Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 12, 2023

Ngày cuối năm bình yên ở làng hoa Gò Công Tây vào vụ Tết

Những ngày cuối năm, nhà vườn tại làng hoa Gò Công Tây, Tiền Giang tất bật người gieo giống, người tưới cây chuẩn bị cho vụ hoa Tết Giáp Thìn 2024.

Làng hoa Gò Công Tây thuộc xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những nơi cung cấp số lượng lớn hoa và cây cảnh cho nhiều tỉnh thành vào dịp Tết.

10 thg 12, 2023

Mối duyên Quảng Ngãi - Gò Công

 1.

Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây

Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.

26 thg 8, 2023

Quê ngoại tui, Đông Hòa Hiệp

Quê ngoại tui ở Cái Bè. Đó là tui nghe nói vậy chớ chưa hề sống ở đó, cũng không hề có dịp về quê ngoại. Đơn giản là vì cả gia đình ông bà ngoại đã rời Cái Bè từ khi má tui... chưa có chồng (và kéo theo là khi đó chưa có tui trên cõi đời này)!

Lâu, lâu thiệt lâu sau đó tui biết thêm một chi tiết rằng quê ngoại ở xã Đông Hòa Hiệp, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Biết và nhớ cái tên hay hay đó thôi, chớ cũng không biết nó có gì đặc biệt.

Không lâu sau đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng du lịch, tui biết thêm một thông tin bất ngờ: Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè là một trong bốn ngôi làng cổ nổi tiếng nhứt, đẹp nhứt Việt Nam!

Bản đồ Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở lối vào làng

11 thg 4, 2023

Chuyện tình chàng phò mã họ Phạm

 

Trong ảnh là mộ của ông ngoại vua Tự Đức. Nói chi tiết là lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình cho xây dựng tại Gò Công - quê nhà của ông - nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Tại Lăng Hoàng gia, không chỉ có lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mà còn mộ nhiều người khác trong dòng họ Phạm.

6 thg 1, 2023

Làng hoa Mỹ Tho: Đời người, đời hoa

Ở miền Tây Nam bộ, có những làng hoa hình thành và phát triển đến nay đã hơn 100 năm, trong đó có làng hoa Mỹ Tho (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Dù lắm nỗi nhọc nhằn nhưng bà con trồng hoa vẫn thủy chung với nghề với niềm tin mang lại cái đẹp cho đời, sự giàu có cho người và sự phồn thịnh cho xứ sở…

Làng hoa Mỹ Tho vào vụ tết. Ảnh: MINH THÀNH

Các lão nông trong vùng kể rằng, làng hoa xuất hiện trên đất Mỹ Tho từ trước năm 1975 và ban đầu chỉ vài trăm chậu. Hiện, làng hoa Mỹ Tho đã phát triển hơn một triệu chậu hoa các loại vào mỗi dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

7 thg 10, 2022

Khu du lịch Ve Chai Thần Kỳ độc lạ ở Tiền Giang

Khu du lịch Ve Chai Thần Kỳ tọa lạc số 72, Mỹ Phú, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là điểm du lịch Tiền Giang có một không hai tại khu vực Miền Tây Nam Bộ với nhiều trải nghiệm thú vị.

Thời gian mở cửa: từ 8h-17h hàng ngày.

Khu du lịch Ve Chai Thần Kỳ

Trên khu vườn dừa rộng hơn 4.000 m², ông Đoàn Văn Khanh cho xây dựng điểm du lịch “đi trên ngọn dừa”, tức là các hoạt động tham quan, nghỉ mát, thậm chí giải khát đều ở trên cao cách mặt đất khoảng 3 m.

6 thg 10, 2022

Nông Trại Dê Sữa Đông Nghi – Điểm đến thú vị ở Tiền Giang

Phát huy lợi thế sông nước miệt vườn, thời gian qua, trên địa bàn Tiền Giang xuất hiện nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Điển hình như Nông Trại Dê Sữa Đông Nghi. Điểm độc đáo của du lịch nông trại so với các loại hình khác đó là du khách sẽ được về với đồng ruộng, vườn cây và tìm hiểu về quy trình sản suất nông nghiệp sạch. Đối với người lớn, hình thức du lịch này giúp họ được thư giãn, giải trí và rèn luyện thể lực sau những giờ làm việc vất vả, căng thẳng nơi thị thành sôi động. Còn đối với các em nhỏ, du lịch nông trại là cách tuyệt vời để mang đến cho các em bài học trực quan sinh động và hiệu quả về cuộc sống, sinh hoạt của người nông dân.

Nông Trại Dê Sữa Đông Nghi

Khu du lịch Điền Lan Thôn Trang – Điểm đến hấp dẫn ở Tiền Giang

Những ai có thú đam mê lan thì hãy đi du lịch Tiền Giang ghé thăm Điền Lan Thôn Trang. Đến đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp của đủ các giống (loài) hoa lan và có dịp chiêm ngưỡng nghệ thuật của nhiều nghệ nhân trồng lan trong không gian quy mô rộng lớn, hệ thống phòng thí nghiệm nuôi, cấy mô và vườn ươm cây con hiện đại…Ngoài ra đây còn là khu du lịch sinh thái theo phong cách Homestay miệt vườn vô cùng đặc biệt kết hợp giữa lưu trú, với vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng… mang đậm văn hóa của người dân vùng sông nước miền Tây.

Khu du lịch Điền Lan Thôn Trang

18 thg 9, 2022

Nhà đốc phủ Hải ở Gò Công

Tại ngôi nhà ngày nay được biết đến với tên gọi nhà Đốc Phủ Hải, bà Trần Thị Sanh đã gặp Trương Định - vị thủ lĩnh chống Pháp lỗi lạc...

Tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải được coi là dinh thự cổ tráng lệ và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Tiền Giang. Phía sau công trình này là một câu chuyện lịch sử đặc biệt mà không phải ai củng biết đến.

23 thg 8, 2022

Mỹ Tho dạ vũ

Một trong 30 bài vịnh cảnh đẹp Gia Định thành (Gia Định tam thập cảnh) của Trịnh Hoài Đức  Mỹ Tho dạ vũ. Ý, đừng nghĩ là đêm khiêu vũ ở Mỹ Tho à nghen. Dạ vũ ở đây là mưa đêm (night rain) chớ không phải là... dancing all night!


14 thg 8, 2022

Nhiều mô hình du lịch "độc lạ" ở Tiền Giang hấp dẫn khách tham quan

Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang dần phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt, thích nghi với điều kiện bình thường mới và nhu cầu của khách tham quan. Nhiều mô hình kinh doanh du lịch mới, lạ, độc đáo thu hút du khách xa gần.

Gia đình ông Đoàn Văn Khanh, tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vừa đưa vào hoạt động khu du lịch “Ve chai thần kì”.

Đây là điểm du lịch có một không hai tại khu vực ĐBSCL. Bởi trên khu vườn dừa rộng hơn 4.000 m², ông Khanh cho xây dựng điểm du lịch “đi trên ngọn dừa”, tức là các hoạt động tham quan, nghỉ mát, thậm chí giải khát đều ở trên cao cách mặt đất khoảng 3m. Ông lắp ghép các khung, trụ sắt chắc chắn ở tầm cao gắn với các ngọn cây dừa, sau đó trải thảm bằng các tấm thép để làm nơi cho du khách đi tham quan. Trên khoảng không trung này, ông xây dựng các hàng rào, cầu thang bằng vật liệu thép và căn nhà mi ni lắp ghép tinh xảo bằng các vỏ chai nhựa, rất độc đáo.

Mô hình du lịch trên ngọn dừa của ông Đoàn Văn Khanh.

30 thg 7, 2022

Kỳ Hôn - Điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai

Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Nói ngược lại, vàm Kỳ Hôn ở cuối kinh Chợ Gạo, từ hướng Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) xuống, tới đây rẽ trái đi tỉnh Bến Tre hoặc ra cửa biển; còn quẹo phải là về TP. Mỹ Tho, lên miệt thượng lưu sông Tiền.

Vàm Kỳ Hôn ngày nay.

Giồng Sơn Quy - vùng đất "địa linh nhân kiệt"

Người xưa thường nói “địa linh nhân kiệt” là vùng đất linh thiêng, phát tích những bậc anh hùng hào kiệt lập nên những chiến công hiển hách. Gò Công (tỉnh Tiền Giang) xưa là nơi phát sinh các dòng họ Phạm, họ Nguyễn, đều là ngoại thích các triều vua cận đại. Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng, sau này trở thành đại công thần của triều Nguyễn; là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ), Hoàng phi của Vua Thiệu Trị, Hoàng mẫu của Vua Tự Đức.

Giồng Sơn Quy còn có nghĩa là gò rùa, là tổ quán của Đức Thái hậu Từ Dụ. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công hoang vu. Là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ông đến gò rùa, thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó toàn vùng Gò Công giếng nước ngọt rất hiếm. Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời của gia tộc về đây và xây nhà ở gò đất này.

Ngày nay, lăng Hoàng Gia là một trong những điểm tham quan, du lịch của tỉnh. Ảnh: QUYÊN VŨ

28 thg 7, 2022

Tả quân Lê Văn Duyệt: Tổng trấn có công khai phá vùng đất Nam bộ

Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1763 tại thôn Long Hưng, huyện Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định, 2 lần làm Tổng trấn Gia Định thành, có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất Nam bộ.

“VÕ CÔNG ĐỆ NHẤT”

Là công thần của nhà nguyễn nên năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đã phong Lê Văn Duyệt làm “Khâm sai Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây tướng quân, tước quận công”. Về sau, ông còn có nhiều công lao dẹp yên các cuộc nổi dậy, bạo loạn, cướp phá. Tả quân Lê Văn Duyệt sau được liệt vào hàng đệ nhất khai quốc công thần với nhiều đặc ân, như được vào chầu vua không phải lạy, đặc quyền tiền trảm hậu tấu nơi biên thùy.

26 thg 5, 2022

Cù Lao Thới Sơn (Cồn Lân) – Điểm du lịch sinh thái miệt vườn lý tưởng ở Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh có thế mạnh về loại hình du lịch sinh thái miệt vườn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, cù lao Thới Sơn với hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu của vùng sông nước Miền Tây là một địa danh du lịch Tiền Giang không thể bỏ qua.

Cù Lao Thới Sơn trên bản đồ

Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền. Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý tưởng.

15 thg 5, 2022

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo


Năm 1876, người Pháp sau khi chiếm đóng Nam kỳ đã cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo ra tuyến đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đi miền Tây. Sau hàng trăm năm khai thác, kênh hiện bị sạt lở nặng. Người dân sống hai bên bờ kênh đồng thuận với chính quyền địa phương để di dời nhà, nhường đất cho dự án bờ kè ngàn tỉ đồng.

8 thg 3, 2022

Di tích lịch sử mộ Trương Công Luận

Mộ ông Trương Công Luận (tọa lạc tại thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông) là một trong những di tích được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

MỘT LÒNG VÌ NƯỚC

Ông Trương Công Luận tên thật là Bùi Luận, quê tỉnh Quảng Ngãi, vào huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) lập nghiệp. Năm 1861, ông tham gia nghĩa quân của Trương Định và lập được nhiều chiến công. Năm 1862, ông được Trương Định phong làm Phó tướng và đổi thành họ Trương.

Đoàn viên, thanh, thiếu nhi huyện Gò Công Đông trong một lần viếng mộ Trương Công Luận.

Sau khi Trương Định tuẫn tiết vào ngày 20-8-1864, ông Luận tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp tại vùng Gò Công. Với lối đánh phục kích, khi ẩn khi hiện, nghĩa quân đã gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp. Thực dân Pháp thường xuyên tổ chức lùng sục, bố ráp nghĩa quân, nên cuối cùng ông rơi vào tay giặc. Chiêu hàng không thành, thực dân Pháp đã xử tử ông vào ngày 6-5-1865. Nhân dân địa phương đưa ông về yên nghỉ tại Xóm Gò (nay là khu phố Xóm Gò, thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông).

Trước đây, mộ ông được xây dựng đơn sơ trên diện tích khoảng 5 m², gần mộ có miếu thờ nhỏ. Năm 2009, vào dịp Lễ kỷ niệm 145 năm Ngày Trương Định tuẫn tiết (20-8-1864 - 20-8-2009), mộ của ông được trùng tu lại khang trang theo kiểu ngưu miên (trâu ngủ) bằng đá. Chính quyền địa phương khoanh vùng bảo vệ ngôi mộ và miếu thờ, lập hồ sơ di tích đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận di tích. Đến năm 2000, mộ ông Trương Công Luận được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

NƠI GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

Thời gian qua, ngôi mộ của ông Trương Công Luận luôn được nhân dân trong vùng chăm sóc, bảo quản và nhang khói. Được sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huyện ủy và UBND huyện Gò Công Đông đã trùng tu, nâng cấp nhiều di tích trên địa bàn, trong đó có đền thờ ông Trương Công Luận. Hằng năm, vào các ngày lễ lớn, Huyện đoàn, các trường học trên địa bàn huyện thường tổ chức cho thế hệ trẻ đến đây thắp hương và nghe kể về tiểu sử, cuộc đời và những chiến công của ông, nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc.

Bí thư Huyện đoàn Gò Công Đông Võ Thị Mỵ Nương cho biết, việc tổ chức cho đoàn viên, thanh, thiếu nhi đến thắp hương, nghe kể về tiểu sử, cuộc đời, những chiến công của ông Trương Công Luận để hiểu biết về lịch sử đấu tranh gian khổ và hào hùng của ông và nghĩa quân Trương Định. Qua đó, càng thêm tự hào và quyết tâm phấn đấu trong học tập, rèn luyện, cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gò Công Đông Nguyễn Tuấn Duy cho biết, địa chỉ này còn gắn kết với Di tích Chiến thắng Xóm Gò (huyện Gò Công Đông). Ngoài việc giáo dục truyền thống yêu nước, tương lai các điểm này còn là nơi đón nhận khách tham quan du lịch, gắn với biển Tân Thành và một số di tích khác trên địa bàn.

CÁT TƯỜNG

Chuyện về tên gọi chiếc nóp ở vùng Đồng Tháp Mười.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vậy mà mỗi lần nghe bài hát “Nam bộ kháng chiến” của thầy giáo trẻ Tạ Thanh Sơn, là không ít người trào dâng niềm xúc động. Âm vang của bài hát ấy đã từng làm rung động trái tim các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành và làm sống lại một thời trai trẻ trong khí thế sục sôi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và những ngày đầu Nam bộ kháng chiến. Mãi cho đến hôm nay, hình ảnh của chiếc nóp vẫn còn gợi lại trong ta hình ảnh những đoàn quân tay cầm ngọn tầm vông, vai mang chiếc nóp rầm rập trên các nẻo đường hành quân.

Chiếc nóp trong thời kỳ chống Pháp.

25 thg 1, 2022

Con sông đào đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ

Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định.

Là thủy lộ nối liền sông Vàm Cỏ Tây ở thành phố Tân An, Long An với sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sông Bảo Định là dòng sông có vai trò đặc biệt trong lịch sử khai phá đồng bằng sông Cửu Long

30 thg 12, 2021

Những phong cảnh tuyệt vời của mảnh đất Tiền Giang

Tên tỉnh Tiền Giang được đặt theo tên một trong hai nhánh chính của dòng Mekong. Miền đất này có nhiều cảnh đẹp gắn với sông nước và các miệt vườn trù phú.

Những ngôi nhà nhô ra mặt sông Bảo Định là một hình ảnh đặc trưng về thành phố Mỹ Tho, thủ phủ tỉnh Tiền Giang. Được khơi thông vào thời vua Gia Long, sông Bảo Định được coi là con kênh đào chiến lược quan trọng đầu tiên của miền Tây Nam Bộ