm, thanh tao, thơm mùi hành ngò, thêm chút vị chanh (hay xoài) chua chua, ớt xiêm cay cay, kèm lát bún lá vừa dẻo vừa dai, với tay gắp đũa rau mát lành, với miếng chả cá dai dai, rồi nhai từ từ, chầm chậm. 

Nhà trí thức uyên bác, tài hoa

Từ một thi nhân với tiếng thơ hùng tráng, chuyển lối rẽ sang nghiên cứu khoa học, Phạm Huy Thông thực sự là linh hồn của đề tài và của các hội nghị khoa học xã hội và nhân văn.

Giáo sư - Viện sĩ Phạm Huy Thông - Ảnh: Gia đình cung cấp

Thế Anh và đôi chân ma thuật

Trong đại gia đình các danh thủ Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Thế Anh được nhắc đến một cách trân trọng, với những trang viết hay và nhiều câu chuyện bên lề hấp dẫn.

Ông Thìn A cùng Thế Anh (trái) và Cao Cường - Ảnh: Phan Sang

Cách đây 40 năm, trên tờ Hà Nội mới có bài thơ của một tác giả mà tôi không nhớ tên, mô tả khát vọng và tâm tư của lớp trẻ Hà Nội đang trên ghế nhà trường, trong đó có câu: “Đêm nằm mơ Ba Đẻn”. Điều này chứng tỏ Nguyễn Thế Anh là gương mặt quý hiếm ở giới cầu thủ mà tên tuổi đã sớm đi vào thi ca, nếu có thể nói như thế.

29 thg 6, 2015

Lãng du bên lòng hồ Ea Kao

Là danh thắng ít được du khách biết tới, hồ Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) - điểm đến quen thuộc của nhiều người dân phố núi - đang thu hút nhiều khách lãng du, đặc biệt vào ngày hè. 

Người dân bơi thuyền gỗ mưu sinh trên hồ Ea Kao - Ảnh: Tiến Thành 

Không nổi tiếng như Biển Hồ (Gia Lai), hồ Ea Kao là hồ nước ngọt nhân tạo có giá trị lớn về mặt thủy lợi và là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành và mát mẻ.

Hồ nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột 12km về hướng đông nam, thuộc địa phận xã Ea Kao, được hình thành từ việc chặn các dòng suối Ea Knin, Ea Kao, Ea Chăt, Cư Mblim… để xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho lúa và cà phê.

Đà Lạt mùa săn mây

Với những người yêu nhiếp ảnh, tháng 6 là mùa săn mây ở Đà Lạt. Đó là mùa mây luồng (hay biển mây), thường bắt đầu khi hết mùa nắng lạnh để chuyển sang mùa sương bạc, phủ lên Đà Lạt một vẻ đẹp huyền ảo. 

Đà Lạt bồng bềnh trong mây 

Trên mười năm trước, mùa săn mây sẽ bắt đầu khoảng tháng 5. Nhưng hiện tại do sự biến đổi thời tiết nên kéo dần sang tháng 6, thậm chí tháng 7. Nếu muốn có những bức hình đẹp, người yêu nhiếp ảnh cũng phải thức dậy sớm hơn, đi xa hơn ở các vùng ngoại ô để săn mây. 

Người tình chung thủy của địa lý Việt Nam

Vốn là sinh viên y khoa, nhưng Lê Bá Thảo đã chọn địa lý để cứu chữa cho những vết thương trên cơ thể đất nước gây nên bởi “những mốc meo của sự phàm tục” với mong muốn bảo vệ cảnh quan vô giá của VN.

GS Lê Bá Thảo (thứ hai từ trái qua) tại Đại hội thành lập Hội Địa lý Việt Nam (1988) - Ảnh: tư liệu gia đình

Công việc của một phóng viên cùng với máu xê dịch nên có dịp là tôi lại lang thang với các cung đường sơn cước. Khi thì theo đường vành đai biên giới Việt - Lào (Thanh Hóa), lúc lại xuyên núi từ cao nguyên Bắc Hà men dọc thung lũng sông Chảy lên đến Mường Khương, tạt ngang Si Ma Cai (Lào Cai) rồi lại vọt sang Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang). Mỗi cung đường ấy làm tôi “bất giác phải sững sờ trước công trình thực vĩ đại của thiên nhiên, và không thể ngờ rằng con sông ở dưới chân mình ngày trước đã có lần chảy ngay trên bề mặt cao nguyên và đã xẻ qua khối núi đồ sộ này như một lưỡi dao thật sắc” (Thiên nhiên Việt Nam).

Tượng đài bóng đá

Nhắc tới cái tên Phạm Huỳnh Tam Lang, người hâm mộ bóng đá VN không thể không nhớ tới hình bóng oai hùng của thủ lĩnh đội tuyển miền Nam giành Cúp vàng Merdeka 1966, của người thuyền trưởng chèo lái con tàu mang tên Cảng Sài Gòn vượt phong ba đem về cho bóng đá TP.HCM 4 chức vô địch quốc gia. Không thể nói khác, ông là một tượng đài bóng đá sừng sững.

27 thg 6, 2015

Về An Lão những ngày nắng

Mùa hè nóng bức cộng thêm việc những khu du lịch, những bãi biển luôn trong tình trạng quá tải thì cách tốt nhất là bạn nên tìm về những chốn bình yên, ít người biết đến nhưng không kém phần thú vị để tận hưởng mùa hè theo cách riêng của mình. Và An Lão sẽ không làm bạn thất vọng.

Hoàng hôn lung linh huyền ảo trên mặt hồ sông Vố 

Huyện An Lão, tỉnh Bình Định là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 100km về hướng tây bắc. Từ quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Hoài Nhơn) các bạn chạy dọc lên phía tây 25km nữa là tới. Đã không biết từ đâu và khi nào có câu: Đường lên An Lão cheo leo. Thương em anh mới băng đèo tới đây. 

Về biển Châu Me ăn cá thửng

Vùng biển Châu Me, xã Phổ Châu (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) với những bãi cát trắng và rặng thùy dương vi vu tựa khúc nhạc êm ái ru hồn lữ khách. Vẻ đẹp hoang sơ, những cơn gió biển mát rượi mơn man da thịt đã thu hút nhiều người tìm đến thư giãn trong những ngày oi bức. 

Khung cảnh thật nên thơ với những cơn sóng dịu êm đưa con thuyền nhỏ vào bờ. Ngư dân nhanh tay gỡ lưới trước ánh mắt đợi chờ của những người khách phương xa. Cá, tôm, mực, ghẹ…, bán tại bến với giá khá rẻ cùng nụ cười thân thiện trên gương mặt sạm đen vì nắng gió biển khơi. 


Mùi cá nướng thơm phức, lan tỏa theo gió biển khiến nhiều người phải… ngẩn ngơ. Bóc lớp vảy bên ngoài, lộ ra lớp thịt trắng ngần bên trong, ai nhìn cũng “đã” con mắt - Ảnh: Trang Thy 

Người nhac sĩ tài hoa

Tha thiết mà vẫn không quên lý tưởng hào hùng. Mới mẻ trong nhạc nhẹ. Thấm đẫm âm hưởng dân ca. Nhạc sĩ Thuận Yến đã gửi, đã trao, đã để lại cho người nghe rất nhiều bài ca như thế...

Nhạc sĩ Thuận Yến và vợ - NSƯT Thanh Hương - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Cuộc thi Đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991 chứng kiến sự đối đầu của hai giọng ca mà sau này đều được tôn vinh diva - Thanh Lam và Hồng Nhung. Một bản năng, một duy lý. Một chất giọng cộng minh hoàn hảo, một giọng lảnh lót cao vút. Ở thời điểm ấy, không ai thua ai về cá tính, họ đều đã có những dấu ấn riêng. Thậm chí nếu xét về sự được lòng công chúng (để bình chọn như các cuộc thi âm nhạc truyền hình bây giờ), Hồng Nhung còn nhỉnh hơn đối thủ vài phần. Nhưng cuối cùng Thanh Lam của Chia tay hoàng hôn đã thắng. Chị đoạt giải đặc biệt, trở thành nữ hoàng nhạc nhẹ.

Con ong của hội họa Việt Nam

Từ những tác phẩm của Nguyễn Sáng, nhà phê bình Thái Bá Vân đọc được hiện thực cao rộng, hoành tráng.

Họa sĩ Nguyễn Sáng. Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tĩnh

Khi Nguyễn Sáng chào miền Nam để ra Bắc, ông hẳn không nghĩ rồi mình sẽ trở thành một phần quan trọng của miền đất Bắc ấy. Ông đã trở thành một họa sĩ cách mạng. Ông thậm chí đã ở lại miền Bắc gần như suốt cả cuộc đời mình. Họa sĩ chỉ trở lại quê nhà để vẽ vài tác phẩm trước khi mất. “Nhìn qua lược sử quá trình hoạt động của họa sĩ Nguyễn Sáng, cũng không có gì khác biệt với bao nhiêu họa sĩ cách mạng khác, chỉ khác chăng ông là người miền Nam”, nhà phê bình Quách Phong viết.

Đẹp hút hồn con đường từ TP.HCM đi Gia Lai

Ngày 27-6, tuyến đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) đã chính thức thông xe toàn tuyến, đoạn qua các tỉnh Tây nguyên đi TP.HCM. Trước đây đi từ TP.HCM đến Gia Lai mất 12 giờ, nay chỉ còn dưới 8 giờ.

Nhiều đoạn đường uốn lượn đẹp mắt 

Ngày 27-6, ông Dương Hồ Minh, phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT), cho biết tuyến đường này được thông xe sau hơn 18 tháng thi công, vượt tiến độ một năm so với yêu cầu của Quốc hội.

25 thg 6, 2015

Trong chùa có cái linga!

Thiệt ra "tâm nguyện" của tui là đặt tựa bài này thành "Trong chùa có tượng con c...", nhưng sợ mọi người nói là báng bổ nơi thờ tự (lại sợ bị phạt vì tội dùng từ tục tĩu nữa), nên đành đặt "Trong chùa có cái linga!" cho nó... có văn hóa.

Từ Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19, qua tỉnh lộ 640 gập ghềnh khoảng hơn 20 km thì tới xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Đi thêm khoảng 5 km nữa trên con đường làng nhỏ hẹp qua thôn xóm, lũy tre, cánh đồng là bạn tới thôn Thanh Trúc. Ở đó có một ngôi chùa khá lớn và đẹp, tên chùa Thiên Trúc.

Khung cảnh đồng quê trước chùa

Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Nằm ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Tà Xùa là ngọn núi mà dân mê leo núi – chụp ảnh nhất định sẽ phải đến một lần trong đời. Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm thường được mây ngàn bao phủ và là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La với Yên Bái.


Sau hơn hai trăm cây số đi từ Hà Nội, chúng tôi nghỉ đêm tại thị trấn Bắc Yên lấy sức. Thật ra từ thị trấn đến Tà Xùa chỉ còn 15 cây số, nhiều người vẫn đến chân núi nghỉ nhờ dân bản hoặc ngủ lều để được ngắm sao trời.

Buổi sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu đi từ năm giờ. Cung đường núi không dài nhưng khá dốc và nhiều đoạn xấu nên ai nấy phải nhanh lẹ, nếu không sẽ trễ mất khoảnh khắc ngắm mặt trời mọc lên từ biển mây.

Ngỡ ngàng ngắm Eo Gió

Eo Gió là một vùng eo biển hoang sơ được bao bọc bởi dãy núi kỳ vĩ có hình cánh cung cực đẹp ở thôn Hưng Lương, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cầu Thị Nại - đường từ nội thành Quy Nhơn ra Eo Gió

Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20 km về hướng Đông Bắc. Sở dĩ gọi Eo Gió vì nơi đây có hình dạng cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển. 

Thăm phố bánh canh Hàn Thuyên xứ Huế

Hiếm có nơi nào trong một tô bánh canh mà có hai loại cọng như ở Huế. Cọng bánh canh trắng đục mềm ngọt, cọng bánh canh trong suốt dai, sừn sựt, cùng với tô nước lèo thơm cay đậm vị khiến ai đã ăn một lần là nhớ mãi.

Ở Huế, muốn ăn bánh canh người ta thường đến phố Hàn Thuyên, một địa chỉ quen thuộc hơn 20 năm nay không chỉ với người Huế mà còn với du khách thập phương. Ở đây có hơn chục quán bánh canh nối tiếp nhau trên con đường nhỏ vắng xe cộ trong nội thành Huế. 

Hai loại cọng trong một tô bánh canh, cọng trắng từ bột gạo, cọng trong từ bột lọc, mỗi thứ cho một hương vị riêng. 

Ngon mềm môi bánh lọc, ram ít Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng, bánh lọc là món đặc biệt được ưa chuộng khi kiếm tìm một món ăn xế. Bánh lọc Đà Nẵng thường được “phối” với bánh ram ít, tạo thành một cặp đôi hoàn hảo, là món ngon không thể cầm lòng.


Sở dĩ có sự pha trộn này, bởi người ăn muốn cùng một lúc, thưởng thức được nhiều món ngon trong một dĩa, nhưng các món lại bổ sung cho nhau rất hoàn hảo.

Những món ngon khoái khẩu vùng biển Vũng Tàu

Cách Tp Hồ Chí Minh hơn 120 km, thành phố biển Vũng Tàu là điểm du lịch lý tưởng quanh năm. Ngoài tắm biển và tham quan những điểm du lịch nổi tiếng, thưởng thức món ngon cũng là cách khám phá đặc biệt. 

Lẩu cá đuối

Một trong những món ăn đặc trưng nổi tiếng Vũng Tàu thu hút bất cứ thực khách nào khi đến với cùng đất biển chính là lẩu cá đuối. Cá đuối là loại cá xuất hiện nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Cá không xương, chỉ có sụn mềm, không khó để chế biến thành nhiều món ngon. Biển Cửa Đại (Hội An) nổi tiếng với cá đuối nướng thì Vũng Tàu lại có cách chế biến thành món lẩu quyến rũ. 

Bậc thầy tranh sơn mài

Theo nhà phê bình Thái Bá Vân: “Duyên nợ của Nguyễn Gia Trí với sơn mài thật là sâu xa. Nó không nằm ở thời gian mà ở nghệ thuật”.

Một phần của bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc - Ảnh: Diệp Đức Minh chụp lại

Nhờ giới thiệu của văn sĩ Đoàn Phú Tứ, ông Thái Bá Vân được gặp và nghe danh họa Nguyễn Gia Trí nói về sơn mài vào năm 1977. Hai ông gặp nhau ở Hà Nội, trong căn nhà của ông Trí. Căn nhà đó sau này ông Vân mô tả lại ở trong hẻm, tồi tàn, không có ánh sáng. “Tôi nhớ phòng tiếp khách chỉ có vài cái ghế mây, tường trống không và cạnh chỗ ông ngồi là một chiếc radio cũ”, ông Vân viết.

24 thg 6, 2015

Giải nhiệt giữa rừng tre trúc ở Sơn Trà Tịnh Viên

Đó là Khu bảo tồn tre trúc mang tên Sơn Trà Tịnh Viên, hiện diện hơn chục năm qua trên núi Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) của một vị tu sĩ - nhà sư Thích Thế Tường.


Sơn Trà Tịnh Viên nằm khuất sâu trong thung lũng thuộc tiểu khu 64 (Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà), cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 8 km, với chừng 15 phút chạy xe thong dong. 

Thương nhớ cá lúi kho rau răm

Sáng dắt xe ra đi làm, má trong bếp nói với ra: “Làm gì làm, trưa nhớ về ăn cơm nghen con, có món cá lúi kho rau răm”.

Cá lúi! Ở thành phố mà, sao má kiếm được cá lúi? Sáng nay có bà cô kia bưng rá cá đồng mua lại ở chợ ngoại thành, má “bắt” được nên mua luôn. Với những người có gốc gác rơm rạ, tre nứa như bọn tôi, cá lúi là một tuổi thơ êm đềm và dữ dội nhất. 

Cá lúi và rau răm chuẩn bị vô nồi kho - Ảnh: Tâm Ngọc 

Bánh xíu páo - món ngon gốc Hoa ở Nam Định

Vỏ xíu páo vàng ươm, nhân bùi béo ngậy, dậy mùi của thịt, tiêu xay. Các vị hòa quyện vào nhau khiến bánh trở thành món quà vặt thú vị của người dân thành Nam.

Bánh xíu páo với hình dáng nhỏ xinh đã theo chân người Hoa đến Nam Định từ rất lâu. Chiếc bánh giản dị, trông qua giống một chiếc bánh bao chiên nhưng nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tựa bánh pía Sóc Trăng.

Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình.

Để làm bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức. Thịt xá xíu được cắt hột lựu trộn cùng với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc làm nhân. 

Bánh xíu páo với lớp nhân gồm thịt, mỡ, trứng với lớp vỏ bánh mềm, thơm. Ảnh: Út Liên 

Bún bung hoa chuối - món ăn đậm chất quê Thái Bình

Những sợi bún trắng được chan nước dùng từ chân giò ninh, điểm vài lát chả xương sông, thưởng thức cùng hoa chuối tạo nên sự khác biệt cho bún bung ở Thái Bình trong lòng du khách.

Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò... từ lâu là món ăn ưa thích của nhiều người, phổ biến ở một vài tỉnh phía bắc. Nhưng khác với các nơi, bún bung Thái Bình không ăn kèm dọc mùng mà thay bằng hoa chuối. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng và được nhiều người Thái Bình ưa thích.

Nguyên liệu chính để nấu gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Trong đó, thịt lợn băm nhỏ, trộn cùng gia vị, hạt tiêu, hành và cuốn lá xương sông hoặc lá lốt để làm chả.

Xương sườn (xương ống) ninh lấy nước dùng cho ngọt. Chân giò luộc chung cùng nước xương nhưng không để mềm quá, vẫn đảm bảo độ dai, giòn. 

Bún bung Thái Bình mộc mạc như chính con người quê lúa. Ảnh: Hà Nhung 

Nhà sử học bác học

Chủ biên Từ điển tiếng Việt, soạn bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Từ điển Việt - Trung, nhưng trên hết Giáo sư Văn Tân luôn tự nhận mình là nhà sử học. Giáo sư Phan Huy Lê đã gọi ông là nhà sử học thuộc thế hệ những người đã có công xây dựng cho nền sử học hiện đại của đất nước.


Nhìn lại, nhìn phê phán, nhìn chính xác

Cho đến khi Giáo sư (GS) Văn Tân nêu vấn đề đánh giá vai trò Hồ Quý Ly thế nào cho đúng, nhà cải cách này vẫn bị đánh giá một chiều theo các sử gia phong kiến - họ đã chê trách ông rất nhiều. Nhưng vào những năm 1960-1961, GS Văn Tân đã nêu một nhận định khác, trong đó ông nhìn nhận nhân vật này với những đóng góp mang tính cải cách. Giờ đây, những đóng góp của Hồ Quý Ly đã được khẳng định, đồng thuận, dường như không còn ai đặt lại vấn đề nữa.

Vị huynh trưởng thông tuệ

Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kỳ Tạ Quang Bửu đã giúp cách mạng đào tạo nhiều thanh niên xuất sắc thành lãnh đạo cao cấp. Bản thân ông sau đó cũng là một bộ trưởng vô cùng thông tuệ.

Trong cuốn Tại sao Việt Nam, thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes L.A.Patti khi viết về những con người và sự kiện ở Hà Nội vào tháng 9.1945 đã nêu một chi tiết thú vị: “Một vị khách đợi tôi ở biệt thự. Đó là ông Tạ Quang Bửu, một người Việt Nam ưu tú, có lẽ gần 30 tuổi. Tôi nhớ hình như đã trông thấy ông ở đâu đó nhưng không chắc lắm. Tôi và Bernique bắt tay ông. Ông tự giới thiệu là do Bộ Nội vụ cử tới. Ông nói tiếng Anh hoàn hảo với giọng đặc Oxford, không lơ lớ chút nào, khiến tôi sững sờ kinh ngạc...”.
 
Vị huynh trưởng thông tuệ - ảnh 1
Với các nhà khoa học thế giới, có người đã nhận xét: GS Tạ Quang Bửu như một “bình thông nhau”, mở cánh cửa cho khoa học Việt Nam hòa nhập
Vị huynh trưởng thông tuệ - ảnh 2
Tất nhiên, một sĩ quan tình báo như Patti không thể nhầm về thứ tiếng Anh hoàn hảo đặc Oxford của GS Tạ Quang Bửu. Năm 1934, ông Tạ Quang Bửu được Trường đại học Bordeaux (Pháp) trao đổi sang Đại học Oxford (Anh). Cũng tại Anh, ông đã học thêm ngành vật lý lượng tử. Trước năm 1934, ông theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các đại học Paris và Bordeaux. Điều kỳ lạ là ông Tạ Quang Bửu học rất nhiều nhưng chỉ có duy nhất một bằng cử nhân toán học.

23 thg 6, 2015

Ngắm 'cây đa nghìn năm' trên đỉnh Sơn Trà

Được ưu ái gọi bằng nhiều cái tên như 'cây đa đại thụ', 'bách niên đại thụ' hay 'cây đa nghìn năm'… nhưng cho dù với cái tên nào thì cây đa di sản trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng) cũng là điểm đến vô cùng hấp dẫn với người dân địa phương và du khách.


Cây đa này nằm ở rìa phía đông bán đảo Sơn Trà, thuộc khu bảo tồn 63, “cây đa nghìn năm” với hàng trăm rễ phụ lớn nhỏ bám sâu vào lòng đất mẹ, lừng lững vươn những tán lá xanh um về phía biển tạo cảnh quan đẹp có một không hai. 

Về Cẩm Nam ăn hến xúc bánh tráng

Bên kia phố cổ Hội An có vùng đất tên là Cẩm Nam. Vùng đất trên bãi phù sa ven sông Thu Bồn ấy sản sinh ra những món ăn với hến rất ngon nhờ Cồn hến, ăn một lần là nhớ hoài. 

Phải xúc hến bằng bánh tráng thì mới thực sự thưởng thức trọn vẹn vị ngon từ món hến trộn 

Đã sang Cẩm Nam rồi, thế nào cũng nên vào một trong những quán bán hến trộn ngon bên bờ sông để thưởng thức những chú hến tròn căng mẩy, được chế biến công phu, và luôn giữ được vị ngọt rất đặc trưng của hến...

Mít luộc chấm mắm nêm - đặc sản dân dã ở Quảng Trị

Thường xuất hiện trong mâm cơm ngày hè của người dân Quảng Trị, mít luộc chấm mắm nêm là món ăn mang đậm tình quê hồn hậu trong nỗi nhớ của những người con xa xứ.

Hè về là lúc những trái mít non trong vườn đang kỳ phát triển. Người dân Quảng Trị thường tỉa bớt những trái mít non mọc sát nhau để quả phát triển tốt hơn. Nhờ đó, trên mâm cơm gia đình có thêm nhiều món ngon như mít non kho cá, nấu canh tôm thịt, trộn nhộng tằm... Trong đó, đơn giản và dễ làm nhất là món mít luộc chấm mắm nêm. 

Sau khi luộc chín, người chế biến xắt thành từng miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa. Tùy khẩu vị mỗi người mà để nguội hoặc ăn nóng. Ảnh: Quangtri360. 

Người mang tầm nhìn vượt thời đại

Nguyễn Văn Vĩnh từng là nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian dài. Nhiều nghiên cứu gần đây đã trả lại công bằng cho ông, dù vậy, mới chỉ phần nào khắc họa chân dung một con người kỳ vĩ, mang tầm nhìn vượt trước thời đại.

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh - Ảnh: Wikipedia

Nguyễn Văn Vĩnh từng bị quy tội đã cắt đứt mạch văn hóa Hán - Nôm hàng ngàn năm khi là một trong những người có nhiều nỗ lực quảng bá chữ quốc ngữ. Còn ông lại nhận thấy, trong khi “xưa kia chỉ đàn ông ta dùi mài bao nhiêu lâu, tốn bao nhiêu cơm cha mẹ mới cầm được quyển sách” thì nay “không những là anh em mình, nào đàn bà, nào con gái, cho chí trẻ con, cũng đã cầm được quyển sách đọc”. Như vậy không phải chữ Hán, chữ Nôm, mà chính chữ quốc ngữ - loại chữ dễ đọc, dễ học mới là phương tiện hữu hiệu để “khai dân trí”. Bởi vậy ông mới viết: “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ”. Quả thực, chữ quốc ngữ đã mở ra thời đại văn minh mới cho người dân Việt.

Kỳ quan của bóng bàn thế giới

Gặp lại tay vợt Lê Văn Tiết, người từng được báo chí thế giới tôn vinh là “kỳ quan của bóng bàn thế giới” tại nhà riêng số 187 Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú (TP.HCM), ở tuổi 76, nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

22 thg 6, 2015

Mùa mưa dạo suối Hồng

Nằm khuất sau đồi cát ở Mũi Né (Phan Thiết), suối Hồng là điểm tham quan thú vị cho những ai thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ. Đến đây vào mùa mưa, bạn có thể đi bộ dưới lòng suối và ngắm những vạt nhũ sa tuyệt đẹp. 


Đường dễ đến suối Hồng (suối Tiên) nhất là đi theo đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Mũi Né - Phan Thiết. Lối vào suối mà du khách thường dừng lại là chân cầu nằm ngay ven đường, nơi có những quán cà phê kiêm quán ăn của người dân địa phương, vừa đảm nhận luôn việc giữ xe, giữ đồ cho khách muốn lội suối. Nơi đây có những bậc thang đi xuống bằng bao cát, có tay vịn bằng tre để khách dễ dàng bước xuống. 

Hồi sinh di sản Huế

Có một thời kỳ dài, nhiều công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) ở Huế bị lãng quên, trở thành những phế tích hoang tàn, đổ nát vì thiên tai, bom đạn. Cho đến năm 1993, khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới thì công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo mới thực sự được quan tâm và đẩy mạnh. Từ đó đến nay, bằng nguồn lực trong nước và quốc tế, nhiều công trình đã được hồi sinh, trở lại với hình bóng vàng son, lộng lẫy như xưa. 

Sự gặm nhấm của thời gian

Huế là xứ nắng lắm mưa nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt triền miên, hầu như năm nào cũng có; lại thêm cái sự tàn phá khốc liệt của hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, và cả sự vô tình của con người trong cuộc sống mưu sinh đã khiến cho Quần thể Di tích Cố đô Huế bị hư hại, tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.

Sự tổn hại ấy cứ âm thầm diễn ra từ ngày nọ sang tháng kia. Và như một nhà nghiên cứu Huế đã từng ví von: “Sự gặm nhấm của thời gian có thể khiến cho cả cung đình Huế sụp đổ”.

Dệt cói bên dòng Cổ Chiên

Khoảng 8 năm trở lại đây, nhờ chuyển đổi từ trồng lúa trên đất nhiễm phèn sang trồng cói ba vụ/ năm, nhiều hộ dân ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) đã vươn lên thoát nghèo, có được cuộc sống ấm no, sung túc nhờ nghề trồng và dệt cói.

Chúng tôi đến xã Đức Mỹ đúng vào mùa cao điểm thu hoạch cói. Hai bên bờ dòng sông Cổ Chiên phủ một màu xanh thẳm của hơn 600ha đất trồng cói ở xã Đức Mỹ tạo nên một bức tranh làng quê sinh động và yên bình.

Gần đó, tiếng máy dệt cói của Hợp tác xã (HTX) Quyết Tâm đang vận hành liên tục, “nuốt” từng cọng cói vàng khô rồi “nhả” ra những tấm thảm, tấm chiếu tinh tươm. Những người thợ khéo tay đang cẩn thận làm những công đoạn cuối cùng: cắt tỉa các phần cói thừa, cột dây và làm nốt những chi tiết còn lại để hoàn chỉnh các sản phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Sen (56 tuổi), Chủ nhiệm HTX Quyết Tâm cho biết, nhờ lãnh đạo địa phương khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn chuyển sang trồng cói, loại cây phù hợp với điều kiện đất đai ở đây nên đã thu được những kết quả tích cực.

Hơn 600ha cói ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

Người đứng riêng trong mỹ thuật Việt

Từ Thánh Gióng - một tác phẩm tiêu biểu nhất của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, ta thấy rõ từ những âm hưởng mỹ thuật cổ, ông đã đạp mây bay lên.

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Bức sơn mài Thánh Gióng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trên nền đỏ hơi ngả đun nhưng không rực rỡ như sơn mài vẫn là những bước chân ngựa Gióng chồng lên nhau. Không gian ba chiều chỉ còn lại hai - đúng như cách các nghệ nhân dân gian đã thực hiện trên các mảng điêu khắc đình chùa. Trong sải bước ngựa vuông vức, còn thấy thấp thoáng yếu tố lập thể. Ngựa Gióng không quá bay bổng, khuôn mặt Gióng cũng không mang một nét đặc tả tính cách rõ ràng. Nhưng thần thái tự do, khỏe mạnh của vị thánh trẻ trên lưng ngựa thấy rất rõ.

Người viết kịch thời đại

Lưu Quang Vũ đã trở thành hiện tượng của kịch Việt Nam thế kỷ 20 mà cho đến nay, sau 25 năm ngày ông mất chưa ai có thể vượt qua nổi.

Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh năm 1987 - Ảnh: gia đình cung cấp

Vào thuở mới bắt đầu sáng tác, hầu như những người cầm bút đều tìm đến với thơ ca trước tiên. Nhà văn Nghiêm Đa Văn - một trong những người bạn của Lưu Quang Vũ cũng vậy. Khi đã chuyển sang viết truyện thiếu nhi và làm nhiều nghề khác, ông Văn có lần tâm sự: “Một trong những thằng khiến tao bỏ làm thơ là thằng Vũ”. Ông nhìn thấy tài năng trời phú của Lưu Quang Vũ và cũng thấy rằng nếu ai không có tài năng đó thì nên từ giã thơ cho sớm.

18 thg 6, 2015

Miên man núi lửa

1.
Ghềnh Đá Đĩa là một kiệt tác thiên nhiên ở huyện Tuy An, Phú Yên. Nơi đây những cột đá, tảng đá hình ngũ giác, lục giác xếp đều đặn khít vào nhau tựa như có bàn tay của một vị thần. Có những mảng nhìn như tổ ong, những mảng khác như chén đĩa xếp chồng lên nhau.




Thăm ngọn đèn trăm tuổi ở Phan Thiết

Hải đăng Kê Gà cách thành phố Phan Thiết khoảng 25km về hướng Đông. Với vẻ đẹp cổ xưa, ngọn đèn trăm tuổi này luôn là điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến Phan Thiết.

Ngọn đèn trăm tuổi thu hút du khách bởi vẻ cổ xưa 

Mũi Kê Gà (xưa còn có tên là Khe Gà) nằm ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Đường đi Kê Gà khá đẹp, rộng rãi với một bên là núi, một bên là biển. Ngọn hải đăng nằm trên một hòn đảo nhỏ, từ bờ biển thoạt nhìn thì rất gần, thực tế cũng khá xa. 

Giọng ca trầm buồn như sóng biển

Giọng hát buồn, phong thái từ tốn, chậm rãi và đôi mắt lúc nào cũng u uẩn, hơn 50 năm gắn liền với sân khấu của Thanh Sang dường như là một giấc mơ đối với anh chàng ngư dân nghèo, giấc mơ đầy sóng gió và cũng lắm niềm vui, nỗi buồn…

NSƯT Thanh Sang và NSƯT Bạch Tuyết trong vở Kiều Nguyệt Nga - Ảnh: H.K 

Nhà thơ của tình yêu

Xuân Quỳnh là sự báo trước khuynh hướng của những nhà thơ nữ đổi mới: đưa thơ về cái đời thường, đòi quyền yêu quyền sống tại trần thế, ngay bây giờ, trong những hạnh phúc thường nhật.

Nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà văn Azit Nexin - Ảnh: gia đình cung cấp

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đến giờ vẫn không thể quên những bản nháp thơ Xuân Quỳnh. Đó là những quyển vở đã ghi chi chít những chữ là chữ. Nữ sĩ đã nháp bài thơ ra văn xuôi trước khi hoàn chỉnh nó, cho nó một khuôn mặt cố định trên trang giấy. Những dòng chữ chi chít ấy là minh chứng cho cảm hứng thơ bất chợt, dồi dào. “Lúc viết những dòng này, tôi như người phát cuồng. Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ ào ào kéo đến trong đầu không cần vần vèo gì vội. Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc ấy đơn giản hơn”, sau này Xuân Quỳnh tâm sự.

17 thg 6, 2015

Hội tụ sản vật đất phương Nam

Với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông”, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam lần thứ 5-2015 đã diễn ra tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh), giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những món ngon của các khu vực, miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. 

Qua 4 lần tổ chức, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam đã không chỉ là một hoạt động văn hoá ẩm thực hấp dẫn, mà còn mang đến những đặc trưng văn hóa riêng của từng vùng miền.

Với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông”, Liên hoan đã giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những món ngon của các khu vực, miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 50 đơn vị với gần 100 gian hàng đến từ các tỉnh, thành: Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bến Tre, Long An… cùng các nhà hàng, khách sạn, các đơn vị kinh doanh ăn uống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Đi xem canh hát cửa đình

Vào các buổi tối thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần, tiếng hát của những ca nương Giáo phường Ca trù Thăng Long lại vang lên trong không gian cổ kính của đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội) đón du khách quốc tế đến tìm hiểu về loại hình nghệ thuật ca trù của Việt Nam. 

Theo Nghệ nhân Phạm Thị Huệ, với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị của Di sản ca trù trong kho tàng âm nhạc của Việt Nam, Giáo phường ca trù Thăng Long đã mở canh hát tại đền Quan Đế vào ba buổi tối cuối tuần đã hơn một năm nay.

Lúc mới mở, canh hát rất ít khách đến nghe. Nhờ có sự phối hợp với một số công ty du lịch đưa thêm tour nghe ca trù đền Quan Đế vào lịch trình dành cho du khách nước ngoài tới thăm Hà Nội nên lượng khách tới nghe hiện trung bình mỗi canh hát ít nhất là 20 khách.

Du khách nước ngoài đăng ký xem biểu diễn ca trù tại Đền Quan Đế (28 hàng Buồm, Hà Nội).

Bánh ống, món quà quê của người Khmer

Chiếc bánh hình ống màu xanh, thơm ngọt vị dừa quyện trong mùi lá dứa đã trở thành món quà quê hấp dẫn ở miệt vườn Sóc Trăng.

Bánh ống từ lâu đã trở thành món quà quê không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Sóc Trăng. Bánh có thể được dùng làm bữa sáng hay món ăn vặt mỗi buổi chiều về. 

Dụng cụ để làm bánh gồm những hình ống bằng inox dài chừng 10 cm. Người làm sẽ phải hấp cách thủy khoảng 2 phút cho bánh chín. Ảnh: Tiêu Phong 

Nhà bách khoa tài hoa

Theo GS Trần Đình Sử, công trình của nhà bách khoa Phan Ngọc thể hiện sự uyên bác, lịch lãm và tài hoa của người nghiên cứu.

Ảnh: gia đình cung cấp

Phan Ngọc là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ trí thức Việt Nam được đào tạo dưới thời Pháp thuộc. Nhìn vào thành quả lao động học thuật của ông trên chặng đường nghiên cứu, nhiều người phải kính nể. Biên độ các vấn đề nghiên cứu của ông rất rộng. Ở bất cứ lĩnh vực nào, Phan Ngọc cũng đánh những dấu mốc quan trọng. Đọc sách của ông và qua tiếp xúc trực tiếp với ông, người ta nhìn thấy ông đa diện trong một tòa tháp học thuật: dịch giả, nhà Hán học, nhà nghiên cứu văn học, nhà triết học, nhà mỹ học, nhà dân tộc học, nhà văn hóa học...

Người đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Ngày 27.10.1924, Toàn quyền M.Merlin ký quyết định thành lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Giám đốc là họa sĩ Victor Tardieu. Họa sĩ Nam Sơn là người giúp việc đắc lực cho Tardieu trong quá trình hình thành của trường này.

Tranh ‘Chợ gạo bên sông Hồng’ - Ảnh: tư liệu

Vẽ minh họa cho Quốc văn giáo khoa thư

Trong báo cáo của Tổng nha Học chính Đông Dương năm 1937 về ba trường mỹ thuật Đông Dương: Hà Nội, Nông Pênh, Biên Hòa có đoạn viết: “Việc dạy vẽ hình họa và trang trí do một giáo sư chuyên ngành bậc hai, ông Nam Sơn, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông Nam Sơn đã đạt được những thành quả đáng khen ngợi trong việc đào tạo giáo dục và đóng góp một phần quan trọng trong việc phục hưng nền mỹ thuật truyền thống An Nam đồng thời đó cũng là chủ thuyết và hiến chương của nhà trường”.

16 thg 6, 2015

Nghề cá trên bãi biển Mỹ Khê

Được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, Mỹ Khê, Đà Nẵng không chỉ thu hút bởi biển xanh cát trắng mà còn cả hình ảnh bình dị của những ngư dân làm nghề chài lưới.

Bãi biển Mỹ Khê cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 3 km về hướng đông, qua cầu sông Hàn. Dài khoảng một km, nơi đây nổi tiếng với cát trắng, mịn và sóng biển ôn hòa. Trong đó, nơi tập trung nhiều tàu cá nhất là đoạn biển gần bán đảo Sơn Trà. 

Bánh canh chả cá và ốc hút Nha Trang

Nha Trang không chỉ hấp dẫn bởi bãi biển xanh cát trắng mà còn ở ẩm thực phong phú với nhiều món ăn đường phố như bánh mì chả cá, nem nướng.

Sau khi khám phá thành phố biển mộng mơ, bạn có thể lang thang và tìm ăn những món vặt Nha Trang chỉ với giá từ 5.000 đến 30.000 đồng.

Nem nướng chợ Đầm

Món nem nướng gồm thịt băm lụi, bánh tráng chiên giòn cùng các loại rau ăn kèm như diếp cá, hẹ, húng quế, xà lách, dưa chuột, chuối chát, khế hoặc xoài non. 

Thưởng thức một gói cuốn nem nướng đúng điệu ở Nha Trang khiến bạn không thể quên được. Ảnh: vntour 

Gỏi tỏi và hàu son trên đảo Lý Sơn

Hàu son, gỏi tỏi, cua dẹt hay cá tà ma là những đặc sản bạn nên thử sau khi khám phá vẻ đẹp của huyện đảo Lý Sơn.

Với người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), họ luôn xem những món dưới đây là đặc sản quê hương dùng để mời khách đến đảo.

Hàu son

Những con hàu son (hay vẹm) ruột màu đỏ hồng có ở nhiều ở gành đá trên đảo Lý Sơn. Chúng sống trong lớp cát san hô, hình bầu dục và lớn hơn ngón tay cái.

Hàu son có thể chế biến thành nhiều món như hấp, xào, nướng bơ tỏi... Nhưng với người dân Lý Sơn, hàu son xào đu đủ đã trở thành món ăn truyền thống có mặt trong hầu hết bữa ăn ngày cưới, giỗ chạp... 

Ngoài xào cùng với đu đủ, hàu son nướng mỡ hành cũng rất ngon và thơm. Ảnh: megafun 

Giáo sư Penicillin

Những cơn mất ngủ vì lo lắng cuối cùng lại tình cờ mách cho GS Đặng Văn Ngữ cách gây lại chủng nấm penicillin…

GS Đặng Văn Ngữ (trái) và con trai - đạo diễn Đặng Nhật Minh - Ảnh chụp lại từ sách

Cách đây hơn 60 năm, vị khách kỳ cục Đặng Văn Ngữ khiến một cán bộ sinh nghi khi làm khách ở Thông tấn xã VN tại Bangkok (Thái Lan) chờ ngày về nước theo kháng chiến. “Ông khách từ khi vào phòng, đóng cửa lục đục suốt buổi. Mời đi ăn trưa cũng không mở cửa, nói vọng ra là không ăn... Gõ cửa rất lâu cửa mới mở. Cả gian phòng toàn chai lọ, dụng cụ bày lung tung. Đồng chí nhận định thế nào, là ta hay là địch” - cán bộ ấy ngay lập tức báo cáo với đại diện Chính phủ ta tại Bangkok.

Chúa sông Bắc kỳ

Gần 100 năm trôi qua, lần giở những dấu ấn thời gian, để thấy từ rất lâu rồi, người Việt, điển hình như Bạch Thái Bưởi đã giong buồm ra biển lớn với dáng vóc tự tin, đàng hoàng và những bài học về đối nhân xử thế, phép kinh thương…

Tàu Phi Long

Gốm Vân Sơn

Mươi năm trước, nhiều lần tôi đã về Vân Sơn (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), chụp lấy chụp để những hình ảnh của làng. Từ đống đất, bàn xoay đến cách trồng lò. Tôi e, cái nghề này rồi thì khó mà bước qua thế kỷ XXI. Và nếu nó có... mệnh hệ nào, thì ít ra mình cũng còn giữ được một ít hình ảnh tư liệu. Thế nhưng, trái với suy nghĩ ấy, nghề làm đồ đất nung ở Vân Sơn vẫn cứ túc tắc, túc tắc đi cùng đời sống đến giờ.

Mấy năm gần đây, ngoài thị trường cũ như Đà Nẵng, Huế, đồ đất Vân Sơn còn vào đến Kiên Giang, Rạch Giá ở phía Nam, Quảng Ninh ở phía Bắc... Thợ gốm kể: Mấy người đếm hàng của mình nói dẫy, đơn giản lắm - Lò tốt. Dậy thâu....

Đứng trên nóc lò nung, ngay trong tầm mắt tôi thấp thoáng bóng những ngôi tháp Chăm. Dường như đã có mối liên quan nào đó giữa việc chế tác gạch xây dựng những ngôi tháp Chăm với nghề gốm truyền thống ở Vân Sơn. Vân Sơn là tên bây giờ chứ thửa xa xưa làng ở sâu vào bên trong gần mỏ đất sét cũ và tên làng là Nhạn Tháp. Gốm Vân Sơn xốp, nhẹ và sắc đỏ cũng hệt như những viên gạch trên thân tháp và lặng lẽ góp mặt như thế đó.

15 thg 6, 2015

Về Hải Dương thăm cây vải tổ gần 150 tuổi

'Vương quốc vải thiều' Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đang vào chính vụ, sắc đỏ thắm ngập tràn trên vườn vải mênh mông và cả những chuyến xe ngược xuôi trên đường.

Cây vải tổ gần 150 tuổi sau đền thờ ông tổ vải thiều Hoàng Văn Cơm 

Người trồng vải ở huyện Thanh Hà đang bước vào đợt thu hoạch rộ. Dọc triền sông Thái Bình là những vườn vải thiều trĩu quả chín mọng chờ tay người hái. Trên khắp các con đường, ngõ ngách, những chiếc xe chở vải tấp nập, không khí nhộn nhịp, hối hả.

Năm nay vải được mùa và bán được giá nên người nông dân nơi đây phấn khởi. Không chỉ có những chiếc xe tải của thương lái, nhiều xe chở khách du lịch cũng đổ dồn về “vương quốc vải thiều” này để tham quan, chụp ảnh và chiêm ngưỡng cây vải tổ gần 150 tuổi ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn.