Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 12, 2023

Rực rỡ Kiến An Cung

Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Kiến An Cung (còn có tên chùa Ông Quách) có niên đại gần trăm năm tuổi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp với kiến trúc cổ kính đậm dấu ấn Trung Hoa.

23 thg 9, 2023

Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM

Lò bánh Triệu Minh Hiệp đã truyền qua 3 đời, lưu giữ cách làm thủ công món bánh pía truyền thống của người Hoa gốc Triều Châu.

Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".

Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.

Hộp bánh pía truyền thống người Triều Châu thường tặng nhau dịp Trung thu.

27 thg 6, 2023

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan

Kiến trúc người Hoa tinh tế của ngôi miếu 100 tuổi ở Sóc Trăng

Thanh Minh Cổ Miếu hay còn được gọi là Chùa Ông Bổn, Chùa Ông là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng.

Khởi công xây dựng từ 1923, Thanh Minh Cổ Miếu đến nay đã trở thành một địa điểm quen thuộc với người dân địa phương, nhất là đồng bào người Hoa. Thanh Minh Cổ Miếu được phục dựng theo nguyên bản sau 4 đợt trùng tu để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa cổ xưa. Bốn chữ “Thanh Minh Cổ Miếu” viết bằng chữ Hán được sơn son thiếp vàng mang lại vẻ uy nghi đặc trưng của những ngôi chùa, miếu người Hoa.

8 thg 3, 2023

Tiệm mì tươi gần 90 năm của gia đình gốc Hoa

Tiệm ăn của ông Dương Huy bán từ những năm 1930, với sợi mì tươi làm tại chỗ, mở từ sáng tới đêm, mỗi ngày khoảng 350 bát.

Tiệm mì nằm trong hẻm trên đường Lê Đại Hành, quận 11, vừa đủ một chiếc ôtô đi qua nhưng luôn đông khách, nhất là buổi sáng và ngày cuối tuần. Như nhiều tiệm mì của người Hoa ở Sài Gòn, nơi đây nổi bật với chiếc xe mì trang trí những bức tranh kính vẽ điển tích của các nhân vật truyện Tam Quốc. Theo chủ tiệm, xe này cũng đã "phục vụ" gần 40 năm nay, là chiếc thứ tư mà quán sử dụng từ ngày đầu.

Ông Huy là đời thứ ba nối nghiệp nghề bán mì tươi của gia đình. Chủ đầu tiên là ông Tư Ky, từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu đây chỉ là gánh mì nhỏ bán ở đầu hẻm, một thời gian sau chuyển lên xe đẩy đi quanh khu chợ Thiếc, nơi có đông người Hoa sinh sống. "Đến những năm 70 thì quán yên vị bên trong hẻm đến bây giờ, cũng chỉ cách chỗ ban đầu chưa đến trăm mét", người đàn ông 57 tuổi nói.

Ông Dương Huy bên xe mì của tiệm, đặt ở mặt tiền quán. Ảnh: Quỳnh Trần

18 thg 2, 2023

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại cái không khí cổ xưa nơi mà thuở xưa sáng nào tụi học trò chúng tôi cũng ngồi uống cà phê và nghe phổ ky truyền nhau ơi ới tiếng gọi bàn bằng thứ tiếng Hoa nói lóng rất thú vị mà người Hoa chính gốc nếu không quen cũng không hiểu được

Thế giới tiếng lóng

“Hai hoành thánh mì thoàn dách, lượng co sủi cảo tún lục”. Tiếng rao của anh phổ ky gọi cho anh đầu bếp. Từ đàng xa, người đầu bếp lặp lại tiếng kêu như rao hồi đáp là đã nghe tiếng đặt hàng.

Thoàn dách là bàn số 1 ở giữa, tún lục là bàn số 6 phía bên đông. Còn sủi cảo là bánh xếp nước (hơi giống hoành thánh có hình dẹp). Xưa kia trời vừa hừng sáng, hầu hết các tiệm nước người Hoa, mở tất cả đèn sáng choang, quạt máy 5 – 7 cái quay vù vù, năm ba anh phổ ky hỏi khách dùng chi, lập tức truyền khẩu lệnh gây náo nhiệt cả tiệm.

Cà phê vợt được nấu trong siêu. Ảnh: T.L.

29 thg 1, 2023

Những món ăn Hoa đặc sắc ở Chợ Lớn, TPHCM

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm sống ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách khi mở nhà hàng…

Người không phải gốc Hoa nếu không chú ý sẽ không dễ phân biệt món nào của người Quảng, món nào của người Tiều hay của người Hải Nam…

Quảng và Tiều khác nhau trong món giò heo và lạp vịt

Chị Minh Cúc, một người Triều Châu ở quận 11 đang bán món ăn Hoa chế biến sẵn trên mạng và có viết một cuốn sách về ẩm thực cho biết, có những món ăn Hoa na ná giống nhau nhưng cách chế biến và công dụng trong bữa ăn khác hẳn nhau.

2 thg 12, 2022

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn

Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ trong chính điện Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà, quận 5 - Chợ Lớn)

Kiến trúc Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn

Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.

Chính điện Hội quán Tuệ Thành thuộc quận 5. TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19)

Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng

Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển.

Một bức tranh điêu khắc trong hội quán

4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

26 thg 2, 2021

Chui qua bụng ngựa cầu may trong ngôi chùa người Hoa

Ngày mùng 4 Tết, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và chui qua bụng tượng ngựa để cầu mong may mắn, lộc tài.

Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An, do người Hoa xây dựng. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc tài đức vẹn toàn. Chùa có thêm một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố - con chiến mã của Quan công.

9 thg 2, 2021

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Hoa. Với đường lối kiến trúc tinh tế, hoa văn mang đậm nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc. Vẻ đẹp của ngôi chùa vẫn còn trường tồn theo thời gian, xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đến Chùa Ông bạn có thể cảm nhận không gian thật linh thiêng và thành tâm cầu bình an và hạnh phúc cho những người thân yêu.

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tên gốc của ngôi chùa là Quảng Triệu Hội Quán – hội quán của người Hoa tại hai phủ là Quảng Châu và Triệu Khánh, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.

16 thg 8, 2020

Thăm chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé thăm chùa Ông Bổn du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa; đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại TP. Sóc Trăng.

Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP. Sóc Trăng. Vào ngày 12-5-2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh. 

Chùa Ông Bổn. Ảnh: KGT 

16 thg 7, 2020

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.


Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

13 thg 11, 2019

5 món ăn vặt gốc Hoa được ưa chuộng

Phá lấu, bò bía là thức quà vặt quen thuộc đối với du khách và người địa phương, đều có nguồn gốc từ khu Hoa kiều. 


Phá lấu

Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.

Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh. 

18 thg 8, 2019

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo. 

Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Khánh Vân Nam Viện là có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1936 và đến nay đã phát triển tới hơn 2.000 tín đồ. 
Đây là ngôi đạo quán hiếm hoi và lớn nhất miền Nam, mang yếu tố tổng hợp của "tam giáo đồng nguyên": Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo. 

13 thg 1, 2019

Miếu Thiên Hậu Thánh Mẫu, thị xã Vĩnh Châu

Thiên Hậu Cổ Miếu tại thị xã Vĩnh Châu thường gọi là Chùa Bà, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Chùa được xây dựng kiến trúc cổ của người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1981. Đến nay, Cổ Miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng về mặt kiến trúc ban đầu và không ngừng được các nghệ nhân người Hoa trang trí, tu bổ thêm, làm cho màu sắc, đường nét cổ kính ngày càng tinh xảo.

28 thg 5, 2018

Dấu ấn người Hoa ở Đồng Nai

Có mặt từ rất sớm tại vùng đất Đồng Nai, khởi đầu là nhóm Hoa kiều của Trần Thượng Xuyên vào năm 1679, cộng đồng người Hoa đóng góp rất quan trọng trong quá trình mở cõi và phát triển kinh tế của Đồng Nai, đồng thời tạo dấu ấn văn hóa độc đáo nơi vùng đất mới. 

Miếu thờ Tam vị tổ sư (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) do người Hoa lập cách đây mất trăm năm 

Trong lịch sử, cộng đồng người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Đồng Nai thành nhiều đợt, gồm các nhóm phương ngữ: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ - Sùng Chính, trong đó có số ít là Hải Nam (còn được gọi là nhóm Hoa bốn bang); sau này còn có thêm nhóm người Hoa từ tỉnh Hải Ninh di cư vào Đồng Nai, hiện chiếm hơn 80% số người Hoa của cả tỉnh.