Bình minh trên vùng đất Cao Phạ.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
28 thg 4, 2025
Khau Phạ mùa nước đổ
25 thg 4, 2025
Người Si La ở bản mới Seo Hai
Nằm trên đỉnh núi cao có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Bản Seo Hai thuộc xã Kan Hồ, Mường Tè, Lai Châu là nơi sinh sống của hơn 72 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu dân tộc Si La. Tuy là một trong số những bản tái định cư nhưng nhờ những chính sách phù hợp của chính quyền địa phương đã giúp người Si La tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển về mặt đời sống, kinh tế mà vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Ngắm mây trên đỉnh Hầu Thào
Bản Hang Đá nằm ngay cạnh thung lũng mây Mường Hoa, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng
Sa Pa vốn nổi tiếng bởi có nhiều địa điểm du lịch đẹp với những dãy núi hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang trùng điệp và không khí trong lành của miền núi Tây Bắc. Trong số những điểm đến hấp dẫn đó thì xã Hầu Thào đang trở thành một địa điểm ngắm mây lý tưởng dành cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.12 thg 4, 2025
Ảnh hiếm của phượt thủ chụp Sa Pa hoang sơ thập niên 1990
Lào Cai - Sa Pa cuối thế kỷ 20 hoang sơ, vắng vẻ và yên bình.
10 thg 4, 2025
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Độc đáo cổ vật tranh thờ các dân tộc vùng núi phía Bắc
Bảo tàng tỉnh Hòa Bình hiện lưu giữ một số di vật, cổ vật quý hiếm, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị mỹ thuật cao thể hiện sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam như bộ sưu tập sách cổ được viết trên lá cây, bộ sách cổ bằng chữ Nôm, bộ chiêng cổ, trống đồng cổ… Trong số đó, bộ tranh thờ cổ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông ở các vùng miền núi phía Bắc là cổ vật quý với những nét độc đáo khác biệt, thể hiện văn hóa tín ngưỡng của dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
8 thg 4, 2025
Ngôi làng giữa biển hoa ban trắng ở Điện Biên, đẹp như bước ra từ cổ tích
Tháng 3, bản Nặm Cứm, Điện Biên "đẹp như cổ tích" khi hàng ngàn gốc ban cổ thụ nở rộ, sắc hoa trắng tinh khôi phủ khắp núi đồi, thu hút du khách về chiêm ngưỡng.
29 thg 3, 2025
Hoa sơn tra bung nở ở Sơn La
Tháng 3, hoa sơn tra trên những sườn đồi ở xã Ngọc Chiến bung nở, tạo nên khung cảnh như "miền cổ tích" ở Tây Bắc.
Theo cổng thông tin tỉnh Sơn La, xã Ngọc Chiến có hơn 2.565 ha trồng cây sơn tra, tập trung ở các bản Lướt, Nậm Nghiệp, Đông Xuông, Phày. Trong đó, bản Nậm Nghiệp nằm ở độ cao trung bình 2.200 m có diện tích trồng sơn tra lớn nhất và nhiều cây tuổi đời hàng trăm năm.
Hoa sơn tra nở phủ trắng đồi ở bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được nhiếp ảnh gia Nguyễn Chí Nam, đến từ Hà Nội chụp hôm 15/3.
Theo cổng thông tin tỉnh Sơn La, xã Ngọc Chiến có hơn 2.565 ha trồng cây sơn tra, tập trung ở các bản Lướt, Nậm Nghiệp, Đông Xuông, Phày. Trong đó, bản Nậm Nghiệp nằm ở độ cao trung bình 2.200 m có diện tích trồng sơn tra lớn nhất và nhiều cây tuổi đời hàng trăm năm.
17 thg 3, 2025
Vẻ đẹp tinh khôi của rừng hoa ban cổ Nặm Cứm
Khi những cơn gió xuân nhẹ nhàng ghé qua núi rừng Tây Bắc, bản Nặm Cứm (xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng, Điện Biên) như một bức tranh tuyệt diệu của thiên nhiên với rừng ban cổ say đắm lòng người.
15 thg 3, 2025
Quốc lộ 279 - con đường dành cho những phượt thủ lì lợm
Chuyến đi chinh phục Quốc lộ 279 bắt đầu bằng một ý nghĩ ngông cuồng, nhưng kết thúc đầy thỏa mãn.
Chuyến phượt ngẫu hứng kéo dài 8 ngày, 905 km, xuyên qua những con đèo ít ai nhắc tới, những cung đường chỉ có dân phượt gạo cội mới dám liều. Không phải Mã Pí Lèng hay Ô Quy Hồ nổi danh, Quốc lộ 279 (QL279) là một cuộc thử thách tinh thần - con đường sinh ra để đo xem ai đủ kiên trì, ai chỉ biết chém gió trên bàn nhậu.
Chuyến phượt ngẫu hứng kéo dài 8 ngày, 905 km, xuyên qua những con đèo ít ai nhắc tới, những cung đường chỉ có dân phượt gạo cội mới dám liều. Không phải Mã Pí Lèng hay Ô Quy Hồ nổi danh, Quốc lộ 279 (QL279) là một cuộc thử thách tinh thần - con đường sinh ra để đo xem ai đủ kiên trì, ai chỉ biết chém gió trên bàn nhậu.
Ấn tượng nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ
Đúng 12 giờ ngày 2/3 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra nghi thức rước kiệu của Quan lớn Tuần Tranh tại Đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) đến dự lễ hội, thăm hỏi và tạ ơn Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) vì đã minh oan cho Quan lớn Tuần Tranh. Đến 27 tháng Giêng đoàn lại rước ngài trở lại đền Kỳ Cùng.
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn:
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn:
11 thg 3, 2025
Vẻ đẹp độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc La Hủ ở Lai Châu
Giữa những dãy núi trùng điệp của vùng Tây Bắc, người La Hủ đã gìn giữ nét văn hóa độc đáo qua bao thế hệ. Trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ như một bức tranh thổ cẩm sống động, nơi mỗi đường kim mũi chỉ đều chứa đựng câu chuyện về cuộc sống và tâm hồn của một dân tộc.
Dân tộc La Hủ là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao của tỉnh Lai Châu. Mặc dù số lượng không nhiều, người La Hủ vẫn kiên trì bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó trang phục của phụ nữ là một điểm nhấn nổi bật.
Toàn cảnh xã Bum Tở (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc La Hủ.
10 thg 3, 2025
Cỗ lá - Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào Mường vùng Tây Bắc
Nói đến văn hóa ẩm thực truyền thống của đồng bào Mường vùng Tây Bắc không thể không nhắc đến món cỗ lá vô cùng độc đáo và đậm đà dư vị. Món cỗ lá từ lâu không đơn thuần là món ăn mà còn thể hiện một cách sinh động những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mường.
7 thg 3, 2025
Nộm lá sắn - Món ăn đặc sắc của người Cống ở Lai Châu
Người Cống là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại các huyện miền núi của tỉnh Lai Châu như Phong Thổ, Sìn Hồ và Mường Tè. Với số lượng dân số khiêm tốn, đồng bào Cống đã và đang nỗ lực gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của mình, trong đó có ẩm thực - một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần.
2 thg 3, 2025
Tết rừng linh thiêng của người H’Mông ở Yên Bái
Những ngày này, đồng bào H’Mông ở Nà Hẩu đang nô nức ăn Tết rừng và gặp gỡ, giao lưu, chúc nhau năm mới bình an.
26 thg 2, 2025
Độc đáo cách xem Lịch Tre của người Mường Hòa Bình
Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi của người Mường Hòa Bình. Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ Lịch Tre.
24 thg 2, 2025
Gà Lục Bảo - Món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây Bắc
Ẩm thực Mường từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn đậm đà hương vị núi rừng, dùng nguyên liệu tự nhiên và cách chế biến độc đáo. Mới đây, một món ăn mới mang tên Gà Lục Bảo đã ra đời, đó là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và sáng tạo, hứa hẹn sẽ làm say lòng những thực khách yêu thích khám phá ẩm thực.
Món Gà Lục Bảo được lấy cảm hứng từ mong muốn tạo ra một món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn mang đậm hương vị đặc trưng của miền núi. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu quen thuộc của người Mường như gà đồi, hạt dổi, rau húng quế, và chẳm chéo khô, cùng với cách chế biến sáng tạo.
Món Gà Lục Bảo được lấy cảm hứng từ mong muốn tạo ra một món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn mang đậm hương vị đặc trưng của miền núi. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu quen thuộc của người Mường như gà đồi, hạt dổi, rau húng quế, và chẳm chéo khô, cùng với cách chế biến sáng tạo.
23 thg 2, 2025
Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.
Trong những lễ hội cổ truyền tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Khai hạ có một vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới may mắn, thịnh vượng đồng thời thực hiện những nghi lễ cúng mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.
Lễ hội Khai hạ là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Hoàng Tâm
Trong những lễ hội cổ truyền tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Khai hạ có một vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới may mắn, thịnh vượng đồng thời thực hiện những nghi lễ cúng mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.
16 thg 2, 2025
Rộn ràng không khí Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ
Trong 2 ngày (từ 7-8/2), Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Nhiều khoảnh khắc đẹp đã được phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu ghi lại:
15 thg 2, 2025
Lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn – nơi hội tụ giá trị thiên nhiên và văn hóa dân tộc
Từ ngày 11/02 đến hết ngày 12/02/2025 (tức ngày 14 đến hết ngày 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), tại khu di tích Động Tiên Sơn xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá Động Tiên Sơn. Đây là một trong những Lễ hội được nhân dân và du khách mong chờ mỗi dịp đầu xuân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)