27 thg 3, 2017

Tháng 3 - mùa hoa ban rừng nở rộ

Hoa ban rừng cùng với khăn piêu, váy cóm là những mảnh ghép gần gũi trong văn hóa người Thái ở Tây Bắc.

Tháng 3, khi nắng ấm dần cũng là lúc Tây Bắc chìm trong sắc trắng hoa ban. Trên quốc lộ 6 đi Sơn La, Điện Biên, bên vách núi cheo leo... hoa ban đã nở rộ. 

Đồi cỏ lau thơ mộng gây 'sốt' ở đảo Bình Ba

Ngoài những cảnh đẹp biển trời vốn có, đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa) từ tháng 3 trở đi còn có bãi cỏ lau trổ bông thơ mộng như tranh vẽ.

Đồi cỏ lau nằm ở gần Hòn Rùa - khu vực núi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng như con rùa, ngập tràn những bông lau màu phớt hồng, tạo điểm nhấn cho cảnh biển trời xanh ngắt ở Bình Ba. Ảnh: Yến Ngọc. 

Hoa nhĩ cán nhuộm tím dòng kênh Đồng Tháp

Hàng triệu nhánh hoa nhĩ cán nhỏ xíu vươn lên khỏi mặt nước và nở rộ khiến con kênh nội đồng Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) như một tấm thảm tím thẫm.

Nhĩ cán tím hay còn gọi là rong ly tím là hoa của một loại rong sống ở vùng nước ngập mặn Tây Nam, đặc biệt là tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp. 

'Hiệp sĩ' Ba Lan trên đất Việt: Xung phong đến Việt Nam

Ngày 19-3-2017 này là tròn 20 năm ngày mất của kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (1944-1997, tên gọi thân mật là Kazik) - “hiệp sĩ” của những di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. 

Kazik bên tháp Chăm ở Mỹ Sơn những năm 1980. 

Những câu chuyện 30 năm trước được lần giở sau đây cho chúng ta thấy sự đóng góp to lớn của Kazik như thế nào để trùng tu và giờ đây Mỹ Sơn, Hội An và Huế nổi tiếng khắp thế giới.

Đẹp ngỡ ngàng cung đường biên giới Bắc Phong Sinh - Quảng Ninh

Bắc Phong Sinh đẹp mê hoặc du khách với những cung đường uốn lượn qua núi đồi xanh ngát hùng vĩ.

Từ quốc lộ 18 đi lên Bắc Phong Sinh khoảng 18km.

Khám phá danh thắng núi Bà Đen

Núi Bà Đen từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch gắn liền với truyền thuyết Bà Đen, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm. 

Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m. Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…

Núi Bà Đen cùng với Núi Heo và Núi Phụng đã tạo nên quần thể di tích văn hóa lịch sử Núi Bà với khung cảnh hữu tình, lại thêm nhiều hang động để du khách khám phá. Hàng thế kỷ qua, núi Bà Đen nổi tiếng khắp Nam Bộ bởi vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc vốn có. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm khám phá và chinh phục mới của giới trẻ. Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam Bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.

Núi Bà Đen là điểm du lịch nổi tiếng của Tây Ninh, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm.

26 thg 3, 2017

Thác Đầu lâu

Người ta đang bàn tán về Đảo Đầu lâu của khỉ đột Kong làm tui nhớ tới nơi mình đã đi qua là thác Đầu lâu, ở Phú Quốc. Ờ, đảo Đầu lâu thì không có thiệt, còn thác Đầu lâu thì có thiệt đó nha, vì tui đã tới đó rồi mà. Ở đó không có những sinh vật to lớn dễ sợ như trong phim Kong - Đảo Đầu lâu nhưng cũng rất... dễ sợ! Ừ, đẹp dễ sợ!


Đi trên những tảng đá ven bờ suối để lên ngọn

Chuyến đi cách đây đã 10 năm rồi, cùng các anh em, bạn bè thân thiết nên giờ tui cũng không nhớ kỹ, chỉ ghi lại đây những điều ấn tượng mà thôi.

Kinh Tàu Hủ

Ông Bùi Đức Tịnh ghi nhận rằng kinh Tàu Hủ vốn mang tên Cổ Hủ hay Củ Hủ vì khúc kinh chỗ này phình ra rồi thắt lại giống như cổ hủ heo, cổ hủ dừa. Ở Long Xuyên cũng có một con kinh mang tên Tàu Hủ, có người gọi là Củ Hủ. Điều ghi nhận của ông Bùi Đức rất hữu lý. Xin lý giải thêm. Trước hết phải viết cổ hũ mới đúngvì từ ghép này vốn chỉ cái cổ của cái hũ (theo Đại Nam quốc âm tự vị). Các vật có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ, như cổ hũ cau, cổ hũ dừa, cổ hũ heo,… Tiếp theo, ta thấy từ ngữ này dùng để chỉ hình dáng của lòng sông, rạch và đã trở thành địa danh, giống như cổ cò (cổ con cò), cổ lịch (cổ con lịch) đã trở thành địa danh (rạch Cổ Cò ở Nhà Bè và Duyên Hải, sông Cổ Lịch ở Cửu Long). Mặt khác, trong hai từ ngữ cổ hũ và tàu hủ, đối với người Nam Bộ có một yếu tố đồng âm: hũ và hủ phát âm như nhau. Trong trường hợp này, từ ngữ nào quen thuộc hơn (ở đây tàu hủ quen thuộc hơn cổ hũ), sẽ thay thế từ ngữ kia: (trái) sầu riêng thay thế đu-riêng, (cái) lục bình thay thế độc bình, (cái) bồ cào thay thế bừa cào… Hơn nữa, kinh Tàu Hủ, trong Gia Định thành thông chí được gọi là sông An Thông, tục danh sông Sài Gòn và được mô tả là “quanh xa mà hẹp nhỏ, khuất khúc, nước cạn” (Tập thượng , quyển I, tờ 22b – 23a).

Kinh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tháng 3/2017. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Các chị em 'chết mê' với ốc ruốc tháng 3

Những con ốc ruốc đủ màu sắc luộc xong lấy gai chanh lể ăn vừa beo béo, vừa ngọt lại vừa cay là món khoái khẩu của chị em phụ nữ. Vừa ăn chơi, vừa tán chuyện xua tan cái nóng đầu mùa… 

Ốc ruốc bày bán ở vùng biển Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Bây giờ đang là mùa biển yên, những dân chài vùng biển ngang thuộc các xã Đức Phong, Đức Minh, huyện Mộ Đức hay Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi lại kéo nhau đi bắt ốc ruốc.

Ngọt mềm bánh gai lá dừa Quảng Xương

Món bánh gai lá dừa của người Thanh Hóa ở huyện Quảng Xương là món ăn đặc biệt khi tới vùng đất Bắc Trung Bộ này. Cái lạ của món bánh này là cách gói bánh, tựa như chiếc bánh chưng, với những khuôn lá dừa cho chiếc bánh vuông vắn và vị ngon đặc biệt.

Bánh gai ở vùng Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa cũng như bánh gai ở các vùng miền khác trong cả nước, làm từ lá gai, bột nếp, mật mía, đỗ xanh và dừa. 

Chiếc bánh được tạo hình vuông vắn tựa như chiếc bánh chưng. Ảnh: Hoàng Huế 

Mộc mạc tên làng Tây nguyên

Nghệ nhân A Jar, người nghiên cứu về văn hóa tên đất, tên làng Tây nguyên. Ảnh: P.A

Đồng bào Tây nguyên đặt tên đất, tên làng thường rất mộc mạc: có tên gắn với truyền thuyết; có tên gắn với đặc trưng về cây cối, di tích liên quan đến ngày lập làng...

Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, tùy vào từng dân tộc mà họ đặt tên đất, tên làng gắn với những từ như Kon, Đăk, Plei.
Phía sau những tên gọi này là những chuyện kể, những truyền thuyết mộc mạc, hồn nhiên, dễ thương như người ở xứ này. 

Đi tìm câu trả lời cho phong tục đàn bà bị cấm cửa vào nhà rông

Suốt đời phụ nữ không được bước vào nhà rông ở làng Điệp Lôk 

Người Ja Rai ở xã Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum) đến nay vẫn còn duy trì phong tục cấm phụ nữ bước và nhà rông.

Gần đây khi về làng Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện ở đây còn duy trì phong tục cấm cửa đàn bà vào nhà rông.

Cả làng nói 'tiếng lóng' độc đáo nhất ở Hà Nội

Đình làng Đa Chất. Ảnh Đinh Nhật 

Làng Đa Chất, xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội khác lạ nhiều nơi khi người dân trong làng sử dụng thứ "tiếng lóng" như... chim hót, nếu như không có người phiên dịch sẽ không ai hiểu được họ đang nói gì. 

Nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, làng Đa Chất bình yên như bao làng quê nông thôn miền Bắc khác. Theo sự chỉ dẫn, tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Sớm, 85 tuổi, quê gốc ở làng Đa Chất. Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng này, ông Sớm là một trong hai người cao tuổi nhất làng Đa Chất, đến nay còn nắm được nguyên vẹn thứ ngôn ngữ riêng biệt không nơi nào có.

Thủ Đức, Thủ Thiêm - tên của những ông quan nhỏ

Chữ “Thủ” là quan trấn thủ, tức võ quan lo việc bảo vệ một vùng (Thủ Đức), hoặc thủ ngự là người đứng đầu một trạm thu thuế đường sông (Thủ Thiêm). 

Ở Nam bộ, rất nhiều địa danh mang tên người. Những nhân vật có quyền cao chức trọng, dân gian kính nể, húy kỵ chỉ gọi chức tước mà không gọi tên, như cầu mang tên ông lãnh binh Thăng thì chỉ gọi cầu Ông Lãnh, hay lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thì gọi lăng Ông. Nhưng đối với các quan chức nhỏ thì dân gian gọi cả chức tước lẫn tên, như các địa danh bắt đầu bằng chữ Thủ đứng trước tên người, như Thủ Thừa ở Long An, hay Thủ Đức, Thủ Thiêm ở TP.HCM.

25 thg 3, 2017

Lăng Ông Bà Chiểu: Chốn tâm linh

Vì khu lăng mộ tọa lạc ở khu vực Bà Chiểu, cạnh chợ Bà Chiểu nên dân gian gọi là lăng Ông - Bà Chiểu. Tên gọi đúng của khu lăng mộ này là Thượng Công miếu - là ba chữ Hán khắc trên cổng tam quan. 


Lăng Ông, tức khu lăng mộ thờ đức Tả quân - Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt (1764-1832), rộng 18.500 m2, tọa lạc giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Khu lăng mộ được xây dựng năm 1948. Hình ảnh cổng tam quan lăng Ông in trên các tấm thiệp bưu chính (card postale) trước năm 1975 được coi như biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Bánh tẻ Văn Giang - ăn một lần là gây thương nhớ

Bánh tẻ Văn Giang 

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được hòa trộn từ nhiều nguyên liệu bình dị, từ những thứ đơn giản nhất như trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng lại gây thương nhớ cho những người đã từng thưởng thức. 

Bánh tẻ, như tên gọi của nó, được làm từ gạo tẻ, với nhân thịt lợn, hành, mộc nhĩ - những loại nguyên liệu đơn giản.

Đến Diêm Điền nghe chuyện lạ về giếng Chùa

Còn gì thú vị hơn, ngày rằm tháng Giêng, tìm về ngôi chùa Diêm Điền cổ kính, tọa lạc ở thôn Diêm Điền, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) để nghe người dân và thầy trụ trì nơi đây kể về tích xưa, chuyện cũ, kể về giếng Chùa trong lành, ngọt mát và không bao giờ cạn, kể cả hạn hán...

Nằm nép mình giữa đồng lúa xanh bao la của làng Diêm Điền, chùa Diêm Điền hiện ra với cổng chùa đã ngả màu rêu phong và bức tường màu vàng đã lâu không sơn quét nên nhạt màu. Ngay bên cạnh chùa là chiếc giếng cổ mà người dân trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân thương, cung kính: “giếng Chùa”.

Không chỉ ngày xưa, mà đến tận bây giờ, người dân Diêm Điền vẫn tìm đến giếng Chùa để lấy nước về dùng. 

Ông Phạm Hả, ngụ ở thôn Diêm Điền đang múc nước giếng, tâm sự: “Thoạt nhìn tưởng nước giếng đã cạn đến đáy, nhưng dù múc, hoặc bơm bao lâu thì nước giếng cũng không cạn. Nước giếng Chùa trong vắt, không chút rong rêu, cợn bẩn... hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn. Dù các giếng nước xung quanh đây đều phèn, mặn cả”. Bởi thế, người làng Diêm Điền vẫn thường lấy nước giếng Chùa về uống, nấu nước pha trà đãi khách. Du khách đến tham quan và cúng lễ chùa thì mang theo bình xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc đến cho gia đình.

Tương truyền rằng, ngày trước, khi chưa xây dựng bờ đắp ngăn mặn, toàn vùng Diêm Điền người dân đào đâu cũng chỉ gặp toàn nước phèn, nước mặn. Đến một hôm, có một nhà sư và một chú tiễu không biết từ đâu đến làng Diêm Điền, chặt cây rừng dựng lên một ngôi am thỉnh Phật, ban đêm kinh kệ, ban ngày đào giếng. Cho đến khi giếng có nước ngọt thì nhà sư và chú tiễu đó lại ra đi. Để tưởng nhớ công ơn của các vị trên, người dân Diêm Điền đã lập đền thờ các vị đó ngay tại am Phật mà nhà sư và chú tiễu đã từng an tọa.

Chùa Diêm Điền bây giờ, chính là được xây dựng trên vị trí am Phật mà nhà sư và chú tiễu đã từng an tọa ngày trước. Chùa hướng về phía đông nam, tọa trên một gò đất cạnh rừng rất cao và rộng. Phía bắc chùa là mộ ông tiền hiền họ Phạm – người tương truyền đã có công di dân đến khai hoang, vỡ hóa vùng đất này. Sư trụ trì chùa Diêm Điền Thích Thông Đạo cho biết: “Ngôi mộ này đã có từ rất lâu đời, nhưng lạ một điều là dù không đắp, nhưng mộ vẫn ngày một cao lên”.

Khách tham quan nếu có dịp ghé thăm chứng tích Sơn Mỹ, hoặc biển Mỹ Khê... hãy bớt chút thời gian ghé qua chùa Diêm Điền để tận mắt nhìn thấy ngôi chùa, diện tích vỏn vẹn 20 m², nhưng chứa đựng biết bao câu chuyện, để tự tay xin nước trong lòng giếng, nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị tinh túy của làng Diêm Điền...

Bài, ảnh: Ý THU

Kỳ bí hang Thẩm Chàng

Hang Thẩm Chàng (bản Piu, xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu) được xem là một trong những hang động đẹp và kỳ bí nhất của hệ thống hang động ở Mường Chiêng Ngam. 

Từ xã Châu Tiến (Quỳ Châu) đi chừng 10km theo hướng Quốc lộ 48 là tới được hang Thẩm Chàng. Theo cách gọi của đồng bào Thái, Thẩm Chàng nghĩa là “hang voi”. Đồng bào Thái ở trong vùng thường truyền tai nhau rằng: Ngày xưa, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đi đánh giặc qua đây, đưa voi vào hang này trú ẩn nên người xưa đặt tên hang núi là hang Thẩm Chàng. Ảnh: Hồ Phương. 

Hang Bua - hang động kỳ vĩ nhất miền Tây Nghệ An

Thắng cảnh hang Bua gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của của đồng bào dân tộc Thái xưa và là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Tại đây các nhà khoa học đã tìm thấy trong lớp trầm tích hóa thạch các loài động vật và những di chỉ khảo cổ quan trọng như công cụ sản xuất của người Việt cổ thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ. Hang Bua là nơi giao hòa, gặp gỡ của đất trời, là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng cho con người.

Đến hẹn lại lên, vào tháng Giêng hàng năm người dân khắp nơi trên miền Tây xứ Nghệ lại tìm về vùng đất Phủ Quỳ - Quỳ Châu để tham dự Lễ hội hang Bua được tổ chức từ ngày 20-22 tháng Giêng âm lịch. 

21 thg 3, 2017

Suối Tre và những ngôi nhà hoang phế

Đầu thế kỷ 20, người Pháp lập những đồn điền cao su ở Long Khánh. Các ông chủ đồn điền này cần có nơi nghỉ dưỡng và an vui cùng gia đình sau ngày làm việc. Thế là khu nghỉ dưỡng Suối Tre ra đời, nơi này cao, khí hậu dịu mát, lại có suối có đồi, gợi nên khung cảnh miền quê nước Pháp của họ. Họ xây nên những căn biệt thự nho nhỏ rải rác trong khu vực này, cạnh con suối, giữa bãi cỏ, bên hàng cây cổ thụ...

Nhiều năm trôi qua, người Pháp ra đi đã lâu, hiện giờ khu vực này do công ty Cao su Đồng Nai quản lý với tên gọi Trung tâm Văn hóa Suối Tre, có diện tích khoảng 70 ha (xin phân biệt với xã Suối Tre, là một xã thuộc Long Khánh, có diện tích đến 24,27 km², TT Văn hóa Suối Tre nằm trên địa bàn xã này).

Có khoảng 10 ngôi biệt thự do người Pháp để lại ở Suối Tre, trong đó khoảng phân nửa được sử dụng lại cho những mục đích khác nhau. Ngôi Nhà Truyền thống Công nhân Cao su Đồng Nai này là một thí dụ. 


Làng mộc Minh Thành

Hình thành và phát triển đến nay đã 40 năm, làng nghề mộc với khoảng 14 hộ gia đình ở xóm 2, thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh) đã đào tạo thợ và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lượt người, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Tịnh Minh vốn nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn có làng nghề mộc với những người thợ có tay nghề cao. Đây là một trong những “lò đào đạo” nghề mộc lớn nhất huyện Sơn Tịnh.

Lò đào tạo nghề

Ông Nguyễn Chí Khải, người có hơn 30 năm làm nghề mộc ở thôn Minh Thành, tự hào bảo rằng, chỉ tính riêng xưởng mộc của gia đình ông đã cho “ra lò” hàng trăm thợ mộc. Những người đến thôn Minh Thành học nghề mộc đến từ khắp nơi trong tỉnh. Sau khi học nghề đã về mở xưởng riêng để làm ăn.

Ở xưởng mộc của ông Khải có em Vương, quê ở xã Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh) vừa đến học nghề khoảng 4 ngày. Vương bảo: "Làm nông vất vả mà thu nhập lại bấp bênh. Nghe người quen bảo, nghề mộc ở Tịnh Minh nổi tiếng nên em đến đây “tầm sư học đạo”. Có cái nghề “làm vốn”, em hy vọng cuộc sống sau này sẽ đỡ vất vả hơn".

Các hộ dân làm nghề mộc ở thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh) ngày càng chú trọng đầu tư máy móc, cải tiến sản phẩm làm ra. 

Ăn rồi mới biết...cá ngừ đại dương

Vùng Tam Quan (H.Hoài Nhơn, Bình Định) không chỉ nổi tiếng với rừng dừa bạt ngàn cây trái mà hiện nay còn “vang danh” với nghề câu cá ngừ đại dương (một số nơi gọi là cá bò gù).
Xuân này, nhiều ngư dân xứ dừa “bỏ tết” theo… cá. “Mà phải là cá ngừ đại dương. Cá thường không đáng phải bỏ tết” - anh bạn ngư dân nói vậy. Và cũng chính anh cùng vợ bày tiệc cá ngừ đại dương khi chúng tôi đến thăm nhà dịp đầu năm. 

Khám phá hang Múa - điểm đến thú vị của giới trẻ

Hang Múa là một điểm đến thú vị cho những người thích chinh phục độ cao. Ngoài ra, đây cũng là một địa điểm chụp ảnh cưới tuyệt đẹp ở Ninh Bình.

Chỉ cách Hà Nội 90km, Hang Múa thuộc quần thể du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.

Ngắm hoa gạo đẹp rực rỡ trên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ

Dù đã ở thời điểm cuối mùa, song hoa gạo vẫn nở rực đỏ trên nền trời Tây Bắc.

Những “ngọn lửa trên trời” như xóa tan màn sương giăng bao phủ quen thuộc của miền núi biên cương Tổ quốc.

Nghề đan bem của người Cống ở Táng Ngá

Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển. 

Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng. 

Làng nghề bánh mè xát Tân An

Làng nghề bánh mè xát Tân An ở huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) ra đời vào khoảng những năm 1900. Đây là làng nghề chuyên sản xuất loại bánh mè- một loại bánh biến thể khéo léo từ chiếc bánh tráng, thường gọi là bánh đa. Bánh có mặt từ thuở khai canh, lập làng, bởi một ông tổ nghề người Hà Tĩnh mang theo cả vợ con, người thân vào làng Tân An để sinh sống, lập nghiệp.

Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Dần dà, đặc tính thơm giòn cộng với vẻ ngoài chân chất của bánh mè xát Tân An đã được nhân dân khắp vùng Bắc, Nam Quảng Trạch biết đến qua lời giới thiệu của người thân, hay qua những chồng bánh làm quà biếu thân tình. Nắm bắt được thị trường, người làm bánh mè xát bằng vốn liếng sẵn có là sự khéo tay cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật làm bánh thành thạo được người thân truyền nghề, đã từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.

Công đoạn tráng bánh. 

20 thg 3, 2017

Đi tìm địa danh Bình Tuy

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay (1956 - 1976). Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, từ một sắc lệnh ký ngày 25/10/1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận, Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng lúc bấy giờ. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hòa vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Ngọc Lân 

Những đặc sản lam từ tre, nứa

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và địa bàn từ xa xưa đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đã tìm cách thích nghi với môi trường sống bằng nhiều cách. Qua đó họ tạo ra văn hóa ẩm thực riêng có của cộng đồng mình. Sử dụng ống tre, nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất trong cộng đồng thiểu số ở vùng cao Nghệ An. 

Lên với miền Tây xứ Nghệ, nơi các đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ mú... sinh sống, mỗi mùa du khách lại được thưởng thức một loại món ăn độc đáo khác nhau.Trong đó nhiều món được chế biến bằng ống tre nứa. Ảnh Hồ Phương. 

Mỹ nhân 115 tuổi ở Phủ Tương

Cụ Lô Thị Hòa ở bản Quang Phúc, xã Tam Đình (Tương Dương) đã bước sang tuổi 115. Ở độ tuổi này, cụ bà người Thái ấy vẫn còn nhớ không ít câu chuyện về cuộc đời, nhất là chuyện từng tham dự cuộc thi Người đẹp Phủ Tương.

Cái chân đã yếu, mắt không còn tỏ, cái tai cũng đã nặng nhưng cái đầu thì vẫn còn nhớ được nhiều. Có điều, cụ Lô Thị Hòa chỉ nói tiếng Thái, hôm ấy bà Lô Thị Lan - con dâu của cụ phiên dịch giúp chúng tôi. Cụ mở đầu câu chuyện: “Ta sinh năm 1902, quê Qùy Châu, năm còn nhỏ giặc đốt phá bản làng, bố mẹ dắt díu mấy chị em sang đây lánh nạn...”.


Đã 115 tuổi nhưng cụ Lô Thị Hòa còn khá minh mẫn, vẫn nhớ được nhiều chuyện diễn ra trong cuộc đời. Ảnh: Công Kiên 

Đi chợ phiên Tam Thái mua thịt chuột, nhái, ốc…

Chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) họp vào các ngày 10, 20, 30 (Dương lịch) hàng tháng. Tại đây có bán nhiều món hàng đặc biệt của bà con vùng cao như: chuột, nhái, ốc, cá tôm khe…

Chợ phiên xã Tam Thái (Tương Dương ) họp phiên đầu tiên vào ngày 14/9/2014. Trước kia chợ chỉ họp mỗi tháng một lần vào ngày 14 và 15, nay mỗi tháng họp 3 ngày. Chợ phiên là nơi để bà con trên địa bàn tham gia trao đổi các mặt hàng chủ yếu do mình săn bắt, hái lượm trong rừng, trong vườn nhà. Ảnh: Đình Tuân. 

Những loài cây gieo chết chóc ở vùng cao Nghệ An

Với những người dân miền Tây xứ Nghệ, lá ngón, hoa anh túc hay lá cơi…từ lâu đã không còn xa lạ. Chúng được mệnh danh là những thực vật gieo chết chóc bởi độc tính của mình.

Cây thuốc phiện hay còn gọi là cây anh túc trước đây được trồng nhiều trên khu vực núi cao, nhất là các bản làng người Mông Nghệ An. Trong thực tế, anh túc, cần sa được điều chế thành các loại biệt dược, và chỉ được sử dụng với sự giám sát đặc biệt của bác sỹ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, do tính chất độc hại, gây nghiện, gieo "chết chóc" của loại cây này nên từ nhiều năm nay nó đã được xóa bỏ và Nhà nước cũng nghiêm cấm trồng loài cây nguy hại này. Tuy nhiên, theo một số người dân vùng cao, hiện ở các khu vực bên kia biên giới nơi có các bản làng người Lào, nhiều đối tượng vẫn lén lút trồng anh túc, họ thậm chí còn sử dụng loài độc dược này để làm thực phẩm rau xanh trong bữa ăn. Ảnh: Xuân Hòa 

Chuyện về cô gái mồ côi góp công diệt giặc Minh trên đất Phủ Quỳ

Núi Bù Chẻ là một ngọn núi cao trên một trăm mét, nằm ở hướng Nam cách bản Chiềng Yên trước đây (nay là xóm Đồng Nại, xã Châu Quang, Qùy Hợp. Đoạn giữa của bản Chiềng Yên với núi Bù Chẻ là dòng Nậm Huống và những bãi bồi phù sa được bồi đắp qua hàng ngàn năm.
Ngày nay, trên núi Bù Chẻ còn có vết tích của những con đường từ chân núi lên đến tận đỉnh, theo hình trôn ốc. Nhiều đoạn vẫn có thể nhận biết một cách dễ dàng tuy có những gốc cây cổ thụ chắn ngay lối đi. Khu vực này từng là đồn luỹ, trạm gác được cho là có từ thời Lê Lợi.

Đền thờ Pủ Chiềng Yên ở xóm Yên Luốm, xã Châu Quang (Qùy Hợp). Ảnh: Sầm Văn Bình. 

18 thg 3, 2017

Những đồi chè xanh ngút tầm mắt ở Yên Bái

Những đồi chè xanh ngút tầm mắt được chăm sóc tỉ mỉ, chạy dài bên những đồi cọ và đồng lúa xanh tươi đã tạo nên bức tranh tươi đẹp.

Yên Bái hiện đang vào vụ thu hái chè xuân, là vụ cho năng suất và chất lượng cao trong năm. 

Khám phá cuộc sống đời thường trên cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang không chỉ có núi non hùng vĩ mà còn có những con người luôn chân thành, mộc mạc với tấm lòng thật đáng quý.

Đến với mảnh đất Hà Giang, du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mà còn lưu luyến bởi vẻ đẹp và cuộc sống sinh hoạt độc đáo của những con người vùng cao thân thiện.

Đình Tân Đông- ngôi đình cổ độc đáo nằm trong lòng 3 cây bồ đề

Đình Tân Đông (còn gọi là đình Gò Táo) ở Tiền Giang là một ngôi đình độc nhất vô nhị ở Việt Nam, toàn bộ đình được bao trọn bởi rễ của 3 cây bồ đề.

Đình cổ Tân Đông hay còn gọi là Đình Gò Táo nằm ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Ngắm những sắc tím ở thành phố ngàn hoa Đà Lạt

Trong muôn vàn "kỳ hoa dị thảo" mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, thì "sắc tím Đà Lạt" là một ấn tượng khó phai mờ.

Hoa bìm bìm

Đắm mình trong không gian quán cà phê hoài niệm ở Đà Lạt

Quán cà phê “Cổ” không đông đúc ồn ào, lúc nào cũng nhẹ nhàng tĩnh lặng và lãng đãng theo cái cách rất riêng của thành phố mộng mơ.

Cổ café không nằm ở trung tâm thành phố, cũng không có một mặt tiền cuốn hút trên đường, thế nhưng những người Đà Lạt và cả du khách vẫn rỉ tai nhau và quen thuộc với nó. Nằm trên một con đường ngoại ô, nương vào một hẻm dốc rất kiểu... Đà Lạt, Cổ café bình dị mà cuốn hút, như một ngôi nhà nhỏ với mái dốc và những vật liệu thô mộc.

17 thg 3, 2017

Zoodoo - Vườn thú dành cho trẻ em từ 70 tuổi trở xuống

1.
Zoodoo Zoo là tên một vườn thú nuôi hoang dã nổi tiếng ở Úc, rộng 90 ha. Nơi đây nuôi và bảo vệ các loài thú trong điều kiện tự nhiên. Nhiều loài được cho tiếp xúc trực tiếp với khách tham quan, tạo nên sự gần gũi với tự nhiên và thích thú cho khách. Công viên - vườn thú này mở cửa từ tháng 7/1999 và hiện nay là một địa điểm tham quan hấp dẫn du khách trên thế giới.

Anh Trịnh Duy Vinh sang Úc sống từ 5 tuổi, có dịp đến nhiều công viên sinh thái, trong đó có Zoodoo.  Vinh mong muốn vườn thú dạng này có ở Việt Nam, mong những con thú lạ như ngựa lùn, kagaroo... đến với người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Anh muốn truyền cho trẻ em tình yêu thiên nhiên, động vật qua những trải nghiệm thực tế. Thế là Zoodoo Đà Lạt ra đời.

Ngôi miếu phải đi bằng đò mới đến ở TP.HCM

Phù Châu miếu hay còn có tên miếu Nổi nằm trên một cồn nhỏ của sông Vàm Thuật. Do địa hình đặc trưng, bạn phải lên đò để ra miếu. 

Đây là một ngôi miếu cổ nằm trên con sông Vàm Thuật (xưa là sông Bến Cát) thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

Về Bạc Liêu nhớ ăn cá nâu nấu mẻ

Mỗi lần đặt chân đến vùng đất Mũi, Cà Mau hoặc Gành Hào, Bạc Liêu tôi đều được thưởng thức nhiều món độc chiêu của miền duyên hải, nhưng không hiểu sao cứ nhớ hoài món cá nâu nấu mẻ. 

Cá nâu làm sạch - Ảnh: Hoài Vũ 

Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân.

Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, dẻ và thơm ngon.

Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.

Xuyên rừng Bidoup ngắm cây lá phong

Là một trong những khu bảo tồn lớn nhất Việt Nam, vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (cách Đà Lạt 50km) đang thu hút nhiều du khách thích trải nghiệm sự hùng vĩ của núi rừng. Sau khi tìm hiểu thông tin, được biết trong rừng Bidoup có nhiều cây lá phong màu sắc quyến rũ nên nhóm chúng tôi quyết định đặt tour đi “săn” lá phong.


Làm thủ tục với trạm kiểm lâm xong, mọi người chăm chú nghe hướng dẫn viên hướng dẫn một số điều quy định. Vì là lần đầu tiên lội rừng nên cả nhóm có nhiều cái lo lắm. Lo nhất là chuyện tránh vắt, dù so với rừng Nam Cát Tiên thì vắt ở rừng Bidoup không nhiều bằng. Bidoup – Núi Bà nằm trên Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình từ 1.500m đến 1.800m, nằm trong khối núi chính thuộc dãy Nam Trường Sơn. Vườn quốc gia này thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng – nơi có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp nên được đánh giá là có tiềm năng khai thác du lịch.

Thị Nghè: Rạch, cầu, chợ đều đi vào lịch sử

Thị Nghè là tên ngôi chợ có từ gần 200 năm nằm bên bờ con kênh cùng tên, nối với kênh Nhiêu Lộc từ cầu Nguyễn Văn Trỗi chảy ra sông Sài Gòn. Thị Nghè cũng là tên cây cầu bắc ngang kênh, nối đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.

Địa giới khu vực Thị Nghè hiện nay bao gồm các phường 17, 19 và 21, quận Bình Thạnh, từ bờ kênh phía đường Trường Sa về hướng bắc tới đường Điện Biên Phủ; từ cầu Điện Biên Phủ chạy qua ngã tư Hàng Xanh đến cầu Sài Gòn rồi vòng lại theo đường Nguyễn Hữu Cảnh đến cầu Thị Nghè 2 - cây cầu cũng bắc qua kênh Thị Nghè, nối quận 1 và Bình Thạnh…

Giồng Ông Tố: Đất giồng hóa đất vàng

“Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải/ Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai”. Đó là hai câu trong bài Gia Định phú của tác giả khuyết danh viết khoảng đầu thế kỷ 20, do nhà Nam Bộ học Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong sách Tập thành của ông. 

Rạch Bà Nghè, tức rạch Thị Nghè bây giờ, là một dòng kênh xanh biếc, cá lội tung tăng, hai bên bờ là hai con đường tuyệt đẹp với một bên là những mảng cây cỏ xanh tươi mát mắt, một bên là phố xá sầm uất. Giồng Ông Tố cũng không còn cảnh rừng tràm “cây xanh nghịt nghịt” mà hai bên bờ sông Giồng hiện nay là các khu nhà cao tầng mới xây nối tiếp những khu biệt thự sang trọng của một đô thị hiện đại.

Chợ Cầu Ông Lãnh - dấu xưa xe ngựa…

Chợ Cầu Ông Lãnh nằm bên rạch Bến Nghé, cạnh cầu Ông Lãnh, đã bị xóa sổ gần 14 năm qua từ khi cây cầu mà chợ mang tên được xây mới. 

Cầu Ông Lãnh cũ bắc qua rạch Bến Nghé từ đường Bến Chương Dương (quận 1) đến đường Bến Vân Đồn (quận 4) đã được phá đi để xây cây cầu mới dài hơn, rộng hơn, đẹp hơn.

Cầu mới bắt đầu từ ngay nền chợ trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1), choàng qua đường Bến Chương Dương cũ - nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, bên này rạch Bến Nghé và phủ qua đường Bến Vân Đồn, chạy xuống gần tới đường Hoàng Diệu (quận 4). Cầu Ông Lãnh mới dài 256 m, là cây cầu dài nhất bắc qua rạch Bến Nghé. Còn ngôi chợ mang tên cầu, từ năm 2003 được dời lên Tam Bình (quận Thủ Đức) mang tên “chợ nông sản đầu mối Thủ Đức”.

Ông Tạ - rất quen và rất lạ

Rất quen, bởi đó không chỉ là tên một ngôi chợ, một ngã ba đường - cả hai đều mang tên “Ông Tạ” - mà cả khu vực rộng lớn quanh đó cũng mang tên “khu Ông Tạ” đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Sài Gòn.

Và rất lạ, bởi người được gọi tên cho cả vùng đất, ngã ba và ngôi chợ không phải là một danh nhân, anh hùng, liệt sĩ… mà chỉ là một thầy tu tại gia, thầy thuốc Nam bình thường.

Lạ nhất và có lẽ hiếm hoi nhất là địa danh Ông Tạ có từ khi nhân vật này còn sống khỏe mạnh. Và đặc biệt là do người dân quanh vùng gọi lâu dần thành quen chứ không phải do chính quyền nào đặt tên.

16 thg 3, 2017

4 loại rau đặc sản của núi rừng

Rau dớn, rau sắng, cải Mèo, rau bép được xem là những món đặc sản, 'hiếm có khó tìm', mọc hoang dại giữa núi rừng thiên nhiên.
Rau dớn

Rau dớn (dớn rừng, thái quyết) là loại thực vật hoang dại có hình dáng gần giống cây dương xỉ. Rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã như khe suối, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm cao, nên ít khi trồng được. 

Rau dớn được người dân Cơ Tu xem là đặc sản để dành ăn trong dịp Tết. 

Kho báu trong Lăng Thoại Ngọc Hầu: Những kỷ vật từ đất bắc

Lồng ấp của Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: Lương Chánh Tòng 

Trong lăng Thoại Ngọc Hầu và phu nhân, các nhà nghiên cứu tìm thấy những chiếc lồng ấp dùng để sưởi ấm, đồ dùng rất hiếm gặp ở vùng đất phương Nam quanh năm nắng ấm.
Lồng ấp bằng đồng trong khối di vật của Thoại Ngọc Hầu có tới 3 chiếc, trong đó bà 2 chiếc, ông 1 chiếc. Ông và bà đều có 1 chiếc tương tự nhau giống với những chiếc lồng ấp thời Nguyễn tìm thấy tại Huế, dạng hình lục giác vai nở bo tròn nhỏ dần về đáy, miệng bát giác, không thấy nắp.

Kho báu trong lăng Thoại Ngọc Hầu: Bí ẩn đồng tiền Minh Đức thông bảo

Đồng Minh Đức thông bảo do Nguyễn Nhạc phát hành. Ảnh: Lương Chánh Tòng 

Sự xuất hiện của đồng tiền Minh Đức thông bảo trong đồ tùy táng của bà Châu Thị Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu) là một hiện tượng lạ, gây bất ngờ cho các nhà khoa học. 

Hai loại tiền Minh Đức thông bảo 

Đồ tùy táng là đồ dùng được chôn theo người chết, đó là những món đồ mà người chết lúc sinh thời ưa thích, thường dùng hoặc là món đồ có liên quan đặc biệt với người quá cố. 

Kho báu trong Lăng Thoại Ngọc Hầu: Hé lộ đời sống cách đây hàng trăm năm

Đồng tiền châu Âu, một cổ vật tìm thấy trong lăng Thoại Ngọc Hầu và phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế Ảnh: Lương Chánh Tòng 

Bà Châu Thị Vĩnh Tế mất trước ông Thoại Ngọc Hầu 3 năm (bà mất năm 1826, ông mất năm 1829), tuy nhiên vẫn chưa rõ tài sản của ông và bà được chôn cùng lúc hay chôn riêng rẽ theo đám tang từng người.

Các nhà khảo cổ học thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy từng món đồ lấy lên từ hố khai quật lăng Thoại Ngọc Hầu vì mức độ phong phú và đa dạng của chúng, từ đồ sinh hoạt cá nhân, đồ được tặng biếu, được ban thưởng, đồ quý kim làm của để dành, đồ kỷ niệm, đồ y tế, đồ dùng trong thú vui thưởng ngoạn...

Kho báu trong lăng Thoại Ngọc Hầu: Khắc tên trên bảo vật trấn quốc

Đã có nhiều tác phẩm viết về sự nghiệp và công lao của Thoại Ngọc Hầu, tuy nhiên cuộc sống đời thường của ông ít ai biết.


Chỉ đến khi kho báu đồ sộ trong lăng mộ ông được khai quật và giải mã, người ta mới hình dung phần nào đời sống của nhân vật lẫy lừng này. 

15 thg 3, 2017

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa
Khi bao người dìu dịu giấc nam kha
Mộng triền miên say sưa dưới mái vàng
Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng

Đó là bức tranh thôn quê thân thương qua lời ca trong bài Trăng về thôn dã. Đom đóm bay trên ao bèo, nó mộc mạc đơn sơ mà đẹp làm sao. Đối với những người giã từ thôn quê đã lâu để sống ở thành phố, quá quen với ánh đèn sân khấu rực rỡ thì hình ảnh này càng gợi nên một không gian - thời gian hiền hòa của một thuở êm đềm xa xưa.

Tui nghĩ rằng anh Hà Duy Thiện cũng có những suy nghĩ tương tự như thế khi đặt tên cho khu vườn của mình là Vườn Đom đóm. 


Phiên chợ nón chỉ họp lúc nửa đêm ở Bình Định

Những người bán và mua nón trao đổi bằng giọng “xứ Nẫu” thân quen dưới ánh đèn dầu leo lắt ở phiên chợ nón An Hành Tây (Phù Cát, Bình Định).

Chợ nón làng An Hành Tây (Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định) họp từ nửa đêm (khoảng 2h) và kết thúc khi trời vừa hửng sáng. 

Hóc Răm - điểm du lịch mới nổi xứ 'hoa vàng cỏ xanh'

Hồ Hóc Răm được xây nào năm 1995 để phục vụ sản xuất nông nghiệp thì nay đã phát triển thành một điểm du lịch mới, thu hút đông đảo du khách trẻ tuổi đến tham quan, vui chơi.

Hồ Hóc Răm thuộc xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên hiện thu hút rất đông du khách về tham quan, tổ chức dã ngoại, chụp hình. Khách đổ về đây thường vào cuối tuần. Hóc Răm nhìn như dòng thác nhiều tầng. 

Vẻ kỳ vĩ ở nơi sông Đà chảy vào đất Việt

Tìm đến Ka Lăng - Thu Lũm ở Mường Tè, Lai Châu mùa nước đổ, du khách được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lấp lánh nước, thử thách mình trên các cung đường.

Huyện Mường Tè nằm ở khu vực xa nhất ở Lai Châu, được ví von là nơi cuối trời Tây Bắc mang một vẻ đẹp kỳ vĩ và thiêng liêng. Nơi đây còn là vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc phòng biên giới Việt – Trung. 

Ứa nước bọt với gỏi cá trích Đức Minh ở bãi biển

Dưới bãi biển mát rượi, khách thong thả "xúc" gỏi cá trích và đủ loại rau thơm cuộn trong miếng bánh tráng mỏng chấm mắm cốt đưa vào miệng rồi tận hưởng dư vị ngọt lành khi về với Đức Minh, Quảng Ngãi. 

Món gỏi cá trích ở vùng biển Đức Minh - Ảnh: Võ Quý Cầu 

Mùa xuân, ở vùng biển ngang Đức Minh, khi con sóng không còn réo gào nữa mà chuyển sang êm dịu, cũng là lúc đàn cá trích từ ngoài biển xa bơi vào trong vùng biển gần bờ.

Ghé Hà Giang tìm lanh thổ cẩm nổi danh cả trời Tây

Sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông (Hà Giang), thấm đượm tinh thần văn hóa Việt đã trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Hà Giang ngoài khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ còn nổi tiếng với vải lanh thổ cẩm được sản xuất bởi HTX lanh Lùng Tám (thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ).