Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 12, 2023

Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh

Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.

11 thg 11, 2023

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Anh Lâm Huy Hoàng và Lâm Anh Tuấn (ngụ Phường 8, TP Cà Mau) là người đã tạo nên sự kết hợp độc đáo này. Họ là anh em ruột, cùng có nhiều năm kinh nghiệm đứng bếp nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Dù có công việc ổn định, nhưng hai anh em vẫn quyết về quê lập nghiệp vì mong muốn được ở gần gia đình.

Anh Lâm Anh Tuấn cùng anh trai của mình đã sáng tạo cách nấu phở ốc hến.

10 thg 11, 2023

Chút tình U Minh Hạ

“U Minh và U Minh Hạ khác nhau à?", những người bạn ngạc nhiên khi chúng tôi khẳng định như thế. U Minh Hạ là cách gọi bao hàm cả không gian - thời gian văn hoá của xứ sở cây tràm ở Cà Mau. Nói rộng ra một chút, theo hành trình khẩn hoang, mở đất về phương Nam, U Minh là cách gọi thiên nhiên ban sơ “u u minh minh”, mà Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cắt nghĩa nôm na là “hoang vắng, đen tối” và chưa xa, ở thế kỷ XIX, “vùng Cà Mau (được) hiểu là U Minh Hạ”.

Ðón bạn ở xứ Cù Lao Dung, nằm cuối nguồn Sông Hậu, nơi hợp lưu dòng nước các cửa: Trần Ðề (Sóc Trăng), Ðịnh An (Trà Vinh) và Ba Thắc (Bassac, Sóc Trăng). Tôi may mắn từng được đến Cù Lao Dung trong cảm giác quen thuộc và cũng nhiều điều mới mẻ. Lần đó, Tiến sĩ Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng, tâm sự rằng: “9 cửa sông Mê Kông mà người ta hay nhắc đến, thiệt ra đâu còn đầy đủ. Như ở Cù Lao Dung này, cửa Ba Thắc chỉ còn dấu tích lờ mờ và hầu như rất khó nhận biết”.

13 thg 4, 2023

Cà Mau – điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc

Cà Mau, mảnh đất thiêng liêng nơi vùng cực Nam của Tổ quốc đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để nỗ lực vươn lên trở thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bằng những thế mạnh về kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch và dịch vụ logistics.

Mũi Cà Mau là một mũi đất ở phía Nam tỉnh Cà Mau. Đây cũng là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Ảnh: Lê Nguyễn

7 thg 1, 2023

Về Hòn Đá Bạc, nơi ghi dấu kế hoạch phản gián CM12 nổi tiếng

Hòn Đá Bạc cách đất liền không xa, vẫn giữ được nét độc đáo vừa hiện đại vừa hoang sơ, lưu giữ nhiều câu chuyện nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Hòn Đá Bạc nằm cách đất liền khoảng 500m, có diện tích hơn 6,3ha, thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Điểm này cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 50km về phía Tây bán đảo Cà Mau.

4 thg 12, 2022

Giai thoại kỳ lạ về đầm nước lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long

Xung quanh cái tên đầm Thị Tường, có nhiều giai thoại được lưu truyền. Theo một truyền thuyết dân gian, Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau...

Rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, đầm Thị Tường (huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là đầm nước tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây thường được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng” của mảnh đất Nam Bộ.

Chiến công oanh liệt ở Hòn Đá Bạc trứ danh Cà Mau

Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu một chiến công oanh liệt của lượng an ninh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Hòn Đá Bạc là tên gọi một cụm đảo có tổng diện tích 6,43 ha, được biết đến như thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.

1 thg 11, 2022

Mật Ong Rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau – Món quà quý từ thiên nhiên

Cà Mau vùng đất cực nam của Tổ Quốc không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, mà còn gây thương nhớ cho du khách bởi một món đặc sản đầy ngọt ngào, mang thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ.

Mật ong rừng U Minh Hạ được thu hoạch hoàn toàn thủ công truyền thống từ làng nghề “Gác kèo ong”, hoàn toàn giữ nguyên trọn giá trị dinh dưỡng thuần tự nhiên từ mật. Ong mật hút từ các nhụy hoa tràm, hình thành nên các tổ ong to tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp.

Mật ong rừng U Minh Hạ

Vườn quốc gia U Minh Hạ nổi tiếng với rừng tràm bạt ngàn và là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm như khỉ, nai, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà… Đặc biệt, khi cây tràm trổ bông cũng là mùa để cho những con ong cần mẫn đi hút nhụy hoa, ươm mật cho đời.

5 thg 9, 2022

Quán nhỏ đất Mũi

Kỷ niệm mấy năm như gợn lại trong lòng. Quán nhỏ đất Mũi. Cứ tưởng cũng chỉ nhơ nhớ thế thôi, mà sao hình ảnh ấy lại vụt sáng, vút cao.

Quán Cà Mau cũng chỉ nhỏ như ở quán rìa ven Sài Gòn. Ấy vậy mà thật ra khác lắm. Nhìn bà má rót nước liên hồi, đố ai đoán được bà mới chỉ hơn sáu chục. Thời gian khủng khiếp quá. Không, đúng hơn là thời gian lam lũ bươn chải mưu sinh.

Quán nhỏ thôi mà mỗi lần đến đất Mũi đều đến tìm lại ký ức thời gian... Ảnh: Thiên Anh

26 thg 8, 2022

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách.

Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại đặc sản bạn có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức khi có dịp ghé đến đất Mũi.

Cua Năm Căn

Cua Năm Căn là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người dân Cà Mau. Cua được nuôi trong môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển, gây ấn tượng nhờ thịt ngọt, chắc, nhiều thớ, gạch béo ngậy, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

12 thg 7, 2022

Thương quá Cà Mau

Quê mình Cà Mau! Bảo quê Cà Mau, bạn bè tôi đứa nào cũng tròn mắt nhìn. Chắc tụi nó nghĩ đường xá đi lại xa xôi thì phải! Hơn tám giờ ngồi xe, Cà Mau dần hiện ra trước mắt.

Làm một chuyến miền Tây đi, tôi mời tụi bạn. Khám phá cô Út Cà Mau xem sửa soạn đẹp như thế nào với rừng đước mênh mông, rừng mắm biếc xanh bám rễ trên dải đất phù sa để mở rộng thêm bờ cõi.

Về nhà mình chơi, bao no tôm cua luôn!

1. Ra trường, phải lòng chàng trai Sài Gòn, tôi trở thành công dân của “thành phố không bao giờ ngủ” với hơn chín triệu dân. Nhịp sống hối hả, ồn ào, không ngơi nghỉ của Sài Gòn khiến tôi quay quắt nhớ nơi mình chôn nhau cắt rốn, sao yên bình đến lạ. Rồi những khi lắng lòng lại từ sự xô bồ, chộn rộn mỗi ngày qua những tấm lòng hào hiệp, thảo thơm vẫn đang góp từng hành động nhỏ của mình làm Sài Gòn đẹp thêm trong khói bụi, kẹt xe, hay cảnh người dân “bơi” trong mùa mưa, tôi càng da diết nhớ tấm lòng người dân quê tôi, chân chất, đậm đà tình nghĩa xóm giềng. Ới một tiếng liền có mặt, mọi người đỡ đần nhau khi cần thiết.

Khu vực ngã ba sông, gần chợ Đất Mũi. Ảnh: Phạm Ngôn

7 thg 7, 2022

Khám phá mũi Cà Mau bằng đường sông

Hành trình tới cực Nam bằng đường sông là trải nghiệm đáng thử với những người yêu khám phá.

Cực Nam Việt Nam nằm ở một dải đất nhô ra biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Hiện nơi này đã được đầu tư thành một khu du lịch với nhiều điểm tham quan. Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ lẫn đường sông. Dù đi đường bộ khá đơn giản, chinh phục đất mũi Cà Mau bằng đường sông sẽ giúp du khách có được cảm nhận trọn vẹn nhất.

Những cây cầu, hình ảnh quen thuộc trên tuyến đường sông tới mũi Cà Mau.

14 thg 3, 2022

Bánh phồng tôm Cà Mau đậm đà hương vị xứ biển

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau thích hợp để nhiều loài tôm sinh sống. Con tôm đất, tôm bạc, tôm sú Cà Mau được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nên thịt ngon và ngọt. Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ con tôm, từ lâu bánh phồng tôm Cà Mau đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bánh phồng tôm của vùng Đất Mũi Cà Mau thơm ngon khó nơi nào sánh kịp vì được làm từ những con tôm tươi dưới tán rừng ngập mặn. Tỉ lệ tôm trong bánh khá cao, bánh dày, đậm vị tôm và sau khi chiên bánh sẽ giòn tan khi đưa vào miệng. Trong đó, phải kể đến sản phẩm bánh phồng tôm của làng nghề truyền thống ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Không chỉ tại xã Hàng Vịnh mà ở vùng đất rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bánh phồng tôm. Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau luôn quan tâm đến mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Đường về Đất Mũi còn cá sấu hông?'

Con đường tuyệt đẹp chạy vắt qua rừng rậm, vuông tôm và lớp lớp nhịp cầu nối liền sông rạch chằng chịt để về mũi đất cuối cùng của Tổ quốc.

Có đường, hải sản Đất Mũi dễ đi xa và có giá hơn - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Con đường mà mới cách đâu không lâu nhiều người Cà Mau vẫn tin rằng... "đến đời cháu chắt tui cũng chưa có".

10 thg 2, 2022

Ngôi nhà 140 tuổi của ông hội đồng giàu nức tiếng Cà Mau xưa

Được xây dựng cách đây khoảng 140 năm, ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh ở TP Cà Mau (Cà Mau) vẫn còn gần như nguyên vẹn kiến trúc.

Đặc biệt, khi bước vào trong ngôi nhà du khách cảm thấy rất mát mẻ.

Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh được xây dựng hơn 1 thế kỷ nằm nép bên bờ kênh Xáng ở ấp 2, xã Tắc Vân.

Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh tọa lạc tại ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau. Dù đã có đôi phần xuống cấp nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kết cấu chính, với kiến trúc mang đậm dấu ấn người Hoa. Nhà đang được cháu, chắt của ông Lâm Canh trông coi.

2 thg 1, 2022

Kỳ lạ khu phố trên mặt nước ở đất mũi Cà Mau

Tiệm vàng, quầy tạp hóa, cửa hàng điện thoại... "bồng bềnh" trên sóng nước là hình ảnh khiến nhiều du khách ngỡ ngàng ở khu phố trên mặt nước của đất mũi Cà Mau.

Khu phố trên mặt nước ở ấp Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nhìn từ sông Cửa Lớn. Trước khi đường bộ được kéo dài đến mũi Cà Mau, sông Cửa Lớn là tuyến đường thủy độc đạo để đi đến mũi đất cực Nam Việt Nam

Bình minh và hoàng hôn trên đầm Thị Tường

Đầm Thị Tường ở Cà Mau đẹp như một bức tranh của tạo hóa, nhất là vào buổi bình minh và chiều tà, khi sắc thái của mây trời toát lên vẻ lung linh, kỳ ảo.

Thời khắc mặt trời bắt đầu ló rạng trên đầm Thị Tưởng. Nằm giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau, đầm Thị Tường là một trong những đầm nước tự nhiên lớn nhất vùng Tây Nam Bộ

3 thg 12, 2021

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa

Ba khía muối là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Cà Mau. Nghề “Muối ba khía” của tỉnh đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Vùng đất Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

“Muối Ba khía” là nghề truyền thống của một bộ phận người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau.

28 thg 9, 2021

Từ Năm Căn nhớ về... Cư xá 60 căn

Trước đây, đường bộ Việt Nam chỉ tới Năm Căn là hết. Nơi đây là vị trí hợp lưu của sông Cửa Lớn, là điểm giao thương thuận lợi, nên dần dần phát triển thành phố chợ bên sông.

Tượng đài Phan Ngọc Hiển ở Năm Căn

Người ta giải thích xuất xứ tên gọi Năm Căn như sau: Cách đây hơn 2 thế kỷ có một người Hoa tên Chệt Hột đến đây dựng lên 5 căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy (trại đáy là khu trại nơi dân chài phơi lưới và đóng đáy). Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy 5 căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh Năm Căn.

17 thg 8, 2021

U Minh: đạo và người đoàn phong ngạn

Rừng U Minh, vùng đất cực Nam của đất nước, mang trong lòng những tài nguyên quý giá đã thành huyền thoại trong kho truyện trào phúng Bác Ba Phi, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Hương rừng Cà Mau… Trong những huyền thoại ấy, nghề gác kèo ong và đoàn phong ngạn vẫn sống, vẫn phát triển cho đến ngày nay.

Trong những huyền thoại của U Minh có cọp ba móng, có sấu ăn thịt người và đặc biệt trong truyện của nhà văn Sơn Nam, huyền thoại về loài ong ngũ sắc cho loại mật kỳ diệu có thể luyện thành phương thuốc chữa lành căn bệnh đứng đầu trong tứ chứng nan y. Một vị quan ngự y triều Nguyễn đã từ bỏ quan trường về sống ẩn mình trong góc rừng U Minh. Chàng thợ rừng giỏi nhất U Minh đã tìm ra loài ong quý hiếm ấy mở ra mối tình như chuyện liêu trai.

Nghề ăn ong, gác kèo ở U Minh ly kỳ, huyền hoặc.

Đột nhập U Minh Hạ

Có duyên với đất Cà Mau hơn 40 năm, vậy mà mãi tới tháng 4 năm nay tôi mới có duyên đi gác kèo ong, ăn ong ở rừng U Minh. Đất rừng thu hẹp chỉ còn 1/10 ngày trước nhưng nguồn mật ong U Minh vẫn giàu sức sống. Riêng U Minh Hạ đã khai thác hơn 1.000 tấn mật ong được đánh giá ngon nhất, màu sắc đẹp nhất. Đó chính là nhờ nghề gác kèo ong và giá trị truyền đời, luật bất thành văn của đoàn phong ngạn.

Võ Văn Vinh đang gác kèo ong trong một khoảnh rừng thưa.