31 thg 5, 2015

Độc đáo món “mực rừng” Tây Bắc

Người vùng cao Tây Bắc vẫn gọi món ăn này là “mực của rừng” bởi khi ăn cũng nướng, cũng đập đập rồi dùng tay xé thành từng miếng nhỏ chấm với tương ớt cùng cái xuýt xoa nơi đầu lưỡi. 

Thịt trâu sấy, đặc sản chỉ có ở vùng cao Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng 

Đó là món thịt trâu sấy trên rựa bếp của người Tày vùng Tây Bắc.

Người Tày ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu thường có tục lệ treo thịt heo trên rựa bếp để dùng dần. Món ăn này lâu dần trở thành đặc sản của người vùng cao nơi đây. Cùng với thịt heo, người ta còn chế biến món thịt trâu thành loại thịt hun khói, giữ được lâu và mang lại vị ngon, đậm đà khi thưởng thức.

Hang Múa - nơi ngắm mùa lúa chín ở Tam Cốc

Đến Hang Múa ở xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, du khách sẽ được thả mình giữa khung cảnh đồng quê đang vào vụ lúa chín vàng.

Hang Múa nằm dưới chân núi Múa, trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. 

Một vòng ốc ngon Ninh Hòa

Đi dọc phố thị Ninh Hòa, nhìn mấy chảo ốc thơm lừng mùi sả, xanh xanh đỏ đỏ ớt sừng, thêm chút gia vị mằn mặn, cay cay, mê ly hết sức.

Ngó thôi mà nước miếng đã chảy ròng... 

1. Khác với mấy đĩa ốc xào me, bơ, sa tế, rang muối thơm ngon ở Sài Gòn, người Ninh Hòa thường hấp sả, hấp gừng, nướng than để giữ trọn vẹn mùi đặc trưng của từng loại ốc tươi sống, mới bắt lên bờ, ngâm trong nước, còn mở mày, bật màng, ngọ ngọe.

Ốc ngon phải nhờ tới mắm chấm. Phải là ớt xiêm chín, tép tỏi nhỏ nhưng nồng, trộn đường cát giã nát. Chế mắm nhĩ, nặn chanh, quậy đều, nêm vừa miệng. Ngửi mùi thôi đã biết là mắm ăn ốc rồi. Dạo gần đây người ta làm thêm món “mắm muối ớt xanh”, làm từ muối, ớt xanh và đường cát. Khá ngon, nhưng không thể bằng nước mắm. 

Ăn mắm cái quê tôi

Có nhiều nơi gọi đó là mắm nêm nhưng với người dân ở quê vùng Quảng Nam, Đà Nẵng thì gọi là mắm cái. 

Chỉ đơn giản thế thôi nhưng khi chan nước mắm cái ăn với cơm nóng thì chẳng mấy chốc nồi cơm hết sạch 

Đây là loại mắm được làm từ những con cá cơm tươi ngon hoặc cá thu, được muối trong hũ bằng sành sứ cả tháng trời mới có được món mắm cái thơm ngon. Phổ biến là loại mắm cái cá cơm nguyên con (muối mắm nhưng còn nguyên xác cá cơm) hoặc loại mắm cái nước được muối từ cá thu và chiết nguyên chất.

30 thg 5, 2015

Nức tiếng bánh ướt xứ Truồi

Được làm từ gạo quê nguyên chất, bánh ướt xứ Truồi mỏng đẹp, dẻo thơm.

Sự kết hợp hài hòa giữa bánh ướt tinh tế, thịt heo quay thơm ngậy, rau sống nồng nồng, dưa giá chua chua cùng nước mắm đậm đà cho món ăn hài hòa ngũ vị, tạo nên thương hiệu độc đáo cho địa phương 

Xứ Truồi thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nơi có món bánh ướt trứ danh, khiến du khách nào đến đây cũng muốn được một lần thưởng thức.

Bánh ngon nhờ loại gạo ngon nức tiếng, được trồng bởi thổ nhưỡng trù phú cho ra loại bánh trắng ngần, thơm dịu, ăn kèm thịt heo quay hoặc luộc. Heo quay cắt khúc nhỏ, lượng mỡ và nạc cân bằng, thịt thơm không ngấy, lớp da vàng ươm giòn rụm, vị béo ngọt tự nhiên.

Món cheo cá ở vùng cao A Lưới

Có dịp lên huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên- Huế) để hòa mình vào không gian rừng núi, tôi đều nhờ người quen làm món cheo cá để thưởng thức.

Món cheo cá rất phù hợp để nhâm nhi với rượu trong tiết trời se lạnh giữa đại ngàn nên nếu bạn được người bản địa đãi món này, bạn đã là thượng khách- Ảnh: Hoàng Sơn 

Hương vị món ăn rất ấn tượng, thử một lần sẽ không bao giờ quên, thậm chí là… ghiền, nhất là nhớ vị cay đến xé cổ họng mà người Pa Kô nào cũng đều “khuyến cáo” khi mời thượng khách.

29 thg 5, 2015

Ăn mèn mén trên cao nguyên đá Đồng Văn

Mèn mén ăn chậm rãi, từ từ, càng nhai càng thấy vị ngọt của ngô lan tỏa nơi đầu lưỡi. Người ta có thể chan mèn mén với thắng cố, canh rau rừng.

Đang là mùa xuân, hoa cải vàng quyến rũ cứ nở từng thảm xen giữa lưng chừng núi. Đẹp đến nao lòng - Ảnh: Lê Nam 

Chợ tình ở vùng cao Quảng Ninh

Cứ đến ngày 4/4 âm lịch, bà con các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Bình Liêu, Quảng Ninh lại nô nức đi chợ tình Đồng Văn, mở phiên duy nhất trong năm.

Chợ tình là nét văn hóa đặc trưng của người Dao ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, diễn ra ngày 4/4 âm lịch. 

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm

Nói bà Năm bánh xèo chảnh cũng phải. Có cái bánh xèo thôi mà, làm gì mà khách đến nườm nượp, nhất là ngày lễ tết. Có cuốn bánh mà vượt quãng đường xa xôi rồi tay không, bụng đói trở về chỉ vì hết tôm rồi, không đúc thêm được… 

Ấy vậy mà, hơn 30 năm qua, quán bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn đỏ lửa mỗi sáng dù nắng, dù mưa.

Không biết từ bao giờ, nhắc tới Bình Định, ngoài danh tiếng đất võ ra, người ta lại nhớ đến bánh xèo. Cái món ăn dân dã đến mức đâu đâu ở Việt Nam này cũng có và hầu như ai cũng làm được là bánh xèo thì ở đây, nó được đẩy lên hàng “cao cấp”. 


Hình ảnh bà Năm đứng trong bếp đúc bánh xèo đã trở nên thân thuộc với nhiều người 

28 thg 5, 2015

Nhạc sĩ nước mắm - Nhà thơ nước mắm

Nước mắm là món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương. Thế nhưng nếu đem nước mắm vào âm nhạc hay thơ ca thì e rằng hơi... khó ngửi. Ấy vậy mà ta lại có một nhạc sĩ nước mắm và một nhà thơ nước mắm.

Nhạc sĩ nước mắm là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn một cách sang trọng, đặc biệt là những bản tình ca viết về mùa thu. Ông là Đoàn Chuẩn.

Thật ra trong những ca khúc tuyệt vời của Đoàn Chuẩn không có... nước mắm, nhưng ông là con của nhà doanh nghiệp lừng lẫy Đoàn Đức Ban, chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Nhờ sự thành công của hãng nước mắm, gia đình Đoàn Chuẩn rất giàu có, nên ông sống đời một công tử phong lưu và cùng với thiên tài của mình ông đã sáng tác nên những ca khúc bất hủ. Như một sự ghi nhớ, trên bìa sau một số bản nhạc, ông cho đăng quảng cáo nước mắm Vạn Vân của gia đình mình. Hình dưới đây là một ví dụ.


Tré - món ngon độc đáo đất Bình Định

Cứ mỗi lần đi qua cung đường quốc lộ 19, đoạn qua Chợ Huyện (thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định), khách xa lại thấy những cuộn rơm vàng óng bó lại như túm chổi nhỏ, đu đưa trong gió.

Ấy là tré, một trong những món ăn dân dã mà độc đáo, ngon lành của người dân xứ Nẫu.

Cô giáo tôi, quê ở tận Côn Đảo xa xôi, cứ mỗi lần ghé Bình Định là lại mua tré xách về cho người thân. Cô nói, nhìn cây tré ở đây thương gì đâu. Thương những cọng rơm được tỉa tót gọn gàng, thương dáng hình mộc mạc của bó tré gợi nhớ làng quê và những gì thân thuộc nhất. Cô kể mình “phải lòng” cây tré từ dáng hình đến hương vị bên trong với đầy đủ các cung bậc: chua, cay, mặn, ngọt… 

Thương những cọng rơm được tỉa tót gọn gàng, thương dáng hình mộc mạc của bó tré gợi nhớ làng quê và những gì thân thuộc nhất 

Nức tiếng bún tôm, bún rạm Phù Mỹ

Bún nóng hổi, đúng nghĩa vừa thổi vừa ăn. Ăn một tô chưa đủ, phải ăn hai tô, mỗi loại ít nhất một tô. Không ít người, mỗi lần ăn bún tôm, bún rạm Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phải ăn đến 4 tô.

Bún tôm ăn với bánh tráng gạo. Vừa ăn vừa thổi vì bún nóng hôi hổi trong tô. 

No mà không ngán. Bún gì kỳ, ăn hoài ăn mãi vẫn cứ thương thương lạ…

Tô bún thôi mà, có gì để thương để nhớ đến vậy? Một người quen của tôi ở Sài Gòn ra chơi, nghe tiếng bún tôm, bún rạm Phù Mỹ, nhất định phải ra ăn. Vậy là cô, cháu chở nhau hơn 60 km để ăn bún. Bà vốn là người từng trải, đi nhiều, sành ăn và nấu ăn rất ngon. Lúc giới thiệu món bún cho bà, tôi cứ lo vị bún dân dã quá, đơn giản quá, sợ bà chê… Nhưng rồi, sau tô đầu tiên, bà kêu thêm tô nữa, tô nữa rồi mua thật nhiều về cho người thân ở nhà.

Bánh bèo chén - đặc sản đất võ Bình Định

Bánh bèo đúng điệu miền Trung thì phải có hẹ xắt nhỏ thoa với dầu phộng, rắc thêm chút chà bông cá ngừ, đậu phộng giã nhuyễn, hành phi giòn rụm...

Chén bánh bèo quê dày cui, từng miếng bánh chắc nụi, thơm tho, ngon vô cùng tận 

1. Ngày nhỏ, mỗi lần về quê, ngoại lại hỏi bây thèm ăn gì để tao làm cho ăn một bữa đã đời nè. Bánh bèo hay bánh xèo? Và, lựa chọn ưu tiên của chúng tôi thường là bánh bèo.

Vì sao ư? Vì đối với bọn nhóc ấy, món bánh bèo bà đúc ngon “thần thánh”.

27 thg 5, 2015

Ngôi làng Pháp giữa biển mây Bà Nà

Được bao bọc bởi những áng mây trắng bồng bềnh, ngôi làng Pháp với phong cách thời trung cổ tọa lạc trên đỉnh núi có vẻ đẹp thanh bình, hoa lệ.

Đối với hầu hết người say mê chụp ảnh, thích tìm tòi những góc hình đẹp, việc đặt chân đến nước Pháp, ghi lại khoảnh khắc lãng mạn ở "xứ sở thần tiên" là một ước mơ cháy bỏng.

Dưới ánh sáng mặt trời, Paris trở nên quá đỗi thi vị. Từ những tầng công trình cổ kính xuyên suốt hàng trăm năm, những góc phố trên đường được mệnh danh là kiệt tác kiến trúc hay ngôi làng cổ trầm mặc bên dãy núi... đều mang đến vẻ đẹp yên bình. 

Kiến trúc Pháp giữa mây trắng Bà Nà. Ảnh: Lê Huy Tuấn 

Làng dựng nhà cổ Phù Yên

Làng Phù Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nức tiếng xa gần với những người thợ khéo tay, chuyên làm các đồ mỹ nghệ tinh xảo trong nghề mộc. Nhận thấy thế mạnh của địa phương mình, nhiều hộ gia đình ở đây đã liên kết lại với nhau, nhận làm các ngôi nhà cổ ở khắp nơi mang về làng dựng đã mở ra hướng đi mới để địa phương này phát triển kinh tế từ nghề mộc truyền thống. 

Là một trong số những người đầu tiên nhận công việc dựng nhà cổ về cho người dân ở địa phương làm, Ông Nguyễn Chí Điền (67 tuổi), thôn Phù Yên chia sẻ, nghề dựng nhà cổ mới bắt đầu có ở làng từ năm 1991. Vào thời gian đó chiếc nhà cổ ông Điền nhận đầu tiên trong làng và cần tới 20 thợ làm dòng dã trong suốt 6 tháng mới xong.

Gia đình ông Điền có 4 anh em thì cả 4 đều theo nghề dựng nhà cổ. Theo ông Điền thì trung bình một chiếc nhà cổ làm trong khoảng 6 tháng với trên 13 thợ đục. Người làm nhà cổ phải nắm bắt được kỹ thuật đục đẽo để các mộng phải kín vào nhau. Đặc trưng của nhà cổ là mọi chi tiết gỗ được chạm trổ mềm mại, tinh tế và hầu như không dùng đến đinh vít, thay vào đó dùng mộng để lắp ghép. Như vậy, vừa đảm bảo độ bền chắc cho ngôi nhà và càng sử dụng lại càng thấy sự hài hòa trong từng thớ gỗ.

26 thg 5, 2015

Cao nguyên đá Tủa Chùa

Cao nguyên đá Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển với hình dạng đá tai mèo “xếp lũy, xếp thành” gắn với những cái tên nghe lạ tai như: núi đá Tò Cu Nhe, núi đá Chung Khóa, núi đá Chung Si Seng, thành đá Vàng Lồng... đã thu hút du khách về miền Tây Bắc bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.

Cách trung tâm tỉnh Điện Biên gần 130km, với khoảng 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, cao nguyên đá Tủa Chùa được ví là một “tiểu Đồng Văn thứ hai” của Tổ quốc. Từ trung tâm huyện Tủa Chùa, men theo con đường Tỉnh lộ 129, chúng tôi phải vượt qua quãng đường dài 30 km để đi vào cao nguyên đá với nhiều đoạn đường uốn lượn, vượt nhiều núi, vực sâu, dốc cao. Nhưng bù vào sự vất vả của quãng đường đó, chúng tôi cũng lại được mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp vô cùng thú vị của núi rừng Tây Bắc.

Tả Phìn trong tiếng Mông có nghĩa là một vùng đất bằng trải rộng trên núi cao. Bởi vậy những dãy núi đá tai mèo nơi đây không sừng sững như ở Đồng Văn (Hà Giang) mà tạo thành những ngọn đồi nhấp nhô, uốn lượn, nằm rải rác chạy dọc theo con đường tỉnh lộ 129. Thời tiết ở đây dường như không quá khắc nghiệt nên cuộc sống của hơn 570 hộ đồng bào người Mông với trên 3.300 nhân khẩu vẫn có thể phát triển kinh tế nông nghiệp với các loại cây trồng như ngô, lúa nương, mận, đào...

Câu cá ở Côn Đảo

Những ngày biển êm tháng 5 là thời điểm lý tưởng để ra Côn Đảo câu cá. Cá biển ở Côn Đảo nhiều chủng loài và việc rê, dắt thành công một con cá nặng vài chục ký luôn là thú vui không gì sánh bằng.

Những ngày biển êm tháng 5 là thời điểm lý tưởng để câu cá 

Câu cá biển ở Côn Đảo trước đây chủ yếu là hoạt động giải trí của du khách ra nghỉ dưỡng. Từ năm 2009, thú vui này dần trở thành phong trào, Côn Đảo bắt đầu đón nhiều nhóm câu cá từ Sài Gòn và những nơi khác ra thực hiện những chuyến câu dài ngày trên biển. 

25 thg 5, 2015

Một ngày ở bản Noong Chứn của Điện Biên

Một ngày ở bản văn hóa Noong Chứn, tỉnh Điện Biên, sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái đen thông qua cách chế biến ẩm thực truyền thống cùng những điệu múa xòe đặc trưng.

Ruộng bậc thang ở Điện Biên nhìn từ trên cao - Ảnh: Thanh Quyên 

Đoàn chúng tôi ghé thăm bản Noong Chứn (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) vào một buổi chiều mưa lất phất. Từ xa đã thấy khói bay mù mịt rồi mùi các món nướng tỏa ra như mời gọi du khách. Những người phụ nữ Thái đen bận rộn với việc bếp núc nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Dù kề bên cái nóng của những chiếc bếp củi hừng hực cháy, họ vẫn tiếp chuyện du khách phương xa nhiệt tình, vui vẻ. 

Một ngày ở xóm đũa Tân Long

Gần 40 năm qua, những người phụ nữ ở xã Tân Long (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm đũa truyền thống. 

Nghề làm đũa giúp phụ nữ ở Tân Long ổn định cuộc sống - Ảnh: Bách Hợp 

Giải quyết việc làm tại chỗ 

Người có công đưa nghề làm đũa về xứ Tân Long là bà Mai Thị Ngân, năm nay 78 tuổi. Bà Ngân cho biết bà là dân gốc Cái Răng (Cần Thơ), học nghề làm đũa từ mẹ mình lúc còn con gái. Sau giải phóng, bà theo chồng về Tân Long và mang theo nghề làm đũa gia truyền.
Lúc trước, bà Ngân chuyên làm đũa cau, sau này mới chuyển sang làm đũa tre. 

Bún sứa Nha Trang - Món ăn mang đậm hương vị biển

Món bún làm từ những miếng sứa giòn kết hợp chả cá chan nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách có thể gắp riêng sứa chấm với nước mắm ớt để cảm nhận rõ hơn độ tươi ngon.

Là động vật không xương sống, sứa xuất hiện nhiều ở các vùng biển và trở thành món đặc sản, trong đó phải nhắc đến bún sứa Nha Trang.

Chế biến món này cũng không quá kỳ công. Những con sứa còn tươi do ngư dân vớt từ biển ở đảo xa sẽ được làm sạch nhớt, sơ chế theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng. Loại sứa dùng để làm món bún đặc sản này thường nhỏ, màu trắng đục, mình dày. 

Sứa biển dùng trong món bùn thường nhỏ, có màu trắng đục, được ngư dân vớt từ dưới biển ở đảo xa... Ảnh: nhatrangtoday 

Bãi cá Nhơn Lý rộn ràng sáng sớm

Những chiếc thúng mực, cá tươi đang tiến vào bờ. Những chị hối hả bưng từng rổ cá từ thúng, hoà lẫn vào đó là những âm thanh cười nói, trả giá...

Bên cạnh đó, còn có hình ảnh các chú xe thồ chất cá lên xe chở đi bán. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy sinh động của bãi cá ở Nhơn Lý.

Đây là hoạt động sôi nổi diễn ra tại bãi cá vào một buổi sáng sớm ở thôn Hưng Lương (Vũng Bấc), xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hoạt động của bãi cá diễn ra khá sớm. Tuy mặt trời vừa ló dạng nhưng một số người đã hoàn tất việc mua bán cá, dọn dẹp ra về.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi tắm Kỳ Co

Nằm cách xa thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 25km, bãi Kỳ Co thuộc xã đảo Nhơn Lý có một vẻ đẹp hoang sơ mà ít người biết đến. Tại đây du khách có thể hoà mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi các trắng xoá.

Từ thành phố Quy Nhơn chạy xe qua cầu Nhơn Hội về Nhơn Lý. Tại Nhơn Lý dùng thuyền, ghe hoặc thúng máy để đi đến nơi này.

20 thg 5, 2015

Đầm Vân Long

Cách Hà Nội khoảng 80km, đi xe khoảng 2 giờ. đầm Vân Long (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) rất thích hợp cho những người ít thời gian, chỉ có thể đi du lịch ngắm cảnh trong một ngày.

Cách Hà Nội khoảng 80km, Vân Long là điểm du lịch trong ngày lý tưởng 

Đầm Vân Long không phải đầm tự nhiên mà được hình thành từ việc đắp tuyến đê dài hơn 30km phía tả ngạn sông Đáy nhằm ngăn lụt lội. Từ đó biến Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng mênh mông, có những đảo đá, hang động tuyệt đẹp. 

Về thăm nhà lưu niệm Bác Hồ ở Huế

Ngôi nhà gỗ lợp mái lá đơn sơ, nơi Bác Hồ từng sống ở làng Dương Nổ (xã Phú Dương, H.Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đem lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc bởi vẻ yên bình, xanh mát cùng những dấu tích của Người.

Lối vào nhà 

Đây là ngôi nhà Bác Hồ đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh trai Nguyễn Sinh Khiêm theo cha Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học. Tại lớp học của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên. 

Hè lên Cát Tiên ngủ rừng

Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên có sự đa dạng và phong phú về mặt nghiên cứu sinh học, sẽ là điểm đến hoàn hảo cho bạn khám phá và trải nghiệm vào mùa mưa này. 

Đến Vườn quốc gia Cát Tiên, du khách sẽ được tham quan và trải nghiệm nhiều điều thú vị - Ảnh: Xuân Lộc 

Những ngày tháng 5, chúng tôi có dịp đến với Cát Tiên trong chuyến hành trình hai ngày để khám phá và tìm hiểu nhiều điều thú vị còn đang ẩn chứa trong những khu rừng già sâu thẳm.

18 thg 5, 2015

Tản mạn về tên gọi Cổ Chiên

Ngày hôm qua, 16/05/2015, đã thông xe cầu Cổ Chiên, nối liền Trà Vinh và Bến Tre. Tôi đã nhiều lần đi từ Bến Tre qua Trà Vinh trên chuyến phà Cổ Chiên, nên đọc thông tin này lại nhớ đến những phút giây bồng bềnh trên sông nước Cổ Chiên.

Trên những chuyến phà này

Chùa cổ Mỹ Thiện

Chùa Mỹ Thiện thuộc địa bàn phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang–Tháp Chàm), được xây dựng vào khoảng năm 1856 và vị tổ khai sơn là Hòa thượng Bảo Tạng. Điều này được khẳng định bởi bài vị của Ngài hiện còn được tôn thờ tại nhà Hậu Tổ. Ngoài khai sơn Mỹ Thiện tự, trên bước đường vân du của mình, Hòa thượng Bảo Tạng còn thành lập nhiều ngôi già lam khác: chùa Đông Nhạc, Thiên Thai Tây Hồ tự, chùa Trà Cang…

Về tổng thể, Mỹ Thiện tự được xây dựng theo một trong những lối kiến trúc truyền thống là mô hình chữ “khẩu” (口). Bố cục gồm: Chánh điện, nhà Tổ, Đông lang và Tây lang. Điều đặc biệt là ngôi Chánh điện được kết cấu với dáng cổ lầu độc đáo nên nhìn từ xa ngôi chùa cổ lại trông tựa như một cổ đình vậy. Xen kẽ với công trình kiến trúc là không gian xanh được bài trí linh hoạt tạo cho ngôi cổ tự một sức sống “tĩnh mà động” mang nét rất riêng.

Một góc Mỹ Thiện tự thuộc địa bàn phường Mỹ Đông.

Chùa Cái Bầu - chốn tâm linh giữa trời mây, non nước…

Dịp Xuân mới, chúng tôi thăm chùa Cái Bầu ở thành phố biển Quảng Ninh, chốn tâm linh có kiến trúc phong thủy hài hòa bên vịnh Bái Tử Long. Đây được biết đến là nơi cửa biển gắn với bao chiến công hiển hách của các đời anh hùng hào kiệt từng giữ vững chốt địa đầu của vùng Đông Bắc. 


Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, còn có tên gọi Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện Phật giáo lớn của Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm). Vùng đất linh thiêng này cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. 

Chùa Đống Lân nơi non nước Cao Bằng

Chùa Đống Lân, nằm trên gò con lân ở thế đất đẹp, cao ráo... Theo truyền tụng cũng như ghi chép, thì chùa nằm trên các lớp lang văn hóa gắn chặt với vùng non nước Cao Bằng một dải này.

Từ thành phố Cao Bằng, trên đường đến di tích hang Pác-Bó (huyện Hà Quảng), ngay bên tay phải có ngôi chùa. Con đường khá vắng, ngôi chùa lặng yên... Cổng chùa khép hờ, trong là khoảng sân rộng đung đưa hoa nắng khi ánh sáng chiếu xuyên qua những tàng cây... Chúng tôi tìm thấy những phút giây bình yên lạ lùng của sớm đầu hè khi thăm ngôi chùa vùng biên viễn này. 

Phật giáo đến với vùng đất Cao Bằng có lẽ từ thời Lý- Trần, nhưng phát triển vào thời Lê- Mạc, từ khi vương triều Mạc đóng đô ở đây. Cũng như vậy, chùa Đống Lân có từ thời nhà Lý, sau vua Mạc Kính Cung cho xây dựng khang trang để Hoàng hậu, Công chúa có nơi tụng kinh niệm Phật. 

Tam quan chùa Đống Lân 

17 thg 5, 2015

Ngất ngây sông Gâm - Hạ Long trên sông

Xuôi dòng sông Gâm với hành trình dài hơn 80 km ngắm cảnh sắc đôi bờ với núi non trùng điệp, chìm trong làn sương vờn nhau quanh 99 ngọn núi đá vôi ở Na Hang hay qua hẻm Núi Đổ vách dựng đứng… chúng tôi tưởng như mình đang lạc vào chốn bồng lai

Cuối tháng 4, trên hành trình khám phá Đông Bắc, chúng tôi có dịp đi trên thủy lộ sông Gâm với hành trình hơn 80 km từ Bắc Mê - Hà Giang đến Na Hang - Tuyên Quang.

Hành trình bắt đầu vào một buổi sáng, trời nắng đẹp, mờ sương. Trên đầu, mây trắng lờn vờn quanh những đỉnh núi, dưới sông, dòng nước xanh biếc chảy chậm.

Cảm giác choáng ngợp đầu tiên là khi thuyền hướng vào khe Núi Đổ, hẻm núi gồm 2 vách núi đá thẳng đứng, cao chót vót khiến những đám mây trắng bồng bềnh sà xuống bủa vây… 

Chả trứng mực - món ngon xứ biển

“Câu mực tuy cực mà vui/ Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài”. Trứng mực có gì quyến rũ các ngư dân, đến đỗi vần thơ lục bát hiên ngang tồn tại nơi vùng quê U Minh (Cà Mau) mà trẻ em thường truyền miệng? 

Chả mực trứng ăn với bún, bánh tráng - Ảnh: Hưng Phú 

Người nội trợ trứ danh sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ “lui cui câu hoài” để vừa có tiền bán mực lại vừa đáp ứng nhu cầu “khoái ăn trứng mực” của mình.

Gỏi ốc giác - món ăn khó bỏ lỡ ở Phan Thiết

Một đĩa gỏi gồm đu đủ, rau răm, thịt luộc, ốc giác, thêm nước mắm giấm đường và trộn đều, thưởng thức cùng bánh tráng nướng.

Ốc giác là loại hải sản quen thuộc của người dân miền biển Phan Thiết, thường chế biến thành nhiều món khác nhau phục vụ thực khách. Ngoài các cách đơn giản như luộc, hấp, nướng, xào với mì..., ốc giác còn nổi tiếng với món gỏi. 

Những con ốc giác có thể nặng tới 2 kg. Ảnh: ranbien. 

15 thg 5, 2015

Nỗi buồn An Lăng


Khách du lịch đến Huế, ai cũng muốn thăm các di tích triều đại nhà Nguyễn mà ngoài hoàng thành xưa là các lăng tẩm các vị vua, chúa Nguyễn. Nhưng có lẽ ít ai có dịp viếng An lăng - hiện nay là nơi an nghỉ của ba vị vua: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Đây là khu lăng mộ có kiến trúc đơn giản nhất của các vua nhà Nguyễn nhưng mang nặng câu chuyện đau thương của cả ba ông hoàng trong giai đoạn lịch sử chính trị rối ren nhất của vương triều nhà Nguyễn.

Quạt sừng Canh Hoạch

Quạt sừng từ bao đời nay là một trong những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của người dân làng Canh Hoạch (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Giờ đây, những chiếc quạt sừng đã mất dần vai trò trong đời sống và thay thế cho nó là những phương tiện làm mát hiện đại nhưng ở Canh Hoạch vẫn còn gia đình ông Lê Văn Thứ, người vẫn miệt mài làm quạt sừng để giữ gìn nghề truyền thống. 

Gia đình ông Lê Văn Thứ có truyền thống lâu đời với nghề làm quạt sừng. Ông Thứ cho biết, nghề làm quạt sừng ở làng Canh Hoạch đã có từ thế kỷ trước, còn với gia đình ông thì nghề này được vợ chồng ông tiếp nối lại của các cụ tổ tiên. Trải qua thời gian, nghề làm quạt sừng truyền thống của làng đã dần mai một bởi sự du nhập của công nghệ vào đời sống nhưng vì sự say mê với sản phẩm truyền thống và muốn giữ gìn nghề của tổ tiên nên đến nay vợ chồng ông vẫn duy trì nghề làm quạt sừng.

Để có một sản phẩm quạt sừng, người làm phải mất khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc tìm những thanh tre ưng ý, người làm bắt đầu cưa thành từng ống rồi chẻ thành từng nan. Sau đó đem phơi được nắng cho nan tre không bị mối mọt rồi xếp thành từng bộ. Công đoạn dán giấy lên hai mặt quạt được người làm sử dụng nước quả cậy thay cho hồ dán, bởi nước quả cậy có kết dính cao và đặc biệt khi kết hợp với phẩm màu sẽ cho ra màu quạt theo ý muốn người làm. Từ việc chỉ dùng bằng giấy dó mua từ Yên Phong (Bắc Ninh) dán quạt cho độ bền cao, nhà ông Thứ còn dùng vải, lụa với đủ màu sắc phong phú.

Chất liệu sừng trâu được sử dụng để chế tác nan quạt sừng Canh Hoạch.

Hoang sơ biển Ba Động

Ba Động được biết đến là bãi biển dài nhất và nổi tiếng nhất tỉnh Trà Vinh còn lưu giữ được nét hoang sơ. Đến với Khu du lịch biển Ba Động, du khách được tắm biển, ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản địa phương và nghỉ dưỡng trong bầu không khí trong lành của biển.

Ba Động là tên gọi chung của một bãi biển dài hơn mười cây số, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, cách thành phố Trà Vinh khoảng 60km theo hướng Đông Nam. Những người dân sống lâu năm ở vùng đất này cho biết, sở dĩ biển có tên gọi là Ba Động bởi mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển nơi đây lại nổi lên ba động cát (hai động nhỏ và một động lớn) đẹp mắt, thu hút nhiều người ra đây vui chơi và tắm biển.

Gần đây, bãi biển Ba Động được Công ty Du lịch biển Ba Động đầu tư, xây dựng và nâng cấp thành khu du lịch với các dịch vụ tiện dụng, phong phú để phục vụ du khách thập phương. Gần 1,5km bờ biển phía trước bãi tắm chính đã được cải tạo lại cảnh quan sạch đẹp, có đường bờ kè bao bọc bãi cát và hệ sinh thái đồng thời giúp hạn chế sự xâm thực hằng năm của nước biển.

Dọc hai bên đường đến biển Ba Động là những vườn dưa hấu xanh tươi, hút hồn du khách.

14 thg 5, 2015

Tháp Chăm Pô Sah Inư

Trong số các ngôi tháp Chăm cổ ở Việt Nam thì cụm đền tháp ở Phan Thiết là gần về phương Nam nhất. Cụm đền tháp này cũng rất dễ đến vì nó ở gần ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, chỉ cách 7 km.

Tháp Chăm Po Sah Inư. Ảnh: Wikipedia

Chính vì thế những ngôi tháp Chăm đầu tiên mà một người sinh ra ở Đồng Nai như tôi được nhìn thấy chính là những ngôi tháp ở Phan Thiết này. Biết từ hồi còn nhỏ xíu, từ cái thuở mà biết chẳng tới đâu cũng cứ tưởng là mình biết nhiều lắm.

Thăm động Tiên Cá đất cố đô

Không nổi tiêng như Tam Cốc - Bích Động hay Tràng An, động Tiên Cá ở Thung Nham, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình mới được du khách biết tới có sức cuốn hút đặc biệt và rất riêng.

Du khách như lạc vào một vùng thủy cung - Ảnh: Hải Dương 

Cái tên Tiên Cá (nàng tiên cá) đã nghe rất nhiều lần và thấy vô cùng quen thuộc nên nghe tới động Tiên Cá ở ngay vùng đất cố đô mọi người càng tò mò muốn vào ngay để xem cảnh sắc ra sao.

Leo lên hết khoảng gần 200 bậc gạch dưới những khóm tre già, cửa động hiện ra trước mắt du khách. Từ cửa động là đã bắt đầu bước xuống những bậc thang bằng sắt. Càng đi càng hun hút, tăm tối tạo cảm giác ghê người như đang lạc vào một thế giới khác nơi lòng đất. 

Lẩu thả - đặc sản của dân miền biển Phan Thiết

Bỏ những con cá mai nhỏ vào tô, xung quanh bày trứng chiên xắt sợi, thịt luộc, rau, xoài, dưa leo..., sau đó thêm nước chấm, trộn lên là có ngay món lẩu thả. 

Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những địa phương có văn hóa ẩm thực đa dạng. Ngoài gỏi cá suốt, cá mai, cá lồi xối mỡ, ốc ruốc, bánh bèo, bánh xèo hay trứng mực... Phan Thiết còn đặc sản không kém phần nổi bật là lẩu thả.

Nguyên liệu chính làm nên món này là cá tươi, thường là cá mai, cá suốt hoặc cá đục. Sau khi lóc xương cẩn thận, cá được trụng (chần) và rửa sạch bằng nước chanh tươi để mất mùi tanh, rồi tẩm ướp sơ gia vị. 

Tùy khẩu vị thành phần phụ của món lẩu thả có thể thêm hay bớt. Ảnh: Thảo Nghi 

Xuân Diệu với quê hương

Có thể nói, chính nơi chôn rau cắt rốn vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước , tỉnh Bình Định, cái nơi nhà thơ thuở nhỏ đi học và lớn lên với nhiều kỉ niệm - TP Quy Nhơn - là cả một đời thơ của nhà thơ Xuân Diệu.

Ven sông Gò Bồi. Ảnh: Uyên Thu trên xunauvn.org

Những năm đất nước còn bị chia cắt, sống trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mong ngóng về “miền Nam quê ngoại”, Xuân Diệu khao khát đến cháy bỏng, có một ngày nào đó đất nước được thống nhất, được trở về thăm lại quê hương, quê ngoại, quê má mến yêu. Hình ảnh quê hương ấy ở một người con đi xa, thật càng da diết biết bao! Nó cứ như điệp khúc trong lòng, nhà thơ càng cố nén đợi chờ, càng có cơ hội bật ra: 

“Quê má, quê má yêu. 
Ta mang theo sớm chiều. 
Mang theo trong giọng nói. 
Pha Bắc lẫn Nam nhiều” 
(Nhớ miền Nam).

13 thg 5, 2015

Múa rắn ở hội làng Lệ Mật

Lễ hội đình Lệ Mật còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo trong việc cúng tế, rước nước, nổi bật nhất phải kể đến múa Giảo Long và lễ Đả ngư. 

Làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm mở hội từ ngày 20 đến 24/3 âm lịch. Hội làng suy tôn chàng trai họ Hoàng (Thành Hoàng làng Lệ Mật), người có công khai hoang lập ấp. Phần lễ của hội bao gồm rước nước từ giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, rước cỗ (lễ vật) của 13 trại ở quận Ba Đình về dâng thần. 

Ngất ngây cảnh đẹp Tam Cốc mùa lúa chín

Mùa lúa chín (cuối tháng 5 đầu tháng 6) là thời điểm Tam Cốc đón nhiều du khách nhất. Với dân chụp ảnh, đây cũng là lúc đẹp nhất để đi chơi kết hợp chụp ảnh “mùa vàng” ở Tam Cốc.

Mùa lúa chín cuối tháng 5 là thời điểm tuyệt nhất để đến Tam Cốc. Ảnh: Cao Cát 

Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng. Với hệ thống các hang động, núi đá vôi, cánh đồng lúa nước tuyệt đẹp, nơi đây được ví như một vịnh Hạ Long trên cạn và là một khu du lịch sinh thái đúng nghĩa làng quê Bắc Bộ.

12 thg 5, 2015

Nha Trang - chợ cá xưa và nay

Chợ cá Cửa Bé ở phường Vĩnh Trường

Khách du lịch đến Nha Trang có thể gặp những con đường mang tên Bến Cá, Hàng Cá, Bến Chợ ngay giữa lòng thành phố này. Đường Bến Cá nằm ven sông Kim Bồng xưa, gần chợ Phường Củi (nay là chợ Phương Sài); còn đường Hàng Cá và Bến Chợ nằm bên hông chợ Đầm, xưa là bờ đầm Xương Huân, đã bị lấp để xây chợ vào năm 1969. Hơn nửa thế kỷ trước, thuyền bè đi biển về vào cập bến khá sâu trong khu vực nay là nội thành. Sông Kim Bồng bị lấp dần qua thời gian, mất đi một thủy lộ có ý nghĩa di tích lịch sử vì đó là con sông dẫn vào nơi từng là xưởng đóng thuyền của chúa Nguyễn (nay vẫn còn con đường mang tên “Thủy Xưởng” và ngọn đồi “Trại Thủy”), cũng là nơi đã từng xảy ra những trận thư hùng giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh những năm cuối thế kỷ XVIII (*).

Nơi những chiếc đó ra đời

Nghề đan rọ, đó là công việc truyền thống của người dân thuộc xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Từ người già đến trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng đều có thể hoàn thành sản phẩm này. 

Cách Hà Nội khoảng 60 km, men theo đường Quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất khoảng hơn một giờ lái xe, bạn sẽ đến được với xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên - nơi những chiếc đó, rọ dùng để bắt tôm, cá ra đời. 

Nghe ca Huế trên sông Hương

Đến Cố đô Huế, buổi tối đi thuyền trên sông Hương nghe câu hát, điệu hò làm say lòng du khách. Một nét mới trong việc tổ chức tour ca Huế trên sông Hương đó là ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống, các nhạc công còn có thể chơi được những bản nhạc nước ngoài quen thuộc để phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau. 

Để tham gia vào chương trình, chúng tôi có mặt ở bến tàu gần cây cầu Trường Tiền mua vé và xuống thuyền Rồng để tham dự một chương trình ca Huế. Đến giờ, khách đã ngồi kín chỗ trên khoang thuyền. Thuyền bắt đầu rời bến xuôi dòng sông Hương. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga và rực rỡ hơn trong ánh đèn màu trang trí. Ra đến giữa dòng, thuyền được tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh cho dòng sông và chương trình được bắt đầu.

Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình. Ca Huế thể hiện theo hai dòng là điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, ai oán với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu. Các ca công là nữ với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền.


Bến thuyền tập kết du thuyền, phương tiện để chở người nghe ca Huế  bên bờ sông Hương gần cây cầu Trường Tiền, một biểu tượng của Huế.

Tháng 3 hành hương về đền thờ Quốc Tổ

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Những ngày tháng 3 âm lịch, những người con đất Việt lại hướng về núi thiêng Nghĩa Lĩnh hoặc cùng dòng người hành hương ngày giỗ Tổ. 

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân là một không gian linh thiêng 

Trong truyền thuyết từ ngàn xưa của cư dân đất Việt, Mẹ Âu Cơ kết duyên với Lạc Long Quân và sinh ra bọc trăm trứng với 100 người con. Sau đó chia thành hai nửa, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi khai thiên lập ấp.

11 thg 5, 2015

Bạch Dinh Vũng Tàu

Đi Vũng Tàu thường là để tắm biển. Biết rồi!

Tắm biển xong có thể viếng các ngôi chùa nổi tiếng, như Thích Ca Phật Đài, Linh Sơn tự, Niết Bàn Tịnh xá... Ừ, đúng!

Hoặc là viếng thăm các thắng tích công giáo, như Tượng Chúa dang tay, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu... Phải đó!

Xong rồi sao? Đi ăn. Dĩ nhiên rồi. Nhưng còn một chỗ cũng hay lắm, tới chỗ này là 4 trong 1 luôn đó!

Đó là Bạch Dinh, Villa Blanche, một dinh thự cổ với kiến trúc châu Âu thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn (đường Trần Phú). Villa Blanche từng là nơi nghỉ mát của Toàn quyền Đông Dương, vua Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Trong 10 năm, từ 1907 đến 1916, đây còn là nơi giam lỏng vua Thành Thái.


Là chốn vương giả như vậy nên xưa kia thứ dân như chúng ta đâu có được léo hánh tới. Sau ngày 30/4/75 thì nơi này bị bỏ bê, người dân được lên chơi, hóng mát không tốn tiền trong suốt thời gian dài. Nhưng rồi bây giờ Bạch Dinh trở thành Khu Di tích Lịch sử Văn hóa, muốn vô phải mua vé. Thôi thì dân Vũng Tàu họ quen vô miễn phí rồi giờ bán vé họ chán, không thèm vô, còn ta là dân du lịch, bỏ 15.000 đ/người mua vé (giá tháng 1/2015) cũng xứng đáng lắm đó! Bởi vì vô đây ta có thể thưởng ngoạn nhiều thứ:

Về Đồng Hới thăm di tích lịch sử

Nằm ngay cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình) từng được chúa Nguyễn xây thành lũy để phòng thủ trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên. 

Thành Đồng Hới 

Ở thế kỷ 20, Đồng Hới cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá mà dấu tích ghi lại qua rất nhiều tượng đài và vết tích còn sót lại.

Bắt đầu từ Quảng Bình quan, một trong ba cửa ải của hệ thống lũy Thầy hay lũy Đào Duy Từ (mang tính chất phòng thủ), do nhà chiến lược quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây đắp năm 1631.

Hoang sơ Ba Hòn Đầm

Ba Hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa (xã Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang). Không có nhiều thông tin về Bà Lụa trên internet, nên cũng chưa có nhiều khách du lịch đặt chân đến những hòn đảo hoang sơ thuộc quần đảo này. 

Một góc đảo Ba Hòn Đầm 

Từ Sài Gòn, chúng tôi về tới Hà Tiên lúc 4 giờ chiều, nhanh chóng bắt xe tới bến tàu để ra quần đảo Bà Lụa. Suốt hành trình đi ca nô từ đất liền ra đảo, sóng rất êm, quang cảnh xung quanh cực kỳ lãng mạn. 

Bảo tàng trong quán cà phê

Buôn Ma Thuột là thủ phủ của cây cà phê. Từ hơn 100 năm trước, khi người Pháp đặt chân đến nơi này, họ bắt đầu trồng cà phê. Và đến nay, cây cà phê là hình ảnh quen thuộc ở Tây Nguyên nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng. Với thành phố Tây Nguyên này, ai cũng có thể ghé đến một quán cà phê nào đó để nhâm nhi một ly cà phê ngon.
Nhưng với tôi, ngoài chuyện ly cà phê thì một điều thú vị khác khi đến đây là được thăm, “khám phá” một bảo tàng nằm trong quán cà phê ở cuối con đường Lê Thánh Tông của thành phố. Nơi này có tên gọi là Làng cà phê Trung Nguyên, mà người dân chỉ đường rất rành rẽ: “Thấy một tảng đá lớn ở trước là Trung Nguyên”.

Khách chỉ vừa mới dừng lại nơi này là đã có một anh bảo vệ lịch sự dắt xe giúp và đưa vào bãi giữ xe hoàn toàn miễn phí. Cuộc khám phá bắt đầu bằng một sự cảm tình như thế. Đến đây, uống cà phê là một cái cớ, mà không uống cũng không ai phàn nàn. Ngay cả các ngôi nhà kiến trúc kiểu nhà cổ Hội An nối nhau trong không gian rộng, dưới những tán cây xanh mát, bàn ghế gỗ đẹp, cũng đã khiến cho khách có một cái nhìn thú vị cùng với cảm giác thoải mái. Mỗi ngôi nhà như thế bán một loại cà phê ngon khác nhau.

Bên trong nhà sàn, khá nhiều vật dụng sinh hoạt trong đời sống của các dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên được lưu giữ, trưng bày.

Thăm tháp cổ Quy Nhơn

Tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, trung tâm thành phố Quy Nhơn, di tích cổ tháp Đôi là địa điểm tham quan rất thuận tiện không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn (Bình Định).

Tháp cổ nằm trong trung tâm thành phố Quy Nhơn nên rất tiện cho du khách đến tham quan 

Tháp Đôi được xây dựng từ thế kỷ X đến XV, gồm 2 ngọn tháp nằm kề nhau, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ thấp hơn, nằm trong một khu vực tương đối bằng phẳng, cửa chính cả hai tháp đều quay về hướng nam.

10 thg 5, 2015

Ấn tượng với phố đi bộ Nguyễn Huệ

Sau gần 8 tháng thi công, phố đi bộ Nguyễn Huệ ở quận 1, Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức mở cửa trong sự chào đón hân hoan của người dân. Đây là con phố đi bộ đầu tiên ở Tp. Hồ Chí Minh, là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Thành phố.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670 mét, rộng 64 mét, với kinh phí xây dựng gần 430 tỷ đồng gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn (trước trụ sở UBND Tp.Hồ Chí Minh) đến đường Lê Lợi và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng.

Điểm nhấn của phố đi bộ là không gian rộng thênh thang cho mọi người vui chơi thỏa thích. Chiều rộng mặt đường 60 mét với trục chính giữa là quảng trường đi bộ rộng và 2 làn đường dành cho phương tiện lưu thông. Mặt đường được lát bằng đá hoa cương tạo sự bắt mắt, những hàng cây lộc vừng thẳng tắp xen kẽ các bồn hoa tạo thêm nhiều mảng xanh của cây cối. Cái nắng buổi ngày được giảm bớt bằng hệ thống phun sương kín đáo trên cây xanh, hai hồ phun nước là điểm đặc trưng, thu hút mọi người vui chơi, chụp hình kỷ niệm…

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người trong đêm 30/4 kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam.

7 thg 5, 2015

Hồ Ba Bể - nàng công chúa ngủ trong rừng

Nằm trong danh sách 16 hồ nước đẹp nhất thế giới năm 2014 do trang MSN (Microsoft Network) bình chọn và là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ Ba Bể rất thích hợp những ai cần một kỳ nghỉ yên lành, gần gũi với thiên nhiên. 

Bắc Kạn có suối đãi vàng 
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh 

Thuộc Vườn quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn, hồ Ba Bể cách Hà Nội khoảng 240km, nằm trên cao độ 145m, giữa vùng núi non hiểm trở. 

Làng thuốc lào lâu đời ở xứ Thanh

Cứ đến tháng 4, 5, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch lá thuốc lào, sau đó ủ, xén và đem phơi để cho ra những sản phẩm đã tạo thành thương hiệu.

Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch và chủ yếu dùng lá. Ngoài Thượng Đình, Thanh Hóa, loại cây này còn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng trung du bắc bộ, trong đó có Hải Phòng.