Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 7, 2023

Cá kình rào nấu khế chua mùa nóng

Cá kình rào nấu với khế chua không chỉ giải nhiệt ngày nắng nóng mà còn trị bệnh mất ngủ.

Vì sao cá kình được gọi là cá kình rào như người Huế hay gọi?

Rào là tên phá Tam Giang mà người địa phương hay gọi, hay rủ nhau đi tắm rào là ngày mà phá còn trong veo với trời mây không phải chia ô vuông nạo vét nuôi tôm, nuôi cua như bây giờ. Thế mới biết con cá kình rào là vậy, chứ mới nghe tưởng cá vào mùa nhảy rào rào vào lưới là không phải đâu.

Cá kình rào

Cận cảnh ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Thanh Hóa

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời đại, chùa Bụt ở xứ Thanh ngày nay đã được phục dựng lại bằng lối kiến trúc độc lạ đã trở thành điểm du lịch tâm linh níu chân du khách thập phương.

Chùa Bụt ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được biết đến là trầm tích văn hóa từ gần 1.000 năm trước được người dân lập một gian thờ Phật ngay cạnh gian thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành gắn liền với sự tích về một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Ảnh: ĐẶNG TRUNG

22 thg 6, 2022

Hành trình trekking núi Dinh chinh phục đỉnh La Bàn

Trekking đang là loại hình du lịch mới rất phát triển ở Việt Nam, theo đó nhiều bạn trẻ đam mê nhằm thử thách đôi chân và sức khỏe của mình.

Hiện nay mô hình này thường được các công ty du lịch chọn một số cung đường nổi bật như Tà Năng – Phan Dũng (thuộc địa phận ba tỉnh gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận), Bidoup (Lâm Đồng), Thác K50,… Mỗi cung đường này đòi hỏi du khách tham gia từ 2-3 ngày và có sức khỏe tốt.

Con đường nhựa uốn lượn giành cho du khách đi ô tô hoặc xe máy.

5 thg 4, 2021

Linh thiêng nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam

Ít có địa phương nào ở Nam Bộ lại có mật độ đền thờ cá Ông nhiều như ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 10 ngôi đền thờ cá Ông. Đặc biệt ở làng chài Phước Hải, ngư dân còn dành hẳn một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông để chôn cất cá Ông với những nghi lễ trang trọng.

Nghĩa trang cá Ông gồm có năm phần: Lăng thờ Lệnh ông Nam Hải đại tướng quân, miếu thờ Quan thế âm Bồ Tát, miếu thờ Thổ công, miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi

18 thg 2, 2018

Thác Philieng - Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu


Mùa trekking Philieng đẹp nhất là tháng Chín đến tháng Ba hằng năm, đó là mùa khí hậu vùng Đam Rông không quá nóng, không mưa nhiều và có chút lạnh. 

Với nhiều người trẻ, các cung đường hoang sơ, hoang dã để có thể thực hiện những chuyến chinh phục bằng đi bộ đường dài (thường gọi là trekking) là một trải nghiệm rất thú vị. Các cung đường trekking đẹp luôn được các bạn trẻ chuyền tai nhau: Cung Tà Năng Phan Dũng (xuyên Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận), núi Tả Liên Sơn (Lai Châu), núi Lảo Thần, Fansipan (Lào Cai), đỉnh Lùng Cúng thuộc cung Mù Cang Chải (Yên Bái), Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế), cung Chư Yang Sin – Chư Yang Lak (Đăk Lăk)…

26 thg 12, 2017

Nàng dâu Việt đầu tiên của nước Nhật

Công nữ Ngọc Hoa được xem là người Việt đầu tiên lấy chồng người Nhật, thậm chí người Nhật còn khẳng định bà là người nước ngoài đầu tiên kết hôn với người Nhật và đến nước Nhật. 

Năm 2014, Hội An chính thức đặt tên công nữ Ngọc Hoa cho con đường ngắn đi từ quảng trường sông Hoài, dọc theo bờ sông phía Bắc tới chùa Cầu. Dù là con đường nhỏ nhưng tên của một vị công nữ rất lạ như vậy khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi Ngọc Hoa là ai mà lại được đặt tên đường.

Đồng Nai, nơi nổi danh kèn đồng

Nếu bây giờ cần một dàn nhạc kèn có quy mô hơn 1.500 nhạc công để biểu diễn thì ở Việt Nam, trừ quân đội với những dàn quân nhạc chuyên nghiệp, chỉ có Đồng Nai là địa phương duy nhất có thể huy động được. 

Trong khi nhạc công của các đoàn quân nhạc đều do Nhà nước, quân đội đào tạo chính quy và ăn lương như những chiến sĩ thì nhạc công kèn ở Đồng Nai chủ yếu là nông dân. Từ niềm say mê âm nhạc, họ tự trang bị nhạc cụ và chấp nhận gian khổ học kèn.

Bỏ trăm triệu sắm kèn 


Hiện nay, một nhạc cụ trong dàn nhạc kèn thường có giá dao động từ 3 triệu đến 70 triệu đồng tùy loại. Nhưng trong từng loại nhạc cụ, giá cũng dao động tùy hãng/nước sản xuất, tùy “đời”, như saxophone chẳng hạn, có chiếc 10 triệu đồng nhưng cũng có cái đến 50 triệu đồng. Loại kèn rẻ nhất trong một dàn nhạc, kèn đã qua sử dụng nhiều năm, nếu mua lại cũng có giá không dưới 5 triệu đồng. Cả tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 50 đội nhạc kèn từ các xứ đạo Thiên Chúa tập trung ở các khu vực Kiệm Tân (huyện Thống Nhất), Hố Nai, Tân Mai, Tam Hiệp (TP Biên Hòa), mỗi đội kèn có số lượng, quy mô nhạc công khác nhau. Đội ít nhất khoảng 20 người. Những đội nhạc kèn lớn ở các giáo xứ như Dốc Mơ, Đức Long, Tân Mai, Ngọc Đồng… có trên 70 nhạc công. Nếu lấy bình quân mỗi đội có 30 nhạc công và mỗi cây kèn trị giá 5 triệu đồng thì tổng tài sản nhạc cụ kèn ở Đồng Nai đã là 7,5 tỉ đồng!

19 thg 10, 2017

Người may ‘long bào’ thế kỷ 21

Hơn 20 năm tâm huyết với nghề, nghệ nhân Thanh Nhàn đã trở thành người duy nhất cung ứng trang phục tuồng cho các đoàn hát tại khu vực ĐBSCL.

Nghệ nhân Thanh Nhàn cho biết ông tên thật là Võ Công Khanh (66 tuổi, khóm Đông Bình A, xã Đông Thuận, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long). Do sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát bội nên ngay từ nhỏ, nghệ nhân đã theo ông ngoại đi khắp nơi lưu diễn.

Thợ may độc nhất
Sau khi ông ngoại mất, nghệ nhân Thanh Nhàn đi theo nhiều đoàn hát khác nhau, lưu diễn khắp ĐBSCL rồi lên cả TP.HCM. Cụ thể ông đã tham gia các đoàn như Liên Hữu, Tấn Phát (Long Xuyên, An Giang), Sao Vàng, Văn Thanh (Sóc Trăng), Đồng Thinh (Vĩnh Long), Phước Tuần, Phước Hưng (Cần Thơ), CLB Thể nghiệm của NSƯT Ngọc Khanh và Sĩ Tốt.

Tại các đoàn hát trên, nghệ nhân Thanh Nhàn làm nhiều công việc như bán vé, phụ việc phía sau sân khấu và cả vai trò kép chính. Từ đó kinh nghiệm nghề của ông ngày càng được nâng cao.

17 thg 10, 2017

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.

Nhiều cư dân lâu đời chung quanh khu phố này gọi khu vực đó là khu chợ Đũi. Nhưng lớp người này đã già theo sự lớn lên của đô thị. Rồi mai đây ai còn nhớ đến tên chợ Đũi khi “thế gian biến cải vũng nên đồi”…?

Chợ Đũi là tên khu vực rộng, khoảng những năm 1930, được khu trú trong khoảng đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp. Nơi đây là chốn cư ngụ trước tác của hai nhà văn Minh Hương và Huỳnh Phan Anh. Về phía đường Lê Văn Duyệt có rạp Nam Quang, đi xuống một chút là Trường Trung học Trường Sơn. Còn khu Trần Quý Cáp có Trường Tân Văn (biệt thự cổ vừa bán tỉ… tỉ), bánh ướt Tân Văn… (do bán trước cửa trường, sau này chuyển qua Bà Huyện Thanh Quan). 

Quận 5 - Thiên đường ẩm thực

Người Sài Gòn trước đây có câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, cướp giật quận 4”, chỉ 14 chữ đã tóm tắt đủ nét đặc trưng của bốn quận nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn xưa.

Người Trung Quốc xưa có câu nói: “Ăn ở Quảng Châu, mặc đồ Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu” (Quảng Châu nổi tiếng ẩm thực, Hàng Châu nổi tiếng lụa đẹp, Tô Châu nổi tiếng gái đẹp và Liễu Châu có loại gỗ đóng quan tài rất lâu bị mục). Trong bốn yếu tố đó, cái ăn được người Trung Quốc đưa lên hàng đầu, phải ăn ngon để tận hưởng cuộc sống. Được mệnh danh là “kinh đô mỹ vị”, thủ phủ Quảng Châu của Quảng Đông tập trung rất nhiều tinh hoa ẩm thực của Trung Quốc và giao thoa với ẩm thực thế giới. Người Quảng Đông di cư sang Việt Nam rất nhiều và văn hóa ẩm thực Quảng Đông cũng theo đó mà tụ về Chợ Lớn. 

Một tiệm ăn người Hoa xưa. 

‘Làng biệt thự’ quận 3

Người Việt nói ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, đi xe Hoa Kỳ. Ăn cơm Tàu thì vào Chợ Lớn, còn ở nhà Tây sang phía quận 3. Tại sao quận 3 lại có lắm nhà Tây?

Lúc kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ còn sống, có lần ông giảng giải cho tôi về quy hoạch của Sài Gòn dưới thời Pháp. Đại khái, người Pháp sau khi chiếm thành Gia Định, đặt nền móng thuộc địa ở xứ này, họ xây nhà thờ chính tòa ở nơi cao nhất của TP trên đỉnh một ngọn đồi, chính là nhà thờ Đức Bà. Gần đó, họ xây dinh Thống đốc Nam Kỳ, gọi là dinh Norodom (tức dinh Độc Lập, hội trường Thống Nhất bây giờ). Từ hai công trình lớn này, người ta làm hai con đường chạy xuống chân đồi, thẳng tới sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Hai con đường tạo thành hai trục chính, gọi là trục Cardos và Dominius. Từ hai trục chính này, họ bắt đầu tạo những con đường vuông vức theo ô bàn cờ để phân lô. Những con đường nằm trong và rìa của hai trục này là khu vực trung tâm hành chính, bắt đầu xây dựng các tòa nhà công sở, dịch vụ, kinh doanh… đấy chính là quận 1 sau này.

Còn từ phía bắc ngọn đồi trở đi được quy hoạch chủ yếu là nơi ở cho các viên chức Pháp hoặc người Việt. Rất nhiều dinh thự, biệt thự đã được xây dựng nơi đây, đủ hình đủ kiểu, cực kỳ đa dạng, đó là khu vực quận 3.

6 thg 8, 2017

Mang hài cốt Nguyễn Thiện Thuật về với quê hương

Khi khai quật mộ danh tướng Nguyễn Thiện Thuật, bên dưới quan tài còn nguyên bia đá cũ. Đây là cách quy tập mộ kiểu cũ nhưng rất có giá trị, đề phòng vì bất cứ lý do gì nếu bia mộ phía trên bị hư hỏng hay mất mát, khi tìm thấy mộ người ta vẫn xác định được mộ phần của ai. 

Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi.

“Vua Bãi Sậy”
Năm 1874, khi đã đỗ tú tài, Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục đỗ cử nhân rồi đình nguyên tiến sĩ. Ông được thăng chức tri phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, rồi được bổ nhiệm giữ chức tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương (vì thế nhân dân thường gọi ông là Tán Thuật). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai năm 1882-1883, nhà Nguyễn đầu hàng nhưng Nguyễn Thiện Thuật đã kháng lệnh triều đình, ông rút lên Hưng Hóa, Tuyên Quang rồi thành Lạng Sơn để kháng Pháp. Khi thành thất thủ năm 1885, ông rút sang Trung Quốc (TQ).

25 thg 6, 2017

Kiến trúc sư châu Á duy nhất đoạt giải Khôi nguyên La Mã

Với nhiều công trình nổi tiếng để lại như dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), Viện Hạt nhân Đà Lạt, Viện ĐH Huế, Đại chủng viện Đà Lạt, chợ Đà Lạt…, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã trở thành một cây cao bóng cả của giới kiến trúc sư Việt Nam. 

Có rất nhiều bài báo viết về kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ nên bài viết này chỉ kể lại vài câu chuyện ít người biết, được chính ông kể cho tôi khi còn sống vào hơn 20 năm trước. Tôi vẫn còn nhớ rõ ông đã mặc một chiếc áo dài xanh khi tiếp tôi, một sự trọng thị hiếm có của bậc tiền bối đối với kẻ hậu sinh… 

7 thg 6, 2017

Nguyễn Tất Nhiên: Một đời thơ bi thiết

Nguyễn Tất Nhiên là một hiện tượng của văn học miền Nam những năm 1970-1975. Tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 18 tuổi, với những hình ảnh và ngôn từ khá lạ lẫm. Ngay lập tức, một số bài trong tập thơ này đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ bài Vì tôi là linh mục tuyệt hay: “Vì tôi là linh mục/ Giảng lời tình nhân gian.../ Một tín đồ duy nhất/ Đã thiêu hủy lầu chuông…/ Vì tôi là linh mục/ Không biết rửa tội người/ Nên âm thầm lúc chết/ Tội mình còn thâm vai”… Riêng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ một loạt thơ Nguyễn Tất Nhiên thành những ca khúc rất được yêu thích.

Đòi nhuận bút những bài thơ phổ nhạc
Tôi quen Nguyễn Tất Nhiên khoảng đầu năm 1971, khi Nhiên đến tòa soạn tặng tôi tập thơ Thiên tai. Sau đó tôi thường gặp Nhiên ở nhà Du Tử Lê. Gọi là nhà nhưng đó chỉ là một căn phòng nhỏ trong cư xá Bưu Điện, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), nơi vợ chồng Du Tử Lê thuê ở tạm trong thời gian chờ mua nhà ở làng báo chí. Căn phòng chỉ rộng chừng vài chục mét vuông mà chị Thụy Châu, vợ Du Tử Lê, vừa làm nơi nấu nướng, ăn ngủ, tiếp khách. Vậy mà mỗi lần Nhiên đến ngủ lại, chiếm cái bàn viết của anh Lê, ngồi làm thơ, cả đêm uống trà, cà phê, hút thuốc khói bay mù mịt cả căn phòng.

6 thg 6, 2017

Chuyện khởi nghiệp của ông Năm Phích 90 tuổi

Điểm du lịch của một lão nông 90 tuổi mới hình thành hơn năm tháng đã thu hút đông đảo nhiều lượt du khách đến tham quan. 

Cuối tháng 12-2016, Khu du lịch (KDL) sinh thái vườn xoài Thiện Thành của cụ ông Lê Văn Thành, mọi người hay gọi là Năm Phích (ngụ ấp Tân Phát, xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) chính thức khai trương. Với ông Năm Phích, đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, một lão nông thứ thiệt không biết gì về du lịch, quanh năm suốt tháng chỉ quen với việc đồng áng.

Quyết làm giữa khó khăn trăm bề
Ông Năm Phích cười khà khà khi nhắc đến làm du lịch của mình: “Khó khăn trăm bề chứ tưởng giỡn. Tui cũng lận đận, lao đao nhiều thứ lắm rồi mới làm được”.

Đó là mối nhân duyên mà cho đến bây giờ ông Năm Phích không nghĩ nó sẽ vận vào người mình một cách tự nhiên như vậy. “Hơn nửa năm trước, mấy chú trên tỉnh có về thăm tui rồi gợi ý tui làm đi. Lúc đó tui cũng đắn đo nhiều thứ lắm, mình làm nông, trồng cây mấy chục năm nay có biết gì mà làm du lịch này kia...” - ông Năm Phích kể lại.

30 thg 4, 2017

Cầu chữ Y: Từ binh lửa đến mở rộng, phát triển

Cầu chữ Y sắp được nâng cấp xây dựng. Chiếc áo mới sẽ phủ lên cây cầu gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử thú vị. 


“Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi” là câu vần nói về sáu cây cầu cổ, nổi tiếng của TP.HCM: cầu chữ Y, cầu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi. Câu vần này không nói rõ về quy mô, thứ tự, trình tự thời gian xây dựng từng cầu. Vì lẽ cầu chữ Y là cầu sinh sau đẻ muộn nhất (1938-1941), nhì Mống (1893-1894), tam Bông (1763), tứ Đường (1925), năm Nghè (khoảng 1725-1750) và sáu Lợi (1902).

26 thg 3, 2017

Thủ Đức, Thủ Thiêm - tên của những ông quan nhỏ

Chữ “Thủ” là quan trấn thủ, tức võ quan lo việc bảo vệ một vùng (Thủ Đức), hoặc thủ ngự là người đứng đầu một trạm thu thuế đường sông (Thủ Thiêm). 

Ở Nam bộ, rất nhiều địa danh mang tên người. Những nhân vật có quyền cao chức trọng, dân gian kính nể, húy kỵ chỉ gọi chức tước mà không gọi tên, như cầu mang tên ông lãnh binh Thăng thì chỉ gọi cầu Ông Lãnh, hay lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thì gọi lăng Ông. Nhưng đối với các quan chức nhỏ thì dân gian gọi cả chức tước lẫn tên, như các địa danh bắt đầu bằng chữ Thủ đứng trước tên người, như Thủ Thừa ở Long An, hay Thủ Đức, Thủ Thiêm ở TP.HCM.

25 thg 3, 2017

Lăng Ông Bà Chiểu: Chốn tâm linh

Vì khu lăng mộ tọa lạc ở khu vực Bà Chiểu, cạnh chợ Bà Chiểu nên dân gian gọi là lăng Ông - Bà Chiểu. Tên gọi đúng của khu lăng mộ này là Thượng Công miếu - là ba chữ Hán khắc trên cổng tam quan. 


Lăng Ông, tức khu lăng mộ thờ đức Tả quân - Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt (1764-1832), rộng 18.500 m2, tọa lạc giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Khu lăng mộ được xây dựng năm 1948. Hình ảnh cổng tam quan lăng Ông in trên các tấm thiệp bưu chính (card postale) trước năm 1975 được coi như biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

17 thg 3, 2017

Thị Nghè: Rạch, cầu, chợ đều đi vào lịch sử

Thị Nghè là tên ngôi chợ có từ gần 200 năm nằm bên bờ con kênh cùng tên, nối với kênh Nhiêu Lộc từ cầu Nguyễn Văn Trỗi chảy ra sông Sài Gòn. Thị Nghè cũng là tên cây cầu bắc ngang kênh, nối đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.

Địa giới khu vực Thị Nghè hiện nay bao gồm các phường 17, 19 và 21, quận Bình Thạnh, từ bờ kênh phía đường Trường Sa về hướng bắc tới đường Điện Biên Phủ; từ cầu Điện Biên Phủ chạy qua ngã tư Hàng Xanh đến cầu Sài Gòn rồi vòng lại theo đường Nguyễn Hữu Cảnh đến cầu Thị Nghè 2 - cây cầu cũng bắc qua kênh Thị Nghè, nối quận 1 và Bình Thạnh…

Giồng Ông Tố: Đất giồng hóa đất vàng

“Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải/ Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai”. Đó là hai câu trong bài Gia Định phú của tác giả khuyết danh viết khoảng đầu thế kỷ 20, do nhà Nam Bộ học Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong sách Tập thành của ông. 

Rạch Bà Nghè, tức rạch Thị Nghè bây giờ, là một dòng kênh xanh biếc, cá lội tung tăng, hai bên bờ là hai con đường tuyệt đẹp với một bên là những mảng cây cỏ xanh tươi mát mắt, một bên là phố xá sầm uất. Giồng Ông Tố cũng không còn cảnh rừng tràm “cây xanh nghịt nghịt” mà hai bên bờ sông Giồng hiện nay là các khu nhà cao tầng mới xây nối tiếp những khu biệt thự sang trọng của một đô thị hiện đại.