30 thg 7, 2012

Lãng du Thác Trời


Đến Khánh Hòa, ngoài những danh thắng biển đảo nổi tiếng, du khách còn có thể tìm kiếm những trải nghiệm thú vị trong hành trình của mình khi đến thác Yangbay, nằm cách Nha Trang khoảng 45 km, ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh.



Thác Yangbay - Ảnh: Nguyễn Chung

Ra Phú Quốc làm chúa đảo


Đây là tour du lịch dã ngoại mà du khách có thể tự tổ chức, một trải nghiệm thú vị mà ngay cả nhiều người từng đến Phú Quốc cũng chưa hề biết.

Đến Phú Quốc (Kiên Giang), sau khi tham gia các tour du lịch phổ biến như câu mực, câu cá, lặn biển ngắm san hô… chúng tôi quyết định tự tổ chức riêng cho mình một tour.

Sáng sớm, hai người chúng tôi thuê một chiếc xe máy chạy về hướng bắc đảo tham quan Bãi Dài.


Một hòn đảo nhỏ ở Phú Quốc vừa có bãi cát và bãi đá nhưng lại ít người lui tới

Bãi Dài không phải là đích đến của chúng tôi nhưng cũng cần phải nói qua một chút về nó.

Một dòng sông truyền thuyết

Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn

Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!… 

là những câu ca dao xứ Quảng gắn liền với sông Thu Bồn nổi tiếng dài hơn 200 km. 
 
 
Du khách phương Tây trên sông Thu Bồn - Ảnh: Trương Điện Thắng

Ngày nay đã có nhiều tour đưa du khách từ Hội An ngược dòng sông Thu để ngắm cảnh đẹp hai bên bờ; nhưng có lẽ khoảng thời gian mà người ta thích du ngoạn nhất là vào lễ hội bà Thu Bồn tổ chức vào ngày 12.2 âm lịch hằng năm. Xuất phát từ Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Trường Sơn với độ cao trên 2.500 mét so với mực nước biển, sông Thu Bồn ban đầu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ chảy qua địa phận huyện Nam Trà My thuộc vùng tây nam Quảng Nam với cái tên Đắk Di. Khi qua các huyện trung du Tiên Phước, Hiệp Đức, Đắk Di hợp lưu với nhiều suối khác trở thành sông Tranh chảy về xuôi. Qua khỏi Trà Linh đến Hòn Kẽm Đá Dừng, nay thuộc huyện Nông Sơn, sông bắt đầu mang tên Thu Bồn và chảy về Cửa Đại, Hội An…


Bánh bèo bì


Bánh bèo là món ăn phổ biến ở khắp đất nước. Nhưng bánh bèo bì thì chỉ có một vài nơi. Bình Dương là nơi bánh bèo bì được coi như một đặc sản địa phương được nhiều du khách nhớ.

Làm bánh bèo bì cực nhất là khâu làm bột. Bánh bèo không cần chọn gạo ngon đặc sản mà chỉ dùng loại gạo thông thường. Vấn đề ở chỗ là cách làm kỹ lưỡng. Vì thế, người ta bảo trong bánh bèo bì ở Bình Dương chứa cả tấm lòng.

Trước hết, gạo được vo qua nước nhiều lần cho sạch cám rồi ngâm một đêm trong nước. Hôm sau, gạo được lấy ra “rửa” trong nước sạch nhiều bận cho đến khi hết vị chua rồi đem xay nhuyễn thành bột. Người ta để bột vào bao vải, cột chặt rồi lấy vật nặng dằn lên, thường là dùng cối xay bột bằng đá để dằn. Để qua một đêm, nước trong bột rút đi, để lại những miếng bột trắng tinh. Bột được phơi khô sẵn sàng làm bánh. 

26 thg 7, 2012

Lên Thiên Ấn thăm cụ Huỳnh

“Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết…”.


Đó là trích đoạn trong thư vĩnh biệt cụ Huỳnh Thúc Kháng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, du khách đến viếng sẽ nhìn thấy những dòng ấy trên bia mộ cụ Huỳnh. Mộ được đặt tại núi Thiên Ấn, thị trấn Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Từ QL1A, rẽ sang QL24B, đi ô tô khoảng 10 phút sẽ đến được núi Thiên Ấn. Đường lên núi theo hình xoắn ốc, từ đỉnh núi có thể nhìn thấy dòng sông Trà Khúc và toàn cảnh núi non Sơn Tịnh. Với vị thế đặc biệt, tựa như chiếc ấn trời nên nơi đây được mệnh danh đệ nhất thắng cảnh và là núi thiêng của tỉnh Quảng Ngãi.

Khám phá dấu tích Pháp ở Ba Vì

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những huyền thoại linh thiêng về thánh thần, mà Ba Vì còn tồn tại một "kho" kiến trúc cổ thời Pháp bị vùi lấp trong cỏ cây, hoa lá, rêu phong.
Vẻ đẹp hoang sơ của khu tường rào quanh dinh đại tá

Cách trung tâm Hà Nội gần 70km, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa nên cùng với Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì đã được người Pháp chọn để xây dựng thành khu nghỉ dưỡng vào đầu thập niên 1940. 70 năm đã trôi qua với bao thăng trầm của thời cuộc, bị những cuộc chiến tranh và thiên nhiên tàn phá dữ dội, nên các công trình của Pháp ở Ba Vì còn tồn tại đến ngày nay đều đã đổ nát, hoang sơ.
Đỉnh Ba Vì - nóc nhà của thủ đô Hà Nội với độ cao 1.296m so với mực nước biển, nơi có đền tượng thờ Thánh Tản Viên và đền thờ Bác Hồ - từ lâu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều bạn trẻ rất ưa thích hành trình chinh phục đỉnh Ba Vì với chiều dài 13km bằng xe máy trên những cung đường dốc cua, lượn, rợp bóng cây, róc rách tiếng suối reo…


Châu chấu rang ngày mùa

Hồi còn nhỏ, mỗi lần nghỉ hè cũng đúng vào mùa gặt, tôi thường được "cho về quê" với ngoại và món châu chấu rang ngày ấy giờ vẫn quấn quýt trong trí nhớ tôi như một món ăn “xa xỉ” của tuổi thơ.


Châu chấu lúa sau khi bắt ngoài đồng về được làm sạch, vặt hết cánh

Tôi còn nhớ mỗi lần đi gặt về, cầm mấy chai đựng đầy châu chấu sống còn nhảy lách tách, khuôn mặt ngoại rạng rỡ hẳn lên. Ngoại càng vui hơn khi thấy tôi rất háo hức và thích thú mỗi lần được thưởng thức món châu chấu rang đồng quê của ngoại.
Ở chốn thị thành, không được tung tăng trên những triền đê ngát thơm mùi lúa chín mỗi khi mùa gặt về, không được hít hà hương vị đậm đà của châu chấu rang thoang thoảng trong cơn gió ngày mùa mới thấy món châu chấu rang quả là món quà xa xỉ. Đến giờ, dù có đi nhiều nơi, ăn nhiều đặc sản các vùng miền nhưng mỗi lần đi ngang qua những cánh đồng lúa đang vụ gặt, tôi lại thấy nhớ dáng lom khom của ngoại cầm vợt hớt châu chấu và mùi vị của món châu chấu rang lá chanh của ngoại ngày nào.

Món ăn dân dã Cà Mau


Nằm ở vùng ven biển cực Nam đất nước ta, Cà Mau từng là vùng rừng thiêng nước độc, không người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17, vùng đất này đã được bàn tay con người khai hoang mở cõi, đã trở thành vùng đất trù phú, dồi dào sản vật địa phương mà những vùng đất khác không thể sánh bằng. 

Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.


Gỏi nhộng ong

Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.

25 thg 7, 2012

Đi chơi chợ Thụt


Theo thông lệ, đúng ngày 2-2 âm lịch hằng năm, bà con khắp nơi lại nô nức kéo nhau về thôn Thụt, xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) để dự “phiên chợ mỗi năm chỉ có một lần”.

Trong dòng người tấp nập ấy, những bộ váy, áo trang phục truyền thống của người Dao, người Tày, người Mông hòa quyện tạo nên một bức tranh quê mộc mạc và sinh động giữa miền sơn cước.



Các sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại chợ

Ông Khổng Xuân Lộc (thôn Niểu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên), cán bộ lão thành năm nay đã gần 80 tuổi, kể: “Phiên chợ bắt nguồn từ hội ném còn dầu năm (dân tộc Tày gọi là lồng tồng), cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư an lạc. Ông nội tôi bảo khi ông lớn lên đã thấy có chợ Thụt rồi".

Thăm làng mộc An Thành


Chúng tôi về làng An Thành (xã Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên) trong một ngày đầu hạ. Khác với mường tượng ban đầu, một làng quê bình dị hiện lên trong tiếng chạm trổ lách cách, tiếng nói cười từ những xưởng mộc.


Chạm trổ hoa văn trên gỗ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ

Vùng đất Bắc nổi danh với những ngôi làng mộc hàng trăm năm tuổi. Nhiều cái tên làng quê đã đi vào công nghiệp hóa và được coi là thương hiệu lớn như làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hay Đông Giao (Hải Dương). Ít ai biết vùng đông bắc Hưng Yên cũng có làng An Thành - nơi được xem như một xưởng mộc tập thể, mỗi hộ gia đình là một khâu, một “nhịp” trước khi cho ra đời những sản phẩm đầy thần sắc.


23 thg 7, 2012

Huyền thoại Lôi long đao

Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ… 

Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.

Đền Thái Vi yên tĩnh giữa đại ngàn

Nằm yên tĩnh giữa rừng núi đại ngàn vùng đất huyền thoại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, đền Thái Vi là một di tích lịch sử vô cùng quý báu, gắn liền với lịch sử triều đại nhà Trần.

Ai xuôi thuyền Tam Cốc dạo chơi thắng cảnh nhớ ghé đền Thái Vi chiêm ngưỡng một không gian văn hóa lịch sử vô cùng độc đáo và có giá trị này.

Đến đền Thái Vi có hai cách, hoặc là trên đường xuôi thuyền vào Tam Cốc, đến lối lên bờ thì dừng chân ở đầu con đường nhỏ đi bộ vào đền. Hai là từ bến đò Văn Lâm rẽ phải, đi theo đường bộ, con đường song hành với dòng Ngô Đồng để vào đền.

Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng



Hai hàng cau rợp bóng dẫn lối đi, những bức tượng nho nhỏ, góc tường sơn màu xám lấm tấm vệt đen màu thời gian… tất cả tạo nên không gian huyền bí và thánh thiện cho Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ với lối kiến trúc độc đáo ở xã An Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên. 


Mặt trước nhà thờ Mằng Lăng tạo ấn tượng bởi kiểu kiến trúc gothic thế kỷ 19 - Ảnh: Tiến Thành

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía bắc, nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân xứ đạo còn gọi bằng tên tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng. 


Pô Rômê - khúc bi ca nơi tháp cổ

Ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên một ngon đồi cao 50 met, sừng sững ngạo nghễ một tòa tháp cổ Chămpa: tháp Pô Rômê.

Pô Rômê là tên một vị vua Chăm đã được thần hóa, và được thờ trong ngôi tháp này (nên người dân gọi tên tháp theo tên vua). Biên niên sử người Chăm ghi vua Pô Rômê trị vì từ 1627 đến 1651 (thời kỳ này Chămpa đã là phiên thuộc của Việt Nam). Ông vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua, nên dân chúng vẫn thường gọi ông là ông vua mục đồng.



20 thg 7, 2012

Ruồng vườn bẫy chuột cống nhum




Ruồng chuột từ vườn ra ruộng.

Khi ngoài đồng nơi thì thu hoạch lúa, nơi thì làm đất sạ lại, chuột không còn chỗ trú ẩn, dạt vào vườn. Những cơn mưa đầu mùa tưới tắm cỏ non vươn chồi, vườn cây trái xum xuê mùa hè là nguồn thức ăn dồi dào của chuột. Những con chuột cống nhum mập ú, lông mượt, thịt mềm… trở thành món ăn “đặc sản” của vùng sông nước miệt vườn. Lúc này, người dân miệt vườn tranh thủ đi ruồng trong vườn, bẫy chuột cống. Công việc này lợi cả đôi đàng: vừa tiêu diệt loại gặm nhấm phá hoại mùa màng vừa cải thiện bữa ăn gia đình và mang lại thu nhập kha khá.


Về Quy Nhơn – Bình Định cùng ẩm thực món cua Huỳnh đế

Nói đến thành phố biển xinh đẹp và thơ mộng Quy Nhơn ai đã từng một lần ghé chân cũng muốn sẽ có một dịp nào đó sẽ có thể quay lại vì nó hấp dẫn du khách về mọi mặt: bãi biển đẹp thơ mộng, gió mát, dịch vụ khá chu đáo... và còn một điều không thể bỏ qua đó chính là ẩm thực rất đa dạng và phong phú với các nhà hàng quán ăn, quá cà phê, giải khát luôn làm hài lòng du khách với các món ăn, thức uống ngon, rất đặc sắc và giá cả thì không quá đắt đỏ.
   
Cua Huỳnh Đế - đặc sản biển Bình Định

Đến Quy Nhơn du khách dễ dàng tìm thấy cho mình một nơi thưởng thức các món đặc sản biển, trong đó đáng chú ý nhất là món cua Huỳnh đế, loại cua chỉ có ở vùng biển từ Quảng Ngãi - Bình Định, được ngư dân vùng này tôn xưng là vua của các loài cua bởi sự độc đáo riêng chỉ có ở loài cua này, với mai cua dày và cứng, màu vàng như những chiến bào của nhà vua, xuôi theo thân là những gai nhọn li ti, que và càng to, cạnh sắc và bén như dao thật độc đáo, thịt cua trắng, thơm, nhai kỹ có vị bùi, vị ngọt và vị mằn mặn rất hấp dẫn thật xứng đáng với loài cua mang chữ đế.

19 thg 7, 2012

Du lịch "cảm giác mạnh" miền Tây

Miền Tây mến yêu vốn là đồng bằng rộng nhất nước với hàng triệu hecta lúa và vườn cây ăn trái sum sê cùng sông ngòi chằng chịt- đó là hình ảnh quen thuộc nhất. Nhưng ở những tỉnh đầu nguồn hoặc gần biển như An Giang, Kiên Giang lại có khá nhiều núi non và hang động hiểm trở, dư sức cho du khách tìm “cảm giác mạnh”. 

Leo núi

An Giang có dãy Thất Sơn hùng vĩ mà trong đó cao nhất là ngọn Thiên Cấm Sơn, hơn 700m. Với không khí mát lạnh, nơi đây được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Tây”. Không chỉ vậy, núi Cấm còn có suối Tiên, động Thủy Liêm, nhiều đền chùa,… nên đường lên núi dẫu gồ ghề khó đi vẫn thu hút hàng ngàn lượt khách phương xa hàng năm.


Du khách nhí trải nghiệm “Cảm giác mạnh” du lịch miền Tây: “Mệt quá rồi!”. 

Về Tây Ninh xơi thằn lằn núi

Khi đã bão hoà với những món ăn thường ngày (thịt bò, heo, gà, cá…), tự nhiên người ta… chán ăn. Trong tình trạng “chán ăn” như vậy, một lần về Tây Ninh, anh bạn tôi rủ đi nhậu lai rai. Trước khi đi, tôi cẩn thận hỏi thực đơn là món gì? Anh bạn nói tỉnh queo: “Thằn lằn núi!”. Lúc đầu nghe thấy ớn. Có ai xơi thịt thằn lằn bao giờ cha nội? Anh bạn có vẻ tự ái, lùi lũi đưa tới một quán nằm giữa cánh đồng dưới chân núi Bà Đen, có cái tên ngồ ngộ: Sân Cu quán. Trong khi chờ món thằn lằn, tôi hồi hộp dùng trước món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lòng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những con thằn lằn da xanh lét bò loằng ngoằng trong vườn, trên mái nhà ở quê mình ngoài Bắc. Thứ đó chỉ mới thấy mấy cha chơi gà chọi bắt chặt khúc cho các võ sĩ gà ăn tươi, nuốt sống chứ thấy ai ăn bao giờ?

Thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu. Nhìn những chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi hoá ra… ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng! Mấy anh bạn nói thứ nầy chỉ có trên núi Bà, đi câu được con thằn lằn núi cũng “trần ai” lắm chớ không dễ dàng gì. Chừng mười năm về trước, thằn lằn núi chưa bị xếp hạng vào món đặc sản, chúng toàn bự gần bằng cườm tay, chỉ một con là ba người “đi” hết hai lít đế. Bây giờ thì chúng không kịp lớn, mới bằng ngón tay cái người lớn là bị bắt đem lên bàn nhậu rồi. 




Ngang qua miền Tây

Một bữa nào đó, chợt thấy mình là người miền Tây, lại làm báo, mà rất ít hiểu biết về miền Tây, giống in như một người con cứ mãi rong chơi đâu đâu, lâu lắm không thèm về quê mẹ, hoặc nếu có cũng chỉ đáo qua. Vậy là cứ mỗi khi có dịp, tôi lại “kiếm cớ” một chuyến đi…



Đánh cá trên sông Cửu Long. 

Muốn “đi bụi” miền Tây, bạn không cần gì nhiều đâu. Vài bộ đồ nhẹ nhàng, giờ có thẻ ATM thì tốt rồi nhưng vẫn phải dằn túi chút đỉnh, bởi cái máy này chỉ khi vui nó mới chịu nhả tiền ra thôi. Và thể nào cũng phải có người thân, bạn bè chí cốt, đủ để chia sẻ những hoàng hôn lặng lẽ hoặc vài tia nắng đầu ngày…

14 thg 7, 2012

Lược sử con đường cái quan

Đường Cái quan còn gọi là đường Quan lộ, đường Quan báo, đường Thiên lý [1], đường xuyên Việt; nay chính là Quốc lộ I A, chạy dài từ km 0 tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến km 2301 + 340m tại thị trấn Năm Căn (Năm Căn, Cà Mau) trên lãnh thổ Việt Nam. Được hình thành dưới thời nhà Lý và kéo dài cho đến tận thời Nguyễn, đường cái quan đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế cũng như quốc phòng. Nó góp phần to lớn trong công tác quản lý đất nước, do vậy nhà Nguyễn đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát triển tuyến đường huyết mạch này.

I. Lịch sử hình thành:

1.1 Trước thời nhà Nguyễn:

Quốc lộ 1 - đoạn qua Quảng Bình

Ở buổi đầu dựng nước và sau đó, Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, nhân dân chỉ sống trong vòng kinh tế “tự cung tự cấp”, nếu cần giao lưu từ vùng này sang vùng khác người ta thường sử dụng đường thủy. Song về mặt quản lý lãnh thổ, nhà nước vẫn phải có đường để nối liền các địa phương, vì thế đường bộ Việt Nam đã ra đời. 

Trước khi có đường Cái quan, dưới thời Lý Thái Tông (ở ngôi: 1028-1054), ở Việt Nam đã có hệ thống đường Quan lộ. Mỗi tuyến đường được chia ra từng cung, có cắm biển gỗ để chỉ phương hướng, có người cai quản, và đặt nhà trạm (tức dịch trạm, cách nhau khoảng 15-20 km), chủ yếu là để chuyển công văn [2], tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và ngược lại, đồng thời làm nơi nghỉ chân của các quan lại triều đình trên đường công cán.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, thì đường Cái quan chính thức được xây dựng vào năm Ất Mão (1375), dưới thời Trần, để nối liền kinh thành Thăng Long với Thanh Hóa. Đến thời Hồ, vào năm 1402, con đường được đắp tiếp vào đến Châu Hóa (Huế).
Năm Tân Mão (1471), vua Lê Thánh Tông dẫn quân đi bình Chiêm. Sau chiến thắng Chà Bàn, đạo thừa tuyên Quảng Nam thừa tuyên được thành lập vào tháng 6 (âm lịch) năm đó. Để tiện việc coi giữ, nhà vua đã cho tổ chức lại hệ thống giao thông liên lạc thông suốt từ Thăng Long cho đến phủ Hoài Nhơn (Bình Định) bằng đường bộ.
Năm Mậu Ngọ (1558), Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Quảng, tiếp theo là xảy ra cuộc tranh giành thế lực giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (sử cũ gọi là thời Trịnh-Nguyễn phân tranh), kéo dài suốt 2, 5 thế kỷ. Để phục vụ cho chiến tranh, con đường này đã được đôi bên cho sửa sang, mở rộng. Sau đó, đường Cái quan được nối dài theo sự nghiệp mở nước về phương Nam của dân tộc Việt, và vào khoảng 1757 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, con đường vào đến đất Hà Tiên.
Năm 1792, chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) đã cho đắp đường từ Mỹ Tho qua giồng Kiến Định và bắc cầu Quỳ Tông. Trong năm này, ông đã huy động dân binh đắp đường thiên lý phía nam từ Gia Định dọc theo giồng cát xuống Trấn Định, qua Thủ Đoàn, giồng Cai Yến, giồng Tha La, giồng Kỳ Lân, giồng Cai Lữ, giồng Trà Luộc, giồng Cai Lễ, giồng Thủ Triệu, Cái Thia... Hai bên đường thiên lý đặt nhiều quán trạm.

1.2 Dưới thời nhà Nguyễn:

Quốc lộ 1 - đoạn qua Đồng Nai. Bên phải, nơi có bảng, là công trình xây dựng đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây
Ảnh: Phạm Tường Nhân

Đường Cái quan phát triển mạnh mẽ nhất là triều Nguyễn, và thực sự trở thành “huyết mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trị quốc gia”.

Sau thời kỳ Nam Bắc phân tranh kéo dài hàng mấy trăm năm, vua Gia Long thấy đường sá giao thông là vấn đề khẩn yếu cho việc chính trị và quân sự nên đã sai quan trấn nhậm các doanh trấn phải sửa chữa, bắc cầu ván qua sông suối và uốn thẳng lại con đường Thiên lý. Cụ thể là vào tháng 3 (âm lịch) năm 1809, nhà vua sai Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Chất đi coi công việc sửa đắp đường quan các tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Sách Quốc triều toát yếu (phần Chính biên) chép: "…Ngài (Gia Long) nghĩ đàng cũ quanh co, khiến Nguyễn Hoàng (Huỳnh) Đức, Lê Chất giăng dây cho thẳng, bắt dân sửa lại. Cho hoãn việc trưng binh, đình việc tạp tụng; chỗ nào có mồ mả thời cấp tiền cho dân dời đi chỗ khác, và trồng cây hai bên đàng” [3]. 

Đầu năm 1810, vua Gia Long lại sai Giám thành Nguyễn Văn Học lo việc sửa cầu cống đường sá ở các địa phương Quảng Đức (Thừa Thiên Huế), Quảng Trị, Quảng Bình. Công việc gồm có "đo xem thế đất, lấy dân sửa đắp, cấp cho (dân) lương ăn hàng ngày". Vua lại dặn thêm Nguyễn Văn Học rằng "... trời mùa hè nóng nực, không nên đúc thốc (dân) làm quá, để nới sức dân" [4].
Năm 1812, De la Bissachere trong “Etat actuel du Tonkin de la Cochinchine et les royaumes de Cambodge, Laos et Lac Tho” xuất bản ở Paris (Hiện trạng Bắc Kỳ, Nam Kỳ, các vương quốc Lào, Campuchia và Lạc Thổ) đã mô tả về con đường Cái quan lúc bấy giờ như sau: “… có một con đường lớn nối Phú Xuân và Đông Kinh (Hà Nội). Con đường này đẹp như đường châu Âu… đường tuy không lát gạch đá, nhưng chỗ nào không vững chắc thì người ta đổ gạch, đá vụn và đóng cọc để củng cố; đường làm hơi vồng lên ở giữa để thoát nước ra hai vệ đường. Hai bên đường có rãnh thoát nước và trồng cây…”
Đến tháng 10 năm ất Hợi (1815), vua Gia Long lại sai Tổng trấn Lê Văn Duyệt làm đường từ Sài Gòn đi về phía tây. Bắt đầu từ cửa Đoài Nguyệt ở phía tây thành Bát Quái, qua cầu Tham Lương (đường Trường Chinh nay), qua bến đò Thị Sưu, qua đầm Lão Đống, giáp ngã ba đường sứ tới Khê Lăng đến đất Kha Pha (Cao Miên)... Chỗ gặp sông ngòi thì bắc cầu, đầm lầy thì đắp đất, gặp rừng thì đốn cây. Mặt đường rộng 6 tầm (12,72 m), đường thông suốt cho người và ngựa….
Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, mới lên ngôi được hai năm (1821), vua Minh Mạng cho phép Bình Thuận huy động dân chúng đi phát chặt những cây rừng rậm rạp ở hai bên đường cái mở rộng thêm mỗi bên 10 tầm .
Năm 1832, vua Minh Mạng lại dụ cho bộ Công: “…đường cái quan có nhiều chỗ núi cao, lính trạm leo trèo, nhân dân đi lại, có nhiều khó khăn trở ngại. Vậy truyền lệnh cho các quan địa phương xem xét địa phận hạt mình, chỗ nào có đá lớn ngăn trở, thì đốt cho nát phá bỏ đi, cốt rộng từ 4 – 5 thước trở lên, đủ đi lại được; chỗ nào vì nước mưa lụt chảy xói, lâu ngày thành trũng sâu, thì đá lấp đầy, hoặc xây thành bậc, cho được bằng phẳng, rồi ủy cho phủ huyện thuê dân làm, trả công ưu hậu bằng tiền và gạo, rộng cho thời hạn, cốt được thành công để lợi ích lâu dài” [5].
Năm 1835, vua Minh Mạng cho đắp các đường bộ ở các tỉnh Nam Kỳ dùng vào việc quan báo, khắc phục việc đi lại chủ yếu bằng đường thủy trước đây. Từ thành Định Tường còn có thêm 3 tuyến đường quan trọng khác: đường từ bắc thành Gia Định đến Định Tường, dài 10.800 trượng (từ Sài Gòn đi Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Chợ Gạo đến Mỹ Tho); đường từ cửa tây thành Định Tường đến địa giới tỉnh Vĩnh Long, dài 6.600 trượng (từ Mỹ Tho cặp sông Tiền đến Cái Thia); đường từ đông nam thành Vĩnh Long đến địa giới Định Tường (từ Vĩnh Long đến bến đò sang Cái Thia).
Lúc bấy giờ, con đường cũng được chia thành nhiều cung, mỗi cung trung bình dài khoảng 25-30 dặm (15km-20km). Để có chỗ canh phòng, vận chuyển công văn giấy tờ, và làm nơi đón đưa quan lại trú đêm trên đường; ngay từ thời Gia Long, triều đình đã cho dựng ở giữa hai cung một nhà trạm gồm ba gian hai chái bằng gạch ngói hay cây lá, theo cùng một kiểu do bộ Công quy định, có hào và tường bao bọc chung quanh, lại có chòi gác bốn phía. Trên cửa ra vào có treo biển khắc tên trạm. Ở mỗi trạm đều có nhiều phu trạm (khoảng 50 người) và ngựa (khoảng 3 con) để làm nhiệm vụ chuyển tải công văn giấy tờ, khiêng cáng và đồ dùng của quan lại qua đường. Quản lý và điều hành sự vụ các dịch trạm trên đường Thiên lý là chức năng của ty Bưu chính, còn việc đưa lệnh của triều đình và thu nhận báo cáo của các địa phương là nhiệm vụ của ty Thông chính sứ. Người của hai cơ quan này phải túc trực ngày đêm để điều hành công việc được thông suốt.
Đèo Mẹ bồng con trên quốc lộ 1, đoạn qua Long Khánh. Ảnh: Phạm Tường Nhân

Nhìn chung, con đường Cái quan ngày trước cũng chỉ là con đường đất, chạy qua các làng mạc hoang vu, dân cư còn rất thưa thớt, qua những đèo dốc và rừng hoang. Khó khăn chính trên tuyến đường này là chưa bắc được nhiều cầu qua các sông suối nhất là vào mùa mưa lũ. Và phương tiện đi lại, ngoài ngựa, võng, kiệu, cáng dành cho quan lại với một số xe bò, xe trâu chuyên chở hàng hóa, lương thực, còn hầu hết nhân công đi bộ mang vác.
Sau ngày Thất thủ Kinh đô (tháng 7 năm 1885), thực dân Pháp tiến hành mở rộng con đường đi qua đèo Hải Vân để nối liền cửa biển Đà Nẵng (nơi các chiến hạm của Pháp neo đậu) với Kinh đô Huế. Công trình do Đại úy công binh Besson đảm trách. Thực dân Pháp đã cưỡng bức nhân dân các làng xã lân cận đi làm đường mà không được trả công. Cho đến lúc nào làm xong phần đường của địa phương mình mới được trả về quê quán. Vì quá công phẫn cho nên vào cuối tháng 12 năm 1886, dân chúng đã nổi dậy giết chết viên Đại úy Besson và tiêu hủy toàn bộ các bản thiết kế cùng phương tiện để làm việc làm đường. Sau đó họ đồng lòng bỏ việc tập thể kéo nhau về lại quê hương. Bởi thế để hoàn thành đoạn đường Huế - Đà Nẵng thực dân Pháp đã gặp nhiều thử thách hết sức khó khăn.
Đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp chú tâm vào việc xây dựng và khai thác các tuyến đường sắt, còn đường bộ chúng bỏ lửng. Mãi cho đến sau năm 1912, Toàn quyền Sarraut mới chú ý trở lại. Năm 1918, thực dân Pháp ký nghị định chia đường bộ Việt Nam thành hai loại: đường thuộc địa (routes colonials) và đường địa phương (routes régionales). Đường thuộc địa (21 đường) do tổng ngân sách Đông Dương đài thọ, đường địa phương do các ngân sách các kỳ phụ trách.
Đường thuộc địa số 1 được vạch theo con đường Cái quan của nhà Nguyễn nối Hà Nội với Sài Gòn. Con đường Cái quan được điều chỉnh lại và mở rộng, lát đá, rải nhựa, xây cầu cống, bến phà, và trở thành đường Quốc lộ I A ngày nay.

II. Trong Văn học Nghệ thuật:

Đường Cái quan đã được nhắc đến trong câu ca dao: 

Đường cái là đường cái quan,
Chận em ra chợ làm tan chợ rồi.
Danh sĩ Nguyễn Thông trong một chuyến đi ra Bình Thuận đã sáng tác bài Long Thành – Phước Tuy đồ trung hoài cảm, trong đó đã nói lên nỗi cực nhọc và hiểm nguy khi đi trên con đường này (dịch từ chữ Hán):
Ve kêu tự chốn nào?
Về tối giọng thêm sầu.
Khách đi mệt muốn nghỉ
Vắng vẻ chốn rừng sâu!
Bên đường hổ đói thét,
Mảnh áo giọt sương thâu…
Vào những năm nửa thế kỷ 20, nhạc sỹ Phạm Duy đã lấy tên Con đường Cái quan để kể lại lịch sử cuộc Nam Tiến của dân tộc mình.

Bùi Thụy Đào Nguyên giới thiệu
Chú thích:
[1] Vì chủ yếu dành cho quan lại sử dụng nên có có các tên này. Từ “cái” ở đây có nghĩa là lớn. Từ “báo” ở đây có nghĩa là báo tin. Thiên lý có nghĩa là nghìn dặm, là rất xa.
[2] Công văn thường được đựng trong ống tre (có niêm phong, và đóng dấu cẩn thận) được chuyển đi bằng ngựa, hoặc chạy bộ. Người phu trạm chạy tin ngày xưa, nay được coi là tiền thân của ngành bưu chính Việt Nam nên ngày 6 tháng 6 năm 1971, Tổng cục Bưu chính Việt Nam Cộng hòa đã cho phát hành con tem với hình người phu trạm phi ngựa để kỷ niệm 20 năm bưu hoa Việt Nam.
[3] Trích trong Quốc triều toát yếu (phần Chính biên), tr. 99.
[4] Dẫn lại theo Nguyễn Thanh Lợi, Đường thiên lý thời Nguyễn.
[5] Trích trong Đại Nam thực lục chính biên, tập 9, tr.191.

Tài liệu tham khảo:
  • Nguyễn Đắc Xuân, Từ đường Thiên lý tới con đường Cái quan (bản điện tử) [http://lichsu.vn/Lich-su-Viet-Nam/235/Tu-duong-Thien-ly-toi-con-duong-Cai-quan.html]
  • Nguyễn Thanh Lợi, Đường thiên lý thời Nguyễn (bản điện tử) [http://dongten.net/archives/2925/2] 
  • Nhiều người soạn (Trần Nam Tiến chủ biên), Hỏi đáp lịch sử Việt Nam. (tập 3). Nhà xuất bản Trẻ, 2007.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều toát yếu (phần Chính biên). Nxb Văn học, 2002.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, tập 9, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964.

Tìm lạ nơi đất quen

Điện Biên, Phong Nha, Nam Cát Tiên, ba điểm du lịch ở Bắc Trung Nam không xa lạ gì với dân du lịch bụi. Nhưng nếu bạn cho rằng mình đã thuộc như lòng bàn tay những nơi này, thì e là chưa chắc. Hãy thử đi theo cách này xem, chắc chắn bạn sẽ thấy những điều mới lạ từ những vùng đất quen trên đất nước mình.

Hành trình tốn ít nhất hai ngày một đêm nếu khởi hành từ thành phố Điện Biên lên Tủa Chùa, các xã không có nhà trọ và hàng quán phục vụ, nên chuẩn bị võng để ngủ chợ, lương khô, thịt, gạo xin nấu nhờ ở các gia đình ven đường. Cao nguyên đá từ xã Tả Sìn Thàng, kéo dài đến tận xã cuối cùng của huyện là Xín Chải. Mây núi ở cung đường này sáng sớm rất đẹp. Trà cổ thụ Tủa Chùa là một sản vật quý. Rừng trà cổ thụ ở các xã cũng rất độc đáo, thân trà cao to, mọc san sát, là rừng trà cổ đẹp và nhiều nhất của cả Đông Bắc – Tây Bắc.


Đường lên Tủa Chùa, Điện Biên.



10 thg 7, 2012

Đi Đồng Tháp mùa nước nổi

Theo câu hát “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”; mùa nước nổi, cuối tháng 9, chúng tôi háo hức lên đường. Dài theo con đường nhựa từ thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) tới thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông), dưới nền đường cao vút, nước ngập lé đé những ruộng mạ xanh dờn. Hỏi bà chủ quán bên đường đọc báo, nghe đài loan tin lũ vượt ngưỡng báo động ba sao kỳ vậy. Mấy anh chàng chăn vịt chạy đồng ngồi uống cà phê trưa cười ha hả: “Còn cả tháng nữa mới tới đỉnh”. Vì vậy cánh đồng hai bên đường tuy trắng xóa một màu nước, nhưng không “đã con mắt” bằng khi nước nổi lên đến đỉnh điểm. Lúc đó nước là nước dập dềnh sóng, ngập tràn mọi thứ nơi nó đi qua.

Sen mọc tràn mặt kinh VQG Tràm Chim.

Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, trở thành Vườn Quốc gia Tràm Chim từ năm 1998 nhằm bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là sếu đầu đỏ, song song với việc bảo tồn các loài động - thực vật, các nguồn gen quý hiếm, và duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Cá lóc nướng trui

Ra giêng là thời điểm nhiều cánh đồng ở khắp ĐBSCL vào mùa gặt. Màu vàng của lúa chín trải dài từ những tỉnh tả ngạn sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp cho đến Hậu Giang, Bạc Liêu và tận đất mũi Cà Mau.

Vào cuối mùa hạn này, nước trên các ruộng lúa đã rút xuống các con mương xung quanh, nhường lại nền đất khá khô cứng đủ để những chiếc máy gặt đập liên hợp "ra tay".

Chính trong những con mương này là "đất dụng võ" cho các tay nhấp cá lóc múa may cây cần câu của mình. Nhưng không phải tay câu nào cũng lủng lẳng chiến lợi phẩm vì từ lâu loài cá đồng này đã không còn nhiều trên đồng ruộng để thỏa mãn cái thú câu ấy nữa.

Tuy nhiên, ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời của vùng đất Cà Mau thì cá lóc lại đặc biệt phong phú.


Lúa chín vàng trên mảnh đất giàu phù sa

Những cô gái lái xe ngựa trên đất cù lao


Một loại hình du lịch độc đáo giữa cù lao trên sông Tiền mênh mông nước của tỉnh Bến Tre là du khách được đi xe ngựa thăm Cù lao xanh. Điều đặc biệt, tài xế xe ngựa toàn là nữ xuất thân từ nghề sông nước.

Vừa điều khiển ngựa vừa "alô"... 500m nữa tới rồi!

Qua một đêm "lên đời" thành lái xe ngựa

Trong lịch trình của một tour du lịch hè miền Tây, chúng tôi đến khu du lịch sinh thái ấp văn hóa Hòa Tây thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Để đến được điểm sinh thái này, mọi người phải đi bằng thuyền máy vượt qua sông Tiền.

Buổi trưa nắng gắt, thật bất ngờ khi khách được đón bằng phương tiện độc đáo là xe ngựa. Những chiếc xe ngựa đã được chờ sẵn, đội hình tài xế thì không thấy một nam nhi nào cả mà toàn là phụ nữ. Trong khi chờ các thành viên đến sau, chúng tôi lân la vào quán nước bên đường của cụ Bảy Tấn để làm quen.

Về miệt vườn ăn trái, tắm sông

Mùa hè, tôi lại ưa về miền Tây Nam bộ hơn bởi là mùa trái cây rộ nhất. Chợ Lách là nơi tập trung đủ các loại vườn chuyên canh trái cây đặc sản Nam bộ, mà hầu như vườn nào cũng cho trái ngon. Bởi xứ này sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất nước, nên nhà vườn ở đây tuyển toàn giống ngon để trồng. 

Trái chín được hái ăn bằng thích

Tôi nhớ cách nay mười năm, lần đầu tiên được rủ “đi Lách” (cách nói tắt của người dân huyện Chợ Lách, Bến Tre) vào dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi đi hết mấy vườn trái cây, cơ sở làm cây giống, kiểng thú, rồi ra cồn Tiên xem dân địa phương trẩy hội tắm bùn sông, chị Minh Hương, giám đốc một công ty du lịch, nhận định ngay “xứ này làm du lịch được đấy!” Nhưng suốt mấy năm sau, cầu, đường trong huyện đều nhỏ hẹp, nhà nghỉ sơ sài đã làm cho bao lượt công ty lữ hành về đây khảo sát rồi lại đi. Còn chúng tôi vẫn cứ mê những vườn sầu riêng, măng cụt, xoài tứ quý, nhãn, bưởi da xanh, chôm chôm…, mê những nhà vườn giỏi làm cây giống, trồng hoa kiểng, mê những nghệ nhân uốn kiểng thú nên ít nhất hai năm lại cùng gia đình về chơi.


9 thg 7, 2012

Khổ qua rừng


Ai cũng biết khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò, khổ qua xắt lát ướp lạnh ăn với thịt chà bông (thường được gọi một cách “văn vẻ” là “da cá sấu, chỉ xơ dừa”)…, là những thức ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dù phối hợp chung với nguyên liệu nào, người ta vẫn lấy khổ qua làm “đơn vị chuẩn”, vì các món ăn này ngon đều nhờ hương, nhất là vị đắng của khổ qua. Tất cả các món trên đều được thực hiện bằng những trái khổ qua to lớn thường bày bán ở các chợ ở Nam bộ.



Về giồng ăn... côn trùng

Tháng ba, tháng tư, không khí oi nồng. Một vài cơn mưa trút xuống. Đất giồng khô khát, nhanh chóng uống những dòng sữa mật, cỏ xanh lún phún mọc lên. Đó là mùa sinh sản và phát triển của những con dế cơm. Mùa dế rộ, sau cơn mưa đêm, sáng sáng, mấy cô cậu học sinh không có giờ học, những người nông nhàn tụm năm tụm ba xách giỏ tre đan dầy đi bắt dế. Nơi đất giồng, người ta đổ nước vào hang cho dế ngộp chun lên, còn nơi đất thịt thì lật đất ở các bờ mẫu hoặc vạch chân đống rơm sẽ thu hoạch bộn bàng.

Sa mưa cũng là mùa đuông đất sinh sôi nảy nở. Đuông đất giống đuông chà là nhưng nhỏ hơn và ngắn hơn (cỡ hai đốt ngón tay giữa), sống trong lòng đất. Trong một thời gian ngắn, đuông đất trở thành bọ rầy. Bọ rầy có hình dạng giống bọ hung nhưng to cỡ ngón tay cái người lớn. Muốn bắt chúng, người ta thường nhặt phân bò, phân trâu khô un cho khói tỏa lên trời. Lát sau, chúng bay đến, vần vũ trong đám khói, cầm chổi huơ đập chúng rớt xuống đất, bắt bỏ vào giỏ. Ở Tịnh Biên (An Giang) người ta dùng đèn bình dụ bọ rầy đến, bắt đem ra chợ bán, giá 10.000đ – 15.000đ/100 con.




Dừa sáp

Dừa bình thường thì xứ mình đi đâu cũng gặp. Còn dừa sáp thì hiếm lắm, chỉ thấy có ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Dạo này bạn bè ở Sài Gòn về miền Tây hay đòi kiếm dừa sáp ăn chơi. Tôi bèn nói muốn ăn dừa sáp thứ thiệt thì phải qua Cầu Kè, nhưng cũng phải mua chỗ quen biết, giá một trái nhỏ… “chỉ có” 60.000 đồng

!Đặc sản Cầu Kè 

Từ Cần Thơ tôi và anh bạn chở nhau qua nhà ông già người Khmer tên là Thạch Chịa đã hơn 80 tuổi, ở khóm 2, thị trấn Cầu Kè. Nhà ông có 25 cây dừa sáp cho trái trồng trên ba liếp vườn ngay hàng thẳng lối, dọn dẹp cỏ rác sạch sẽ.

Có một cái giếng to như thế!

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước.

Định nghĩa là như vậy, và cái giếng thì có ai mà không biết. Bởi vậy, nếu nhìn bức hình này và nói đó là cái giếng thì đúng là... chịu hổng nổi!

Cái này mà là cái giếng à? (Ảnh: Hai Lúa Miền tây, yume.vn)

Vậy đó mà nó đúng là cái giếng. Gọi đầy đủ là Giếng Nước hoặc Giếng Đôi (vì gồm 2 cái giếng). Tên của nơi có cái giếng này là Công viên Giếng Nước, thuộc thành phố Mỹ Tho. Dân gian gọi là Giếng Nước, tên chính thức từ chính quyền cũng là Giếng Nước. Vậy đây đúng là... cái giếng!


7 thg 7, 2012

Trăm năm danh tiếng hủ tiếu Mỹ Tho

Hồi nhỏ, tôi nghe các bậc bô lão ở quanh đình Điều Hoà, phường 2 thành phố Mỹ Tho nói hủ tiếu là món ăn của người Hoa đem tới xứ này. Các cụ bảo, khi gánh người Hoa do Dương Ngạn Địch, tổng binh Long Môn, tướng nhà Minh không chịu đầu phục triều Thanh, dẫn bầu đoàn thê tử, tuỳ tùng sang Việt Nam lánh nạn được chúa Nguyễn cho vào cư ngụ làm ăn ở vùng Mỹ Tho hồi năm 1679, lập ra Mỹ Tho đại phố mua bán sầm uất, khi đó món hủ tiếu xuất hiện. Nếu đúng như chuyện xưa, hoá ra món hủ tiếu Mỹ Tho cũng có hơn 300 năm tuổi, bởi năm 2009 là tròn 330 năm thành lập Mỹ Tho

Hơn trăm năm tồn tại, món hủ tiếu được những bàn tay tài hoa của người Hoa, người Việt biến tấu ra hàng chục sản phẩm, khó mà kể hết. Nhưng tô hủ tiếu Mỹ Tho rặt ri thì hiện nay không còn nhiều người biết nấu, người bán còn ít hơn. Tuy nhiên, cho dù hủ tiếu nấu với thịt heo, thịt bò, hải sản, thậm chí nấu với cá lóc như ở Long Xuyên, thì người ta vẫn nói cái thần của món hủ tiếu Mỹ Tho nằm ở sợi hủ tiếu. Ông Đặng Văn Sai, một người từng nhiều năm tìm hiểu hủ tiếu Mỹ Tho, nói từ hồi xưa những người Hoa đã phát hiện ra sợi hủ tiếu làm bằng thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong ngon số một.




Em gái Gáo Giồng

Em gái này là người chèo xuống đưa nhóm của Hai Ẩu tham quan sân chim Gáo Giồng.


Chùa Khmer ở Trà Vinh

Ở Trà Vinh đi đâu cũng thấy chùa, và nếu là chùa thì gần như chắc chắn đó là chùa Nam tông Khmer.

Đúng vậy, Trà Vinh là tỉnh có nhiều ngôi chùa Khmer nhất Việt Nam. Cả nước có 539 ngôi chùa Nam tông (cả Nam tông Khmer và Nam tông Kinh) thì chỉ riêng Trà Vinh đã có 141 ngôi chùa Nam tông Khmer!

Chùa Khmer tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam bộ, trong đó nhiều nhất là Trà Vinh (141 ngôi), Sóc Trăng (92 ngôi), Kiên Giang (74 ngôi), An Giang (65 ngôi).

Chùa Âng. Ảnh: Võ văn Tường