Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2025

“Hội diều làng Bá Dương Nội” chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiều ngày 12-4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".

Làng Bá Dương Nội (còn có tên là Bá Giang), xưa có tên nôm là Kẻ Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, thị trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Thừa Thiên Huế, Vũng Tàu; đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010; 2014), Trung Quốc (2012); Cộng hòa Pháp (2012), Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.

Người nghệ nhân duy nhất của dòng họ Lại làm giấy sắc phong

Ẩn sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Nhật Tảo (Hà Nội), ông Lại Phú Thạch là truyền nhân duy nhất của dòng họ Lại vẫn hàng ngày cần mẫn, tỉ mỉ trong chiếc bàn nhỏ sáng đèn để làm ra những tờ giấy sắc phong vang bóng một thời của tiền nhân họ Lại xưa để lại.

Nghệ nhân Lại Phú Thạch là nghệ nhân đời thứ 26 thuộc dòng họ Lại còn lưu giữ nghề làm giấy sắc phong.

29 thg 4, 2025

Hội làng ở ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài

Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, người dân làng So (thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội làng mình. Đây không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Đoàn rước kiệu thánh hướng về Miếu Ông và Miếu Bà, nơi thờ thân sinh của các vị Thành hoàng làng.

Cây hoa bún trăm tuổi hiếm hoi ở Hà Nội được bảo vệ như báu vật

Từng chùm hoa bún xoè to như con bún, cây hoa trăm tuổi mang vẻ đẹp nhẹ nhàng hấp dẫn người dân và du khách Thủ đô chiêm ngưỡng.

Giữa tháng 4, trong những cơn nắng bắt đầu oi hè, cây hoa bún cao sừng sững ở góc đường ở Đình Thôn (Mỹ Đình, Hà Nội) bắt đầu khoe sắc. Theo người dân tại đây, cây này đã có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi.

27 thg 4, 2025

Thăm Phủ thờ Bà Chúa Muối

Thôn Quang Lang, thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là một trong những làng nghề làm muối lâu đời ở miền Bắc còn tồn tại đến ngày nay. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với “biển vô cực”, những cánh đồng muối trải dài, các lễ hội dân gian đặc sắc mà còn có ngôi phủ thờ duy nhất tại Việt Nam thờ Bà Chúa Muối – Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh.

Phủ thờ Bà Chúa Muối tọa lạc tại làng Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

25 thg 4, 2025

Cây gạo hai thân, nở hoa vàng rực hiếm có ở Hải Dương

Khác với màu đỏ rực thường thấy, cây gạo tại đền Long Động lại trổ hoa màu vàng rực.

Không phải màu đỏ, màu cam, cây gạo nằm trong khuôn viên khu di tích lịch sử đền Long Động nở hoa mang màu vàng rực rỡ hiếm có. Đầu tháng Tư, hoa bung sắc tựa như thắp nắng, thu hút chim sẻ, chào mào... đến đậu hót líu lo.

Đặc sản Ninh Bình vào top món ăn từ dê ngon nhất thế giới

Dê tái chanh Ninh Bình được Taste Atlas vinh danh là món ăn từ dê ngon nhất thế giới.

Dê tái chanh Ninh Bình lọt top món ăn ngon nhất thế giới từ dê - Ảnh: HOÀNG HIỆP

23 thg 4, 2025

Những điều ít biết về quan Hiến sát sứ Hải Dương Ngô Thì Nhậm

Khi được bổ làm quan Hiến sát sứ ở Hải Dương, Ngô Thì Nhậm đã tập trung cải cách tư pháp, xử lý nghiêm minh các vụ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền địa phương.

Con phố mang tên Ngô Thì Nhậm ở phường Cẩm Thượng (TP Hải Dương)

Ở TP Hải Dương có một con phố mang tên Ngô Thì Nhậm. Con phố này hiện thuộc phường Cẩm Thượng, một đầu phố tiếp giáp với phố Phan Đình Phùng, một đầu phố giáp với bờ đê.

Đình Quỳnh Khê - Nơi hun đúc lòng yêu nước trong kháng chiến

Đình Quỳnh Khê ở xã Kim Xuyên (Kim Thành, Hải Dương) từng là nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng và nay là không gian sinh hoạt cộng đồng.

Đội tế nữ làm lễ tế thành hoàng làng từ chiều 14/3 âm lịch

Thăm các di tích thờ nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hòa chung dòng chảy của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã trở thành ngày lễ trọng đại với mỗi người dân Hải Dương. Đây cũng là dịp nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương mở hội để nhân dân hướng về nguồn cội.

Hải Dương hiện còn khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng. Các di tích còn lại thờ hoặc phối thờ nhiều nhân vật thời Hùng Vương như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, công chúa Tiên Dung, Bảo Phúc Đại Vương... Trong ảnh: Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng

21 thg 4, 2025

Độc đáo nghi thức rước nước trong Lễ hội làng Bát Tràng

Năm 2025, làng gốm Bát Tràng của Việt Nam chính thức là thành viên của Làng nghề thủ công sáng tạo Thế giới. Hòa chung niềm vui đó, Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm nay đã được lan tỏa và vươn xa ra ngoài không gian làng quê. Ấn tượng nhất của Lễ hội làng gốm Bát Tràng là nghi thức rước nước để tế tại đình làng cổ Bát Tràng nhằm tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng cầu cho quốc thái dân an, sự hòa bình, an vui cho quê hương, đất nước.

Không khí rộn ràng tại sân đình làng Bát Tràng trong ngày hội truyền thống.

Góc thiêng giữa chốn học đường

Ngôi đình sừng sững trong khuôn viên Trường Tiểu học Phúc Thành (Kim Thành) không chỉ là chứng nhân của bao đổi thay mà còn là mái trường đầu đời của học sinh biết bao thế hệ.

Không chỉ nằm trong khuôn viên trường học, đình Dưỡng Thái hiện là một phần trong chương trình giáo dục địa phương, được lồng ghép vào nội dung học tập

20 thg 4, 2025

Công trình kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Nam Định

TP Nam Định vẫn còn lưu giữ những công trình có kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn của người Hoa.

Đền Triều Châu có vị trí ở phố Hàng Sắt (TP Nam Định). Ảnh: Lương Hà

Đền Triều Châu (Phúc Triều Huệ hội quán) hay còn gọi là đền Sìu Châu ở phố Hàng Sắt, phường Nguyễn Du, TP Nam Định, được xây dựng từ thế kỷ XVI-XVII. Ngôi đền thờ bà Lâm Tức Mặc, được biết đến là một vị thần biển.

Ngày nay, đền Triều Châu là công trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa gồm các hạng mục như tòa tiền tế và tòa chính cung, làm theo lối chữ Nhị, giữa có hệ thống sân phân cách.

17 thg 4, 2025

Mãn nhãn với vòm trời rực lửa từ cây gạo cô đơn 40 năm tại Vĩnh Phúc

Cây gạo cô đơn là tên người dân đặt cho cây gạo 40 năm tuổi mọc cạnh bờ đê tả sông Hồng tại xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Cây gạo cô đơn nở hoa dưới dốc đê rẽ vào Trường tiểu học Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), nhìn như một ngọn đuốc khổng lồ hiên ngang giữa đất trời. Không e ấp, dịu dàng như những loài hoa khác, hoa gạo khoe sắc một cách mạnh mẽ, nồng nàn. Màu đỏ ấy như nhuộm thắm cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một vùng quê yên ả - Ảnh: HẢI NAM

14 thg 4, 2025

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.

Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…

13 thg 4, 2025

Khám phá văn hóa cồng chiêng, hầu đồng của người Mường

Người Mường ở Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng cùng phong tục độc đáo như hồi môn, hầu đồng và ẩm thực phong phú.


Ba Vì là huyện ngoại ô Hà Nội, thuộc vùng bán sơn địa, giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng có núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng các danh lam thắng cảnh. Vùng núi của Hà Nội còn được biết đến là nơi bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường.

Nhắc đến văn hóa của người Mường là nhắc đến văn hóa cồng chiêng. Do địa hình đồi núi đi lại khó khăn nên từ xa xưa, người Mường đã lấy âm thanh làm phương tiện truyền đạt thông tin, theo Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội. Mỗi khi tiếng cồng chiêng vang lên, người dân dựa vào sắc thái âm thanh để biết được những công việc của thôn, bản để tập trung lại.

12 thg 4, 2025

Hoa gạo nhuộm đỏ vùng quê Thái Bình

Tháng 4, hoa gạo nở muộn bên các di tích, đường làng ở huyện Vũ Thư, Kiến Xương và Quỳnh Phụ, điểm tô cho vùng quê lúa Thái Bình.

Cây gạo cổ thụ nở đỏ rực bên mương thủy lợi thuộc xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung thực hiện trong chuyến "săn" hoa gạo tại quê nhà.

Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 120 km về phía đông nam. Vùng đất nổi tiếng với những cánh đồng lúa, làng nghề truyền thống, cùng nhiều di tích lịch sử. Tháng 4, khi hoa gạo nở rực, khung cảnh làng quê Thái Bình được tô thêm vẻ tươi đẹp, yên bình.

Ngắm hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Hàng năm, vào tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rộ, nhuộm đỏ cả một góc sân chùa.

11 thg 4, 2025

Cây si kỳ lạ lâu đời ở Hải Dương, tỏa bóng từ 60 rễ phụ

Ngay tại trung tâm thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành), một cây si đặc biệt trở thành biểu tượng xanh, điểm nhấn cảnh quan nổi bật của địa phương.

Cây si cổ thụ giữa lòng thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Ảnh: Mai Hương

Nằm trong khuôn viên vườn hoa, cạnh quảng trường 20.9 ở Hải Dương, cây si không chỉ gây ấn tượng bởi dáng thế lạ mắt mà còn bởi vai trò đặc biệt trong đời sống cộng đồng.

Trải nghiệm tinh hoa văn hóa dân tộc Mường, Dao dưới chân núi Tản

Nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, núi Tản - Ba Vì là vùng đất có bề dày văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số hòa vào không gian xanh thẳm cây rừng và núi non hùng vĩ...

Du khách đến với núi Tản, Ba Vì sẽ có dịp trải nghiệm những nét đặc sắc nhất của du lịch dược liệu, sinh thái, nghỉ dưỡng và văn hóa Ba Vì.

Khám phá đặc sắc không gian văn hóa Mường

Hành trình chỉ hơn 1h ô tô từ trung tâm Hà Nội, chúng tôi đến vùng đất Ba Vì để trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc Mường, Dao dưới chân núi Tản Viên, nơi văn hóa cồng chiêng đã trở thành nét đặc sắc riêng có của thủ đô Hà Nội.