Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 3, 2024

Ngắm Đà Nẵng từ đỉnh Bàn Cờ

Nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, đỉnh Bàn Cờ là điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) của du khách.

Du khách thích thú với bàn cờ thế tại đỉnh Bàn Cờ. Ảnh: H.L

22 thg 1, 2024

No bụng cùng cơm thố

Nhắc đến Tiệm ăn Chợ Lớn (Đà Nẵng), hẳn thực khách sẽ nghĩ ngay đến những thố cơm nóng giòn, đậm đà hương vị, hoặc nghĩ đến món mì vịt quay, mì xá xíu hay mì gà da giòn… Những hạt cơm dẻo thơm được nấu từ nồi đất, phảng phất hương vị đồng quê giúp quán ăn ngày càng đông khách.

Thố cơm gà áp chảo hấp dẫn tại Tiệm ăn Chợ Lớn. Ảnh: H.L

11 thg 11, 2023

Hấp dẫn món cá nục cuốn bánh tráng

Cá nục hấp cuốn bánh tráng, rau muống là món ăn dân dã, mộc mạc của người dân miền Trung. Theo đó, cá nục tươi sau khi được làm sạch, sẽ ướp kèm một ít gia vị và hành tím, hành lá, tiêu, ớt xanh, sau đó chưng cách thủy; hoặc cá sau khi ướp 30 phút, đổ nước xâm xấp rồi kho trực tiếp đến khi nước trong nồi vừa sôi, hạ lửa và chờ thêm khoảng 5 phút để nồi cá thấm đều gia vị.

Một số món ăn dân dã, truyền thống phong phú tại quán Cô Hồng. Ảnh: H.L

8 thg 11, 2023

Độc đáo nhà thờ cổ Tùng Sơn

Có tuổi đời gần 200 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, độc đáo và là một trong những nhà thờ cổ tại thành phố.

Nét cổ kính của nhà thờ cổ Tùng Sơn. Ảnh: H.L

Theo người dân địa phương, nhà thờ được xây khoảng năm 1904, bên trong cung thánh có 14 trụ gỗ và 17 cửa sổ nhỏ; tường nhà là những tảng đá xếp chồng lên nhau, kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời và dây tơ hồng trộn lại. Như nhiều nhà thờ khác tại Việt Nam, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng theo kiến trúc Gothique với những trục đối xứng. Lối chính vào nhà thờ là 3 cánh cửa lớn hình vòm chóp nhọn, có tháp chuông nằm trên hệ cổng. Kiến trúc bên trong khuôn viên hành lễ khá thanh thoát, trang nhã với hệ thống cột gỗ lớn, cửa sổ rộng để lấy ánh sáng tự nhiên.

26 thg 7, 2023

Mùa 'hoa' san hô Hòn Yến

Quần thể Hòn Yến là danh thắng có giá trị tự nhiên từ địa chất đến hệ động thực vật, đa dạng sinh học. Danh lam thắng cảnh kỳ vĩ và nguyên sơ bên bờ biển xã An Hòa Hải (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được tạo thành bởi: Hòn Yến, Hòn Đụn (Hòn Sắt), Bàn Than, Gành Yến, Hòn Choi, Vũng Choi. Trong đó, Hòn Yến là điểm nhấn nổi bật của quần thể thắng cảnh này, đặc biệt là những rạn san hô độc đáo.

Mời bạn đọc cùng Đà Nẵng cuối tuần ngắm nhìn những bông hoa của biển đầy độc đáo qua góc máy của tác giả Mộc Nhiên (Đà Nẵng).

Hình thành trên trầm tích của núi lửa, san hô ở Hòn Yến mang vẻ đẹp khác biệt so với một số loại san hô phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.

12 thg 7, 2023

Nhộn nhịp chợ đêm Sơn Trà

Đi vào hoạt động đến nay đã 5 năm, so với nhiều chợ đêm khác trên địa bàn thành phố, chợ đêm Sơn Trà (phía đông cầu Rồng) là địa chỉ có sức hấp dẫn lớn đối với người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước.

Du khách nước ngoài thích thú với các mặt hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương. Ảnh: D.N

Ngay từ đầu hè bước vào cao điểm mùa du lịch, đặc biệt là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2023 diễn ra trong hơn một tháng qua tại thành phố, khu vực chợ đêm Sơn Trà luôn tấp nập khách lui tới từ 18 đến sau 24 giờ hằng ngày.

8 thg 6, 2023

Bãi Làng Cù Lao Chàm - Trung tâm của những hoạt động du lịch

Bãi Làng Cù Lao Chàm là điểm cập bến đầu tiên của ca-nô đưa du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này. Đây được xem là khu vực trung tâm và là nơi tập trung nhiều dịch vụ, hoạt động du lịch nhất trên đảo.

Hành trình đặt chân tới bãi Làng Cù Lao Chàm

Bãi Làng là bãi trung tâm của Hòn Lao - Hòn đảo lớn nhất trong cụm 8 hòn đảo nhỏ của Cù Lao Chàm. Đồng thời là hòn đảo có nhiều dân cư sinh sống nhất, các hoạt động chính cũng diễn ra ở hòn đảo này.

Vì nằm trên địa phận xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cách đất liền 15 hải lý nên để có thể ra được bãi Làng, bắt buộc phải di chuyển bằng đường thủy.

Chỉ với 15 - 20 phút đi ca-nô, du khách sẽ đặt chân tới bãi Làng.

5 thg 2, 2023

Cuốn hút ngọn hải đăng 120 năm tuổi

Trạm hải đăng Tiên Sa là công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng năm 1902 tại bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) với mục đích hướng dẫn tàu thuyền qua lại trong vùng biển cách bờ khoảng 14 hải lý.

Cách trung tâm thành phố chừng 20km, hải đăng Tiên Sa gần như biệt lập với nhịp sống nơi thị thành. Bạn có thể lái xe theo hướng đường Võ Nguyên Giáp dẫn lên chùa Linh Ứng và rẽ trái tại ngã tư dẫn lên Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort; tại đây, bạn tiếp tục đi thêm khoảng 2km và rẽ trái về hướng ngọn hải đăng. Ngay lối dẫn vào ngọn hải đăng là bảng ghi thời điểm xây dựng và cách thức vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo.

Lối dẫn vào ngọn hải đăng Tiên Sa là một trong những điểm check-in được du khách yêu thích. Ảnh: H.L

18 thg 10, 2022

Minh Giác cổ tự làng Bồ Mưng

Từ Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn theo quốc lộ 1A về hướng Bắc đến đường số 1, Bồ Mưng 1, rẽ phải khoảng 500 mét là đến chùa Minh Giác. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm, tọa lạc tại xứ đất Bồ Minh, nay là thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chùa Giác Minh sau khi trùng tu. Ảnh: H.S

Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.

28 thg 7, 2022

Hồi Ký Mì Gia khơi nguồn ký ức

Sau một hồi bàn ra tán vào, nhóm bạn thời đại học chúng tôi chọn quán Hồi Ký Mì Gia (120 Quang Trung, quận Hải Châu) để tụ tập họp lớp, bởi nơi đây không chỉ đa dạng món ngon mà còn có không gian ấm cúng.

Món vịt quay Bắc Kinh thơm ngon, đậm vị. Ảnh: Đ.L

Đúng như tên Hồi Ký Mì Gia, chủ quán mong muốn mang đến thực khách sự hồi tưởng ký ức đẹp đẽ thông qua kiến trúc Trung Hoa cổ và văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Hoa xưa. Sự hòa quyện độc đáo này tạo nên một nét riêng của quán, rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa và có những trải nghiệm mới mẻ hơn cùng bạn bè, người thân vào dịp cuối tuần.

Vẻ đẹp huyền bí của Động Huyền Không

Tọa lạc hòn Thủy Sơn, nằm ở đỉnh cao nhất của danh thắng Ngũ Hành Sơn - số 81 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là động Huyền Không, nơi thu hút đông đảo du khách tìm đến với cội nguồn tâm linh và khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh.

Video: CHÁNH LÂM

Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.

30 thg 5, 2022

Thác Thần Mặt trời tại Đà Nẵng đã được chế tác kỳ công như thế nào?

Không chỉ hội tụ tinh hoa điêu khắc của gia tộc lừng danh Frilli, Thác Thần Mặt trời (Helios Waterfall) tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) còn ẩn chứa rất nhiều “mật mã” độc đáo, hứa hẹn ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.

5 thg 4, 2022

Mặn mòi vị gỏi Phù Sa

Theo người dân vùng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), quán Phù Sa (đường Ngô Xuân Thu) nằm bên bờ sông Cu Đê là một trong số ít địa chỉ giữ được hương vị đặc trưng món gỏi cá trích. Tại đây, ngoài những cá trích thấm gia vị mặn mòi, ngọt, thơm, cay xé lưỡi, thì đĩa rau rừng ăn kèm làm món ăn thêm phần hấp dẫn.

Món gỏi cá trích tại Phù Sa được nhiều người yêu thích. Ảnh: H.L

Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng

Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.

Trong vụ cúc họa mi năm nay, Trung tâm Công nghệ sinh học trồng được 6.000 cây hoa với diện tích trồng 500 m².

28 thg 12, 2021

Vẻ đẹp Hòa Bắc

Ở Đà Nẵng, bên cạnh đèo Hải Vân hay bán đảo Sơn Trà, có một Hòa Bắc với những bãi cỏ, con suối hoang sơ thu hút mọi người tìm đến du ngoạn.

Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang có cảnh quan đặc trưng là những ruộng, vườn nằm ven đôi bờ nơi dòng sông Cu Đê chảy qua.

19 thg 7, 2021

Đình Vân Dương: Nơi gắn kết văn hóa cộng đồng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) không chỉ là nơi liên lạc, hội họp của các cơ sở cách mạng, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương đến tận ngày nay. Với những giá trị đó, công trình này vừa được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) là một trung tâm tín ngưỡng, bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của nhân dân địa phương. Ảnh: XUÂN DŨNG

10 thg 6, 2020

Giếng trời - Chốn bồng lai tiên cảnh

Nhắc đến Giếng trời, có lẽ nhiều người dân thành phố còn cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, với những “phượt thủ”, địa danh này không mới mẻ gì bởi sức hút của vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi đây. 

Vẻ đẹp trong lành của Giếng trời vào một buổi sáng mùa hè. Ảnh: GIA HUY 

Để đến được Giếng trời phải băng qua những đoạn đường trơn trượt, đầy khó khăn, nhưng khi tới nơi, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú bởi làn nước trong xanh và mát mẻ. Giếng trời nằm sâu trong núi thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Có lẽ do địa hình khó đi nên thắng cảnh này còn ít người biết đến. Khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được những người đi rừng phát hiện và sau đó một vài nhóm phượt tìm đến để chinh phục và khám phá. Nhờ cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng, Giếng trời được các nhóm phượt chia sẻ lên mạng xã hội và lan truyền đến nhiều bạn trẻ.

Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình

Nằm ở thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, từ ngã ba Túy Loan theo đường ĐT604 ngược lên huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) độ chừng 4km, rẽ trái thêm 500m nữa là du khách đã đến chốn “sơn khê” hữu tình - hồ Hóc Khế. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hóc Khế lúc về chiều. Ảnh: TÂM NHƯ 

Hồ Hóc Khế có diện tích rộng gần 20ha, bao quanh bởi rừng keo lá tràm, tạo khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nước hồ trong xanh, sạch sẽ. Đây là điểm thưởng ngoạn lý thú cho những ai yêu thích phong cảnh thiên nhiên núi rừng và không gian yên tĩnh. Khu vực xung quanh hồ có nhiều vị trí thuận lợi cho các gia đình đến trải nghiệm câu cá, cắm trại thư giãn vào dịp cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả.

8 thg 6, 2020

Độc đáo gùi 'Tà lắt 3 ngăn' của người Cơ tu

Các loại dụng cụ như gùi (dòng), tà lắt, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông lâm sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa bao đời của đồng bào dân tộc Cơ tu miền núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 

Một du khách Nga thích thú mang thử chiếc gùi của phụ nữ Cơ tu. Ảnh: T.S 

Già làng Nguyễn Văn Cần (74 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) - “chuyên gia” làm các loại gùi - cho hay, nhìn chung, phần lớn các bộ phận của gùi được đan, nứt… bằng các loại mây. Đồng bào vùng cao thường chế tác thân gùi có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to; còn đồng bào ở vùng thấp thì chế tác miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau. Ở vùng thấp, đế gùi đan bằng mây (sợi lớn); ở vùng cao, người ta dùng 4 miếng tre hoặc gỗ để làm đế. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song, mây cám vót mỏng hoặc vỏ cây lạch để đan. Nếu đan bằng mây, thì dây bền, chắc hơn. Thông thường, một “đời dây” dùng đến “hai đời” gùi.

2 thg 6, 2020

Phố mì Quảng trên quốc lộ 14B

Khách đi trên quốc lộ 14B (mới) đoạn qua xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, sẽ thấy một dãy quán sá sầm uất dọc hai bên đường, nơi hai đầu dãy quán có tấm bảng ghi “Tuyến đường ẩm thực Mì Quảng Hòa Nhơn”.

Hệ thống sấy tận dụng nhiệt trong sản xuất bánh tráng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng hỗ trợ lò mì và bánh tráng Bà Tỉnh. Ảnh: VĂN THÀNH LÊ 

Quốc lộ 14B cũ đoạn qua huyện Hòa Vang như một vòng cung chạy từ thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn, đến Trung tâm Hành chính huyện, mới đây vòng cung này được đặt tên là đường Quảng Xương - đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa kết nghĩa với huyện Hòa Vang. Từ năm 2005, quốc lộ 14B mới được xây dựng, nối thẳng băng hai điểm này và tạo nên một tuyến đường ẩm thực sầm uất mang màu sắc phố thị với món mì Quảng nổi tiếng.