Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 2, 2024

Chùa Vạn Phật

Vạn Phật tức là 10.000 đức Phật, hay cụ thể hơn là 10.000 tượng Phật. TPHCM có chùa Vạn Phật ở quận 5, là ngôi chùa Bắc tông Hoa có 10.000 tượng Phật như vậy.

Mỗi ô nhỏ trên tường là một tượng Phật, cứ thế ở khắp chùa lên đến 10.000 vị Phật. Ảnh VnExpress

Chùa được xây dựng từ 1959 và đã có nhiều tượng Phật từ thời đó (nên có tên là Vạn Phật). Tuy nhiên đến Tết năm nay báo chí nhắc nhiều và có nhiều người viếng thăm.

26 thg 2, 2024

Ngôi chùa lưu giữ hai bảo vật độc bản ở Hải Phòng

Chùa Trà Phương lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.

Chùa Trà Phương tên chữ là Thiên Phúc tự, tên nôm là chùa Bà Đanh, khởi dựng từ thời nhà Lý tại thôn Trà Phương nay thuộc huyện Kiến Thụy và được trùng tu tôn tạo quy mô vào thời nhà Mạc (thế kỷ 16).

Theo hồ sơ di sản của Sở Văn hóa - Thể thao TP Hải Phòng, năm 1592, nhà Mạc bị vua Lê - chúa Trịnh đánh bại, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình kiến trúc trên vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay) bị tàn phá. Đến cuối thời Nguyễn (năm 1943), chùa được xây dựng, trùng tu nên mang đậm phong cách của thời kỳ này. Đến năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Trà Phương mặt chính quay hướng Tây Nam, gồm tòa điện phật, tòa thờ các vị sư tổ, nhà khách, nhà bia, sân vườn và cổng.

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. Ảnh Lê Tân

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

Đặc sắc lễ hội Chùa Tân Thanh

Sáng 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ hội

7 thg 2, 2024

Chùa Thạnh Hòa: Ngôi già lam ẩn chứa nhiều giá trị

Chùa Thạnh Hòa tọa lạc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là 1 trong 4 ngôi chùa cổ tại huyện Cần Giuộc. Ngôi già lam này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng một phần di sản văn hóa Phật giáo, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

Khuôn viên chùa có diện tích 5.227 m², gồm có: Chùa, vườn chùa. Mặt tiền chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, trang trí hoa văn. Đến nay, chùa vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc từ thế kỷ XIX và đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được trùng tu, tôn tạo

23 thg 1, 2024

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm Rồng

Nằm trong không gian của làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), tọa lạc trên triền núi Lợn Vàng, “nhìn” ra núi “con Voi, con Mèo” (theo cách gọi của người dân địa phương), chùa Đông Sơn tĩnh lặng như điểm nhấn cho “bức tranh” làng cổ thêm giàu giá trị.

Chùa cổ Đông Sơn trên đất Hàm Rồng được tôn tạo khang trang.

9 thg 1, 2024

Chùa Vua - ngôi quốc tự xưa ở Chiêm Sơn

Chùa Vĩnh An, tục danh là chùa Vua, tên gọi đầy đủ là Ngự chế Vĩnh An tự hay Sắc tứ Vĩnh An tự (勅賜永安寺). Đó là ngôi quốc tự đặc biệt, ra đời cách ngày nay tròn 200 năm, gắn với hai lăng hoàng hậu triều Nguyễn. 

Vị trí của Vĩnh An tự (chùa Vua) trong tương quan với hai tôn lăng Vĩnh Diễn, Vĩnh Diên cùng một số địa danh liên quan. Ảnh: H.G

29 thg 12, 2023

Chùa Ô Chum vào hội

Chùa Ô Chum Aram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum) tọa lạc ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng có lịch sử hơn 200 năm, là cái nôi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư Khmer với trên 30% dân số của địa phương. Những ngày này, mọi người đang cùng nhau đóng ghe Ngo cũng tập luyện để phục vụ Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống hằng năm.

18 thg 12, 2023

Chùa mang tên làng Thanh Phước

Theo Từ điển địa danh hành chính Nam bộ của Nguyễn Đình Tư, Thanh Phước là thôn thuộc tổng Mỹ Ninh, huyện Quang Hoá, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19. Gắn với việc lập làng là hình thành các thiết chế văn hoá - tín ngưỡng để phục vụ cư dân.

Chùa Linh Sơn Thanh Lâm (huyện Gò Dầu).

Sau 30.4.1975, Thanh Phước là một xã thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Nxb Chính trị quốc gia, trang 1.117). Hiện nay, tại khu phố Nội Ô, thị trấn huyện Gò Dầu còn hai ngôi cổ tự, ghép chữ đầu của mỗi hiệu chùa là tên làng Thanh Phước xưa. Đó là chùa Thanh Lâm (Linh Sơn Thanh Lâm) và chùa Phước An (sau đổi lại là chùa Bửu Nguyên).

4 thg 12, 2023

Ngôi chùa 400 năm tuổi có 'hòn đá thần' trên đỉnh núi ở Bình Dương

Chùa Châu Thới (Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo, ngôi chùa này thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm bái.


Chùa Châu Thới tọa lạc tại ngọn núi cùng tên (Châu Thới), thuộc phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách không xa TP.HCM hay Đồng Nai. Ngọn núi này được mệnh danh là thắng cảnh giữa vùng đồng bằng, cao 82 m so với mực nước biển.

3 thg 12, 2023

Núi Ốc Sơn vang vọng tiếng chuông chùa Long Cảm

Đã 10 thế kỷ kể từ ngày Lý Thái tổ mang quân chinh phục phương Nam đến nay, dường như tiếng khánh cổ ở ngôi chùa Long Cảm trên núi Ốc Sơn (tiểu khu Trang Các, thị trấn Hà Trung) vẫn còn vang vọng. Nơi ấy, đất ấy, âm thanh ấy không chỉ giúp con người ta lắng lòng lại trước nhịp sống chảy trôi hằng ngày mà còn khiến ta tự hào về một nơi thơ mộng hữu tình, non xanh nước biếc.

Chùa Long Cảm trên đỉnh Ốc Sơn.

2 thg 12, 2023

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang

Mã giang - dòng sông văn hóa, tâm linh nơi xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”. Trên dọc dài hành trình xuôi về với biển, nơi nào sông Mã đi qua mà không soi bóng những ngôi đền, chùa, miếu mạo... Như ngôi chùa Hồng Ân (còn có tên gọi khác là chùa Kiểu, xã Yên Trường (cũ), huyện Yên Định) vẫn hướng mặt về sông mà vang tiếng chuông ngân...

Chùa Hồng Ân sau khi được trùng tu.

Xã Yên Trường trước hay sau khi sáp nhập vào xã Yên Bái, vẫn là vùng quê ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, mang đậm nét mộc mạc, thanh bình với những giá trị văn hóa truyền thống, di tích độc đáo. Tại đây các di tích tiêu biểu như: đền Hổ Bái, bia ký Hoàng Giáp thượng thư Trịnh Cảnh Thụy, đền thờ Trương Công Mỹ, chùa Hồng Ân, đã góp phần tô điểm thêm cho truyền thống, mạch nguồn lịch sử - văn hóa, tâm linh trên mảnh đất này.

21 thg 11, 2023

Hoàng Ân cổ tự với cây dầu 300 tuổi

Ngày 2/11/2023, tại chùa Hoàng Ân ở Cù lao Phố, Biên Hòa đã diễn ra lễ đón nhận và gắn bia cây di sản Việt Nam cho cây dầu rái hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên chùa. Đây là cây di sản đầu tiên và cho đến nay là duy nhất ở Đồng Nai.

Chùa Hoàng Ân được khai sơn năm 1726. Theo lời kể của người xưa thì khi ấy ở khu vực quanh chùa có nhiều cây dầu như vậy. Qua thời gian 3 thế kỷ, các cây dầu khác đã lần lượt biến mất, chỉ còn lại duy nhất một cây như hiện nay. Tình từ thời gian lập chùa đến nay là 297 năm, mà lúc ấy đã có cây dầu rồi như vậy tuổi của cây dầu đã trên 300 năm.

Đến viếng chùa, từ xa ta đã thấy câu dầu cao vút trời xanh. Chu vi gốc cây khoảng 8 met, 3 người ôm không xuể. 

Nhân dịp đặc biệt này, tui đăng lại bài viết năm 2011 về chùa Hoàng Ân với các thông tin và hình ảnh cũ, cách đây 12 năm. Cuối bài có bổ sung vài hình ảnh mới của chùa.

8 thg 11, 2023

Ngự tứ Bửu Sơn tự - một danh lam Phan Thiết

Chùa Bửu Sơn tọa lạc ở phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, những năm qua là một ngôi chùa rất quen thuộc với nhiều bà con phật tử và khách thập phương các nơi khi đến với thành phố biển.


Sách Đại Nam nhất thống chí, một bộ sách địa chí văn hóa nổi tiếng do Quốc Sử quán Triều Nguyễn biên soạn, ở quyển số 12 viết về tỉnh Bình Thuận, đã có những dòng về chùa Bửu Sơn của ngày xưa: “Chùa ở trên đỉnh núi, phía sau có 2 ngôi tháp, nên tục danh chùa Tháp. Thuở đầu Nguyễn trung hưng, vua Cao Hoàng (Triều Nguyễn) đến viếng, mới đặt cho tên là Bửu Sơn tự, ban cấp tiền và sai làm tấm biển. Nay trong chùa có biển khắc chữ: “Ngự tứ Bửu Sơn tự””. (Vua đã đến, ban cho tên chùa Bửu Sơn). Vua Gia Long trị vì nước ta từ năm 1802 – 1820, đến nay đã trên 200 năm. Như vậy, chùa cổ Bửu Sơn đã được xây dựng từ trước đó.

Trải qua mưa nắng theo thời gian, năm 1961, chùa được xây dựng lại trên nền cổ tự ngày trước. Và từ 1961 đến năm 2000, đã có nhiều vị sư đến tu, trụ trì.

6 thg 11, 2023

Kiến trúc độc đáo của chùa Chim ở Cù Lao Giêng

Tọa lạc trên Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang),chùa Phước Thành (hay còn gọi là chùa Chim) có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách đến tham quan và chiêm bái.

Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với sắc vàng bao phủ cả ngôi chùa. Ảnh: T.T

4 thg 11, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

 Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018

30 thg 10, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018

Ngôi chùa trên núi giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam.


Chùa Đại Tuệ rộng 6.000 m², tọa lạc trên đỉnh động Thăng Thiên, thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, ở độ cao 500 m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An.

7 thg 10, 2023

Ngôi chùa hơn 700 tuổi linh thiêng nổi tiếng miền Trung

Ở Quảng Bình có một ngôi chùa hơn 700 năm tuổi, nằm bên dòng sông Kiến Giang, đẹp và thơ mộng. Chùa mang tên Hoằng Phúc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.

6 thg 10, 2023

Vãn cảnh Chùa Bồ Đề bên bờ sông Hậu hiền hòa

Trong chuyến du lịch Vĩnh Long, ngoài việc khám phá cảnh sắc thiên nhiên sông nước yên bình, thăm các di tích lịch sử – văn hóa hấp dẫn thì bạn đừng quên đến viếng các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại đây như: chùa Phước Hậu, chùa Phật Ngọc Xá Lợi, chùa Gò Xoài, chùa cổ Long An… và không thể bỏ qua cái tên là chùa Bồ Đề.

Cổng tam Quan Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề, tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Mình, tỉnh Vĩnh Long. Cách Thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km về phía Tây, cách thành phố Cần Thơ 2 km về phía Đông Nam. Ngôi chùa có khung cảnh bình yên, thanh tịnh và kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử lâu đời và những câu chuyện được truyền tụng, góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của vùng đất này.

Chánh điện

Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Nơi đây là điểm tu hành của nhiều tín đồ sùng đạo, nhiều vị cao tăng đạo cao, đức trọng. Với thời gian tồn tại lâu dài cùng sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh vừa qua, chùa Bồ Đề không còn nguyên vẹn với những đường nét cổ kính xưa kia, nhưng trong ký ức của bao người, nơi đây vẫn là điểm son tươi thắm của tình yêu quê hương đất nước, sự hài hợp tuyệt vời giữa đạo pháp và dân tộc, thể hiện xuyên suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc.

Ngôi chùa nằm dưới chân cầu Cần Thơ

Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhựt Quang.

Sự thật, thầy Nhựt Quang là nhà cách mạng Nguyễn Văn Nhẫn đang bí mật hoạt động, gầy dựng phong trào. Ông tìm về chùa Bồ Đề để tạo dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng. Năm 1934, thầy Nhựt Quang vận động quần chúng xã Mỹ Hoà thành lập các hội Ái hữu, phổ biến các tài liệu cách mạng cho thanh niên tiến bộ. Năm 1936, Chi bộ đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề.

Ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát

Nhìn xuống từ cầu Cần Thơ, ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát, bên cạnh sông Hậu hiền hòa tạo nét duyên thầm cho ngôi chùa từng cưu mang bao chiến sĩ cách mạng qua suốt các thời kỳ. Khuôn viên chùa rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Ngoài ra Chùa Bồ Đề còn là nơi tưởng niệm những người thiệt mạng khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ.

Chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định số 970/QĐ-UBT ngày 17/4/2003 công nhận là Di tích cấp tỉnh.