Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 12, 2023

Mộ cổ của danh thần

Rất nhiều người dân Biên Hòa biết đến Đức Ông Trần Thượng Xuyên - nếu là người gốc Hoa thì gần như 100% đều biết - vì ông là danh tướng người Hoa có công lớn trong việc khai mở vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, và vì đình Tân Lân, ngôi miếu thờ ông, nằm sát ngay chợ Biên Hòa, đối diện bờ sông, nơi nhiều người lui tới.

Trái ngược với nơi thờ Đức Ông, nơi yên nghỉ của ông nơi đâu thì chẳng mấy người biết, kể cả những bô lão sống ở Biên Hòa cả đời cũng nhiều người nói: Tui sống ở đây suốt cả đời đâu bao giờ nghe nói tới mộ của Đức Ông?

Cổng vào khu cổ mộ Đức Ông Trần Thượng Xuyên. Tháng 8/2023

4 thg 12, 2023

Ngôi chùa 400 năm tuổi có 'hòn đá thần' trên đỉnh núi ở Bình Dương

Chùa Châu Thới (Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo, ngôi chùa này thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm bái.


Chùa Châu Thới tọa lạc tại ngọn núi cùng tên (Châu Thới), thuộc phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách không xa TP.HCM hay Đồng Nai. Ngọn núi này được mệnh danh là thắng cảnh giữa vùng đồng bằng, cao 82 m so với mực nước biển.

25 thg 9, 2023

Hiếu Liêm, nơi bình yên chim hót

Hiếu Liêm (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) ngày xưa gần như vùng trung tâm của Chiến khu Đ. Căn cứ Khu ủy Miền Đông Nam Bộ đặt tại đây. Rừng rậm hoang vu là điều kiện lý tưởng để đặt căn cứ kháng chiến.

Gần nửa thế kỷ qua đi, đặc điểm đất rừng hoang vu không còn phục vụ cho chiến tranh nữa mà là cho những mục đích khác.

Cách đây khoảng 10 năm, một số nông dân miền Tây đến Hiếu Liêm và phát hiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho việc trồng cam, quít, bưởi... Thế là từ đó người dân Hiếu Liêm nói riêng và huyện Bắc Tân Uyên nói chung bắt đầu trồng các loại cây ăn trái có múi thay cho những rẫy mía, rẫy khoai mì kém hiệu quả kinh tế.

15 thg 9, 2023

Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!

Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.

Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!


Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng! 

Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!

Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!

3 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc

Giáo xứ Thượng Phúc thuộc giáo hạt Lạc An, giáo phận Phú Cường. Nhà thờ Thượng Phúc tọa lạc tại ấp 3, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Giáo xứ Thượng Phúc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2023

Như hầu hết các giáo xứ khác ở Lạc An, giáo xứ Thượng Phúc được hình thành bởi những giáo dân di cư từ Bắc vào năm 1954. Tiền thân của giáo xứ Thượng Phúc ở Lạc An là giáo xứ Thượng Phúc ở xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Vào đến Lạc An năm 1954, khi đó nơi đây là vùng đất hoang vu, người dân phải chống chọi với bệnh sốt rét hoành hành và cả thú dữ như cọp beo. Đến tháng 2/1955, ngôi nhà thờ Thượng Phúc được dựng lên bằng tranh tre, vách lá.

2 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Lực Điền ở Lạc An

Lạc An là nơi định cư của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chủ yếu từ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Kéo theo đó là những giáo xứ được hình thành, những nhà thờ được xây dựng. Trong chuyến du hành về Lạc An, ta cùng ghé thăm một trong những nhà thờ như thế, có cái tên nghe rất là... nông dân: Nhà thờ giáo xứ Lực Điền.


Tên Lực Điền được lấy theo tên của giáo xứ tiền thân, là xứ Lực Điền thuộc giáo phận Thái Bình, tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, giáo xứ Lực Điền còn được hình thành từ 3 giáo họ, giáo xứ khác cũng đếu từ giáo phận Thái Bình.

1 thg 9, 2023

Nhà thờ ở Lạc An

Lạc An là một xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trước kia, Lạc An thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Cái tên Lạc An gắn liền với rừng rậm hoang vu và từ chỗ rừng rậm hoang vu này nó gắn liền với chiến khu. Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2/1946, khởi đầu từ 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (đều thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà).

Lạc An được nhắc đến cùng Trị An trong lời bài hát Trị An âm vang mùa xuân:

Về lại chiến khu, ghé qua Thường Lang hay qua Lạc An
Một trời nước non, Tân Uyên chờ ai, sương bay Mã Đà

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

22 thg 8, 2023

Vườn cây có múi thu hút mạnh du khách

Trung bình mỗi tháng có hàng ngàn lượt du khách các tỉnh, thành tìm đến các vườn cây trái ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên tham quan, vui chơi, hít thở bầu không khí trong lành được ví như một Đà Lạt thu nhỏ. Từ đây, hàng tấn trái cây đặc sản của vùng đất này được du khách đặt mua, tạo thu nhập khá lớn cho người nông dân. Mô hình du lịch sinh thái vườn tại đây đang mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng đòi hỏi người nông dân và chính quyền địa phương phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra.

Du khách chụp hình lưu niệm tại Sol Retreat

24 thg 11, 2022

Vang danh nghề gốm Lái Thiêu

Các sản phẩm đặc sắc của làng nghề gốm Lái Thiêu.

Bình Dương được thiên nhiên ưu đãi có nguồn khoáng sản đất sét và cao lanh rất phù hợp cho nghề làm gốm. Trong những làng gốm ở Bình Dương thì làng gốm Lái Thiêu đã nổi danh trong và ngoài nước bởi sự mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế và đậm chất Nam bộ.

Gốm Lái Thiêu bắt đầu hình thành vào khoảng những năm 1860, trải qua hơn 150 năm phát triển gốm Lái Thiêu đã nổi tiếng khắp nơi và trở thành một trong những trung tâm gốm sứ vùng Nam bộ. Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu, tập trung sản xuất gốm gia dụng và các sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt.

10 thg 10, 2022

Chùa Thiên Chơn ở Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Bình Dương là vùng đất cùng với Mô Xoài tiếp đón dòng người di cư từ Thuận Quảng vào khai phá, tạo dựng cuộc sống mới.

Là vùng đất miền Đông màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai thác lâm sản,… nên Bình Dương nhanh chóng thu hút người di cư. Sự có mặt của các nhà sư, vừa chung tay khai phá vùng đất mới, vừa quảng bá tinh thần đạo pháp trong đời sống dân sinh, vừa đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Phật giáo trên vùng đất mới Bình Dương.

Từ những am tranh đơn sơ, tạm bợ, rồi những ngôi chùa cũng được dựng lên ngày càng khang trang, đông đúc. Bình Dương là nơi có nhiều ngôi chùa cổ có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, chẳng hạn chùa Hội Sơn (nay là chùa Núi Châu Thới ở Dĩ An) được khai sơn từ đầu thế kỷ XVII, chùa Hưng Long (huyện Tân Uyên) cuối thế kỷ XVII, chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một vào thập niên 40 của thế kỷ XVIII,… Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh Phật giáo đầy màu sắc.

6 thg 9, 2022

Ngã Tư Quốc tế và những cung đường đi về Thủ

Ngã tư Quốc Tế ở Bình Dương là giao lộ giữa hai con đường Trần Tử Bình và đường Hùng Vương. Khi đến khu vực nầy không ít người phải thắc mắc và đặt câu hỏi rằng tại sao lại có tên gọi là Quốc Tế. Nó đã ra đời trong bối cảnh nào của lịch sử?

Những năm đầu của thế kỷ 20, để đẩy mạnh khai thác tài nguyên thuộc địa, tạo điều kiện thông thương, nên thực dân Pháp lần lượt cho mở rộng những cung đường ở vùng ngoại vi chợ Thủ. Trong số đó có một con đường đất nhỏ nằm cắt ngang bởi hai nhánh chảy của rạch thầy Năng. Đường nầy nối từ tuyến Thuộc Địa Số 2 (sau đổi tên thành Quốc Lộ 13) qua tới đường Charles Rossigneux [1818-1907] (sau 1956 đổi tên đường Lý Thường Kiệt) được đặt tên là đại lộ Léon Gambetta, để tưởng nhớ tới ông Léon Gambetta [1838-1882] một luật sư kiêm chánh trị gia người Pháp, thuộc đảng Cộng Hoà.

14 thg 8, 2022

Ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương

Không chỉ là một địa điểm thờ tự và thực hành Phật Pháo, chùa Hội Khánh còn là một di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tọa lac ở 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Hội Khánh là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của khu vực Đông Nam Bộ.

Mộ ông Lân - Bình Dương

Không thể ngờ người an nghỉ ở khu lăng mộ cổ đổ nát, hoang phế này là vị đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam kỳ xưa.

Mộ ông Lân” là tên mà người dân địa phương dùng để gọi khu mộ cổ hoang phế có quy mô lớn, nổi tiếng bậc nhất tỉnh Bình Dương. Khu mộ nằm ở địa phận phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một.

Chùa Ông Ngựa - Bình Dương

Chùa có một cổng tam ban bề thế hướng ra mặt đường. Điều kỳ lạ ở chỗ, cổng giữa của tam quan không phải lối đi mà được đặt một tượng ngựa cùng thanh đao dài....

Nằm ở phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Ông hay chùa Ông Ngựa là ngôi chùa nổi tiếng với tục thờ độc đáo và nét kiến trúc lạ, không gặp ở các chùa khác.

26 thg 6, 2022

Đặc sản "giải ngán" từ măng cụt xanh chua chát, giá đắt đỏ ở Bình Dương

Nếu măng cụt chín là loại trái cây mùa hè được yêu thích thì măng cụt xanh lại trở thành nguyên liệu lạ miệng làm nên món gỏi đặc sản thơm ngon ở Bình Dương, lúc cao điểm có giá tới 500.000 đồng/kg.

Măng cụt là loại trái cây mùa hè nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ, ngon nhất là ở Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương). Mùa măng cụt kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 6. Thời điểm này, nhiều tiểu thương, lái buôn từ khắp nơi đổ về các nhà vườn ở đây để thu hoạch măng cụt chín. Trên thị trường, loại quả này được bán với giá khoảng 45.000-70.000 đồng/kg.

Không chỉ đắt khách lúc chín, măng cụt ở Bình Dương còn được lùng mua khi vẫn xanh. Bởi đây là nguyên liệu chế biến nên món gỏi thơm ngon nức tiếng mà không phải mùa nào cũng có.

Thậm chí, giá của măng cụt xanh còn cao gấp nhiều lần loại quả này khi chín, khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Lúc cao điểm, lượng măng cụt xanh không có nhiều, giá mỗi cân lên tới cả nửa triệu đồng.

Măng cụt xanh là nguyên liệu chế biến món gỏi gà măng cụt nổi tiếng ở Bình Dương (Ảnh: Trúc Green).

6 thg 4, 2022

Dòng suối uốn lượn giữa rừng trúc Bình Dương

Suối Trúc nằm gần hồ Dầu Tiếng có nước trong, xung quanh là rừng trúc xanh mát, phù hợp cho chuyến dã ngoại cuối tuần.

Suối Trúc thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, nằm gần điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bình Dương là chùa Thái Sơn - Núi Cậu và thắng cảnh hồ Dầu Tiếng, cách núi Bà Đen, Tây Ninh khoảng 30 km và trung tâm huyện Dầu Tiếng, Bình Dương chừng 7 km. Từ nhiều năm nay, suối hút khách đến tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại vì cảnh vật hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ.

Dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Núi Cậu cách đó khoảng 3 km. Nhân viên điểm tham quan cho biết, suối từng có nhiều nước, nhưng quá trình làm đường ảnh hưởng đến dòng chảy. Tuy suối ít nước hơn xưa, cảnh quan vẫn xanh mát, hoang sơ, thu hút đông du khách. Ngày cuối tuần, hàng trăm người từ Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM ghé vui chơi cả ngày. Vé tham quan 10.000 đồng/khách.

Dòng suối chảy hiền hòa, hai bên suối nhiều bóng mát cho khách nghỉ chân. Ảnh: Huỳnh Nhi

1 thg 12, 2021

Gốm sứ Bình Dương – Tinh hoa gốm Việt

Gốm sứ có xuất xứ từ Bình Dương trong thời gian qua đã gắn liền với nhiều sự kiện đối ngoại và đối nội quan trọng của quốc gia như làm quà tặng trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, APEC 2006 và 2017 được tổ chức tại Việt Nam, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội nghị ASEAN 17… Đặc biệt, các sản phẩm sứ cao cấp Bình Dương với thương hiệu gốm sứ Minh Long 1 được chọn làm quốc phẩm trong chuyến công du của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng cho hơn 40 nguyên thủ các nước trên thế giới. Chúng tôi đã về Bình Dương, sau đợt dịch Covid lần thứ 4 để tìm hiều về nghề gốm nổi danh trên “bản đồ gốm sứ thế giới” ở vùng đất này.

Đất Bình Dương bén duyên nghề làm gốm

Được biết, nghề làm gốm ở Bình Dương xuất hiện vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỷ 19 do các di dân người Hoa đến lập nghiệp ở vùng đất này. Ở Bình Dương có ba làng nghề làm gốm lâu đời và nổi tiếng, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa. Đặc điểm chung của gốm Bình Dương chính là sử dụng nguồn nguyên liệu từ loại đất sét có độ dẻo, độ kết dính cao nằm dọc theo những con sông ở địa phương để nhào nặn, cùng với đó là kỹ thuật làm gốm gia truyền của những nghệ nhân gốc Hoa và bí quyết canh nung chín gốm bằng củi để ra được những mẻ gốm hoàn hảo.


Trong giai đoạn 1910-1930, ở Bình Dương chỉ có khoảng 40 lò gốm với khoảng 1.000 lao động, đến năm 1985 có 273 cơ sở gốm thu hút 6.700 lao động. Đến nay có gần 300 cơ sở sản xuất gốm với khoảng 500 lò gốm thu hút hơn 15.000 lao động, cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm.
Theo ông Quách Hữu, thợ làm gốm có kinh nghiệm hơn 40 năm ở làng gốm Tân Phước Khánh cho biết: “Nghề làm gốm là nghề cha truyền con nối, đến tôi đã là đời thứ ba. Nghề này thường được ví von là một công việc suốt ngày “chơi” với đất sét, từ các công đoạn lấy đất, chọn lọc, pha trộn và nhồi nặn…, đôi bàn tay lúc nào cũng bị bao phủ bởi lớp đất sét”.

14 thg 10, 2021

Chùa Tổ Đỉa

Ở ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có một ngôi chùa mà người dân vẫn quen gọi là chùa Tổ Đỉa.

Đỉa - dấu hỏi - là con đỉa rồi, còn tổ là gì? Cái tổ hay ông tổ?

Dù là nghĩa nào cũng hơi kỳ kỳ. Chẳng lẽ ngôi chùa này là cái tổ của bầy đỉa hay đây là nơi thờ ông tổ của loài đỉa?

Không, không phải nghĩa nào trong 2 nghĩa đó hết.

Quang cảnh chùa Tổ Đỉa trước năm 2000. Ảnh: Võ văn Tường

24 thg 3, 2021

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

22 thg 12, 2020

Hai bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Bình Dương

Bảo tàng tỉnh Bình Dương tọa lạc tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2004. Bảo tàng có diện tích trưng bày 2.000 m2 gồm 1.300 hiện vật gốc và 50 tài liệu khoa học. Trong đó có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu.

Mộ Chum gỗ - Trống đồng Phú Chánh có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên. Mộ táng chum gỗ trống đồng được phát hiện vào cuối năm 1988 bởi ông Nguyễn Văn Cường (ấp 6, xã Vĩnh Tân, Tân Uyên). Ngay khi được phát hiện, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức tùy táng.

Bảo tàng tỉnh Bình Dương thu hút đông đảo khách tham quan, tìm hiểu.