Hiển thị các bài đăng có nhãn núi lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 2, 2024

Vẻ đẹp kỳ bí của miệng núi lửa triệu năm bên bờ biển Quảng Ngãi

Ở Quảng Ngãi có một miệng núi lửa cổ nằm sát bờ biển, rộng khoảng 30 mét vuông, còn khá nguyên vẹn, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Mũi Ba Làng An (thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 30 km về hướng đông bắc. Nơi này là điểm đến ưa thích của du khách, bởi dấu tích của miệng núi lửa cổ độc đáo nằm sát bờ biển, còn khá nguyên vẹn. HẢI PHONG

1 thg 12, 2023

Thung lũng mặt trời mọc ở Đắk Nông - Điểm check in thu hút giới trẻ

Thung lũng mặt trời mọc thuộc xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) thể hiện rõ nét sự hòa quyện giữa nước và lửa, hai yếu tố đặc trưng của Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông.

Thung lũng mặt trời mọc chính là nơi thể hiện rõ nhất sự gặp gỡ giữa hai thế lực siêu nhiên- bản “Trường ca của lửa và nước”

17 thg 9, 2023

Độc đáo di tích núi lửa cổ xưa

Ở Lý Sơn có những ngọn núi lửa kỳ vĩ, tiêu biểu là núi Thới Lới và Giếng Tiền. Miệng núi lửa Thới Lới cao 149m, Giếng Tiền cao 86m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Đây là hai di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.

Độc đáo hai di tích núi lửa cổ

Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh núi Giếng Tiền . Ảnh: Bùi Thanh Trung

13 thg 6, 2023

Ngũ hành sơn trên đảo tiền tiêu

Qua những trang thơ xưa cho thấy, tại đảo Lý Sơn cũng có ngũ hành sơn với nhiều cảnh đẹp hiếm có.

Địa danh Ngũ Hành Sơn không chỉ có ở Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại Lý Sơn. Đảo Lý Sơn được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm ấy đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Lý Sơn có đảo Lớn, còn gọi Cù Lao Ré, do trước đây có nhiều cây ré mọc hoang thành rừng; đảo Bé nằm về phía tây bắc, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu về phía đông nam, là bãi đá chỉ có cây mù cu.

Miệng núi lửa Thới Lới trên đảo Lý Sơn. ẢNH: BÙI THANH TRUNG

22 thg 11, 2022

Trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya

Hàng ngàn du khách đã check in, ngắm sắc vàng hoa dã quỳ, trải nghiệm bay dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya trong khuôn khổ "Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya"

Mùa hoa dã quỳ luôn là điểm thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, cỏ cây. Du lịch vào mùa hoa dã quỳ luôn lưu lại cho lữ khách những khoảnh khắc đáng nhớ và những bức hình tuyệt đẹp.

25 thg 8, 2022

Mùa hoa dong riềng "thắp đỏ" núi lửa Chư Đang Ya

Những ngày tháng 8, khắp núi lửa Chư Đang Ya đều được nhuộm đỏ bởi màu hoa dong riềng. Ngoài mang lại kinh tế, đây còn là điểm du lịch hút khách đến check - in.

Từ khoảng tháng 8 đến hết tháng 10, khắp ngọn núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là bạt ngàn cây dong riềng nở hoa.

21 thg 1, 2022

Khám phá những núi lửa ở Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Cách đây hơn 140 triệu năm, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất đã hình thành nên nhiều miệng núi lửa được các nhà nghiên cứu địa chất đánh giá có nét đẹp hoang sơ với kết cấu độc đáo trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.

Núi lửa Chư B'Luk

Núi lửa Chư B'Luk, nằm ở huyện Krông Nô, có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau.

Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.

Ngoài ra, việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ của người tiền sử sinh sống trong hệ thống hang động núi lửa này đã làm nổi bật thêm giá trị khoa học, giáo dục của điểm địa chất độc đáo này.

Núi lửa Chư B'Luk là điển hình của kiểu phun trào trung tâm, có niên đại từ 200.000-600.000 năm. Ảnh: Công Đạt/VNP

3 thg 12, 2021

Núi Trấn Công, ngọn núi trong lòng dân

Tên núi, tên sông là những tên gọi hiếm khi thay đổi theo thời gian. Ấy vậy mà, ở phía tây TP.Quảng Ngãi có một ngọn núi mang tên núi Phước, được người dân đổi thành núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Từ núi Phước đến núi Trấn Công

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Núi Trấn Công, ở phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) nằm bên bờ sông Trà Khúc. Ảnh: Ý THU

24 thg 6, 2020

Núi lửa Chư Đăng Ya - “Củ gừng dai” quyến rũ

Chư Đăng Ya trở thành điểm dừng chân của nhiều phượt thủ và những người yêu thích du lịch. 

Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dai. 

Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 30km về phía bắc. 

21 thg 9, 2019

Ngôi chùa 400 tuổi nằm trong hang núi lửa

Bên trong chính điện chùa nghi ngút khói hương, không khí mát lạnh tỏa ra từ những giọt nước ngầm chảy bên các nhũ đá. 

Danh thắng chùa Hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) nằm ở phía bắc núi Thới Lới, chứng tích của những đợt phun trào núi lửa trên đảo Lý Sơn. 
Quang cảnh chùa xanh mát bởi những cây bàng biển cổ thụ và các tảng đá núi liền kề biển. 

7 thg 9, 2019

Chư Đăng Ya: ngọn núi lửa hùng vĩ giữa đại ngàn

Nếu như hồ T’nưng được nhiều du khách biết đến như một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho người dân phố núi Pleiku, thì ngọn núi lửa Chư Đăng Ya sừng sững trên vùng đất hoang sơ lại thu hút du khách tham quan, khám phá bởi nét đẹp hoang sơ nhưng đầy quyến rũ. 

Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km.

Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là củ gừng dại. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử.

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

11 thg 11, 2018

Lễ hội Hoa dã quỳ khai mạc trên núi lửa Chư Đăng Ya



Tháng 11, cùng với cái nắng cái gió ở Tây Nguyên, dã quỳ bắt đầu vẽ lên muôn bức tranh vàng ẩn hiện trên khắp các sườn đồi… Đó cũng là lúc lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra ở núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). 

Tháng 11 là tháng đẹp nhất ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Đây cũng là mùa dã quỳ rực vàng trên các triền đồi. Trong ảnh: dã quỳ nở trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: DOÃN VINH

Hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên đang trong những ngày khoe sắc thắm. Trong đó, núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.

30 thg 8, 2018

Hành trình leo núi lửa ở Gia Lai ngắm hoa dong riềng bung nở

Đường lên núi Chư Đăng Ya có nhiều thử thách nhưng lãng mạn nhờ những ruộng hoa đỏ rực. 

Cách TP Pleiku khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya (tiếng J’rai nghĩa là củ gừng dại) là điểm đến mới nổi với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Vào mùa mưa, hoa dong riềng trên núi bung nở rực rỡ. Tuy nhiên, đường lên đỉnh núi này là thử thách đối với du khách bởi sườn dốc 45 độ, khúc khuỷu và lầy lội, dễ trơn trượt. 

24 thg 12, 2017

Rực vàng sắc Dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (Chư Păh) đã ngưng hoạt động hàng triệu năm nay. Trên lòng chảo ngọn núi lửa này, từ lâu đã được bà con bản địa trồng các loạt hoa màu như khoai lang, dong riềng,…Ngoài ra, đây cũng là thiên đường của dã quỳ - loài hoa được định danh cho sự mãnh liệt, chung thủy trong tình yêu.

Núi lửa Chư Đăng Ya cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 30km về hướng bắc, thuộc làng Plơi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Nhìn từ xa, từng ruộng khoai xanh rì được phân thành luống khiến nhiều du khách lầm tưởng là đồi chè. Nham thạch của vùng đất này đã tạo nên những lớp đất bazan phì nhiêu màu mỡ, mang lại cho Chư Đăng Ya nhiều sản vật khác nhau tùy mùa. Đây cũng là mùa hút khách thập phương, dân phượt, những cặp đôi muốn lưu giữ khoảnh khắc đẹp nhất của đời mình.

23 thg 12, 2017

Truyền thuyết về núi lửa Thuận An

Núi lửa Thuận An nằm cạnh quốc lộ 14, khu vực xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) là một trong những di sản địa chất về sự hình thành miệng núi lửa và thuộc hệ thống hang động núi lửa Krông Nô của tỉnh Đắk Nông.

Đồng bào ở các bon làng sống xung quanh khu vực núi lửa hiện vẫn còn truyền miệng, kể cho nhau nghe những truyền thuyết hết sức thú vị về sự hình thành núi lửa này. 

Già Y Kai (ngoài cùng bên trái) ở bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) kể cho mọi người nghe về truyền thuyết núi lửa Thuận An 

17 thg 7, 2017

Ngôi chùa nằm trong hang núi lửa độc nhất Việt Nam

Chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động nham thạch ở đảo Lý Sơn, được tạo ra từ hoạt động địa chất của núi lửa cổ xưa.

Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là ngôi chùa có nhiều nét độc đáo hiếm thấy. 

18 thg 5, 2017

Trong thế giới nham thạch ngủ vùi ở Hang Câu - Lý Sơn

Hang Câu là một điểm du lịch độc đáo cho những ai đến Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bao quanh Hang Câu là cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. 

Ánh sáng sấp ngửa trên triền đá - Ảnh: Trần Mai 

Trải qua hàng triệu năm thay đổi của nền địa chất và rất nhiều đợt phun trào của núi lửa để tạo nên một cảnh sắc mê hồn mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng.

Sự bào mòn của sóng biển qua nhiều năm, ăn sâu vào lòng núi tạo thành một tác phẩm nham thạch tuyệt vời với nhiều rãnh đá như con mương giữa lòng núi.

18 thg 7, 2016

Khám phá kỳ bí của thiên nhiên

Kết quả khảo sát, nghiên cứu của các chuyên gia về địa chất, địa mạo ở ven biển Ba Làng An (xã Bình Châu, Bình Sơn) và đảo Lý Sơn đã được tổng hợp thành một công trình nghiên cứu chung nhất. Dưới góc nhìn khoa học, Quảng Ngãi đang “sở hữu” dày đặc các di sản địa chất, địa mạo. Đây là cơ hội vàng để ngành công nghiệp không khói của tỉnh “cất cánh”.

Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Tuấn Lâm - Phó giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương cho biết, đây là kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia hàng đầu đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học danh tiếng nhằm khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu ở Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận.

Từ vùng ven biển Ba Làng An...

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, khoảng hơn 10 triệu năm đến nay, ở vùng ven biển Ba Làng An và Lý Sơn, vật chất (magma) trong lòng đất bị xáo trộn với nhiều đợt phun trào núi lửa khác nhau phun lên ở môi trường lúc là biển, lúc là lục địa này. Chính do sự tương tác giữa lục địa và biển trong bối cảnh kiến tạo hoạt động mạnh đã tạo nên các cảnh quan lý thú của địa hình núi lửa ở đây.

Vách đá kỳ vĩ ở Hang Câu (Lý Sơn). 

20 thg 6, 2016

Lang thang bên triền núi lửa

Mùa hè oi bức, thật thích hợp cho một chuyến lênh đênh trên thuyền khám phá những trầm tích núi lửa nằm yên bình bên sóng hàng triệu năm ở Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi), cùng cơ hội thưởng thức hải sản tươi sống ngọt lịm. 

Thạch Ky Điếu Tẩu đẹp nên thơ vào buổi sáng - Ảnh: Đào Tiến Đạt 

Gió biển mát lạnh, những triền đá nhấp nhô, con thuyền thong thả lướt trên sóng để du khách thỏa sức ngắm nhìn những khối đá núi lửa với muôn hình thù kỳ dị.

7 thg 10, 2015

Dấu tích miệng núi lửa cổ ở vùng biển Bình Châu

Miệng núi lửa rộng 30 m2, rạn san hô cộng sinh dày đặc trên các đảo đá trầm tích... khiến vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) được ví là Di sản địa chất hiếm hoi thế giới.

Dấu tích miệng núi lửa cổ rộng khoảng 30 m2 sát mép biển ở mũi Ba Làng An (xã Bình Châu). Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho hay, việc phát hiện dấu tích miệng núi lửa này tạo nên nét đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.