Hiển thị các bài đăng có nhãn Âm nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Âm nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 2, 2024

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).

22 thg 1, 2024

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.

Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.

Một buổi tập cồng chiêng, xoang của người Brâu ở thôn Đăk Mế. Ảnh: NB

12 thg 12, 2023

Độc đáo cây sáo 7 khúc của người Khơ Mú

Với 7 ống nứa dài ngắn khác nhau, những nghệ nhân người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An tạo ra chiếc sáo độc đáo với âm thanh lạ tai, có tên gọi là pí tơm.

Ông Cụt Văn Bường, bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong được biết đến là người chơi pí tơm hay nhất xã và cũng khá hiếm hoi trong cộng đồng Khơ Mú ở mạn Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Tên gọi của nhạc cụ có nghĩa là cây sáo dùng đệm cho “tơm” - một điệu dân ca của người Khơ Mú. "Tơm" trong tiếng Khơ Mú cũng có nghĩa là "hát". Nhạc cụ này cũng có thể gọi là sáo tơm. 

Năm nay 71 tuổi, ông Cụt Văn Bường, bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng (Quế Phong - Nghệ An) đã chơi sáo tơm khoảng 30 năm. Ảnh: Hữu Vi

6 thg 12, 2023

Chiếc khèn bè của nghệ nhân dân tộc Thái

Với người dân tộc Thái, chiếc khèn bè luôn gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần. Tiếng khèn bè có mặt trong những ngày vui, dịp lễ trọng đại, là giai điệu hẹn hò của chàng trai, cô gái... Ý nghĩa to lớn đó là động lực để nghệ nhân Hà Văn Tình (bản Bàn, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) nỗ lực gìn giữ, để âm vang tiếng khèn mãi đọng lại trong những ngày vui của đồng bào dân tộc Thái.

Nghệ nhân Hà Văn Tình say sưa thổi khèn bè.

7 thg 6, 2023

Độc đáo nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.

Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ghi danh các di sản, trong đó có nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Nhạc cụ này luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông, trong các dịp lễ hội, hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…

Di sản hát lý của người Cơ Tu

Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.

Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

18 thg 4, 2023

Chiếu Xẩm Tâm Việt

Với mong muốn đưa hát Xẩm trở về đúng với gốc xuất phát từ người khiếm thị, nghệ sĩ Đào Bạch Linh đã cùng với những người khiếm thị yêu âm nhạc truyền thống thành lập lên Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Trong căn phòng nằm ở tầng 2 của ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) vào ngày cuối tuần, các thành viên của câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt là những người khiếm thị làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, công nghệ thông tin, kinh doanh và đang theo học tại Đại học RMIT, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam lại tập trung để tập luyện những bài hát mới sẽ biểu diễn tại phố cổ Hà Nội vào mỗi tối thứ 6 và chủ Nhật hàng tuần.

Ông Trần Văn Hoan, Chủ nhiệm câu lạc bộ và cũng là người đảm nhiệm việc dạy hát cho các thành viên cho biết, hiện tại câu lạc bộ có 18 người, người nhỏ nhất là 12 tuổi. Năm 2019, nghệ sĩ Đào Bạch Linh mở lớp hát xẩm. Năm 2022 mới mở Câu lạc bộ Tâm Việt, là sân chơi cho những người khiếm thị sinh hoạt để giải tỏa sự vất vả sau một tuần làm việc, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa âm nhạc truyền thống cũng như đưa hát xẩm quay trở lại đúng nguồn gốc chính thống là của người khiếm thị.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Ảnh: Tư liệu Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt

21 thg 3, 2023

"Chậm đò ho" bài dân ca mang đậm bản sắc văn hoá của người Thổ

Từ bao đời nay, những câu hát dân ca đã gắn bó, thấm sâu vào máu thịt của đồng bào dân tộc Thổ. Những bài ca của họ phong phú về nội dung, phản ánh đầy đủ những cung bậc cảm xúc. Trong số đó, “Chậm đò ho” là bài dân ca nổi tiếng nhất, được hát nhiều nhất trong lễ hội mùa xuân của đồng bào dân tộc Thổ.

Người Thổ tổ chức hội mừng xuân khi hoa đào nở khắp núi rừng.

20 thg 3, 2023

Nhạc sư Lê Văn Tiếng - Trọn đời vì đờn ca tài tử

Long An được xem là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, nơi đức hậu tổ Nguyễn Quang Đại từng lưu lại, truyền dạy, góp phần hình thành, phát triển bộ môn nghệ thuật này. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh ra nhiều nghệ nhân, nhạc sư tài hoa, có đóng góp quan trọng cho việc lan tỏa nghệ thuật ĐCTT. Trong đó, phải kể đến nghệ nhân Lê Văn Tiếng - một trong hai tác giả của quyển Cầm ca tân điệu, vốn được xem là sách "gối đầu giường" của các thế hệ nghệ nhân, tài tử tỉnh nhà.

“Dấu mốc” cầm ca tân điệu

Cầm ca tân điệu vốn được xem là tác phẩm mang tính lịch sử, cột mốc trong việc truyền dạy ĐCTT Nam bộ. Sách có 60 bài bản tài tử, với 20 bản tổ được sắp xếp thành hơi điệu rành mạch theo hệ thống bắc, hạ, nam, oán, cùng 40 bài bản khác được phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu của âm nhạc sân khấu cải lương. Mỗi bài bản đều có phần chữ nhạc do Lê Văn Tiếng phụ trách và phần lời ca do Trần Phong Sắc biên soạn. Bài bản được in song song, ăn khớp chữ nhạc với lời ca, rất dễ đọc với những ai theo đuổi ĐCTT.

Nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Võ Trường Kỳ nhận định: “Từ đó (thời điểm Cầm ca tân điệu ra đời - PV) về sau, việc truyền dạy ĐCTT không bị tam sao thất bổn, phát triển rộng mạnh khắp các vùng, miền trong cả nước. Cầm ca tân điệu có thể xem là dấu mốc quan trọng định hình phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc vừa đậm nét dân gian, vừa mang tính hàn lâm bác học”.

Quyển Cầm ca tân điệu

7 thg 1, 2023

Ca trù – di sản "thính phòng" của người Việt

Từ chỗ đứng trước nguy cơ bị mai một, sau 13 năm kể từ ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để khẳng định sức sống mạnh mẽ của mình. Đến nay, nghệ thuật Ca trù truyền thống đặc biệt này đã được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm đặc biệt cả giới trẻ và số lượng các câu lạc bộ ca trù cũng ngày một nhiều hơn.


Dấu ấn bác học của Ca trù

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lí sống của người Việt.

Cho đến nay chưa ai biết chính xác Ca trù có từ bao giờ, chỉ biết nó bắt đầu thịnh hành từ thế kỉ 15. Trước đây, nghệ thuật Ca trù gắn liền với hoạt động của các giáo phường, một tổ chức hành nghề mang tính chuyên biệt của những người hành nghề ca hát, và thường diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán. Nghệ thuật ca trù không những đóng góp vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của nhà nước phong kiến trong việc đón tiếp ngoại giao.

2 thg 12, 2022

Hát Xoan: Món ăn tinh thần độc đáo của Phú Thọ hấp dẫn du khách

Hát Xoan đã trở thành món ăn tinh thần, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh Phú Thọ mà du khách trong nước và quốc tế không thể bỏ qua

Độc đáo sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”

Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.

Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.

Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình) - lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Ảnh: Phương Thanh

16 thg 11, 2022

Vũ điệu da dá của người Cơ Tu trong thời kỳ hội nhập

Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Thanh niên nam nữ người Cơ Tu cùng uyển chuyển trong vũ điệu tân tung – da dá

Những thanh đá chuyên chở tâm hồn của người Raglay

Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.

Nghệ sĩ Bo Bo Hùng (dân tộc Raglay) biểu diễn đàn đá

Bảo tồn và khai thác giá trị đàn đá Khánh Sơn

Đàn đá là loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Từ xưa đến nay, đồng bào Raglai vẫn luôn tự hào với loại nhạc cụ thô sơ, độc đáo được chế tác từ những thanh đá này.

Qua công tác truyền dạy, lớp trẻ Raglai dần có đam mê với đàn đá.

19 thg 8, 2022

Giữ hồn trống tế

Chẳng ai biết tiếng trống tế có tự bao giờ? Chỉ biết rằng, gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, với các nghi thức tế tổ tại nhà thờ họ mỗi dịp Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, âm vang tiếng trống trở thành sợi chỉ đỏ nối kết mạch nguồn thời gian, tâm thức các thế hệ người Việt, để lại trong tiềm thức mỗi người ấn tượng về giá trị tồn sinh, về ý thức nguồn cội. Dẫu đi xa, nhớ tiếng trống tế, giục giã thân tâm mình về với quê hương…

“Cả năm có Rằm tháng Bảy, cả thảy có Rằm tháng Giêng” - men theo đất Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành… dịp này, thoảng trong hương quê tình quê là vấn vít khói trầm, là thùng thình tiếng trống, là hình ảnh đường làng thấp thoáng dòng người đội cỗ xôi gà đi cúng họ.

Tại xã Xuân Thành (huyện Yên Thành), tôi gặp anh Lê Khắc Dinh - người được xem là tinh tường lão luyện “nghệ thuật” trống tế vào hạng nhất nhì của huyện lúa. Ở tuổi ngũ thập, người đàn ông này nói rằng “tuổi đánh trống” cũng xấp xỉ như thế, bởi đứa trẻ nào ở đây chẳng nghe tiếng trống từ trong bụng mẹ, và món đồ chơi đầu đời của chúng cũng chính là chiếc trống! Anh Dinh vừa kết thúc chuyến đi dạy đánh trống tế cho các dòng họ ở Diễn Châu, Yên Thành, nay trở về đã vội soạn sửa trang phục để tròn vai người giữ trống cái trong đội trống tế dòng họ.

Anh Lê Khắc Dinh đánh trống cái trong ngày tế lễ. Ảnh: Thái Dương

6 thg 7, 2022

Khí nhạc của người Mông

Những nhạc cụ từ đại ngàn

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông ở Nghệ An, những nhạc cụ truyền thống có sức sống vượt thời gian. Thanh âm của các loại nhạc cụ xuất hiện trong tất cả sự kiện, nghi lễ cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi mất đi, từ niềm vui tới nỗi buồn… Xin giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề “Khí nhạc của người Mông” của nhạc sĩ Dương Hồng Từ - người nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu tâm huyết về âm nhạc truyền thống nói chung và âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng.

Kèn lá

Tiếng Mông là Blồng, thổi kèn lá là Sua Blồng. Người Mông không thổi kèn lá trong nhà, trong bản mà chỉ thổi trên đường đi, trên nương rẫy.

Khi ngồi bên nhau, trai gái không bao giờ dùng lá thổi để tâm sự, cũng không thổi lá vào ban đêm vì theo truyền thuyết, nếu thổi lá vào ban đêm thì con ma sẽ theo tiếng lá mà tìm về. Tuy lá xanh ở bất kỳ làng bản rẫy nương nào cũng có, nhưng người thổi phải tìm được loại lá trơn không có lông tơ, lá mềm để hơi thổi lùa qua tạo nên độ rung và dễ phát âm. Thông thường, khi 2 người ở xa nhau, nói chuyện không thể được người ta dùng lá thổi để hỏi thăm quê quán, đã vợ chồng chưa hoặc chọc ghẹo trêu đùa nhau giảm bớt mệt nhọc trong lao động.

Việc giữ hơi và tay cầm là kỹ thuật quan trọng khi biểu diễn kèn lá. Ảnh tư liệu: Đào Thọ

3 thg 2, 2022

Cồng chiêng và làng rừng

Có thể nói, âm nhạc cồng chiêng là tài sản vô giá của bà con các dân tộc Tây Nguyên, cụ thể là của các cộng đồng làng rừng. Làng rừng còn thì âm nhạc cồng chiêng còn. Và ng­ược lại. 

Ảnh: Trung Trung Đỉnh

19 thg 12, 2021

Về Sơn La xem điệu xòe Thái

Ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ranh giới giữa người xòe và người xem xòe thường không phân biệt rõ ràng. Những người biểu diễn và người xem luôn hòa đồng, cộng cảm cùng nắm tay nhau để hòa chung vào nhịp xòe…

Vòng xòe ngày hội

Sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc gắn với tín ngưỡng đa thần. Trong các lễ hội, người Thái luôn cầu khấn các vị thần linh, tổ tiên trợ giúp cho cuộc sống con người khoẻ mạnh, sung túc; gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở; mùa màng tươi tốt bội thu. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, mọi người lại nắm tay nhau quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành, phát triển và hoàn thiện, mô phỏng những bước đi của cha ông khai phá đất đai, làm nương, trồng lúa, lấy nước.

2 thg 12, 2021

Bản hòa âm giữa đại ngàn

Ngồi trong căn chòi rẫy của ông A Tam ở làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tâm hồn tôi như bay bổng theo những giai điệu bổng trầm của đàn nước. Bao năm qua, nhờ tiếng đàn nước, ông Tam vừa có thêm niềm vui, vừa xua đuổi được thú dữ và chim muông phá hoại mùa màng.

Vượt qua hốc đá, thanh âm rất lạ nghe như tiếng đàn đá đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ở giữa núi rừng, không người qua lại, lại vang lên tiếng đàn trong trẻo, êm tai. Rồi gần như không ai bảo ai, chúng tôi đi về hướng phát ra bản hòa tấu của đại ngàn.

Phía xa xa, trong căn chòi giữa rẫy, ông A Tam bất ngờ khi tiếp đón những vị khách không mời mà đến. Căn chòi chưa đến 5m2 được xem là “ngôi nhà thứ 2” của ông Tam. Nhà ông ở làng Mới nhưng do rẫy ở quá xa, đường sá lại bất tiện nên đa số thời gian ông ở chòi trên rẫy để tiện chăm sóc đám bắp, đám lúa và sâm dây. Dăm bữa, nửa tháng, khi nào hết lương thực, ông mới trở về nhà một vài hôm rồi lại lên rẫy.

4 thg 10, 2021

"Báu vật" của Đắk Ngo

Đối với đồng bào M’nông, cồng chiêng là vật linh thiêng, không chỉ thể hiện sự giàu có của gia đình, cộng đồng mà còn là niềm tự hào của dân tộc.

Bởi vậy, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ đồng bào M'nông ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức) vẫn giữ gìn những bộ chiêng quý, xem như là "báu vật" mà tổ tiên để lại.

Qua thống kê, đồng bào M'nông ở xã Đắk Ngo hiện đang lưu giữ 15 bộ cồng chiêng

Gia đình ông Điểu Khôn ở bon Phi Lơ Te hiện đang lưu giữ 2 bộ chiêng gồm 12 chiếc. Hai bộ chiêng này vẫn đang được sử dụng tốt, mỗi lần trong bon hay địa phương có tổ chức sự kiện gì quan trọng, ông đều mang ra cùng diễn tấu.