29 thg 2, 2024

Chùa Vạn Phật

Vạn Phật tức là 10.000 đức Phật, hay cụ thể hơn là 10.000 tượng Phật. TPHCM có chùa Vạn Phật ở quận 5, là ngôi chùa Bắc tông Hoa có 10.000 tượng Phật như vậy.

Mỗi ô nhỏ trên tường là một tượng Phật, cứ thế ở khắp chùa lên đến 10.000 vị Phật. Ảnh VnExpress

Chùa được xây dựng từ 1959 và đã có nhiều tượng Phật từ thời đó (nên có tên là Vạn Phật). Tuy nhiên đến Tết năm nay báo chí nhắc nhiều và có nhiều người viếng thăm.

Tết khó quên trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Ngày thứ ba trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập, khi còn đang say giấc, chúng tôi bị những tiếng hót vô cùng trong trẻo và cao vút đánh thức: tiếng hót gọi bạn tình của vượn đen má vàng.

Thắm hồng đỗ mai Phan Thiết

Hòa chung không khí hối hả của thành phố Phan Thiết những ngày giáp tết Giáp Thìn, hàng trăm cây đỗ mai dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp (706B) cũng thi nhau nở rộ, nhuộm hồng cả một không gian xanh của biển trời phố biển đang vào xuân…

Với tiết trời se se lạnh cùng những tia nắng ấm áp đặc trưng của vùng đất cực Nam Trung bộ những ngày cuối năm đã như “chất kích thích” để loài hoa sở hữu những cánh hồng phấn bung sắc. Hoa đỗ mai mang nét đẹp nhẹ nhàng và kiêu sa, khi nở rộ vừa đẹp mộc mạc, lại vừa đằm thắm nên đủ sức thu hút du khách tìm đến chiêm ngưỡng và “sống ảo”. 

Farm Homestay Hồ núi đất – “Điểm hẹn” du lịch mùa xuân

Tọa lạc tại thôn Hiệp Cường, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Farm Homestay Hồ núi đất được ví như một “Đà Lạt thu nhỏ” với đầy đủ cảnh quan như hồ, sông, núi… tạo nên “bức tranh thiên nhiên” nên thơ, hữu tình. Từ đó đã thu hút khá đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, check in, chụp hình sống ảo… nhất là trong những ngày xuân mới.

Khung cảnh xanh mát tại Farm Homestay Hồ núi đất (thị xã La Gi)

28 thg 2, 2024

Làng Quy Hòa đầy hoa bên bờ biển Quy Nhơn thành điểm du lịch

Nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) chừng 2 km về phía nam, làng Quy Hòa đang là điểm đến rất được ưa thích của du khách bởi sự bình lặng, nhẹ nhàng và vẻ đẹp hoài cổ.

Một góc nhỏ làng Quy Hòa bình dị và nên thơ

Làng Quy Hòa rộng khoảng 60 ha (khuôn viên của Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa) là nơi sinh sống của hơn 250 hộ gia đình và hơn 300 bệnh nhân phong ở mọi miền đất nước.

Chiêm ngưỡng tượng Phật cao 81 m tạc trong vách núi An Giang

Thất Sơn huyền bí luôn mang đến cho du khách những điều mới mẻ để khám phá. Mới đây, còn có tượng Phật to lớn được chạm khắc trong vách đá núi Sam.

Nằm trong vùng Thất Sơn nổi tiếng của đất An Giang, núi Sam cao chừng 284 m so với mực nước biển và mang một vẻ đẹp hoang sơ. Năm 2018, núi Sam là một trong 37 điểm ở An Giang được công nhận Khu du lịch quốc gia với quần thể di tích lịch sử văn hóa, được xếp hạng, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang...

Đến núi Sam hiện nay, du khách còn được chiêm ngưỡng thêm công trình Phật giáo được khắc trực tiếp vào vách núi. BÙI VĂN HẢI

Cháo cá bầu rau đắng Củ Chi

Hai tô cháo cá bầu đem lại bàn. Hỏi bà chủ mới biết cháo cá bầu là khi nấu nồi cháo đã nhừ vừa ăn thì cho bầu xắt nhỏ vào nấu tiếp đến khi bầu chín, nên gọi là "cháo cá bầu". Thì ra bầu là trái bầu.

Gọi đầu cá thì tô cháo không và đầu cá lóc để dĩa riêng - Ảnh: N.C.T.

Hôm về Củ Chi, đi đường Hương Lộ 2, bà xã tôi nói thôi sẵn đường đi luôn lên Trảng Bàng, Tây Ninh.

Đường Hương Lộ 2 chạy song song với quốc lộ 22 hay còn gọi là đường xuyên Á, từ Củ Chi lên đến Trảng Bàng phải tránh doanh trại quân đội có tên gọi thời trước 1975 là "căn cứ Đồng Dù" hay "căn cứ Củ Chi" thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ.

Bánh canh Phan Rang ăn mát môi, trôi mát cổ

Nhiều người ngại gió như phang, nắng như rang ở Ninh Thuận. Nhưng, chắc chắn những ai có "tâm hồn ăn uống" sẽ nhớ da diết món bánh canh chả cá Phan Rang...

Thử nếm một ngày 3 bữa bánh canh Phan Rang, thì cảm nhận đây là một món "ăn mát môi, trôi mát cổ" - Ảnh: THIÊN THẢO

Chuyến xe đêm từ Sài Gòn đến Phan Rang lúc mờ sáng. Khi "bà cô ruột" tôi đang réo vì đói, hỏi ở đây có món gì đặc sản điểm tâm buổi sáng, bác xe ôm vồn vã: "Nổi tiếng xứ này là bánh canh chả cá".

Ăn cháo cá nâu 'sống lâu trăm tuổi'

Cá nâu là loài cá đặc sản sống tự nhiên được cư dân vùng đầm phá Tam Giang đánh bắt nhiều vào dịp từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch) hằng năm.

“Ăn bát cháo cá nâu, sống lâu trăm tuổi”

Cá nâu sống nhiều ở phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ký cá nâu có giá từ 400.000 - 500.000 đồng.

Cá nâu không lớn về kích thước, con to nhất cũng chỉ bằng bàn tay người lớn, có vảy sắp xếp thành từng đốm màu nâu nhạt rất bắt mắt. Cá nâu rất ngon, thịt dày ngọt béo, thơm, xương ít và mềm.

27 thg 2, 2024

Vẻ đẹp kỳ bí của miệng núi lửa triệu năm bên bờ biển Quảng Ngãi

Ở Quảng Ngãi có một miệng núi lửa cổ nằm sát bờ biển, rộng khoảng 30 mét vuông, còn khá nguyên vẹn, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Mũi Ba Làng An (thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 30 km về hướng đông bắc. Nơi này là điểm đến ưa thích của du khách, bởi dấu tích của miệng núi lửa cổ độc đáo nằm sát bờ biển, còn khá nguyên vẹn. HẢI PHONG

Viếng thăm tu viện cổ bên dòng sông Tiền

Đến An Giang, du khách không chỉ có dịp viếng chùa Bà Chúa Xứ núi Sam linh thiêng mà còn có thể tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng khác, trong đó có những nhà thờ, tu viện cổ kính.

Từ trước đến nay, nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến An Giang có nhiều ngôi chùa linh thiêng, cảnh quan độc đáo với lối kiến trúc khác nhau, có cả chùa theo kiến trúc người Kinh hay kiến trúc Khmer. Trong đó, chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam rất đông người đến viếng, nhất là trong những ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó còn có nhiều ngôi chùa khác như Long Sơn Núi Sam, Vạn Linh Núi Cấm, chùa Koh Kas, chùa Lầu (chùa Phước Lâm), Tây An... Nếu đến vùng đất Chợ Mới, tu viện cổ có tuổi đời hơn 150 năm nằm bên nhánh sông Tiền sẽ khiến mọi ưu phiền đều gạt sang một bên.

Sáng tinh sương, khi đường phố còn vắng, từ phía thị trấn Mỹ Luông băng qua cây cầu bắc ngang một nhánh sông Tiền thuộc khu vực Cù Lao Giêng (đây là cù lao chia sông Tiền ở khu vực này thành 2 nhánh), vừa hết cầu thì tu viện Phanxico yên bình, cổ kính vào sáng tinh sương hiện ra trước mắt. Chiếc cổng vào đơn sơ với những hàng gạch nhuốm màu thời gian, toát lên vẻ mộc mạc, nhẹ nhàng.

Tu viện Phanxico tọa lạc tại ấp Tấn Bình, thuộc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới, An Giang) đã có tuổi đời hơn 150 năm. M.P

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát núi Bà Đen - kỳ quan không thể bỏ lỡ trong đời

Tạo tác chính xác đến từng centimet, Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên núi Bà Đen, Tây Ninh xứng danh kỳ quan mà ai cũng nên chiêm ngưỡng một lần trong đời.

Xuân Giáp Thìn, tới Núi Bà Đen (Tây Ninh) hành hương chiêm bái cầu an lạc, du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước kiệt tác Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên khu vực đỉnh núi. Đằng sau đó là một quá trình tạo tác hết sức công phu mà không phải ai cũng có thể mường tượng được.

Chính xác đến từng… centimet

Tôn tượng Di Lặc được tạo hình theo một phương thức chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo mô thức bậc thang. Để làm nên một công trình mang đậm tính nghệ thuật, mỗi viên đá sa thạch được chọn lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá và kích thước chuẩn xác, sau đó được điêu khắc theo mẫu thiết kế rồi xếp chồng lên nhau thành 54 lớp.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc nằm ở độ cao hơn 900 m trên đỉnh núi Bà Đen. 

'Thiên đường hồng' Măng Đen khoe sắc những ngày giáp tết

Hơn 300.000 cây mai anh đào khoe sắc đúng dịp xuân về, giúp Măng Đen vốn đã thơ mộng lại càng trở nên lung linh hơn.

Cuối đông, TT. Măng Đen (H. Kon Plông, Kon Tum) se lạnh. Màn sương mù như bức màn voan trắng xóa phủ lên đất trời. Trong khung cảnh mờ ảo đó, sắc hồng của hoa mai anh đào như nhuộm thắm cả đất trời.

Măng Đen khoác lên mình lớp áo hồng ngập tràn sức sống. TRANG ANH

Vẻ đẹp nhẹ nhàng, yên bình của từng cánh hoa mai anh đào trong gió thôi thúc người dân và du khách đến với Măng Đen để được đắm say trong vẻ đẹp ngọt ngào củ
a hoa...

26 thg 2, 2024

Ngắm đàn thú ở Thảo Cầm Viên 160 tuổi giữa lòng thành phố

Tháng 3 tới đây, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ tròn 160 tuổi, đây là một trong 10 sở thú lâu đời nhất thế giới. Phóng viên ghi nhận hình ảnh cuộc sống đàn thú những ngày cuối tháng 2 tại đây.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.3.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, nhưng người dân TP.HCM vẫn quen gọi nơi đây là sở thú.

Năm 1956, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chính thức mang tên như ngày nay và hiện là một trong những vườn thú lớn nhất nước. Tháng 3 này, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tròn 160 tuổi. Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng lọt top 10 vườn thú lâu đời nhất thế giới.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 1 trong 8 vườn thú có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới với kho tàng động - thực vật phong phú, gồm hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài và có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. NGUYỄN KỲ ANH

Lúa non thơm phức, đồng ruộng ngút ngàn ở Hội An khiến khách đổ về từng đoàn

Những ngày qua rất đông du khách khi tới Hội An đã chọn tour đạp xe giữa những cung đường đi qua đồng lúa rìa phố cổ. Lúa xanh mướt dậy mùi thơm khiến từng đoàn người phải dừng lại giữa đồng.

Hình ảnh đồng quê thanh bình đẹp như tranh ở Hội An khiến khách du lịch thích thú - Ảnh: B.D.

Vương triều nhà Mạc - nơi lưu giữ Định Nam Đao 500 năm tuổi

Vương triều Mạc là nơi lưu giữ thanh Định Nam Đao hơn 500 năm tuổi của vua Mạc Thái Tổ, là một trong ba bảo vật quốc gia tại TP Hải Phòng.


Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng năm 2009, tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, nơi phát tích Vương triều Mạc.

Ngôi chùa lưu giữ hai bảo vật độc bản ở Hải Phòng

Chùa Trà Phương lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.

Chùa Trà Phương tên chữ là Thiên Phúc tự, tên nôm là chùa Bà Đanh, khởi dựng từ thời nhà Lý tại thôn Trà Phương nay thuộc huyện Kiến Thụy và được trùng tu tôn tạo quy mô vào thời nhà Mạc (thế kỷ 16).

Theo hồ sơ di sản của Sở Văn hóa - Thể thao TP Hải Phòng, năm 1592, nhà Mạc bị vua Lê - chúa Trịnh đánh bại, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình kiến trúc trên vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay) bị tàn phá. Đến cuối thời Nguyễn (năm 1943), chùa được xây dựng, trùng tu nên mang đậm phong cách của thời kỳ này. Đến năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Trà Phương mặt chính quay hướng Tây Nam, gồm tòa điện phật, tòa thờ các vị sư tổ, nhà khách, nhà bia, sân vườn và cổng.

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. Ảnh Lê Tân

25 thg 2, 2024

Ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên đất kho lương

Đền Trần Thương từng có vị thế hiểm yếu, được Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn đặt một trong sáu kho lương thực nuôi binh sĩ trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285).


Trên đường từ Hà Nội về Thái Bình ăn Tết, ngày 14/2, Nguyễn Hồng Sơn, 27 tuổi, ghé thăm đền Trần Thương bởi bị thu hút bởi nét cổ kính của ngôi đền.

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

Quảng Ngãi qua di sản mộc bản Triều Nguyễn

Mộc bản Triều Nguyễn là tài liệu lịch sử quan trọng, trong đó có nhiều bản khắc liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam vào ngày 31/7/2009.

Mộc bản liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa phải kể đến bộ thông sử của chúa Nguyễn như sách “Đại Nam thực lục tiền biên”. Trong sách này khắc nói về chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi: “Giáp Thìn, năm thứ 47 (1604), lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu), lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay đổi là Thăng Bình) làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên”.

Bản sao Tài liệu mộc bản lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.

24 thg 2, 2024

Tộc Ung ở xứ đất Chiên Đàn

Ở Hà Đông - Tam Kỳ có hai bà mẹ họ Ung nổi tiếng: cụ bà Ung Thị Lãng là thân mẫu Phó bảng Nguyễn Dục và cụ bà Ung Thị Nghiệm là thân mẫu Chủ tịch nước Võ Chí Công. Tộc Ung của hai bà phát tích từ làng Chiên Đàn, tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa xưa.

Đình làng Chiên Đàn. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

Hội làng Kim Bồng và những chờ đợi...

Ngày hội làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng (12 tháng Giêng) đã khép lại nhưng mở ra nhiều tín hiệu đáng chờ đợi về một không gian du lịch xanh, bền vững.

Trình diễn dệt chiếu tại hội làng. Ảnh: Q.T

Bảo tồn giá trị rừng thông Đak Đoa

Rừng thông Đak Đoa nằm dọc theo đường Phan Đình Phùng (thị trấn Đak Đoa) và một phần thuộc địa phận xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), cách TP. Pleiku khoảng 20 km.

Khoảng đầu tháng 11 hàng năm, nơi này thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, thưởng ngoạn. Không chỉ có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn hội tụ những giá trị thiên nhiên, văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử.

Bạt ngàn thông xanh

Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Thọ - Bí thư Huyện ủy Đak Đoa, người “bén duyên” với vùng đất này từ những năm 70 của thế kỷ trước: Khu vực rừng thông bây giờ là vùng “đất chết” của hơn 50 năm về trước. Lúc bấy giờ, Sư đoàn bộ binh số 4 của Mỹ đặt Bộ chỉ huy tại căn cứ Enari dưới chân núi Hàm Rồng. Để bảo vệ căn cứ này, quân đội Mỹ đã phun, rải chất diệt cỏ, khai quang, tàn diệt toàn bộ thảm thực vật bao quanh căn cứ, tạo vành đai trắng nhằm phát hiện, ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Hơn 500 ha đất của khu rừng thông này nằm trong vành đai trắng, không có một loài cây, cọng cỏ nào mọc lên được. Người dân địa phương gọi nơi này là vùng “đất chết”.

Rừng thông Đak Đoa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Những mùa hoa mê mải

Đời viết của tôi cũng vài chục bài cả thơ và báo về dã quỳ, từng cho rằng dã quỳ Hàm Rồng và Biển Hồ là đẹp nhất, bởi nơi ấy là hai cái “nguyên” núi lửa khổng lồ, rằng nham thạch triệu năm vương lại hun đúc nên cái màu vàng mê hoặc của dã quỳ.

1. Tôi nhớ không chính xác là năm nào, khi tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival hoa Đà Lạt, khỏi phải nói, nó gây tiếng vang đến như thế nào, dù ai cũng biết, từ lâu, Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố ngàn hoa”.

Gia Lai, từ sự tự phát của dân du lịch phượt, cứ mùa khô bắt đầu là nhộn nhịp kéo về để săn ảnh dã quỳ. Cũng không dễ, không hanh thông ngay từ đầu. Tôi nhớ, nhà thơ Đào Phong Lan hồi ấy muốn dẫn mấy ông bạn “Tây ba lô” về đây chơi và ngắm hoa, nhờ tôi liên hệ. Hỏi mấy công ty du lịch thì đều... từ chối, vì chưa có chính sách cho khách Tây, dù Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và cả Kon Tum đã có. Họ bày cho tôi là cứ lẳng lặng mà lên; trót lọt thì không sao, nhưng nếu... lộ thì ráng chịu. Tôi báo lại cho Đào Phong Lan, nhưng Lan lắc đầu ngay và đành đưa khách đi nơi khác. Du lịch là vui chơi, là thoải mái, vừa đi vừa nơm nớp như thế thì đi... phí tiền. Câu nhắn lại cứ lơ lửng thế.

Đường hoa dã quỳ ở Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Ảnh: Phạm Quý

23 thg 2, 2024

Mê mẩn mùa hoa cà phê nở trắng, tỏa hương ngọt ngào Tây Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, hoa cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đua nở, tỏa sắc trắng khắp vùng đất đỏ, tạo khung cảnh nên thơ, thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Sau khi thu hoạch quả xong, người nông dân thường tưới nước cho cây cà phê để hoa nở và phục hồi cây. Đây cũng là thời điểm mùa hoa cà phê khoe sắc ở Tây Nguyên.

Vẻ đẹp trên cánh đồng thuốc lá Krông Pa

Khí hậu, thổ nhưỡng trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) rất thích hợp cho cây thuốc lá phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây thuốc lá còn mang lại vẻ đẹp cho đất trời nơi đây.

Bình minh tỏa rạng trên cánh đồng thuốc lá xã Phú Cần. Một màu xanh bạt ngàn chạy dài tít tắp tận bờ sông Ba. Bây giờ là mùa xuân, màn sương bảng lảng rải đều trên những tấm thảm xanh mờ ảo. Hoa thuốc lá bừng nở khoe sắc hồng trong ánh ban mai rực rỡ.

Một màu xanh bạt ngàn chạy dài tít tắp tận bờ sông Ba.

Nghìn du khách tập trung chiêm ngưỡng rồng dài 10m bay lên trời

Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người dân và du khách tham gia một trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024.

Phúc khí cầu hình rồng độc đáo.

Lễ thả hoa đăng trên sông Đồng Nai và lời nguyện cầu từ du khách quốc tế

Du khách quốc tế được tự tay viết những lời nguyện cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng, đính kèm lên những chiếc hoa đăng thả ở sông Đồng Nai trong lễ hội chùa Ông

Tối 22/2, hàng nghìn người du khách quốc tế đổ về khuôn viên chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai để tham dự lễ thả hoa đăng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Hàng nghìn hoa đăng tại sân chùa Ông chuẩn bị thả xuống sông Đồng Nai

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

Đặc sắc lễ hội Chùa Tân Thanh

Sáng 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ hội

Ngọt thanh bánh chuối ngày rằm tháng 7

Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và thưởng thức những loại bánh, món ăn truyền thống. Một trong số đó không thể thiếu bánh chuối, loại bánh mang hương vị ngọt thanh, đậm chất quê.

Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.

Bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan thực hiện công đoạn gói bánh chuối

Ngọt ngào hương vị bánh nướng lò củi truyền thống Tràng Định

Khi đất trời chuyển mình sang thu, không khí mát mẻ cũng là lúc Tết Trung thu về. Tháng 8 mùa thu, tìm về mảnh đất Tràng Định giàu truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như thạch đen, bánh khảo, cốm, khẩu sli, vịt quay… ta thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò. Không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết đây chính là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống bao đời nay của người dân huyện Tràng Định.

Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.

20 thg 2, 2024

Hang Quân y – công trình độc đáo trên đảo Cát Bà

Hang Quân y là một hang động sở hữu vẻ đẹp độc đáo bậc nhất trong khu vực quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khoảng những năm 1960, nơi đây được thiết kế là một bệnh viện dã chiến để phục vụ kháng chiến chống Mỹ và đến nay đã trở thành niềm tự hào của Quân y Việt Nam.

Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.




Phòng họp chỉ huy tác chiến bên trong hang Quân Y.

Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.





Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến ​​trúc hang động của hang Quân y vẫn còn nguyên vẹn. Công trình được xây dựng khép kín bằng bê tông cốt thép, chiều dài giữa hai động khoảng 200 mét, được thiết kế có cửa trước hướng Tây, cửa sau quay về hướng Đông. Qua ba lớp cửa dày đặc là bệnh viện gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 là khu chính với 14 phòng chức năng như phòng mổ, phòng chờ và phòng thuốc, tầng 2 là rạp chiếu phim và phòng tập, kiểm tra thể lực, tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng cho lính canh và sĩ quan. Được xây dựng như một bệnh viện thời chiến, hang Quân y được trang bị hệ thống ra vào, thoát nước, thông gió ... hoàn hảo. Trong hang có dấu vết của những thanh gỗ ốp vào tường làm tủ thuốc, lối thoát hiểm từ tầng 3 xuống tầng 1 dẫn ra cửa sau ẩn hiện sau những măng đá lớn ở lưng núi. Động Quân Y đại diện cho một bệnh viện Quân Y lớn thời chiến với đầy đủ trang thiết bị và khu điều trị cho hàng trăm người.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.




Những năm gần đây, hoạt động khám phá hang động ở Cát Bà ngày càng thu hút nhiều du khách, hệ thống hang động với các tour du lịch sinh thái, cộng đồng, đi bộ đường dài ... ở Việt Hải, Trân Châu ... đang đóng góp vào sự phát triển du lịch của Cát Bà. Đặc biệt, với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc được hình thành bởi sự kết hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, hang Quân y đang trở thành địa điểm hấp dẫn trong hành trình của những trải nghiệm đến với hòn đảo Cát Bà xinh đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan hang Quân y trong hành trình khám phá đảo Cát Bà.

Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang

Bánh dày – lễ vật trong cưới hỏi của người Tày Xứ Lạng

Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.

Bánh dày là loại bánh truyền thống của người dân Xứ Lạng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Trong lễ cưới của người Tày từ xưa đã có tục lệ nhà chú rể đưa lễ vật bánh dày cho gia đình cô dâu. Thông thường, lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái được thống nhất từ lễ ăn hỏi, ngoài một khoản tiền để nhà gái sắm sửa đồ dùng trong gia đình cho đôi vợ chồng trẻ thì nhà trai sẽ hỏi nhà gái lấy thêm bao nhiêu chiếc bánh dày để nhà trai chuẩn bị trước. Số bánh dày được căn cứ vào số lượng họ hàng thân thích trong gia đình nhà gái, thường là 50 đến 100 chiếc bánh cỡ nhỏ (to bằng miệng cốc uống nước) và một cặp bánh cỡ lớn bằng chiếc đĩa hay còn gọi là pẻng me (bánh mẹ). Đối với người Tày Lạng Sơn, bánh dày trong lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự gắn kết hoà hợp trời đất, bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nói riêng.

Thơm bùi xôi hạt dẻ

Vào giữa tháng 7 âm lịch, khi những vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn vào mùa thu hoạch cũng là lúc người dân nơi đây dùng hạt dẻ làm xôi để thưởng thức hoặc bán cho các khách hàng đến thăm quan, trải nghiệm vườn dẻ. Nếu ai đã từng một lần được thưởng thức, chắc hẳn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng của món xôi này.

Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Lạc có hơn 100 ha cây dẻ, sản phẩm hạt dẻ tươi Quảng Lạc hiện đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Lạng Sơn.

Ông Phạm Đình Duy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết: Để từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ cây dẻ, từ năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động các hộ trồng dẻ kết hợp sản xuất gắn với phát triển du lịch trải nghiệm để du khách thăm quan có thể vừa hái vừa thưởng thức hạt dẻ. Đặc biệt, để thu hút, tạo điểm nhấn từ sản phẩm hạt dẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chế biến nhiều món ăn ngon từ hạt dẻ, đặc biệt là xôi hạt dẻ.

Bà Hoàng Thị Kiểm thực hiện công đoạn thái hạt dẻ

Phoóng dăm – món ăn độc đáo ngày đông Xứ Lạng

Phoóng dăm hay còn gọi là coóng dăm là một món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Từ những nguyên liệu bình dị như gạo nếp, thịt lợn…, người dân đã sáng tạo ra một món ăn độc đáo, mang hương vị rất riêng. Đây cũng là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng trong mùa đông Xứ Lạng.

Cuối tháng 10, vào những ngày thời tiết se se lạnh, dạo quanh những tuyến phố như Lê Lợi, Bà Triệu… thành phố Lạng Sơn không khó để bắt gặp hình ảnh những quán bán phoóng dăm nườm mượp khách hàng.

Bà Ma Thị Thúy thực hiện công đoạn tạo hình phoóng dăm

19 thg 2, 2024

Khiêm Lăng - vẻ lãng mạn của lăng mộ hoàng gia xứ Huế

Toàn cảnh lăng vua Tự Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà/Báo ảnh Việt Nam

Lăng vua Tự Đức là tên thường gọi của Khiêm Lăng, là công trình lăng mộ hoàng đế đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong kiến trúc lăng mộ của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam thời kì phong kiến nói chung.

Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.

Độc đáo ấn Rồng làng Bát Tràng

Những ngày này, ông Phạm Việt Khoa cùng những người thợ làm gốm đang tất bật hoàn thiện những sản phẩm có biểu tượng linh vật rồng theo đơn hàng của một cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu khách tiêu dùng.

Tiếp nối sự thành công của làng Bát Tràng qua nhiều sản phẩm của các nghệ nhân. Các nghệ nhân làng Bát Tràng đã lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam để chế tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo phục vụ cho nhu cầu năm Giáp Thìn sắp tới.

Khách du lịch đổ về thăm chùa 'chín đầu rồng' năm Giáp Thìn

Nhiều du khách đổ về tham quan, viếng chùa “chín đầu rồng” uốn lượn nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 và chiêm bái tượng phật A Di Đà cao 42m giữa đồng lúa ở Núi Nổi, An Giang.

Du khách chụp hình với chín đầu rồng nổi trên hồ sen - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 17-2, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù mùng 8 nhưng lượng khách vẫn tấp nập về chùa Huỳnh Đạo, phường Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang. Nơi đây nổi tiếng với tượng "chín đầu rồng" uốn lượn xung quanh quả địa cầu đặt trên mặt nước hồ sen.

Hai món Việt vào top món cá ngon nhất châu Á

Canh chua cá và cá kho tộ là hai đại diện của Việt Nam xuất hiện trong danh sách 53 món ăn từ cá ngon nhất châu Á.

Trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas đầu tháng hai công bố top 53 món ăn làm từ cá ngon nhất châu Á dựa trên bình chọn từ thực khách và chuyên gia ẩm thực khắp thế giới.

Canh chua cá của Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng, được chấm 4,4 trên 5 sao. Cá kho tộ đứng thứ 44, được chấm 3,6 trên 5 sao.

Tiêu chí bình chọn các món ăn dựa trên hương vị, độ phổ biến, đạt từ 3,5 trên 5 sao trở lên và bỏ qua các bình chọn mang tính phân biệt vùng miền. Dánh sách được đưa ra nhằm giúp các quốc gia quảng bá món ngon địa phương, khơi dậy niềm tự hào về cá món ăn truyền thống và sự tò mò về những món ăn mà bạn chưa từng thử.

Canh chua cá Việt Nam. Ảnh: Bùi Thủy