Hiển thị các bài đăng có nhãn người M'Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người M'Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 3, 2024

Lễ mừng thọ của người Mnông

Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.

Với người Mnông, lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, vẫn thường xuyên tổ chức khi trong gia đình có người từ 60 tuổi trở lên để thể hiện lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ. Đây là phong tục đẹp của người Mnông nói chung và Mnông ở huyện Lắk nói riêng.

“Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.

3 thg 10, 2023

Độc đáo cách làm rượu cần của người M'nông

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian, trong đó có nghề làm rượu cần truyền thống.

Theo quan niệm của người M'nông, rượu cần là thức uống thường sử dụng trong những dịp cúng tế thần linh, lễ, Tết hay dùng để tiếp đón khách quý. Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng được nhiều bon làng người M'nông còn lưu giữ. Thế nhưng, nói đến cách thức làm rượu cần và để có được ché rượu cần ngon thì không phải ai cũng biết. Đây là một quá trình công phu, kỹ lưỡng nhưng không kém phần độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong ẩm thực và đời sống của đồng bào.

19 thg 7, 2023

Phục dựng Lễ mừng thọ của người M’nông tại Đắk Lắk

Lễ mừng thọ của người M’nông được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa; là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; thể hiện tình yêu thương, kính trọng người cao tuổi và lòng biết ơn của con cháu dành cho đấng sinh thành.

Lễ mừng thọ của người M’nông tại buôn Đung (xã Đắk Phơi). Ảnh: Báo Đắk Lắk

13 thg 6, 2023

Truyện cổ M'nông: Kể chuyện đàn đá linh

Ngày xưa, có một bon sống ở ven bờ suối Dak Glung Dak Jơl, họ sống đã biết bao đời. Vào ngày hội, ngày mùa, ngày cúng tế ông bà, dân làng cảm ơn thần đất trời, thần rừng, thần núi đã cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc. Họ vui ngày hội bằng tiếng chiêng, họ vẫn luôn nhớ đến một giàn chiêng đá (goong lu) có ý nghĩa tâm linh được nhắc đến từ đời này sang đời khác.

Truyện cổ M'nông: Sự tích bon Ktah

Từ xa xưa, trong bon Bu Prâng có một già làng có đám lúa sát bờ sình ở đầu bon. Ở cạnh gần đó, ông đã dựng một cái chòi canh nhỏ để trông coi rẫy. Đến mùa lúa trổ, ông sai con gái mình ra ngoài chòi đuổi chim vì chim ăn lúa nhiều quá. Cô nghe lời cha mang theo khung dệt thổ cẩm để vừa đuổi chim, vừa dệt vải. Ở chòi, cô thường hát, hát rất hay, giọng hát trong như dòng suối đầu bon.


Ngày nào cũng như vậy, cô đuổi chim, dệt vải và tiếng hát của cô cứ ngân nga hòa nhịp theo dòng suối. Cô không biết rằng, có một chàng trai, con của Thần Bùn Lầy nơi này đã nghe giọng hát hay của cô mà đang lần tìm đến. Chàng đứng cạnh một gốc cây to ở gần đó lắng nghe từng lời ca, tiếng hát của cô. Hôm nào chàng cũng đến đó để nghe hát. Rồi một hôm, chàng đi thẳng vào chòi gặp mặt cô gái và xin làm quen. Tuy mới biết nhau ban đầu mà cả hai người như cảm thấy thân thiết với nhau từ lâu, họ không thể xa rời nhau được. Ngày nào họ cũng hẹn gặp nhau trên chòi rẫy nhỏ bé. Tiếng hát, tiếng suối như nhịp cầu nối liền bến bờ tình yêu và hạnh phúc của chàng và nàng mà lũ chim rừng nơi đây đã cất tiếng hát ca ngợi. Cứ mỗi lần cô gái đến chòi, cô chỉ gõ ba tiếng vào khung cửi thì tức khắc chàng trai hiện lên từ dưới sình lầy, bước lên trò chuyện với cô. Hai người đã quen mắt ưng bụng với nhau, không rời nhau một ngày nào.

20 thg 5, 2023

Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M'nông, Mạ

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình.

Ché đối với đồng bào Ê đê rất quý và linh thiêng nên chỉ dùng để ủ rượu cần.

8 thg 9, 2022

Trang phục dân tộc M’nông

Cùng với các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, đồng bào M’nông, một trong những cư dân cư trú lâu đời trong khu vực, còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán cũng như bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó không thể không kể tới những bộ trang phục truyền thống.

Đồng bào M'nông mặc trang phục truyền thống trong Lễ cúng sức khỏe.

4 thg 10, 2021

"Báu vật" của Đắk Ngo

Đối với đồng bào M’nông, cồng chiêng là vật linh thiêng, không chỉ thể hiện sự giàu có của gia đình, cộng đồng mà còn là niềm tự hào của dân tộc.

Bởi vậy, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ đồng bào M'nông ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức) vẫn giữ gìn những bộ chiêng quý, xem như là "báu vật" mà tổ tiên để lại.

Qua thống kê, đồng bào M'nông ở xã Đắk Ngo hiện đang lưu giữ 15 bộ cồng chiêng

Gia đình ông Điểu Khôn ở bon Phi Lơ Te hiện đang lưu giữ 2 bộ chiêng gồm 12 chiếc. Hai bộ chiêng này vẫn đang được sử dụng tốt, mỗi lần trong bon hay địa phương có tổ chức sự kiện gì quan trọng, ông đều mang ra cùng diễn tấu.

3 thg 5, 2021

Cá trê nướng cuốn rau rừng

Đồng bào Ê đê hay M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm rau rừng khiến món cá trở nên độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác vô cùng…

Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông làm gia vị muối ớt đặc biệt để ướp cá

Những con cá trê bắt được ở sông suối đem về làm sạch, bỏ ruột. Cá rửa sạch với muối hoặc một nắm tro bếp chà xát lên khắp mình cá để loại bỏ chất nhờn nhớt ở da cá. Để không bị tanh, cần phải rửa sạch phần tiết cá ở bụng và 2 cục máu tanh 2 bên ngạnh cá. Người ta dùng dao khứa nhẹ những đường chéo trên thân cá để khi nướng gia vị thấm vào thịt cá cũng như chín nhanh, đều và thịt bên trong khô hơn. Sau khi sơ chế, cá được để cho ráo nước, sau đó cho gia vị ướp cá.

Độc đáo lá Rnhao của người M’nông

Người M’nông gọi là lá Rnhao, còn người Ê đê gọi là lá Yao. Với người M’nông trên địa bàn tỉnh, để nấu canh bồi thơm ngon truyền thống thì lá Rnhao phải bắt buộc có.

Lá Rnhao được người M'nông hái từ rừng về chế biến món ăn

Canh bồi của người M’nông thường được nấu trong những chiếc nồi đồng hay nồi gang to cho cả đại gia đình cùng ăn. Món ăn này có nhiều nguyên liệu, gia vị kết hợp, phù hợp cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Các nguyên liệu nấu món ăn có thể thay đổi theo sở thích hoặc khẩu vị của người nấu, tận dụng những nguyên liệu có sẵn theo mùa. Ví dụ rau thì có thể là lá bép, đọt mây hay đọt mướp, đọt bí, bông mướp…

19 thg 3, 2021

Lễ cúng sức khỏe cho voi

Với người Mnông, Ê Đê sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, voi không chỉ là tài sản quý giá của gia đình mà còn được xem là người bạn, là thành viên trong gia đình. Vì vậy mà hàng năm, những gia đình có voi thường tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Lễ cúng độc đáo này không chỉ mang yếu tố tâm linh mà nhắc nhở nhau phải trân trọng, chăm sóc, bảo vệ voi.

Ông Đàm Năng Long, sinh sống tại huyện Lắk chia sẻ: “Người Mnông quý voi như bạn nên năm nào cũng tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Những năm qua, đàn voi nhà ở Tây Nguyên giảm hẳn, việc chăm sóc sức khỏe cho voi càng được chú trọng hơn”. Tùy theo từng dân tộc, điều kiện kinh tế của gia đình chủ voi sẽ có những cách cúng khác nhau, lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mang ý nghĩa cầu sức khỏe cho voi, để voi đỡ đần, gánh vác những phần việc nặng nhọc cho con người. Đồng thời nhắc nhở con người phải biết trân quý, chăm sóc loài voi.

Lễ cúng sức khỏe cho voi thường có những vật phẩm quen thuộc như: rượu cần, đầu heo, bộ lòng heo, bắp tươi, hoa tươi, chuối, một ít gạo, cá khô và thân cây chuối và mía để tặng thưởng cho voi.

Thầy cúng dẫn đầu đoàn rước tiến hành nghi thức bắt đầu lễ cúng sức khỏe cho voi. Ảnh: Trịnh Bộ

14 thg 2, 2021

Cách làm đẹp của người M’nông xưa

Xưa kia, chiếc lược làm bằng sừng trâu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái M’nông để chăm chút nét đẹp nữ tính. Vẻ đẹp hoang sơ, hồn nhiên với da nâu, mắt sáng, mái tóc ửng vàng như hòa điệu với sắc màu đất đỏ bazan và màu nắng cháy của cao nguyên đại ngàn.

Các cô gái chải tóc bằng chiếc lược sừng trâu hay lược làm bằng tre để tóc không rối sau khi tắm gội ở sông suối. Sau khi mái tóc gọn gàng, các thiếu nữ dùng dây buộc tóc bằng thổ cẩm, hạt cườm, dây cỏ tranh hay vòng tre để giữ tóc khỏi bị buông xõa khi tham gia nhảy múa trong lễ hội bon làng.

Lược sừng trâu của người M’nông

Củ mài trong đời sống ẩm thực của đồng bào M’nông

Từ bao đời nay người M'nông luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Rừng ban tặng nhiều nguồn thực phẩm quý báu như rau tươi, đọt măng, đọt mây, trái cà đắng, chim thú… trong đó phải kể đến củ mài. Không những giúp cứu đói, củ mài chứa nhiều dinh dưỡng, trở thành món ăn ngon cải thiện bữa ăn gia đình. Nhiều lớp người M’nông lớn lên từ vị bùi ngọt của củ mài.

Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, cùng họ với khoai mỡ, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét. Lớp vỏ mỏng bên ngoài màu xám nâu, xung quanh tua ra những rễ mành, dày theo thân củ như lông bám…

Đồng bào M'nông ưa thích luộc củ mài chín, ăn dẻo ngon

Cá suối giã đinh lăng của người M’nông

Người M’nông dùng lá đinh lăng giã cùng cá suối tạo ra món ăn ngon miệng, hấp dẫn, độc đáo. Người M’nông còn xem đây là một món ăn tốt cho sức khỏe.

Cách chế biến món cá suối giã lá đinh lăng tương đối đơn giản. Chính vì vậy, món ăn này cũng thường xuyên được chế biến trong bữa cơm đời thường của nhiều gia đình. Người M’nông thường dùng các loại cá nước ngọt bắt được ở suối, sông, đồng ruộng để chế biến như cá lăng, cá trê, cá chép, cá trắng, cá vượt, cá mè dinh, cá rô phi… Cá được sơ chế bỏ ruột và mang cá, phần vẩy, bóng cá được giữ nguyên. Những con cá tươi rói được rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi đem chiên trên dầu nóng. Khi chiên để lửa nhỏ và vừa, trở đều hai mặt cá đến độ chín vàng ươm, lớp da cá bên ngoài giòn ruộm. Cá chiên xong đem bóc tách lấy phần thịt, bỏ xương.

Cá sau khi chiên chín vàng ươm được bóc tách phần thịt cá

5 thg 2, 2021

Buôn M’liêng - nơi lưu giữ văn hóa người M’nông

Buôn cổ M’Liêng, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là một trong những buôn làng hiếm hoi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống của Tây Nguyên. Về với buôn M’Liêng bên bờ Hồ Lắk, ta có thể cảm nhận được một Tây Nguyên hoang sơ cùng những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông.

M’Liêng là một buôn đẹp có quy mô lớn còn giữ được nét cư trú truyền thống của người M’nông giao thoa với người Ê-đê. Khu nhà ở là những nhà sàn dài được phân bố tập trung, trên một khu đất rộng, xung quanh được rào kỹ bằng các bụi tre lớn, có rừng thiên nhiên, đầm lầy trồng cói, cánh đồng, ruộng nước, cây cổ thụ lâu năm, bến nước truyền thống.

Người dân trong buôn vẫn làm các nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán, lối sống tiêu biểu của vùng đầm lầy trên cao nguyên Đăk Lắk. Trải qua nhiều biến động, bây giờ trong buôn không còn nhà nào có voi, nhưng không gian riêng của buôn với những con suối, sông, bến nước, bến voi vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

7 thg 1, 2021

Rượu cần M’nông ở Đắk Búk So

Những ngày cuối năm, Tổ hợp tác (THT) sản xuất rượu cần bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đang tất bật ủ hơn 200 ché rượu cần để phục vụ thị trường mùa giáng sinh. Mỗi thành viên đều khẩn trương làm các công đoạn trong quy trình ủ rượu cần như nấu cơm, phơi ché, giã men, trộn trấu… 

Chị Thị Nuy, thành viên trong THT chia sẻ: “Mùa lúa của bon làng mới vừa gặt xong nên các thành viên trong tổ cũng tranh thủ làm rượu cần. Nguyên liệu địa phương giúp làm ra những ché rượu cần chất lượng, thơm ngon, mang hương vị riêng của người M’nông nơi đây”. 

Men rượu cần do chính đồng bào M'nông nơi đây làm bằng lá và vỏ cây rừng 

30 thg 12, 2020

Nước lá Glah N’kông của người M’nông

Trong quá trình đi rừng, không chỉ đơn thuần lấy củi và hái các loại rau, quả về ăn mà đồng bào M'nông còn đưa những loại cây, rễ, lá rừng về nhà cất trữ làm thuốc phòng khi trong gia đình và bon làng có ai đau ốm mà chữa bệnh. Đơn cử như cây Glah N’kông (theo tiếng M’nông) được xem như một loại trà rừng và là vị thuốc quý của đồng bào nơi đây. 

Với các sản phụ sau khi sinh, người M’nông thường dùng cây Glah N’kông nấu nước uống. Theo kinh nghiệm tích lũy bao đời của người M’nông, thứ nước này có tác dụng đẩy hết các tạp chất, dịch không tốt còn đọng lại trong cơ thể ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông. Phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem đủ thứ nhưng khi uống nước này lại có thể ăn uống tự do hơn… 

Lá cây Glah N’kông 

23 thg 12, 2020

Món canh thụt môn nước của người M’nông

Đồng bào M’nông gọi môn nước là “rtơh”. Môn nước hay còn gọi là môn ngứa, là một loài môn hoang dại. Từ kinh nghiệm và đôi qua bàn tay khéo léo của người M’nông đã biến loại cây dại này trở thành nguyên liệu cho những món ăn rất hấp dẫn. Trong đó, món canh thụt môn nước là món ăn độc đáo của người M’nông. 

Môn nước mọc hoang ở nơi ẩm thấp như mương nước, vũng đầm, ven sông suối… Môn nước có nhiều loại và môn nước của người M’nông có sự khác biệt so với các vùng khác. 

Cây môn nước của người M'nông tỉnh Đắk Nông có sự khác biệt so với những nơi khác 

Canh bột ngô của người M’nông

Với sự sáng tạo trong ẩm thực của mình, người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có món ăn truyền thống chế biến từ ngô là canh bột ngô. Món ăn mang hương vị thơm ngon, đặc biệt và gây thương nhớ nếu một lần được thưởng thức. 

Sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm canh bột ngô. 

Người M'nông lấy hạt ngô rang chín rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột 

11 thg 10, 2020

Chiếc khiên của người M'nông

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu. 

Khiên của người M’nông có hình dáng chiếc nón, màu nâu đen, có đường kính chừng 70 cm và được chia thành hai phần: thân khiên, tay cầm và hoa văn trang trí. Thân khiên có hình chóp nón, được người thợ đục đẽo từ một cây gỗ nguyên thân có độ đày trung bình 2 cm. Tay cầm có hình dấu ngoặc kép được gắn vào chính giữa lòng chiếc khiên có tác dụng giúp cho người cầm khi chiến đấu hoặc sử dụng. 

Chiếc khiên của người M'nông