31 thg 3, 2022

Đền thờ Đại tướng quân thống lĩnh 12 cửa biển

Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên - Diễn Châu. Đền Đệ Nhất xây dựng từ thời Lê, để thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, ông là người thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải.

Từ “Tướng thống lĩnh coi giữ 12 cửa biển”

Theo gia phả họ Hoàng ở Vạn Phần (nay là Diễn Vạn, Diễn Châu) và văn bia “Nam miếu tôn thần sự tích” do Tổng tài quốc sử quán Cao Xuân Dục biên soạn và một số tài liệu khác tại địa phương, Sát Hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, hiệu là Tô Đại Liêu, sinh ngày 15/4/1254 (năm Giáp Dần) ở làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu. Mẹ người họ Trương ở thôn Lý Trai.

Cổng tam quan đền Đệ Nhất 

Tương truyền rằng: một buổi sáng tinh mơ, Trương phu nhân ra sông gánh nước bỗng thấy 2 con trâu từ dưới nước nhào lên và lao vào húc nhau. Chúng lao đến chỗ bà, bà dùng đòn gánh đuổi, tự nhiên hai con trâu biến mất. Nhưng một cái lông trâu đã dính vào đầu đòn gánh rồi rơi xuống thùng nước, bà uống phải, thì thấy trong người khác thường. Từ đó bà mang thai, ít lâu sau sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Hoàng Tá Thốn. Lớn lên Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người, vật giỏi, trai tráng trong vùng không ai địch nổi, đặc biệt là tài bơi lội.

Hoàng Tá Thốn lớn lên gặp lúc đất nước bị giặc Mông Nguyên xâm lược. Do có tài bơi lội, giỏi võ nghệ, thông minh, lắm cơ mưu nên được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bổ sung vào đội thủy binh của triều đình và chiêu làm “Nội thư gia” (giúp việc binh thư).

Văn bia cổ nêu bật công trạng của Hoàng Tá Thốn

Mùa thu tháng 8 năm 1284, Hưng Đạo Vương tổng duyệt binh ở bến Đông Bộ Đầu, Hoàng Tá Thốn được giao nhiệm vụ “quản quân mãnh lang” thủy chiến đóng giữ nơi xung yếu. Trong những lần giao tranh với quân giặc, Ngài cùng các chiến hữu của mình lặn xuống sông đục ngầm thuyền địch, làm đắm hàng trăm chiếc. Quân Nguyên hoảng sợ bỏ chạy tan tác, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy, Ô Mã Nhi dùng thuyền nhỏ vượt biển thoát thân. Từ đó Ngài trở thành trợ thủ thân cận của Hưng Đạo Vương.

Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại, tháng 3 năm Bính Tuất (1286) quân Nguyên quyết chiếm nước ta lần nữa. Lần này Hoàng Tá Thốn tiếp tục được triều đình giao nhiệm vụ chỉ huy đội quân “mãnh lang” thủy chiến. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 năm (1286-1288), làm nên chiến thắng lẫy lừng là trận Bạch Đằng năm Mậu Tý được ví như trận Xích Bích, khiến quân Nguyên phải kinh hồn bạt vía, từ bỏ hẳn ý định xâm lược Đại Việt.

Chính điện từ phía ngoài vào đền thờ Đệ Nhất

Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, triều đình luận công ban thưởng, vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá Thốn là Sát Hải Chàng Lại Đại Tướng Quân, ban tước “Minh Tự” làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải. Từ đó ngày đêm ngài huấn luyện, truyền dạy cho binh sỹ trở thành những thủy binh thiện chiến nhất. Ngày 15/3/1339, trên đường đi tuần thú đường biển từ Thanh Hóa đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, Ngài đã hóa.

Triều đình được tin, truy phong là Tô Đại Liên Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, cho thuyền rồng chở linh cữu về quê Vạn Phần an táng tại xứ Mả Cháy và lập đền thờ ở đó.

Về sau các triều đại đều sắc phong cho Ngài là “Sát Hải Đại Vương Quản quân Mãnh lang Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, thượng thượng đẳng tôn thần”, “Bản xứ Thành Hoàng Bảo Đức Phúc Thần Quản Quân Mãnh Lang Thái Minh Trợ Quốc Tích Dân Hồng Mô Vĩ Lược Hoằng Tế Quảng Đại Vương”...

Đến đền Đệ Nhất - nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng

Một trong 2 rùa cổ đội hạc, tuy nhiên cặp hạc phía trên theo thời gian đã không còn 

Ghi nhớ công lao to lớn của Ngài, nhân dân khắp nơi ở các vùng duyên hải đều lập đền thờ Ngài như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Khánh Hòa, Ninh Thuận...

Đền Đệ Nhất không chỉ là công trình kiến trúc tín ngưỡng tâm linh mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung. Trong phong trào Cần Vương, làng Đệ Nhất là nơi đóng quân của nghĩa quân cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn.

Năm 1928, đồng chí Võ Nguyên Hiến được tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội cử về xây dựng cơ sở ở Diễn Châu. Từ cơ sở Hậu Luật (Diễn Bình) đồng chí đã mở rộng sang làng Đệ Nhất (Diễn Nguyên).

Sau khi Đảng bộ huyện Diễn Châu ra đời, chi bộ làng Đệ Nhất là 1 trong 2 chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Diễn Châu cũng được thành lập tại đền Đệ Nhất. Ngày 20/8/1945, tại đền Đệ Nhất, Lý Trưởng đã bàn giao ấn triện, sổ sách, giấy tờ cho chính quyền cách mạng. Ngày 21/8/1945, nhân dân làng Đệ Nhất tập trung tại sân đền sau đó cùng với nhân dân làng Thái Xá đi bắt bang tá Hữu Trân, đoàn biểu tình kéo xuống phối hợp với nhân dân toàn huyện biểu tình đấu tranh cướp chính quyền, thành lập chính quyền Việt Minh.

Ông Trần Văn Thanh, người trông coi đền bên chiếc bàn cổ dùng để đặt lễ tế 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Đệ Nhất trở thành nơi cất vũ khí, đạn dược, nơi tập trung dân quân tự vệ, nơi đón tiếp bộ đội về làng, nơi kết nạp Đảng viên mới, nơi tập trung nhân dân để tuyên truyền cách mạng.

Hàng năm ở Đền Đệ Nhất có các kỳ lễ lớn như: Lễ Khai hạ được tổ chức vào mồng 7 tháng giêng âm lịch. Lễ thượng nguyên còn gọi là tết Nguyên Tiêu là lễ cầu an, giải hạn đầu năm được tổ chức vào 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng (âm lịch). Lớn nhất là lễ giỗ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được tổ chức vào rằm tháng 3 âm lịch (từ ngày 14-15/3). Lễ chính được tổ chức vào 9 giờ sáng ngày 15/3 đến 11 giờ sáng.


Hiện đền đang lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như 2 con rùa bằng đá, cối đá dùng để giã các hương liệu, bia đá cổ, chiếc bàn hình vuông rộng chừng 1,2m được chạm hổ phù, rồng và các linh vật khác.

Đền có nhiều tượng cổ, đây là bàn thờ 5 vị Ngũ Công Vương Phật

Chiếc bàn cổ hàng trăm năm tuổi này thường được đưa ra ngoài sân để đặt lễ tế, mỗi năm 4 kỳ: rằm tháng giêng, tháng 3, tháng 6 và tháng 12 âm lịch. Ngoài ra, đền còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ được gọi là Công Vương Phật, hiện các pho tượng này còn giữ được nước sơn ta nguyên bản, rất quý.

Ông Trần Văn Thanh, 82 tuổi, người trông coi đền Đệ Nhất

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đền Đệ Nhất là công trình văn hóa tâm linh lâu đời tiêu biểu của nhân dân Diễn Nguyên nói riêng và cả vùng nói chung. Đây là nơi ghi dấu và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử cũng như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương trong nhiều thế kỷ.


Vì thế hàng năm, vào những ngày lễ trọng, nhân dân quanh vùng về dự rất đông. Đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngọc Phương

30 thg 3, 2022

Nơi thờ danh tướng Trần Quang Khải ở Trần Xá trang xưa

Đình Trần Xá nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đình Trần Xá

Ngoài thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý, đình Trần Xá còn phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII.

Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than.

Côn Sơn - chốn "tùng lâm đẹp đẽ"

Nhờ các thế hệ nối tiếp bồi đắp, đến nay khu di tích Côn Sơn đã ngút ngàn cây lá, trở thành chốn "tùng lâm đẹp đẽ".

Từ trên cao nhìn xuống, khu di tích Côn Sơn được bao bọc bởi những cánh rừng xanh ngút ngàn tầm mắt

Ngày 15.2.1965, tại chùa Côn Sơn, Bác Hồ đã căn dặn “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để nơi đây trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”. Gần 60 năm qua, Côn Sơn đã được các thế hệ bồi đắp, thành "nơi tùng lâm đẹp đẽ".

Bí ẩn về tượng đá không đầu trong am cổ ở Hà Nội

Tại ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu ở làng Cổ Loa, có một bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối.

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.

29 thg 3, 2022

Cây hoa bún đẹp lạ trên tháp Chăm cổ

Ngày cây hoa bún nở hoa rực rỡ cũng là thời điểm "chạm ngõ" mùa xuân theo lịch Chăm. Cộng đồng người Chăm lại tụ hội về đây vui Tết dưới gốc cây hoa bún, bên cạnh tòa tháp cổ hơn 700 tuổi.

Tháp Poklong GaRai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Hiện di tích này tọa lạc trên đồi Trầu (phường Đô Vinh, TP Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Đây không chỉ là kiến trúc được công nhận di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.

Bên cạnh tòa tháp chính của di tích này có một cây hoa bún (người địa phương gọi là hoa bướm) rất đẹp. Giữa nền sân đất, bao quanh là những tòa tháp Chăm cổ kính, cây hoa bún nở rực rỡ rất được du khách yêu thích. 

Tháp Poklong GaRai là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

Cá kèo nướng ống sậy dân dã của người miền Tây

Cá kèo nướng ống sậy có mùi thơm đặc trưng như đượm khói rơm rạ đồng quê, phần thịt không bị khô, mà mềm ngọt.

Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...

Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.

Mỹ Duyên lội ruộng bắt cá kèo. Ảnh: Khói Lam Chiều

Núi thiêng Thần Đinh

Du khách mất khoảng 40 phút leo 1.260 bậc đá để lên điểm du lịch tâm linh núi Thần Đinh nổi tiếng.

Núi Thần Đinh cao hơn 300 m so với mực nước biển, nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Đây là điểm du lịch tâm linh thu hút đông khách đến cầu an, vãn cảnh.

Khung cảnh hồ Rào Đá nhìn từ núi Thần Đinh. Ảnh: Hoàng Táo

Ngọn núi mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa coi là "chốn đa Phật". Trên núi còn nhiều dấu tích của ngôi chùa Non (hay còn gọi chùa Kim Phong) bị phá hủy qua thời gian và chiến tranh, nay chỉ còn là đống gạch đá đổ nát, các miếu thờ, cổng... Sau khi thắp hương cầu nguyện, du khách có thể hít hà bầu không khí trong lành chốn núi non.

Bánh trôi tàu phố cổ Hà Nội

Thưởng thức bát bánh trôi tàu nhân đậu xanh nóng hổi, thơm lừng cùng vị ngọt dịu pha chút cay nồng của nước đường và gừng là một trải nghiệm khó quên của người dân cũng như du khách khi đến Hà Nội.

Bánh trôi tàu là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp cùng hai loại nhân phổ biến là đậu xanh và vừng đen, ăn cùng nước đường mía nấu cùng gừng đun nóng và dừa nạo. Bánh trôi tàu hấp dẫn thực khách nhờ lớp vỏ bánh mềm mượt bên ngoài mà dẻo dai bên trong, phần nhân mềm mại bùi bùi và nước đường thanh thanh thơm mùi gừng. Ăn miếng nào vị cay ngọt của gừng đọng lại miếng đó. Cái vị cay ngọt ấy đã thấm vào cuống lưỡi, cổ họng, làm ấm cơ thể và xua tan cái lạnh của Hà nội.

Bánh trôi tàu, món ẩm thực ấm nóng không thể thiếu trong những ngày Hà Nội trở lạnh.

Núi Chúa – Khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới


Sự đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển 3 trong 1

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, có tổng diện tích hơn 106.646 ha (vùng lõi khoảng hơn 16.400 ha), nằm trên địa bàn hai huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng 30km về hướng Đông Bắc.

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Cơ Ho Srê

Lễ Nhô Lir bông (Mừng lúa mới ) của người Cơ Ho Srê tại huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc nhất của người Cơ Ho Srê. Là nhóm có dân số lớn nhất, nhóm Cơ Ho Srê sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở cao nguyên Di Linh. Mới đây người Cơ Ho Srê đã tái hiện những nét đặc trưng nhất của Lễ hội Nhô Lir bông tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.

Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.

Già làng và các thày cúng chuẩn bị cho phần lễ của ngày hội.

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học

26 thg 3, 2022

Thơm ngon món cá đù một nắng

Vào miền Nam sinh sống đã hơn 20 năm, mỗi lần nhớ quê, nhớ nghề chài lưới trên sông nước ở xã Bình Dương (Bình Sơn), mẹ chồng tôi lại làm món cá đù một nắng. Bởi lẽ, món cá này đã gắn bó với ông bà một thuở nghèo khó.

Mẹ tôi thường kể, ngày trước cá đù rẻ như cho chứ đâu có giá cả trăm nghìn đồng mỗi ký như bây giờ. Vậy nên, mỗi lần thâu lưới mà thấy cá đù là ba mẹ xác định bán đổ bán tháo được bao nhiêu thì được, còn lại mang về phơi rồi cất ăn dần.

Những con cá đù còn tươi, óng ánh sắc bạc mà các cậu, các dì ở quê gửi vào Nam cho mẹ, được mẹ tỉ mỉ cạo sạch vảy, làm sạch ruột, lọc bỏ xương rồi rửa sạch, để ráo. Sau khi sơ chế, mẹ giã sẵn một chén muối ớt rồi tẩm ướp thật đều lên hai mặt của con cá đù. Cá tẩm ướp xong gia vị, được mẹ xếp đều lên những chiếc mâm rồi mang đi phơi nắng. Dưới cái nắng chói chang ở vùng đất phương Nam, mẹ chỉ cần trở 1 - 2 lần trong khoảng 7 - 8 giờ đồng hồ là cá đã se đều hai mặt.

Món cá đù một nắng chiên vàng. Ảnh: Ý Thu

Dân dã rau chuối chát non

Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng như mì Quảng, gỏi cá trích... Chẳng phải loại rau đắt tiền, ấy vậy mà chuối chát non lại hấp dẫn nhiều người bởi hương vị đặc trưng.

Bạn tôi ở miền Nam ghé nhà tôi thăm chơi và thưởng thức các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Cô bạn trầm trồ bảo, Quảng Ngãi có nhiều món ăn ngon từ những loại rau mà ít ai để ý. Chẳng hạn như món gỏi lạ miệng làm từ cây xương rồng xứ cát, món rau xào tỏi từ lá mì non, rồi đến mớ rau sống "cây nhà lá vườn", mà loại rau chủ đạo là thân cây chuối chát non...

Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Ảnh: Ý THU

Bún xào lòng heo

Bún xào lòng heo là món ăn dân dã nhưng là món khoái khẩu của nhiều người. Bún xào lòng heo ăn cùng bánh tráng nướng giòn thì ngon tuyệt!

Người dân ở xã Phổ Cường (TX. Đức Phổ) quê tôi vẫn thường làm món bún xào lòng heo đậm đà hương vị. Món ăn dân dã này thường hiện diện trong bữa ăn gia đình vào buổi sáng vì lòng heo vừa xẻ nên xào với bún rất thơm ngon. Chợ làng nhộn nhịp từ sớm tinh mơ, những người phụ nữ chân quê đi chợ mua cá, thịt, rau xanh... mang về chế biến món ăn trước khi ra đồng. Nhiều người ghé mua ít lòng heo, rồi mua cân bún trắng tinh sắp trên tấm lá chuối xanh mướt, rồi trở về nhà nấu bữa sáng cho chồng con với gương mặt rạng ngời niềm vui.

Bún xào lòng heo. Ảnh Trang Thy

Thác Y Hai - điểm đến hấp dẫn

Thời gian gần đây, thác Y Hai trở thành điểm đến quen thuộc của không ít người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bởi không khí trong lành, lại mang ý nghĩa tâm linh.

Đường đến thác Y Hai

Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông, qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y Hai, xã Măng Ri của một người anh, tôi đã “phải lòng” ngay từ tấm hình đầu tiên. Cùng với lời mời gọi “đường dễ đi lắm” đã thôi thúc tôi phải “mục sở thị” vẻ đẹp quyến rũ của thác.

Chọn một ngày nghỉ cuối tuần, tôi quyết định tìm đến thác Y Hai. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau gần 2 tiếng chạy xe, vượt qua cung đường dài lộng gió, tôi đến xã Măng Ri. Để tìm đường đến thác và nghe những câu chuyện thú vị về con thác này, lãnh đạo xã Măng Ri đã dẫn tôi đến nhà già làng A Nít ở thôn Long Láy, người được xem là thổ địa nơi đây.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo đình cổ Trung Cần

Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) được đánh giá là một trong những công trình cổ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Đình Trung Cần được khởi dựng vào năm Tân Sửu (1781), do 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường chủ trì. Đình gồm 2 tòa thượng, hạ, tọa lạc trên dải đất cao ráo, thoáng đãng, ngoảnh mặt về phía Nam. Đình thờ Quận công Tống Tất Thắng - phối thờ Tam Tòa Đại Vương, Cao Sơn Cao Các... Ảnh: Huy Thư

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!

Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.

Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.

25 thg 3, 2022

Đường chùa

Trên quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, nếu để ý bạn sẽ thấy bên đường có rất nhiều chùa. Cụ thể hơn, đó là đoạn từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), và phía bên tay trái nhiều chùa hơn tay phải. Tui thường gọi đoạn đường này là đường chùa.

Ở phía Đồng Nai, ta kể sơ sơ cho chẵn chục đi nhé!

1 - 2. Chùa Phật Tích Tòng Lâm và chùa Bạch Liên

Hai ngôi chùa này có liên quan mật thiết với nhau và ở cạnh nhau. Thật ra, 2 ngôi chùa này ở An Phước, Long Thành, tức là chưa tới nơi có các cụm chùa dày đặc mà tui muốn kể tới (Phước Thái, Long Thành) nhưng cũng ở Long Thành và trên đường đi nên kể luôn. Đây là 2 ngôi chùa rất đẹp, thu hút nhiều khách thập phương và Phật tử.

Những bảo vật quyền uy của vua và chúa Nguyễn

Trong số các Bảo vật Quốc gia thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì bộ vạc đồng, cửu đỉnh và cửu vị thần công được xem là những hiện vật bằng đồng có sự đồ sộ và tinh xảo hơn cả. Ba nhóm bảo vật này tượng trưng cho sức mạnh, tính nghiêm minh và sự trường tồn của các chúa và vua nhà Nguyễn.

1. Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc, có kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn và tính nghiêm minh của chính quyền Đàng Trong, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Những chiếc vạc này được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 17, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và muộn nhất là năm 1684. Trong đó đáng chú ý là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế là những chiếc to nhất, nặng nhất. Một chiếc ở trước nhà Tả Vu, đúc năm Thịnh Đức 8 (1660) và một chiếc ở trước nhà Hữu Vu, đúc năm Thịnh Đức thứ 10 (1662). Hai chiếc vạc này nặng khoảng 2500 cân ta (tương đương 1500kg); đường kính miệng 2,2m; đường kính trong lòng 1,83m, cao 1,05m.

Đền thờ Trần Hưng Đạo 90 năm tuổi ở Sài Gòn

Đền thờ Đức Thánh Trần, quận 1, được xây dựng năm 1932, là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.


Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, sau đó còn được tu bổ nhiều lần.

Lối vào đền trên đường Võ Thị Sáu (quận 1), gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn, phiên âm: "Hưng Đạo Đại Vương".

Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Một góc chùa Bổ Đà.

24 thg 3, 2022

Chiêm bái cổ tự có “chuông Thần, giếng Phật” nơi xứ Quảng

Chùa Thiên Ấn được xây dựng cuối thế kỷ 17 trên ngọn núi cùng tên bên bờ sông Trà Khúc gắn với nhiều huyền thoại lịch sử của miền đất Quảng Ngãi giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.

Toàn cảnh chùa Thiên Ấn (ảnh internet).

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Quang cảnh đền Bạch Mã.

Tương truyền, thần Bạch Mã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù. Ngôi đền được xem là “tứ linh” của xứ Nghệ đã ghi lại bao dấu ấn và sự kiện lịch sử quan trọng trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc như: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931...

Chiêm bái ngôi đền thờ danh tướng trấn giữ biên cương xứ Nghệ

Ngự trên núi Nam Giới, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nổi tiếng là một trong bốn ngôi đền linh thiêng của vùng đất Nghệ Tĩnh với câu thành ngữ: "nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".


Quang cảnh đền thờ Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi.

Ngôi đền mê hoặc lòng người bởi một vẻ đẹp hài hòa của núi non, biển trời hùng vĩ. Lễ hội đền Chiêu Trưng được xem là lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Tĩnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của ngư dân vùng cửa biển.

Cổ tự linh thiêng trên núi Đại Huệ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam

Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Đại Tuệ.

Hoa trẩu nở trắng rừng miền tây Quảng Trị

Cuối tháng 3, hoa trẩu nở rộ, trắng cả bản làng dọc đường Hồ Chí Minh tây qua Quảng Trị.

Tháng 3 về, hoa trẩu nở rộ khắp các bản làng miền tây Quảng Trị. Cây mọc dọc theo những cung đường dài, tựa vào núi để vươn mình khoe sắc. Trong đó, khu vực trẩu mọc tập trung đẹp nhất là ở các bản làng dọc đường Hồ Chí Minh nhánh tây.

22 thg 3, 2022

Chùa Cổ Am xứ Nghệ

Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của vùng phủ Diễn Châu mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung.

Cổng chùa Cổ Am ở Nghệ An.

Sau khi được trùng tu và mở rộng xây mới, ngôi chùa trở thành khu du lịch tâm linh thu hút du khách cả nước về với những lễ hội quan trọng như lễ cầu an đầu năm, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu.

Có một An Giang “miễn phí”

Với nhiều du khách, An Giang là nơi của non nước hữu tình và những huyền tích linh thiêng. Cùng với đó, sự mến khách đặc trưng của vùng đất này còn nằm ở từ “miễn phí”.

Sẽ không bất ngờ, nếu lần nào đó vô tình du khách thấy những tấm bảng ghi từ “miễn phí” ở An Giang, nhất là điểm du lịch tâm linh vùng Bảy Núi. Người viết đã trao đổi với nhiều du khách, đa phần họ yêu mến cảnh sắc An Giang và có niềm tin đối với các bậc siêu nhiên. Bên cạnh đó, điều làm họ ấn tượng không kém chính là từ “miễn phí”. Cần khẳng định rằng, “miễn phí” ở đây không hàm chứa nghĩa "bố thí", mà đó là sự “gieo duyên”. Và đây trở thành nét đẹp trong suy nghĩ của du khách khi đến với vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.

Hương nếp, hương quê

Về thăm vùng đặc sản nếp Phú Tân (tỉnh An Giang) nhiều người khẳng định: “Đến xứ nếp mà chưa ăn qua bánh ít nếp nguyên hột là còn thiếu sót”. Ngoài bánh phồng Phú Mỹ, có lẽ loại bánh với vẻ ngoài bắt mắt này là “đặc sản” khiến nhiều người phải tìm kiếm cho bằng được.

Bánh ít nếp nguyên hột ở “xứ nếp” Phú Tân

Kênh Lò Đường - Nơi hứng chịu nỗi đau thảm sát thời chiến tranh

Sự tàn khốc của chiến tranh không ai không khiếp sợ. Khi hòa bình, những câu chuyện thời chiến được nhắc lại vẫn là những vết thương khó lành. Càng xót xa hơn khi đó là những vụ thảm sát người dân vộ tội. Trong đó, vụ thực dân Pháp thảm sát 64 người dân tại kênh Lò Đường thuộc ấp Bình Phú, làng Bình Hòa, tổng Cửu Cư Thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) vào ngày 28/01/1947 là một nỗi đau rất lớn.

Con kênh Lò Đường của làng Bình Hòa đã bao lần nạo vét, mở rộng nhưng nỗi đau nơi ấy vẫn còn được người dân nhắc lại. Nó là minh chứng lịch sử thời chiến tranh, nơi diễn ra vụ thảm sát đau thương.

Chùa Thiên Mụ - ngôi cổ tự bên dòng Vàm Cỏ Đông

Ở khu vực gần bến đò Bến Bạ, thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, có ngôi cổ tự nép bên con đường nhỏ. Những năm gần đây, người dân trong vùng biết đến đó là ngôi chùa có tượng Phật Bà cao 40m, được nhiều tín đồ phật tử lui tới chiêm bái và thưởng ngoạn. Đó là chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ gắn liền với truyền thuyết về vua Gia Long.

Mái già lam Thiên Mụ trầm nghiêm bên dòng Vàm Cỏ Đông và nổi bật với bức tượng Phật Bà cao 40 m. Đến viếng chùa, chúng tôi được cô Thuận - tín đồ đến chùa làm công quả, dẫn đi tham quan quanh khuôn viên. Cô giới thiệu, ngôi chùa này từng lưu dấu chúa Nguyễn và vẫn còn lưu giữ những báu vật vua ban. Có vẻ như người dân và phật tử quanh vùng ai cũng biết câu chuyện vua Gia Long - Nguyễn Ánh từng lưu lại chùa thời chưa xưng đế.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình từng viếng thăm chùa Thiên Mụ (Ảnh do chùa cung cấp)

Về Rạch Núi - Dưới tán Cây di sản nghe kể chuyện lịch sử một vùng

Hầu hết các di tích khảo cổ thường là những khu đất trống, bởi mọi giá trị của di tích được bảo vệ vẹn nguyên bên trong lòng đất hoặc được khai quật, đưa về trưng bày, nghiên cứu tại các bảo tàng. Tuy nhiên, với di tích khảo cổ Rạch Núi lại khác - một di tích khảo cổ có thể khai thác nhằm phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử.

Giữ gìn cây di sản

Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, nhiều vùng quê vẫn giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Qua năm tháng, những cây di sản nơi làng quê ấy không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị sinh thái mà còn là chứng nhân lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của bao thế hệ.

20 thg 3, 2022

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.

Đền Ông Hoàng Mười: Chốn du lịch tâm linh đặc sắc

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước/ Đền ông đây mới hết lộc tài”, đó là câu ca mà người xứ Nghệ vẫn thường nói với nhau về đền Ông Hoàng Mười.

Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Lại có câu ca khác về ông: "Ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy". Ông là Đức Thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sự linh thiêng của ngôi đền đã trở thành điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Hoa gạo và phong linh bung nở ở Hà Nội

Hàng trăm cây gạo và phong linh đồng loạt nở trên một cung đường trong một khu đô thị ở quận Hà Đông.


Đến khu đô thị ParkCity Hanoi, phường La Khê, quận Hà Đông những ngày này bạn sẽ gặp con đường rợp sắc đỏ, vàng của hoa gạo và hoa phong linh. Cây gạo ở đây do mới trồng còn ít tuổi, cao khoảng 4-5 m nên không có tán lá sum suê và lớn như ở các khu vực ven đô, bù loại hoa vẫn nở đỏ rực như thắp lửa trên những cành cây.

Từ 'nóc nhà' của Phong Nha - Kẻ Bàng ngắm nhìn núi rừng Trường Sơn

Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn đi qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), đỉnh U Bò được nhiều người biết đến là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, nhìn ngắm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Trường Sơn.

Đỉnh U Bò vốn được biết đến là nơi cao nhất nằm trong hệ thống của rừng Phong Nha - Kẻ Bàng với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Vào độ tháng 3, khu vực này bắt đầu giao mùa, hoa nở thơm nức rừng, không khí mát mẻ cùng với vẻ đẹp nguyên sinh, độ đa dạng sinh học cao là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, thưởng ngoạn vẻ đẹp núi rừng Trường Sơn.

Chòi canh lửa trên đỉnh U Bò. Bá Cường

Chuyện lịch sử ly kỳ của chùa Lý Quốc Sư

Trải qua nhiều biến động thời cuộc, chùa Lý Triều Quốc Sư không còn giữ được diện mạo xưa, nhưng vẫn bảo tồn được nhiều di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Nằm cách nhà thờ Lớn Hà Nội vài chục bước chân, chùa Lý Triều Quốc Sư (số 50 phố Lý Quốc Sư) là ngôi chùa có lịch sử gắn với những biến động của thủ đô Hà Nội.

16 thg 3, 2022

Độc đáo tục cấm ân ái ba đêm đầu sau khi cưới của người Chăm ở Ninh Thuận

Với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, trong ba đêm đầu tiên sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chỉ được trò chuyện với nhau, không có bất cứ ý niệm nào về nhục dục. Lúc ngủ, trò chuyện không được quay lưng với nhau. Cha mẹ đỡ đầu sẽ ngủ ngoài phòng the để canh giữ hai vợ chồng.

Cô dâu và chú rể người Chăm trong ngày cưới.

Lạc vào xứ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân

Người Ninh Bình sở hữu những đức tính quý báu mà không phải nơi nào cũng có được đó là khéo léo và tinh tế. Cũng chính vì vậy, Ninh Bình là cái nôi của nhiều nghề thủ công nổi tiếng, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, trong đó không thể không nhắc tới nghề "thổi hồn" vào đá ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Thương hiệu điêu khắc Non Nước với hơn ba thế kỷ thổi hồn vào đá

Nằm ngay dưới chân thắng cảnh kỳ vĩ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nay là phường Hòa Hải đã tồn tại hơn ba trăm năm nay.

Nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không ngừng, những người con làng Non Nước đã biến mỗi khối đá vô tri, vô giác trở thành từng tác phẩm nghệ thuật mang nặng giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.

Bí ẩn ngôi miếu cổ có pho tượng “đứng lên, ngồi xuống” hộ quốc, an dân

Đó là ngôi miếu cổ có tên Tam Xã Linh Từ hơn 700 tuổi tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

Miếu Bảo Hà.

Trong nắng xuân sớm, ngôi miếu cổ có tên Tam Xã Linh Từ hơn 700 tuổi tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) càng trở lên lung linh, vi diệu. Chiêm bái pho tượng có thể “đứng lên, ngồi xuống” tại miếu sẽ là một trải nghiệm thú vị với du khách dịp đầu xuân bởi đó là những công trình nghệ thuật “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.

Nơi thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội

Đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Đình Vũ Thạch

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét

15 thg 3, 2022

Ngắm vẻ đẹp thơ mộng ở thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước cạn

Vào mùa nước cạn, thảo nguyên Đồng Lâm (Lạng Sơn) khoác lên mình một màu áo mới, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Thảo Nguyên Đồng Lâm “hút khách” mùa nước cạn. Ảnh: Hùng Vĩ

Pizza hủ tiếu – Món ngon độc lạ của Cần Thơ

Xuất hiện từ vài năm trước, món Pizza hủ tiếu được “phát minh” bởi một cơ sở sản xuất hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ. Cái tên nửa tây nửa ta xuất hiện là do du khách Tây khi du lịch Cần Thơ đến tham quan lò sản xuất hủ tiếu trên đất Tây Đô, sau khi thưởng thức chiếc bánh hủ tíu chiên giòn thơm ngon đã thốt lên cái tên ngộ nghĩnh và độc đáo đó.


Nếu những chiếc pizza truyền thống mang đặc trưng với phần đế là bột nướng thì người miền Tây lại sáng tạo bằng một loại nguyên liệu rất quen thuộc, sợi hủ tiếu. Người ta dùng loại hủ tiếu bột lọc, chiên nhanh trong chảo dầu đang sôi đến khi chúng vàng đều thì vớt ra. Thú vị là phần hủ tiếu chiên có hình tròn to và giòn rụm trông rất giống pizza.

Thơm nồng cơm rượu Cờ Đỏ Cần Thơ

Tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ có một làng nghề còn gìn giữ nghề làm cơm rượu truyền thống của miền tây. Đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì bền bỉ của những con người nơi đây đã góp phần gìn giữ mùi vị truyền thống đặc trưng của miền sông nước. Cơm rượu Cờ Đỏ không chỉ là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ mà còn là sản phẩm làng nghề truyền thống được ngành du lịch Cần Thơ bảo tồn hơn 50 năm nay. So với các ngành nghề khác, nghề sản xuất cơm rượu không mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng, bằng cái tâm và lòng yêu nghề, người dân xã Trung Thạnh vẫn quyết bám trụ để lưu giữ sản phẩm độc đáo, mang hương vị ngọt ngào, nồng ấm quê nhà.

Cơm rượu Cờ Đỏ

Quán bánh bèo nước cốt dừa nổi tiếng ở Cần Thơ

Nhắc đến đường Lê Lai ở Cần Thơ người ta thường nghĩ ngay đến những hàng quán ăn uống với nhiều món giá “bèo” mà thực khách đa phần là học sinh sinh viên. Nhưng với Bánh Bèo Lê Lai thì danh tiếng của nó còn lan rộng đến với những thực khách trong cả nước hay du khách nước ngoài khi đến thăm thành phố này. Bánh bèo Lê Lai nổi tiếng bởi bột bánh cực mềm hòa quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa và chút mặn mặn của nhân bánh, bánh mì chiên giòn giòn.

Bánh bèo đường Lê Lai nổi tiếng ở Cần Thơ

Hơn 15 năm qua, cứ vào khoảng 14 giờ mỗi ngày, quán “Bánh Bèo Lê Lai” của cô Nguyễn Kim Sương ở đường Lê Lai, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đón hàng trăm thực khách gần xa đến thưởng thức các món bánh khá quen thuộc ở miền Tây như: bánh chuối, bánh bò, bánh mặn, gỏi cuốn, đặc biệt là món bánh bèo… với hương vị đặc trưng.

Quán còn phục vụ các món ăn Miền Tây đặc trưng khác

Thời gian đầu quán chỉ là một căn nhà nhỏ lụp xụp, nền đất với các loại bàn ghế nhựa cũ nhưng khách vẫn cứ đông nườm nượp. Hiện tại quán khang trang và tươm tất hơn do được tu sửa lại và bày biện thêm các loại bàn ghế mới. Nhờ các món bánh của quán không những thơm ngon, mà cách bài trí cũng đẹp, quán nhỏ nhưng sạch sẽ, tươm tất nên ngày càng có nhiều người biết đến.

Không gian của quán tuy nhỏ nhưng bài trí gọn gàng sạch sẽ

Cô Nguyễn Kim Sương, chủ quán cho biết bí quyết để có bánh mềm, dẻo thơm chính là cách làm bột thủ công kết hợp với máy như: máy xay ớt, máy xay tôm khô… Việc gia giảm vị mặn, ngọt phù hợp mang hương vị đặc trưng miền Tây cũng góp phần làm món bánh này trở thành một thương hiệu riêng tại quán. Đồng thời, cô không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản, chỉ dùng những nguyên vật liệu có từ thiên nhiên như gạo, đậu, lá dứa, nước dừa, kết hợp với thịt heo, tôm khô… bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Với 10.000 đồng, thực khách có ngay một đĩa bánh bèo hấp dẫn. Với những ai từng thưởng thức hương vị bánh bèo miền Trung, khi du lịch Cần Thơ nếm qua đĩa bánh bèo Lê Lai sẽ cảm nhận được một dư vị ẩm thực miền Tây khác biệt.


Nước cốt dừa béo ngậy

Từng khoanh bánh bèo được xếp gọn gàng trong đĩa ngập nước cốt dừa béo, ít bánh mì chiên, thịt heo cắt sợi, đậu xanh chà vỏ, bì sợi và cả rau thơm lẫn đậu phộng. Để vừa ăn, thực khách thường chan thêm một ít nước mắm pha ớt cay cay. Bột bánh bèo dai dai cùng với bánh mì giòn tan và cả những sợi bì bùi bùi cứ thế thấm đều nước cốt và nước mắm trong từng đũa trộn.

Trong thực đơn nay có nhiều món bánh quen thuộc nhưng mọi người vẫn quen miệng gọi đây là quán bánh bèo Lê Lai. Ngoài bánh bèo, quán còn phục vụ thức uống như yaourt, nước mát và một số món bánh khác như bánh bò, bánh cuốn tôm thịt, gỏi, bún bì.

Các món ăn khác củng hấp dẫn không kém

THÔNG TIN THAM KHẢO:
Điạ chỉ: 4/2 Lê Lai , Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Mở cửa 15:00 – 21:00
Mức giá: 10.000đ – 30.000đ

Mekong Delta Explorer