Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 1, 2024

Xuôi dòng Đà Giang trong mùa nước cạn

Sáng sớm, mây trời bồng bềnh phủ khắp dải núi phía huyện Sìn Hồ - Lai Châu như tiễn biệt đoàn lữ khách lên thuyền rời cầu Hang Tôm đã trơ móng trụ. Thuyền của chúng tôi bắt đầu trôi xuôi theo dòng nước nhuộm màu bùn đỏ, trái ngược với hình ảnh con sông xanh ngắt, sóng gợn lăn tăn ngày nào.

Đầu tháng 6 trở đi, báo chí liên tục đưa tin lượng nước hồ chứa thủy điện trên sông Đà sụt giảm một cách bất thường, một số nơi sông Đà đã trơ đáy… Ông Lù Văn Tung, 68 tuổi, người dân tộc Thái trắng, hơn nửa đời người lái đò dọc sông Đà cảnh báo khi tôi điện thoại đặt thuyền: "Không thể đi được vì ở ngã ba sông, nơi gặp nhau của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay cạn kiệt tới mức người dân chăn bò có thể đi tắt qua lại". Ông còn gửi video clip để minh chứng lời mình nói.

Tôi thật sự băn khoăn và không ít lần muốn chuyển sang địa điểm khác. Nhưng khi máy bay nghiêng mình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, tôi vẫn quyết định lên xe chạy suốt lên Lai Châu rồi tìm cách xuôi dòng sông Đà đoạn từ thị xã Mường Lay - Điện Biên đến Quỳnh Nhai - Sơn La dài hơn 100 km.

Anh chàng người Thái trắng ở xã Huổi Só - Tủa Chùa đang chuẩn bị kéo lưới trước một hang động đã phát lộ vì mực nước xuống thấp. TRẦN THẾ DŨNG

20 thg 1, 2024

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam

Vùng đất Mường Nhé - Điện Biên và huyện Mường Tè - Lai Châu xưa nay không chỉ nổi tiếng với các địa danh A Pa Chải - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt. Đây còn là vùng đất sinh sống bao đời nay của 12 dân tộc anh em, trong đó người Si La, La Hủ được xem là nằm trong nhóm tộc người ít dân nhất Việt Nam.

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà - Mường Tè ngày nay.

17 thg 10, 2023

Nhộng ong đất dầm trám đen - món ngày lạnh ở Điện Biên

Nhộng ong đất dầm thịt quả trám đen bọc trong xôi nếp nương là món ăn ở Điện Biên dịp cuối năm khi trời lạnh.

Trời chớm thu, se lạnh là thời điểm trám đen ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng vào mùa. Và từ tháng 9 đến trước Tết nguyên đán, người dân nơi đây cũng thường thu hoạch nhộng ong đất. Đến Điện Biên vào những ngày lạnh, du khách có cơ hội thưởng thức món đặc sản kết hợp từ trám đen và nhộng ong đất hấp ăn cùng xôi nếp nương.

Nhộng ong đất và trám đen bọc trong xôi nếp nương.

21 thg 8, 2023

Khám phá Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Nhân dịp này, xin được giới thiệu đôi nét về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, một địa điểm có vai trò rất quan trọng với lịch sử Việt Nam thời hiện đại.
Tổng quan về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 như Đồi Him Lam – nơi diễn ra trận đánh mở màn; cầu Mường Thanh – cây cầu chiến lược trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Đồi A1 – nơi diễn ra trận đánh định đoạt số phận quân Pháp; Hầm tướng De Catries; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; đường kéo pháo; trận địa bao vây; các đồi D1, C1…

Cứ điểm đồi D1 (Dominique 2), ngày này là nơi đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

15 thg 8, 2023

Độc đáo những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Nằm giữa lòng chảo rộng lớn, trải dài những dãy núi hùng vĩ bao quanh, tỉnh Điện Biên là nơi cư trú của đồng bào 19 dân tộc anh em. Đa dạng về văn hóa, nghệ thuật ẩm thực của người dân bản địa nơi đây cũng vô cùng độc đáo.

Xôi nếp nương

Sở hữu cánh đồng Mường Thanh nổi tiếng, những hạt gạo nếp căng tròn khi đồ lên có độ sáng bóng, vị ngọt, dẻo, thơm đặc trưng. Với các nguyên liệu tạo màu tự nhiên lấy từ các loại lá, củ, quả…tạo ra các màu đỏ, tím, vàng bắt mắt. Xôi nếp ở Điện Biên khác biệt vì còn được đồ hai lần và đồ bằng chõ gỗ của đồng bào dân tộc rất công phu. Đây cũng là một nét hấp dẫn với những du khách ưu thích khám phá ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Xôi nếp ở Điện Biên có nhiều màu sắc bắt mắt nhờ những nguyên liệu tạo màu lấy từ tự nhiên.

22 thg 4, 2023

Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 14/4, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tưng bừng tổ chức Tết truyền thống Bun Huột Nặm (Tết té nước). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên.

Nghi thức cầu khấn thần linh do bà mo chủ trì cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sức khỏe dồi dào.

Từ sáng sớm, người dân trong bản Na Sang 1 chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ nhất để chơi hội. Những con đường trong bản cũng được trang trí rực rỡ cờ hoa, không khí vui tươi, rộn ràng khắp bản làng. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người với những bộ trang phục lộng lẫy cùng nhau tụ hội về bãi đất trống cạnh bờ sông Nậm Núa để chuẩn bị cho các nghi thức của lễ hội. Những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào do phụ nữ trong bản biểu diễn.

3 thg 2, 2023

Đặc sản lạ giá bạc triệu ở Tây Bắc, khách sợ 'xanh mặt' vẫn tìm mua

Dù vẻ ngoài của sâu chít khiến nhiều người dè chừng, e ngại nhưng đây lại là món đặc sản đắt đỏ, “hiếm có khó tìm” của vùng đất Tây Bắc. Lúc cao điểm, sâu chít được bán với giá vài triệu đồng mỗi cân vẫn hút khách tìm mua.

Sâu chít là loại ấu trùng có màu trắng sữa, thường được tìm thấy trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên,… Thời điểm thu hoạch sâu chít là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, cách phân biệt những cây chít có sâu là thân cây còi cọc, có đoạn phình to và không ra hoa. Khi đó, người ta sẽ thu hoạch cây chít mang về nhà, tách đôi phần thân ra để lấy những con sâu nằm gọn bên trong.

24 thg 11, 2022

Hình ảnh độc đáo về chợ phiên vùng cao Xá Nhè ở tỉnh Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè tại thị trấn Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, được tổ chức 6 ngày một lần vào ngày Dậu (con gà) và ngày Mão (con mèo) theo lịch Âm, là nơi trao đổi hàng hóa và giao lưu của người dân.

Chợ phiên Xá Nhè là một trong những nét đặc trưng văn hóa dân tộc của huyện Tủa Chùa (Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

23 thg 11, 2022

Rực rỡ sắc màu chợ phiên thị trấn Tủa Chùa

Chợ phiên thị trấn Tủa Chùa( Điện Biên) họp vào chủ nhật hàng tuần, là nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao. Cùng với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, chợ phiên thị trấn Tủa Chùa đã trở thành điểm đến thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc trưng của người bản địa.

1 thg 11, 2022

Ba món cá cho bữa tối se lạnh ở Điện Biên

Dưới cái lạnh của buổi tối miền cao, quây quần bên bếp lửa để ăn cá nướng Pa Pỉnh Tộp là một trải nghiệm khó quên.

Không chỉ nổi tiếng với chiến dịch Điện Biên Phủ, cánh đồng Mường Thanh, sông Nậm Rốn... Điện Biên còn được biết đến với nhiều món ăn ngon đặc trưng vùng Tây Bắc, trong đó nổi tiếng nhất là các món cá như Pa Pỉnh Tộp, Pa Giảng hay cá suối chiên.

Pa Pỉnh Tộp

Pa Pỉnh Tộp là tên gọi món cá nướng trong tiếng Thái. Ảnh: TTXTDL Điện Biên

26 thg 10, 2022

Nà Sự - điểm du lịch kỳ thú ở vùng cao Điện Biên

Điểm du lịch cộng đồng Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) vừa chính thức mở cửa đón khách du lịch, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá miền đất cực Tây của Tổ quốc.

Bản Nà Sự có gần 100 hộ, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người dân đã sinh sống lâu đời ở đây và có nhiều nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc.

23 thg 7, 2021

Lễ cúng bản của người Si La

Là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Si La chỉ sinh sống ở bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé), bên bờ suối Nậm Sin, cạnh đường vành đai biên giới.

Bản Nậm Sin cách trung tâm xã Chung Chải khoảng 16km. Người Si La ở đây có dân số ít (gần 50 hộ) nhưng lại có một nền văn hóa khá phong phú và mang tính đặc trưng, nhận diện văn hóa riêng.

Tết của người Si La (Điện Biên). Ảnh: baodienbienphu.info.vn

Trong lễ tục vòng đời, người Si La có các nghi lễ quan trọng, nổi bật như: Lễ cúng bản, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa, Tết cổ truyền… Trong đó, lễ cúng bản là nghi lễ tín ngưỡng đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

12 thg 6, 2021

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - di sản quân sự tiêu biểu

Từ Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định sáng suốt, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Lán ở và làm việc của Phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thuộc Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

30 thg 5, 2020

Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống

Đối với đồng bào dân tộc Cống (Điện Biên), khi hoa mào gà bừng nở, đỏ rực trên các sườn đồi, nương núi cũng là lúc báo hiệu mùa màng đã được thu hoạch, thời điểm tổ chức Tết hoa (Mền loóng phạt ai), lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Cống cũng chính thức bắt đầu.

Nghi lễ cổ truyền


Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.

Đồng bào hát múa mừng lễ cúng kết thúc. 

18 thg 5, 2020

Khám phá cao nguyên đá Tủa Chùa

Ngoài cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã quá quen thuộc với nhiều người, ở tỉnh Điện Biên có một cao nguyên đá khác cũng rất quyến rũ. Mới đây, trong chuyến ngược lên vùng cao Tủa Chùa, tôi đã vô cùng phấn khích khi được lạc vào rừng đá tai mèo rộng mênh mông.

Cao nguyên đá Tủa Chùa bao la, hoang sơ

29 thg 2, 2020

Tết Hoa của người Cống

Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào Cống là Mền Loóng Phạt Ái. Đây là Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở tỉnh Điện Biên, thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, là dịp tri ân công đức tổ tiên, những người đầu tiên lập bản, thần linh thổ địa đã phù hộ cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cùng cầu xin cho một năm mới an lành, no ấm. 

Sở dĩ được gọi là Tết Hoa mào gà là bởi trong những ngày này người Cống chọn hoa mào gà để trang trí nhà cửa và làm lễ vật dâng cúng. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Loại hoa này được coi là cây cầu nối hai thế giới âm dương, là con đường mà linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng.

Trước Tết một ngày, nhà nào nhà nấy đều lên nương hái những bông mào gà đẹp nhất mang về trang hoàng nhà cửa, đặc biệt đây là loài hoa duy nhất được cắm trên cây hoa dâng cúng thần linh, tổ tiên. Cây hoa được làm từ một cây tre hoặc nứa, trên có buộc những bông hoa mào gà, dưới gốc buộc hai ống rượu cần.

Người Cống lên nương chọn những bông hòa mào gà đẹp nhất dâng lên tổ tiêng trong dịp Tết.

13 thg 10, 2019

Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng Điện Biên

Lễ Kin Pang Then là một trong những di sản văn hóa đặc sắc trong nghệ thuật hát Then của người Thái trắng tại Điện Biên, đến nay vẫn được trao truyền. 

Lễ Kin Pang Then thường diễn ra vào dịp đầu năm mới (sau Tết nguyên đán) khi tiết trời mát mẻ, vạn vật sinh sôi, cây cối nảy lộc, đâm chồi, đơm hoa, kết trái. Vào thời điểm thiên nhiên như hòa quyện với lòng người cũng là lúc thầy Then tổ chức lễ Kin Pang Then để gặp mặt các con nuôi về mừng mệnh Then được “vững như trụ bạc, chắc như trụ vàng". 

25 thg 8, 2019

Hang Mường Tỉnh - căn cứ cách mạng chứa đựng giá trị lịch sử to lớn

Nằm dưới chân dãy núi đá vôi hùng vĩ, ẩn mình dưới đại ngàn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Di tích Lịch sử cấp quốc gia hang Mường Tỉnh (bản Chống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. Hang Mường Tỉnh còn là địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tiềm năng du lịch của Di tích này đang bị “bỏ ngỏ”. 

Đường vào hang Mường Tỉnh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

2 thg 7, 2019

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

23 thg 6, 2019

Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải - Ðiểm du lịch hấp dẫn

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (gọi tắt là Mốc ngã ba biên) nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển, thuộc bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách TP. Ðiện Biên Phủ hơn 260km về phía Tây, đi theo quốc lộ 12 và 4H. Từ lâu, nơi đây chính là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Du khách tham quan Mốc giao điểm ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). 

Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi đã tới Mốc ngã ba biên, thuộc địa bàn quản lý của Ðồn Biên phòng A Pa Chải. Ðúng như cảm nhận của nhiều “phượt thủ” đã từng trải nghiệm đến Mốc ngã ba biên, cảm giác đặt chân lên cực Tây Tổ quốc, cao chót vót như nóc nhà chung để nhìn về đường biên giới ba nước thật thiêng liêng, xúc động và tự hào.