Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
27 thg 4, 2025
Thăm Phủ thờ Bà Chúa Muối
Thôn Quang Lang, thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là một trong những làng nghề làm muối lâu đời ở miền Bắc còn tồn tại đến ngày nay. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với “biển vô cực”, những cánh đồng muối trải dài, các lễ hội dân gian đặc sắc mà còn có ngôi phủ thờ duy nhất tại Việt Nam thờ Bà Chúa Muối – Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh.
25 thg 4, 2025
Cây gạo hai thân, nở hoa vàng rực hiếm có ở Hải Dương
Khác với màu đỏ rực thường thấy, cây gạo tại đền Long Động lại trổ hoa màu vàng rực.
23 thg 4, 2025
Thăm các di tích thờ nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương
Hòa chung dòng chảy của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã trở thành ngày lễ trọng đại với mỗi người dân Hải Dương. Đây cũng là dịp nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương mở hội để nhân dân hướng về nguồn cội.
Hải Dương hiện còn khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng. Các di tích còn lại thờ hoặc phối thờ nhiều nhân vật thời Hùng Vương như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, công chúa Tiên Dung, Bảo Phúc Đại Vương... Trong ảnh: Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng
20 thg 4, 2025
Công trình kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Nam Định
TP Nam Định vẫn còn lưu giữ những công trình có kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn của người Hoa.
Đền Triều Châu (Phúc Triều Huệ hội quán) hay còn gọi là đền Sìu Châu ở phố Hàng Sắt, phường Nguyễn Du, TP Nam Định, được xây dựng từ thế kỷ XVI-XVII. Ngôi đền thờ bà Lâm Tức Mặc, được biết đến là một vị thần biển.
Ngày nay, đền Triều Châu là công trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa gồm các hạng mục như tòa tiền tế và tòa chính cung, làm theo lối chữ Nhị, giữa có hệ thống sân phân cách.
Đền Triều Châu có vị trí ở phố Hàng Sắt (TP Nam Định). Ảnh: Lương Hà
Đền Triều Châu (Phúc Triều Huệ hội quán) hay còn gọi là đền Sìu Châu ở phố Hàng Sắt, phường Nguyễn Du, TP Nam Định, được xây dựng từ thế kỷ XVI-XVII. Ngôi đền thờ bà Lâm Tức Mặc, được biết đến là một vị thần biển.
Ngày nay, đền Triều Châu là công trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa gồm các hạng mục như tòa tiền tế và tòa chính cung, làm theo lối chữ Nhị, giữa có hệ thống sân phân cách.
16 thg 4, 2025
Thăm đền Hổ Bái, nhớ công đức người xưa
Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái tọa lạc tại thôn 2, xã Yên Trường (Yên Định). Đây là ngôi đền cổ hàng nghìn năm tuổi, là niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương.
Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.
Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái.
Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.
27 thg 3, 2025
30 Tết ghé Lăng Tả quân, tưởng nhớ tiền nhân
Lăng Ông – Bà Chiểu (TP.HCM) là công trình được công nhận Di tích lịch sử quốc gia hơn 30 năm nay, được người dân thành phố suốt gần hai thế kỷ thường ghé qua mỗi dịp xuân về. Người trẻ có thể tìm một góc ảnh đẹp giữa kiến trúc cổ kính, người có lòng thì tìm đến vị Nhân thần để nguyện cầu một năm mới bình yên cũng như tưởng nhớ về thuở xưa của bậc tiền nhân miền Nam.
Cứ mỗi dịp Tết về, khi chùa chiền và đình miếu khu vực Gia Định – Sài Gòn – Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ sắc đỏ và thơm mùi nhang khói, ta lại nghĩ đến tục lệ “uống nước nhớ nguồn” và lòng tưởng nhớ ông bà tổ tiên của người Việt Nam. Có một điểm thú vị trong truyền thống của người Việt là tưởng nhớ tổ tiên cũng từng có thời mở rộng đến những bậc tiền nhân nơi những mái đình cổ, ban thờ tiền hiền. Còn với người dân sinh ra và lớn lên ở đây, hẳn đều từng đến thắp hương lên ban thờ Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt với tên chính xác là “Thượng Công Miếu”, hay còn có cách gọi thân thương là ‘Lăng Ông’. Ngày nay, trong khuôn viên lăng vẫn còn phần mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận, nên người đến hương khói cũng quen gọi nơi đây là “Lăng Ông Bà Chiểu”, tức là gọi tôn kính Lăng của Đức ông và Đức bà đang ở kề chợ Bà Chiểu.
Cứ mỗi dịp Tết về, khi chùa chiền và đình miếu khu vực Gia Định – Sài Gòn – Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ sắc đỏ và thơm mùi nhang khói, ta lại nghĩ đến tục lệ “uống nước nhớ nguồn” và lòng tưởng nhớ ông bà tổ tiên của người Việt Nam. Có một điểm thú vị trong truyền thống của người Việt là tưởng nhớ tổ tiên cũng từng có thời mở rộng đến những bậc tiền nhân nơi những mái đình cổ, ban thờ tiền hiền. Còn với người dân sinh ra và lớn lên ở đây, hẳn đều từng đến thắp hương lên ban thờ Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt với tên chính xác là “Thượng Công Miếu”, hay còn có cách gọi thân thương là ‘Lăng Ông’. Ngày nay, trong khuôn viên lăng vẫn còn phần mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận, nên người đến hương khói cũng quen gọi nơi đây là “Lăng Ông Bà Chiểu”, tức là gọi tôn kính Lăng của Đức ông và Đức bà đang ở kề chợ Bà Chiểu.
22 thg 3, 2025
Đền Cao An Phụ đẹp lạ trong sương
Đền Cao An Phụ (Kinh Môn, Hải Dương) những ngày này thoắt ẩn, thoắt hiện trong sương, mang một vẻ đẹp huyền ảo, khác lạ.
21 thg 3, 2025
“Đài vọng cảnh” giữa phố biển
Đến với Sầm Sơn, du khách không chỉ được đắm mình trước vẻ đẹp của bãi biển trong xanh, hiền hòa thơ mộng mà còn dễ dàng bị cuốn hút bởi nhiều di tích, danh thắng vốn mang trong mình những câu chuyện hay một đời sống riêng. Trong đó, đền Độc Cước gắn với các lễ hội liên quan là một ví dụ điển hình.
18 thg 3, 2025
Thăm ngôi đền cổ ở Hà Tĩnh từng nổi danh nước Nam
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.
Theo các tư liệu lịch sử, cùng với đền Lê Khôi tại núi Long Ngâm (thuộc xã Đỉnh Bàn, TP Hà Tĩnh), đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của danh tướng Lê Khôi (? - 1446) sau khi ông qua đời vào giữa thế kỷ 15. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18, do tác động của dòng chảy gây lở đất ven bờ Nam sông Lam, ngôi đền bị nhấn chìm xuống dòng sông. Ảnh: Toàn cảnh đền Chiêu Trưng nhìn từ trên cao.
3 thg 3, 2025
Những điều thú vị về đền Quán Thánh, điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt mới công nhận
Ngày 9/8/2024, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định công nhận đền Quán Thánh là điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, nhân dịp ban Thiên đô chiếu rời đô về Thăng Long. Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn, nằm ở phía Bắc kinh thành nên còn được gọi là Bắc trấn. Các trấn còn lại gồm Đông trấn đền Bạch Mã (thờ thần Long Đỗ), Tây trấn đền Voi Phục (thờ Linh Lang đại vương) và Nam trấn đền Kim Liên (thờ Cao Sơn đại vương).
Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, nhân dịp ban Thiên đô chiếu rời đô về Thăng Long. Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn, nằm ở phía Bắc kinh thành nên còn được gọi là Bắc trấn. Các trấn còn lại gồm Đông trấn đền Bạch Mã (thờ thần Long Đỗ), Tây trấn đền Voi Phục (thờ Linh Lang đại vương) và Nam trấn đền Kim Liên (thờ Cao Sơn đại vương).
20 thg 2, 2025
Gìn giữ màu xanh, bảo tồn di sản Đền Cao An Phụ ở Hải Dương
Ban quản lý di tích Đền Cao An Phụ đã tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên.
Đền Cao An Phụ là một di tích Quốc gia đặc biệt, tọa lạc trên đỉnh cao nhất dãy núi An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được bao bọc bởi màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nhiều cây đại thụ trong khuôn viên di tích là minh chứng cho sự trường tồn của nơi này.
Bảo vệ màu xanh cho Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Cao An Phụ. Ảnh: Công Hoà
Đền Cao An Phụ là một di tích Quốc gia đặc biệt, tọa lạc trên đỉnh cao nhất dãy núi An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được bao bọc bởi màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nhiều cây đại thụ trong khuôn viên di tích là minh chứng cho sự trường tồn của nơi này.
16 thg 2, 2025
Rộn ràng không khí Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ
Trong 2 ngày (từ 7-8/2), Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Nhiều khoảnh khắc đẹp đã được phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu ghi lại:
14 thg 2, 2025
Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng ở Bến Tre
Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng đã đi vào sử sách, huyền thoại trong nhân dân. Tên tuổi của ông gắn liền với tên cầu, đường, trường học và những công trình văn hóa tiêu biểu trên quê hương Bến Tre và TP Hồ Chí Minh. Ðối với đất nước, ông là người có công giữ nước; đối với quê hương, ông là vị tiền hiền có công mở đất, lập làng.
28 thg 11, 2024
Vì sao nơi thờ Thái hậu triều Lý Hoàng Thị Hồng có tên là đền Chợ Cháy?
Đền Cẩm Chế ở thôn Du La, xã Cẩm Chế (Thanh Hà, Hải Dương) là nơi thờ Thái hậu triều Lý Hoàng Thị Hồng. Tuy nhiên, người dân biết tới đền nhiều hơn với tên gọi là đền Chợ Cháy. Vậy tại sao đền mang tên gọi này?
31 thg 10, 2024
Diện mạo mới ở di tích Quốc gia đền Tả Phủ
Trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên quê hương Xứ Lạng không thể không nhắc tới di tích đền Tả Phủ thờ Hán Quận công Thân Công Tài (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn). Năm 2023, ngôi đền bắt đầu được tu bổ, tôn tạo từ nguồn xã hội hóa. Ngày 12/9/2024, đền Tả Phủ đã khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân, du khách gần xa.
Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.
Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.
Đền Tả phủ hiện tọa lạc tại trung tâm phố chợ Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Theo văn bia lưu giữ tại đền, ngôi đền này được Nhân dân 7 phường chợ ở Đoàn Thành Lạng Sơn cùng với 13 phường buôn Trung Quốc cùng nhau xây dựng vào năm 1683. Đền thờ Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài. Ngôi đền đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.Lễ hội đền Tả Phủ được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015
11 thg 10, 2024
Thăm đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất xứ Nam Bộ: tự hào cội nguồn dân tộc!
Đền tưởng niệm các vua Hùng tọa lạc tại phường Long Bình, TP. Thủ Đức, TP.HCM có nét kiến trúc độc đáo, thể hiện tinh hoa dân tộc Việt Nam.
Đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trong khuôn viên rộng 400ha thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về phía Tây. Kết cấu của đền chia làm 4 phần chính gồm quảng trường, đường tre, đền thờ và sân vọng.
Ngắm nhìn những hình ảnh sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về kết cấu, không gian độc đáo của ngôi đền này cũng như thêm tự hào về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trong khuôn viên rộng 400ha thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về phía Tây. Kết cấu của đền chia làm 4 phần chính gồm quảng trường, đường tre, đền thờ và sân vọng.
Ngắm nhìn những hình ảnh sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về kết cấu, không gian độc đáo của ngôi đền này cũng như thêm tự hào về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
10 thg 10, 2024
Tân An và những huyền thoại về 'Hổ tướng'
TP. Tân An, tỉnh Long An là đô thị cửa ngõ của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam Bộ và cũng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh. Giữa lòng thành phố hôm nay vẫn lưu giữ những nét xưa, "chứng nhân" từ thời mở đất.
20 thg 8, 2024
Anh hùng dân tộc Trương Định: Ngàn năm sử sách rạng danh thơm
Cách đây 160 năm, ngày 20/8/1864, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định đã anh dũng, kiên cường cùng nghĩa binh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược và tuẫn tiết một cách đầy khí phách. Ông là người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà, là Anh hùng sống mãi cùng dân tộc.
Một lòng yêu nước
Trương Định sinh năm 1820, ở thôn Trường Định, xã Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi). Ông đã được giáo dục, rèn luyện và hình thành nhân cách tốt đẹp, nghĩa khí đặc trưng của người Quảng Ngãi. Năm 1844, ông theo cha vào Nam, lấy vợ và lập nghiệp ở Gò Công (Tiền Giang). Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ, tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công.
Một lòng yêu nước
Trương Định sinh năm 1820, ở thôn Trường Định, xã Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi). Ông đã được giáo dục, rèn luyện và hình thành nhân cách tốt đẹp, nghĩa khí đặc trưng của người Quảng Ngãi. Năm 1844, ông theo cha vào Nam, lấy vợ và lập nghiệp ở Gò Công (Tiền Giang). Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ, tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công.
15 thg 5, 2024
Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Chợ Củi
Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Mã bên bờ sông Lam thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đền Chợ Củi có kiến trúc đặc sắc và nổi tiếng về sự linh thiêng, thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm.
Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Kiến trúc cổ kính và nét tín ngưỡng độc đáo
Theo Cổng Thông tin Điện tử Huyện Nghi Xuân, đền Chợ Củi còn có tên chữ là Thánh Mẫu Linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện, mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ lại nét xưa, trang nghiêm thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi và tân thế của dân gian.
12 thg 4, 2024
Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước lễ giỗ lần thứ 647
Hằng năm, vào các ngày 11-12/2 âm lịch, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tổ chức lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để tưởng nhớ, tri ân công đức của bà đối với dân tộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)