26 thg 6, 2021

Những cây đa cổ thụ ở Ia Nueng

Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa-lịch sử độc đáo, trong đó có một số đại thụ gắn liền với ký ức và văn hóa cộng đồng. Tuy vậy, những cây xanh quý hiếm này dường như vẫn chưa được tôn vinh đúng tầm để phát huy giá trị, đặc biệt là trong phát triển du lịch. Làm hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản là một trong những cách cần tính đến.

Theo tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 1 cây xanh muốn được công nhận là Cây di sản thì phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và văn hóa-lịch sử tùy theo nguồn gốc (cây trồng hoặc cây tự nhiên). Do vậy, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 đại thụ được công nhận là Cây di sản vào năm 2016. Đó là cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ). Từ khi được công nhận đến nay, cây đa làng Ghè đã được đưa vào các tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện cùng với các điểm đến văn hóa-lịch sử, tạo sức hút đáng kể cho du lịch huyện biên giới.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: Trên địa bàn thành phố có khá nhiều đại thụ nhưng chưa có cây nào được làm hồ sơ để công nhận Cây di sản. Điểm lại số cây này, ông Hà khẳng định, tại làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) có 3 cây đa vài trăm năm tuổi, rất xứng đáng được công nhận là Cây di sản.

Cây đa cổ thụ ở làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Lâu nay, Ia Nueng được du khách nhiều nơi biết đến thông qua vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình với cây đa, giọt nước. Đặc biệt, hình ảnh 3 cây đa cổ thụ xòe tán lá vạm vỡ che mát cả một vùng đã mang lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.

Già làng Hmrik cho hay: Người dân không còn nhớ ai đã trồng những cây này từ lúc nào, chỉ biết rằng chúng đã sừng sững ở đấy từ xưa rất xưa. Ông chia sẻ: “Cha tôi lớn lên đã thấy mấy cây đa cao lớn như thế rồi, chắc cũng đã qua 3 đời người. Ngày xưa, lễ hội lớn của làng như pơ thi, mừng lúa mới… đều tổ chức dưới gốc đa”.

Già Hmrik kể thêm, trước đây, bà con quan niệm có thần linh trú ngụ trong những cổ thụ này để bảo vệ làng. Ngày còn nhỏ, ông Hmrik từng chứng kiến lễ cúng Thần Cây. Làng ngả thịt con heo, con dê cúng Yàng rồi mỗi nhà đều mang đến 1 ghè rượu. Già trẻ gái trai hòa trong tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã và những điệu xoang bất tận, vui say trọn 1 ngày.

Có thể thấy rõ một điều, không chỉ là cây xanh đơn thuần về mặt sinh học, những đại thụ này còn gắn liền với ký ức cộng đồng qua hàng trăm năm. Giờ đây, khi phong tục xưa dần mai một, cây lại lặng lẽ làm chứng nhân của nhịp sống thường ngày, ngắm nhìn lũ trẻ lớn lên, vui đùa nơi giọt nước, lắng nghe những cuộc chuyện trò của người làng trong lúc tránh nắng, rì rào che mát cho khách phương xa, lặng im vỗ về bao tâm hồn kiếm tìm sự tĩnh lặng…

Theo chúng tôi, trong số 3 đại thụ kể trên, cây to nhất có chu vi đến hơn 8 người ôm, cao trên 25 m. Phần diện tích nền xung quanh đã được đầu tư lát gạch sạch sẽ, dân làng đều nhắc nhau gìn giữ để những bóng cây luôn xanh mát. “Nếu một ngày nào đó vắng bóng những đại thụ này thì làng sẽ ra sao?”. Già Hmrik chắc nịch câu trả lời: “Mất cây đa, Ia Nueng đâu còn là làng. Ông bà xưa đã dặn dò con cháu không được đốt gốc, chặt cành. Nhờ vậy, cây mới xanh tươi đến ngày nay. Cây đa là linh hồn, là sức mạnh của làng, không được để mất đâu”.

Đối chiếu với những tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, có thể thấy, những cây đa ở làng Ia Nueng đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được công nhận là Cây di sản, vấn đề còn lại là sự quan tâm của chính quyền và các ban, ngành liên quan.

Một khi được công nhận, “di sản xanh” này sẽ góp phần phát huy giá trị vùng đất, khẳng định mục tiêu xây dựng Pleiku trở thành đô thị “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Cùng với việc phục dựng các lễ hội, nghi lễ gắn liền với chủ thể ấy, thành phố sẽ có thêm một điểm đến lý thú dành cho khách phương xa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và tạo sức hút khi nhu cầu tìm về với thiên nhiên trong lành đang là xu hướng mà nhiều du khách hướng đến.

Độc đáo món lá mì của người Tây Nguyên

Thời chiến tranh, mì là loại cây nuôi người kỳ diệu, dễ trồng, hợp với đất rừng nguyên sinh, ăn được cả củ và lá. Nhổ một cây lên lấy củ, phải trồng lại mấy lóng hom giống cho người đến sau có cái mà ăn tiếp. Một cách hành xử đầy chất nhân văn.

Cái món lá mì của người dân Tây Nguyên cũng vì vậy trở thành một nét ẩm thực đặc sắc của miền bazan đất đỏ. Phổ biến nhất trong các món ăn từ lá mì với người Tây Nguyên là anhăm kte (cũng gọi là kte pơlang). Lá mì non cả đọt được rửa sạch, vò kỹ thái hoặc giã nhỏ là nguyên liệu chính cho món anhăm kte. Để thêm vị đắng, người ta cho một ít lá đu đủ, vài quả cà đắng. Ngoài ra có thể cho thêm nắm lá yao (loại dây leo còn gọi là rau ngót rừng), là thứ lá cho vị ngọt của mì chính và tạo màu xanh lá cho món ăn.

Món lá mì xào thịt chua. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Thủy Trung Tiên - ngôi đền cổ 1000 năm tuổi ở hồ Trúc Bạch

Ai đã từng đi qua hồ Trúc Bạch (Tây Hồ - Hà Nội) chắc hẳn không khỏi một lần thắc mắc về sự tồn tại của ngôi đền nhỏ với những hàng cây xanh cổ thụ um tùm soi bóng. Đó là ngôi đền Thủy Trung Tiên từ xa xưa đã gắn liền với văn hóa tâm linh thờ Thần Chó của người Việt và tên gọi ban đầu của đền là Cẩu Nhi.

Đền Cẩu Nhi xưa với tên gọi là đền Thủy Trung Tiên nằm cách đường Thanh Niên khoảng 30m với khuôn viên đẹp, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ với một cây cầu bằng đá xanh chạm nổi rồng phượng hình vòng cung nối từ đườngThanh Niên vào cổng tam quan.

Sự tích xưa kể rằng, ngôi đền gắn truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian liên quan đến sự kiện vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) lên ngôi và dời đô về Thăng Long. Theo một số sách thì trước khi Lý Công Uẩn lên làm vua, có con chó ở châu Cổ Pháp, (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đẻ ra con sắc trắng có đốm đen thành hai chữ “Thiên tử” ứng với việc này (vì vua Lý tuổi Tuất). Từ đó, được Vua cho dựng miếu thờ sau miếu chuyển ra đảo hồ Trúc Bạch và tồn tại đến ngày nay.

Ẩm thực Hà Nội:Từ làng ra phố

Từ bao đời nay, những làng nghề ẩm thực truyền thống của người dân đất Kinh kỳ đã tạo ra những món ăn quyến rũ rồi lan tỏa và hình thành nên hệ sinh thái ẩm thực Việt. Những món ăn đã không còn khoảng cách, từ làng nghề đã ra phố rồi ghi danh trên bản đồ ẩm thực quốc tế. Ẩm thực Hà Nội cứ thế thấm vào lòng du khách bốn phương mang theo hoài bão, khát vọng của người Việt Nam hướng đến cuộc sống hòa bình, an vui.

Làng nghề: “Cái nôi” của ẩm thực Hà thành

Thủ đô Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng có chiều dài lịch sử. Mỗi món ăn lại gắn liền với tên gọi của từng làng quê như: Bánh Cuốn - Thanh Trì, Xôi Nếp - Phú Thượng, Cốm Thơm - Làng Vòng, Bún Ngần- Phú Đô, Bánh chưng- Lỗ Khê, Giò chả- Ước Lễ… Không gian của làng nghề ẩm thực luôn gắn liền với không gian của từng hộ gia đình. Từ đời ông - cha - con - cháu cứ tiếp nối nghề truyền thống và luôn giữ gìn những bí quyết riêng trong cách chế biến món ăn để làm nên bản sắc.

Mới đây, Chúng tôi đã về Làng giò chả Ước Lễ, huyện Thanh Oai để cùng trải nghiệm không khí làng nghề nức tiếng. Nghề làm giò chả ở thôn Ước Lễ đã có cách đây khoảng 500 năm. Dưới thời phong kiến, món ăn này rất cao quý và chỉ xuất hiện trong các bàn tiệc của giới thượng lưu. Thời Pháp thuộc, giò chả Ước Lễ đã nổi tiếng với nhà hàng Tân Việt ở Phố cổ, Tân Lợi ở Hà Đông. Vào năm 1958, thương hiệu giò chả Tuyên Thành của làng Ước Lễ đã xuất khẩu giò sang Pháp. Thời bao cấp, giò giả Ước Lễ còn được coi là món ăn xa xỉ.

Một ngày khám phá vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Yêu không khí trong lành và các loài động thực vật quý hiếm, Nhật Minh chọn vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát để thư giãn cuối tuần.

Tình hình dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã thúc đẩy người Việt hướng đến du lịch bền vững, tránh đi các điểm tham quan phổ biến, đông đúc mà tìm về những nơi thân thiện với môi trường, trải nghiệm những hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe... Lựa chọn du lịch của chàng trai Lâm Nhật Minh (sinh năm 1995) cũng không ngoại lệ. Anh cùng đồng nghiệp đã có chuyến ghé thăm vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát ở Tây Ninh trước khi Việt Nam bước vào đợt giãn cách xã hội năm 2020.

Nhật Minh hiện làm trong lĩnh vực truyền thông tại TP HCM. Do tính chất công việc căng thẳng, anh thường tìm đến du lịch, chụp ảnh như một cách thư giãn đầu óc. "Mình chọn đến vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát vì muốn thử cảm giác đi phượt trong rừng, hít thở không khí trong lành và khám phá các loài động thực vật quý hiếm. Nơi đây cũng gần Sài Gòn nên tiện đi về trong ngày. Quan trọng là Lò Gò mang lại cảm giác thân thương và yên bình khi mình được đặt chân trên chính mảnh đất quê hương Tây Ninh", Minh chia sẻ.

Đầm nước mặn lớn nhất Bình Định

Cảnh sắc yên bình và nhịp sống mưu sinh trên đầm Thị Nại được khắc họa qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Quy Nhơn - Nguyễn Tiến Trình.


Vùng ven biển Bình Định có 3 đầm lớn là Trà Ổ (huyện Phù Mỹ), Đạm Thủy (huyện Phù Cát) và Thị Nại (TP Quy Nhơn), trong đó Thị Nại là đầm lớn nhất cũng là “vườn ươm” của các loài thủy sản. Thị Nại xưa có tên là đầm Biển Cạn do nước rút cạn để trơ lòng đầm. Đầm này đã có thời gian mang tên Hải Hạc Đàm nhưng người dân từ lâu vẫn gọi đầm Thị Nại.

“Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Tiến Trình (quê ở Bình Định) dùng câu ca dao để giới thiệu về đầm Thị Nại. Đầm có diện tích trên 5.000 ha, thuộc địa phận 4 phường, xã của TP Quy Nhơn và 4 xã của huyện Tuy Phước và đổ ra cửa Thị Nại.

Trên hình là quang cảnh đầm với các cụm dân cư, xen kẽ các thửa ruộng, hệ thống ao nuôi trồng thủy sản và điểm nhấn là cầu Thị Nại.

Thung lũng mận tam hoa ở Nghệ An vào vụ

Mận tam hoa ở huyện Kỳ Sơn những ngày này đến vụ thu hoạch, quả trĩu cành, khiến nhiều du khách thích thú tham quan.

Thung lũng mận tam hoa chủ yếu thuộc địa phận hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn). Nơi đây có những vườn mận cổ thụ với tuổi đời cả chục năm tuổi, được ví như "Sapa xứ Nghệ", bởi ban ngày mát mẻ, về đêm se lạnh.

22 thg 6, 2021

Trăm năm mộc mạc giò chả Ước Lễ

Bảng hiệu "giò chả Ước Lễ" đếm không xuể. Nhưng ăn đặc sản Ước Lễ giờ rất khó thấy ngon. Sao vậy? Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.

NSƯT Ngọc Tản - Ảnh: TT

Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.

Con kênh đào huyền thoại


Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây. Con kênh được người Pháp thi công bằng cơ giới, chỉ trong 2 năm (từ 1901 - 1903) đã hoàn thành, mặt kênh rộng 60 m, đáy 40 m; phí tổn lên tới gần 3,7 triệu quan (Franc). Đây cũng là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.

20 thg 6, 2021

Vẻ đẹp bốn mùa ở miền sông nước Long An

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái, quê hương Tân Lập trở nên thơ mộng và rực rỡ màu sắc hơn.


Nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái (sinh năm 1979), quê tại ấp 3, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là một người thích lang thang trên những nẻo đường ghi lại cảnh đẹp và nhịp sống thôn quê, bất kể mùa mưa, nắng. Anh hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh huyện Mộc Hóa.

Trên hình là trung tâm xã Tân Lập trong ánh đèn đêm, với cụm dân cư nằm xen kẽ các ao nuôi trồng thủy sản và nương lúa trải dài ven đôi bờ sông Vàm Cỏ Tây. Đây là con sông từ Campuchia chảy qua địa phận Long An với chiều dài hơn 150 km và uốn thành nhiều khúc. Nhờ điều kiện tự nhiên này ưu đãi Long An hình thành tuyến du lịch sinh thái được khai thác từ làng nổi Tân Lập đến chùa Nổi và khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

Ầm ào thác nước H'Mun

Thác H’Mun thuộc địa phận làng Tơ Drăh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Thác có 2 tầng riêng biệt đổ từ bậc cao đến thấp với dòng chảy rộng. Tầng thứ nhất có các bậc đá trải rộng và thấp nên nước chảy êm nhẹ. Tầng thứ hai cao chừng 20 m có các bậc đá nhấp nhô tạo dòng nước đổ từ trên cao xuống tung làn sương mát rượi với âm thanh ầm ào lan tỏa cả khu rừng, ẩn chứa nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ của đại ngàn.

Vào mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về tạo nên dòng nước trắng xóa, bồng bềnh huyền ảo, sống động. Vào mùa khô, nước ít hơn, dòng thác trở nên hiền hòa, êm đềm. Các khối đá trên dòng chảy cũng nhô ra, loang lổ, đủ mọi hình thù độc đáo.

Xung quanh thác là vách núi sừng sững với nhiều loại cây rừng đan xen. Dưới chân thác là các khối đá trải dài sẽ thích hợp cho du khách làm điểm dừng chân tổ chức các buổi picnic, vui chơi cùng gia đình giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Nhiều bạn trẻ đến vui chơi tại thác H’Mun (xã Bar Măih, huyện Chư Sê). Ảnh: R'Ô Hok

Trải nghiệm cùng thác Yon Tok

Thác Yon Tok thuộc địa phận xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nơi đây có sự góp mặt của 3 dòng thác: thác chính ở giữa ầm ào ngày đêm và 2 thác phụ ở hai bên như suối tóc muôn đời chảy mãi. Khi những tia nắng cuối ngày chiếu xuống, thác Yon Tok tựa như dải lụa mềm mại, bồng bềnh trôi.

Thác Yon Tok. Ảnh: Anh Huy

Khám phá bãi đá triệu năm ở Chư Păh

Chúng tôi tìm đến dòng suối có bãi đá đẹp và lạ ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Băng qua những lối mòn, cả nhóm đã thực sự bất ngờ trước khung cảnh thiên nhiên kỳ thú nơi này. Dòng suối mang nhiều tên gọi, nằm giữa xã Ia Phí và thị trấn Ia Ly chảy qua nhiều làng Jrai trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy Thủy điện Ia Ly, đoạn đến làng Vân bỗng trồi lên một bãi đá triệu năm dài hàng cây số.

Bãi đá gồm nhiều đoạn lộ thiên, đặc biệt có hai khu vực rất đẹp, cách xa nhau chỉ độ vài ba chục mét. Ở những nơi này, bên dòng suối, các thanh đá lớn hình lục lăng như đã được bàn tay thần kỳ nào đó sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc, bất chấp thời gian. Hàng trăm cột đá có hình thù giống nhau, được xếp thành bãi tại đây đã khiến nhiều người gọi nơi này là suối Đá Đĩa, trong sự so sánh với Gành Đá Đĩa-Di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Điều này hoàn toàn có lý, bởi về hình thức, các bãi đá tại đoạn suối qua làng Vân và di sản đá Phú Yên tương đồng; về niên đại, theo các nhà địa chất, chúng đều đã vượt qua độ tuổi trên 100 triệu năm.

Bãi đá triệu năm ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Ngắm mùa vàng dưới chân mây Pù Luông

Giữa đại ngàn Pù Luông mây vờn lưng núi, nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang đang ngả vàng rực rỡ, phảng phất đưa hương, hít thở bầu không khí trong lành, cảm nhận sự no ấm, bình yên. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu ấy luôn có sức cuốn hút đặc biệt với bất cứ ai tìm về.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trên địa phận huyện Quan Hóa và Bá Thước. Nơi đây suốt bốn mùa không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp.

Ngôi đền “cầu tự” nổi tiếng bậc nhất Việt Nam

Đền Sinh, đền Hóa ở xã Lê Lợi (Chí Linh) được biết đến là một trong những ngôi đền “cầu tự” linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.

Đền Sinh nơi còn lưu giữ phiến đá hình người phụ nữ trong tư thế sinh nở

Chùa Thanh Mai trong hệ thống di sản Phật giáo Trúc Lâm

Cùng với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai của Hải Dương là mắt xích không thể tách rời trong quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, nơi gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm.

Lễ hội truyền thống chùa Thanh Mai diễn ra vào ngày 3.3 âm lịch hằng năm là ngày mất của đệ nhị tổ Pháp Loa

Cổ kính đình Nội Hợp

Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, di tích đình Nội Hợp ở xã Lê Ninh (Kinh Môn) vẫn giữ được kiểu dáng, kiến trúc với những bản chạm khắc gỗ đạt đến độ tinh xảo, được đánh giá là di sản văn hóa quý.

Đình Nội Hợp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2006

Mật ong rừng sú vẹt Đa Lộc

Chạy dọc theo con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là những cánh rừng ngập mặn xanh mát trải dài hàng cây số, được ví như “bức tường sống” vững chãi chắn sóng hữu hiệu. Không chỉ đóng vai trò, chức năng phòng hộ, dưới chân rừng ngập mặn còn được người dân tận dụng mặt nước để khai thác các loài thủy hải sản. Đặc biệt, cứ đến mùa hoa sú vẹt, hoa bần đua nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại dư vị ngọt ngào cho vùng biển này.

Mô hình nuôi ong của gia đình bác Trần Xuân Lâm, thôn Yên Hòa, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đang phát huy hiệu quả.

16 thg 6, 2021

Ngọt dẻo kẹo dừa

Kẹo dừa dẻo lại giòn, ngọt tự tuổi thơ đến khi tóc nhuốm màu sương khói.

"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng/ Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...". Những câu thơ của "thần đồng thi ca" Trần Đăng Khoa in đậm trong tâm trí tôi ngày thơ ấu tung tăng cắp sách đến trường. Làng tôi nằm ở phía nam TX.Đức Phổ. Thuở trước, người dân trong làng trồng nhiều dừa, thân thẳng vươn lên trời xanh, hiên ngang đứng trước bão. Thỉnh thoảng, cha chú leo lên ngọn hay dùng câu liêm hái những trái dừa tròn như quả bóng trước ánh mắt trẻ thơ háo hức đợi chờ.

Kẹo dừa. ẢNH: TRANG THY.

Chè trôi nước chùm ngây

Chè trôi nước là món truyền thống trong các dịp cúng kiếng, lễ Tết, giỗ chạp; đặc biệt là ngày Tết Ðoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tại Cần Thơ, chè trôi nước chùm ngây mang hương vị mới cho món ngon này.


Ngày nay, nhu cầu “ăn để khỏe” ngày càng phổ biến, với sự lên ngôi của những món ăn cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên, hương liệu tự nhiên. Chè trôi nước chùm ngây cũng bắt nguồn ý tưởng từ đây: sử dụng nguyên liệu chùm ngây - một loại thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, bảo vệ gan. Bà Lê Thị Bé Bảy, người nghĩ ra ý tưởng này, cho biết: “Chè trôi nước là món ngọt, nên có thêm chùm ngây sẽ làm cho món ăn cân bằng hơn về dinh dưỡng, vừa tạo vị mới, màu sắc cũng hấp dẫn hơn”.

Chiếc túi đựng cơm của đồng bào Mạ

Trong những sản phẩm đan lát của người Mạ, giỏ đựng cơm là dụng cụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài chức năng là vật dụng thuần túy, giỏ đựng cơm còn thể hiện tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, khéo léo của người làm ra nó.

Người Mạ chế tạo túi đựng cơm có hình thức nhỏ nhắn, tiện dụng, gọn gàng, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi có đặc điểm giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng, không bị hư hỏng trong thời gian khá lâu.

Chiếc túi đựng cơm của đồng bào Mạ

Đội thuyền 'nước mắm' Cửa Hội

Từ xa xưa, hình ảnh con thuyền Nghệ An nặng mùi mắm ruốc đã nổi tiếng khắp cả nước. Đến nỗi “Thánh thơ” Cao Bá Quát đã phải viết “Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An”.

Người phát triển đội tàu nước mắm

Thời thuộc Pháp ở vùng Cửa Hội không chỉ có một vài chiếc thuyền, mà có hẳn một đội thuyền hàng chục chiếc chở nước mắm và các sản phẩm hải sản của Nghệ An tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc. Ông chủ của “hải đội” những “con thuyền Nghệ An” đó là cụ Bát Thoàn.

Tàu đánh bắt xa bờ vào neo đậu tại Cửa Hội. Ảnh: Phương Hà

Xuôi dòng Kẻ Gỗ…

Hồ Kẻ Gỗ là công trình đại thủy nông có dung tích lớn thứ hai trên địa bàn Hà Tĩnh, song lại có hệ thống kênh dài nhất tỉnh. Vào mùa gieo cấy, con nước từ đại công trình ùa theo những dòng kênh uốn lượn qua hàng chục làng mạc, tưới mát hàng chục ngàn héc-ta cây trồng…

Mùa trâm Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.


Trâm là loại cây thân gỗ, cao, khỏe, nhiều cành lá xum xuê. Cây trâm sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng 7 năm tuổi bắt đầu cho trái, tuổi thọ kéo dài cả trăm năm. Hàng năm, cây trâm cho ra hoa khoảng giữa tháng 3 và cho thu hoạch trái dài đến tận tháng 6 (âm lịch). Trâm ra hoa rồi kết trái thành từng chùm. Trái trâm lúc còn non có màu xanh, khi già chuyển sang đỏ, lúc chín có màu tím đen, to gần bằng đầu ngón tay. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.

15 thg 6, 2021

Dọc mùng muối chua ở Nghệ An

Dọc mùng muối chua có thể sơ chế làm thành nộm, nấu canh cá hoặc ăn kèm bánh đa và thịt luộc. Món ăn tuy bình dị nhưng là đặc sản "hao cơm" nổi tiếng xứ Nghệ.

Những món muối chua vốn rất quen thuộc với người Việt và trở thành món ngon không thể thiếu trong những bữa cơm ngày hè. Ngoài những món phổ biến như dưa muối, cà muối, sung muối,... thì ở Nghệ An còn có món dọc mùng muối chua lạ miệng và "tốn cơm".

Dọc mùng (hay còn có tên môn thơm, ở miền Nam được gọi là bạc hà) có hình dáng khá giống với khoai nước hoặc khoai môn nhưng bẹ trắng hơn. Loài cây này là nguyên liệu để làm nên nhiều món ăn truyền thống của người Việt như nấu canh, làm nộm,...

Ngoài những món quen thuộc, dọc mùng còn được đem muối chua, trở thành thứ đặc sản dân dã, gắn bó với biết bao thế hệ người dân vùng đất Nghệ An. 

Dọc mùng muối chua là món ngon "hao cơm" nức tiếng xứ Nghệ (Ảnh: Trang Ruby).

Bánh đập miền Trung

Sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu cũng như cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo đã khiến đặc sản bình dân này trở thành thức quà nức tiếng ở miền Trung, hút khách thưởng thức.

Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, du khách không chỉ thoải mái khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được trải nghiệm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo. Dù trên những gánh hàng rong, quán ăn vỉa hè hay trong các khu chợ huyện, du khách vẫn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức được loạt đặc sản trứ danh của mỗi địa phương.

Ngoài những món ăn nức tiếng như mì Quảng, bánh căn, bánh xèo, cơm hến,... còn có bánh đập - thức quà bình dị có cách thưởng thức đặc biệt đã gắn bó với biết bao thế hệ người con của vùng đất đầy nắng và gió này.

Bánh đập - thức quà bình dị của miền Trung (Ảnh: @mebimsuakoi).

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Nhắc đến những món ngon tại Đà Lạt, không thể không kể tới bánh ướt lòng gà trứ danh, bánh ướt mềm ăn cùng với những miếng thịt gà xé phay, lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua ngọt vừa phải.

Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.

Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.

Bánh ướt lòng gà là món ăn mà nhiều người truyền tai nhau không thể bỏ lỡ khi đến Đà Lạt (Ảnh: monmonfoodie).

Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh cứu công chúa

Thạch Động ở TP Hà Tiên có một hang sâu, được truyền là nơi chim đại bàng bắt giam công chúa Quỳnh Nga.

Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.

Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.

Thạch Động nổi bật giữa những cánh đồng vùng biên Kiên Giang. Ảnh: nidalnguyen/Instagram

12 thg 6, 2021

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - di sản quân sự tiêu biểu

Từ Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định sáng suốt, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Lán ở và làm việc của Phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thuộc Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Độc nhất vô nhị ngôi chùa thờ "bà Hỏa" giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Về Sóc Trăng, nhiều người thích thú khi tham quan những ngôi chùa của người dân tộc Khmer, Hoa... Đặc biệt, có chùa Hỏa Đức Tự ở giữa thành phố không thờ Phật mà thờ... "bà Hỏa".

Thông thường đền hay chùa sẽ thờ phật hay các vị thần linh nhưng giữa lòng thành phố Sóc Trăng có ngôi chùa khá to và chỉ để thờ "bà Hỏa" với tên Hỏa Đức Tự.

Ông Huỳnh Ngọc Minh, thành viên ban trị sự Hỏa Đức Tự cho biết, chùa Hỏa Đức Tự vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm cạnh gốc cây còng (còn gọi là me tây) cổ thụ có trên trăm năm tuổi, tọa lạc ngay ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu - Phan Đình Phùng, thuộc phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Người địa phương thường gọi chùa Hỏa Đức Tự là miếu "Bà Hỏa".

Người dân địa phương kể, hơn 100 năm trước, tại cây còng cổ thụ, vào những đêm tối trời thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây nên họ cho rằng có "Bà Hỏa" hiển linh. Từ đó, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ cúng "thần lửa". 

Chùa Hỏa Đức Tự, còn được người dân địa phương gọi là miếu "Bà Hỏa".

Đền thờ Hai Bà Trưng: Điểm đến du lịch hấp dẫn huyện Mê Linh

Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Thành phố Hà Nội với lịch sử lâu đời là niềm tự hào của người dân nơi đây. Đây còn là địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn trong khu vực.

Đền Hai Bà Trưng nằm ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, đây là ngôi đền có truyền thống lâu đời, mang lại giá trị văn hóa tâm linh cho người dân huyện Mê Linh.

Huyện Mê Linh nằm cách Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây Bắc, nơi đây có không gian thoáng đãng, có truyền thống lịch sử đáng tự hào. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của bạn trẻ yêu thích khám phá hay dành cho những gia đình cắm trại, giải trí cuối tuần, tìm về chốn an tĩnh để hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt là đền Hai Hà Trưng với truyền thống và lịch sử hào hùng.

Thành cổ Diên Khánh: Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia

Thành cổ Diên Khánh là công trình di tích văn hoá nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Đây là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta thời Nguyễn. Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 10km về phía Tây đến địa phận khóm Đông Môn, thị trấn Diên Khánh. Thành cổ vẫn giữ lại cho mình gần như nguyên vẹn với kiến trúc xưa độc đáo.

Thành cổ Diên Khánh được xây dựng theo một kiến trúc rất độc đáo kiểu Vauban, là một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ thứ XVII, XVIII của Tây Âu.

9 thg 6, 2021

Kỳ thú chim muông trên đỉnh Bạch Mã

Bốn nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên săn ảnh các loài thú quý hiếm trong Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc Thừa Thiên - Huế và ở Quảng Nam.


Cách TP Huế khoảng 60 km, du khách đi theo Quốc lộ 1A về phía nam tại thị trấn Phú Lộc, tại km số 3 theo biển chỉ dẫn là đến Vườn quốc gia Bạch Mã. Bạn cần liên hệ Ban quản lý vườn trước để được hướng dẫn chi tiết đối với loại hình du lịch sinh thái ngắm chim, muông thú. Ngoài ra, vườn quốc gia vẫn phục vụ các tour đi bộ, đạp xe, cắm trại trong rừng...

Từ cổng lên tới đỉnh Bạch Mã theo đường chính có chiều dài khoảng 20 km, gặp nhiều cảnh quan hòa quyện của núi rừng, suối thác và mây trời. Trekking tới km 17 (ảnh), qua những cánh rừng quanh đường mòn là tới Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên Bạch Mã ở độ cao 1.450 m.

Lũy Thầy và tài năng thiên bẩm của nhà quân sự Đào Duy Từ

Lũy Trường Dục do Đào Duy Từ thiết kế đã phát huy xuất sắc vai trò phòng ngự trong lịch sử cuộc phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn. Để ghi ơn Đào Duy Từ như một người thầy lớn, dân gian gọi lũy Trường Dục đơn giản là lũy Thầy...

Đào Duy Từ (1572 – 1634) là một gương mặt danh nhân xuất chúng trong sử Việt. Được coi là một thiên tài quân sự, ông đã viết bộ sách quân sự “Hổ trướng khu cơ” và cũng là người thiết kế lũy Trường Dục hay lũy Thầy, một công trình quân sự nổi tiếng trong sử sách. Ảnh: Di tích lũy Trường Dục ở Đồng Hới, Quảng Bình.

Tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất vương quốc Chăm Pa

Bức tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào 2013 dựa trên tiêu chí đây là hiện vật gốc, độc bản, hình thức độc đáo của vương quốc Chăm Pa...

Được bảo quản và trưng bày Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) Hoài Nhơn được coi là một trong những hiện vật bằng đồng hoàn mỹ nhất từng được biết đến của vương quốc Chăm Pa.

5 thg 6, 2021

Mùa hoa muồng ở cố đô Huế

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, ngoài hoa phượng, bằng lăng và điệp, cố đô Huế còn được tô điểm bởi sắc vàng, hồng của hoa muồng.


Đầu mùa hè là thời điểm Huế trở nên rực rỡ nhất với vô vàn loài hoa khoe sắc: từ hoa sen, hoa phượng, bằng lăng, điệp vàng... Trong đó có hoa muồng, gây chú ý bởi sắc hoa đặc biệt, có cả màu vàng và hồng khá lạ mắt.

Muồng hoàng yến được trồng rải rác khắp các tuyến phố. Nhưng đẹp nhất hiện nay là những hàng cây chạy dọc tuyến đường Kim Long, hướng về chùa Thiên Mụ.

Phở chua Hà Giang

Tại Hà Giang có một món phở với nước dùng đặc biệt làm từ loại dấm thật chua, hòa với đường, bột sắn.

Nhắc đến ẩm thực ở cao nguyên đá Hà Giang, du khách thường nhắc đến những món ăn như thắng cố, mèn mén, cháo ấu tẩu, rượu ngô, chè Shan Tuyết… Không nhiều người biết đến món phở chua cũng nổi tiếng không kém tại đây.

Phở chua được du nhập vào các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… từ sau đời Mãn Thanh (Trung Quốc) cách đây khoảng hơn 300 năm. Trong tiếng Hoa, phở chua được gọi là "Lường pàn", có nghĩa là "Phở mát". Và vì là phở mát nên món ăn này chỉ ưa dùng vào mùa hè. 

Các nguyên liệu trong tô phở chua.

Thắm sắc hoa đào Cát Tiên

Muồng hoa đào có tên khoa học là Cassia Javanica, thuộc họ đậu (Fabaceae). Loài này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á, ở Việt Nam thì phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ... Tại Đồng Nai, loài hoa này mọc nhiều ở Vườn quốc gia Cát Tiên (H.Tân Phú) nên người dân ở đây vẫn quen gọi là hoa đào Cát Tiên.

Khu vực có nhiều hoa đào Cát Tiên nở rộ nhất chỉ cách văn phòng trung tâm của Vườn quốc gia Cát Tiên khoảng 5km

Ông Bùi Quốc Vỵ, một hướng dẫn viên kỳ cựu ở Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, chưa có năm nào, muồng hoa đào nở rộ và rực rỡ như mùa hoa năm nay. Ở Cát Tiên, hoa đào bắt đầu bung cánh khi rừng xuất hiện những cơn mưa đầu mùa vào cuối tháng 4 và nở rộ trong suốt tháng 5, kéo dài đến tháng 6.

4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

Đường thủy ở Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh có hệ thống sông rạch, kênh đào tuy không bằng vài tỉnh khác như Bến Tre, Cà Mau… nhưng cũng rất chằng chịt, vừa là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi nếu biết sử dụng đúng cách. Sông rạch thì do tự nhiên mà có, còn kênh thì phải nhân tạo, thông thường bằng cách đào, nếu không đào thủ công bằng sức người thì đào bằng máy.

Kênh được đào bằng máy chỉ có từ thời Pháp thuộc. Ở ĐBSCL, việc đào kênh bằng máy có 2 cách: “thổi” và “múc”. Máy để thổi hoặc múc được đặt trên chiếc xà lan mà người dân quen gọi là xáng, nếu thổi thì gọi là xáng thổi, nếu múc thì gọi là xáng múc. “Xà lan” hoặc “xáng” là từ phiên âm từ tiếng Pháp “chaland” - một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc…

Xáng múc

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

Tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu có những đặc điểm thờ tự rất riêng.

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu.

Vài nét về ngôi chùa

Chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu tọa lạc tại khu vực 1, phường An Bình. Ngoài các giá trị lịch sử, tín ngưỡng, ngôi chùa còn có sự tích hợp, giao lưu văn hóa hết sức độc đáo.

Những người trong Ban trị sự chùa cũng không biết chính xác ngôi chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết cổ tự này tồn tại đã trên trăm năm và diện mạo của ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 2014. Ðặc biệt, trong chùa còn lưu lại tấm biển ghi tên những người đầu tiên chung tay góp sức xây dựng chùa trong những ngày đầu thành lập. Tiêu đề của tấm biển này được ghi là “Phương danh chư vị tiền bối khai sơn tạo tự”, bên dưới liệt kê danh sách 28 người có đóng góp, bao gồm các chức sắc địa phương như Hương Cả, Hương Nhứt, Hương Hào, Ông Cả, Ông Hội đồng... Ghi chép này mở ra một hướng nghiên cứu về lịch sử ngôi chùa, vì nếu biết được lai lịch của các vị này, sẽ có cơ sở xác định được năm xây dựng cũng như quá trình hình thành ngôi chùa.

Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Ðình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) hằng năm có hai lễ lớn: Kỳ yên Thượng điền (vào tháng 4 âm lịch) và Kỳ yên Hạ điền (vào tháng Chạp). Năm nay Lễ Kỳ yên Thượng điền Ðình Bình Thủy diễn ra từ ngày 23 đến rạng sáng 26-5-2021, nhằm 12 đến 15-4 âm lịch.

Chánh tế trong Lễ Kỳ yên Đình Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI

Chuyện tôm cá sông Ô Môn

Sông Ô Môn bắt nguồn từ sông Hậu, cửa sông gọi là Vàm Thới An chạy thẳng vô Thới Lai là 9km, nơi đây vào đầu thế kỷ XIX người Pháp tiến hành múc xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội và đào Kinh Đứng. Kinh xáng Bà Đầm, xáng Thị Đội xẻ ba cánh đồng bạt ngàn giáp Vị Thanh - Hậu Giang và Rạch Giá - Kiên Giang. Hệ thống kinh rạch này dẫn và thoát nước cho hàng ngàn héc-ta đất nông nghiệp, đồng thời hằng năm vào mùa nước rút, cá tôm dồn xuống nhiều vô kể. Sông Ô Môn coi như trạm dừng chân và cũng là cái túi chứa cá tôm trước khi đi ra sông Hậu.

Hấp dẫn con cá trắng

Nông dân thường chia cá làm 2 loại theo màu sắc. Cá trắng chủ yếu là cá sông như: cá linh, mè vinh, thác lác, cá ngát, rô biển… Còn cá đen là lóc, trê, rô, sặc… Cá trắng đẻ trứng trên thượng nguồn vào đầu mùa mưa rồi trôi theo dòng, ăn phiêu sinh vật lớn dần theo nước lên đồng ruộng. Thời đó, theo truyền thống nông dân canh tác lúa mùa (mỗi năm một mùa), mùa nước nổi từ tháng 7 âm lịch, nước lên cao trên đồng có chỗ sâu đôi ba thước nước. Đến tháng 10, 11 nước rút mang theo số cá này xuống sông.

Đặt vó trên sông. Ảnh: DUY KHÔI

Chiếc xáng và cuộc khẩn hoang miền Nam

Ở ĐBSCL có nhiều địa danh liên quan đến chiếc xáng như: Xáng Cụt, Vàm Xáng, Búng Xáng. Người miền Nam từ sự ngỡ ngàng trước một con "quái vật bằng sắt", như lời nhà Nam bộ học Sơn Nam thuật lại, đã dần quý mến những công trình, công dụng mà chiếc xáng mang đến. Vậy rồi người đời xưa đã xúc cảm biết bao khi nhìn cảnh: "Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạy".

Kinh xáng thành "con đường lúa gạo"

Trước khi nói về việc đào xáng ở miền Tây, xin nói đôi điều về vùng đất này thuở chưa khai khẩn. Việc trồng lúa, lên liếp làm vườn không thể nào thực hiện do phèn chua, hệ thống nước tưới tiêu không có. "Tháo chua rửa phèn", "làm vườn thì phải khai mương" là những yêu cầu tất yếu nhưng với một vùng "đất rộng người thưa" thì sức người chẳng thể nào làm nổi.

Cầu Cái Tư- đoạn cuối của kinh xáng Xà No.

3 thg 6, 2021

Nét bình dị nơi một trong 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Là một trong số 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam - làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) không chỉ thu hút du khách bởi nét đẹp cổ kính, mà còn mang sắc thái thuần nông, bình dị của làng quê Bắc Bộ.

Làng Đông Sơn xưa thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ngày nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Nép mình bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi những dãy núi đá nhỏ, đồi đất thấp nằm xen kẽ lẫn nhau, ngôi làng cổ hàng nghìn năm tuổi này nổi tiếng không chỉ ở xứ Thanh mà còn được đánh giá là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi...

Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc... Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám.

Mang hương vị đặc trưng, xôi trám đã trở thành một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nơi mảnh đất Cao Bằng. Vài năm trở lại đây, món ăn này cũng được ưa chuộng tại Hà Nội.

Trám Cao Bằng thường có hai loại đó là trám đen và trám trắng. Trám trắng khi chín thường chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và sẽ tự rụng còn trám đen có màu xanh nhạt, khi chín sẽ dần chuyển sang màu tím rồi tím đen và nó sẽ không tự rụng mà người hái phải dùng sào để đập rụng.

Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: dungkims).

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).

Hè về - Có một Sapa đẹp nao lòng

Sapa là một điểm đến tuyệt vời khi mùa hè đang đến. Du lịch Sapa mùa hè, du khách sẽ choáng ngợp với những điều kiện thuận lợi mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

"Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh", câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay "tạo nghiệp" khi "bẹo hàng" món lẩu mắm đầy bông.

Rau - bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Phan, anh chàng từ tuốt dưới rừng U Minh (Cà Mau) lên Sài Gòn lập nghiệp, thỉnh thoảng lại làm mếch lòng bè bạn phương xa khi khoe những chuyến về quê. Có gì đâu, miền quê của anh chỉ là vùng rừng có những con kênh thẳng tắp từ bạt ngàn này đến mênh mông khác.

2 thg 6, 2021

Đặc sản cà xỉu "chân dài" được ví như "thần dược" hút khách ở Kiên Giang

Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến nhiều thực khách phải dè chừng nhưng cà xỉu lại là nguyên liệu làm nên loạt món ngon, đặc sản của vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang).

Vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa - Khmer. Trong số những đặc sản "trứ danh" nơi đây không thể không nhắc đến món ăn từ cà xỉu.

Cà xỉu là loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh, phần thịt mềm và ngọt. Chúng sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ nên có phần chân dài lộ ra ngoài để dễ dàng tìm kiếm thức ăn.

Cà xỉu có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến thực khách dè chừng (Ảnh: Cà xỉu Hà Tiên).

Rau câu chân vịt ngày hè

Cứ đến mùa hè, chúng tôi được dịp thưởng thức những chén rau câu chân vịt thơm ngon, mát lành. Đây cũng là món ăn chứa đựng ký ức tuổi thơ.

Bà tôi vốn sinh ra và lớn lên ở đảo Lý Sơn, sau đó vô thị xã học, tốt nghiệp đi làm thì gặp ông, rồi nên duyên vợ chồng. Xa quê, bà càng thêm nhớ mảnh đất mình sinh ra và sống suốt những tháng năm tuổi trẻ. Dường như, để vơi bớt niềm nhớ thương ấy, bà thường hay nấu những món ăn đậm đà hương vị đất đảo. Trong những món ăn mà bà tận tay chế biến, tôi thích nhất là món rau câu chân vịt.

Món rau câu chân vịt có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. ẢNH: NG.NHÃ