29 thg 9, 2023

Thiên Cẩu - linh vật truyền thống trong Tết Trung thu Hội An

Là linh vật truyền thống của Hội An trong dịp Tết Trung thu, Thiên Cẩu có vẻ ngoài hung dữ hơn lân và cách múa dựa theo các thế võ.

Vào dịp Tết Trung thu, trên đường phố nhiều tỉnh thành đều có những màn múa lân sư rồng hoành tráng và đẹp mắt. Nhưng cho đến trước nửa cuối thế kỷ XX, ở Hội An chưa có múa lân hay sư tử. Người dân phố Hội chỉ quen thuộc với múa Thiên Cẩu, theo trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam.

"Thiên Cẩu hay chó nhà trời là linh vật truyền thống của Hội An", anh Nguyễn Hưng (50 tuổi), nghệ nhân có hơn 30 năm kinh nghiệm làm Thiên Cẩu ở Hội An cho biết. Thiên Cẩu có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, hiện tượng nuốt, nhả mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, theo cổng thông tin Địa lý và Du lịch tỉnh Quảng Nam.

Thiên Cẩu có vẻ ngoài hung dữ hơn lân với chiếc sừng to trên đỉnh đầu, cong về phía trước, giữa trán là gương trừ tà, có mang, mắt cá, mày gai, mũi to và bành. "Thiên Cẩu trông già và trầm hơn lân, hàm chúi xuống thấp giống tư thế chồm tới còn hàm lân có dáng ngước lên cao", anh Hưng nói.

Thiên cẩu do anh Hưng chế tác, đặt tại triển lãm ảnh Thiên cẩu của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quảng Hải trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An, chiều 27/9. Ảnh: Nguyễn Đông

5 trải nghiệm đáng giá ở Lũng Cú

Nhiều du khách tới Lũng Cú chỉ để check-in cột cờ nhưng nơi đây còn nhiều trải nghiệm thú vị khác.

Lê Thu Hằng, ngoài 30 tuổi, đã đi hết 63 tỉnh thành Việt Nam và hơn 10 nước. Độc giả đến từ Hà Nội, vừa có gần một tháng ở Hà Giang, chia sẻ 5 trải nghiệm mà chị cho là đáng giá nhất tại nơi địa đầu tổ quốc.

Chụp ảnh ở các điểm check-in nổi tiếng

Cột cờ Lũng Cú. Ảnh: Thu Hằng

30.000 người dự lễ cúng Tiểu đàn của đạo Cao Đài

30.000 tín đồ Cao Đài ngồi chật kín xung quanh Đền thánh rộng hàng nghìn m² trong Tòa thánh Tây Ninh dữ lễ cúng Tiểu đàn vía Đức Phật Mẫu.


Tối 14, rạng sáng 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám), 30.000 chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đổ về Đền thánh Cao Đài Tây Ninh để dự lễ cúng Tiểu đàn. Đây là một trong những nghi thức lễ đầu tiên và quan trọng trong Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023.

Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu) là một trong hai lễ lớn nhất trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng Âm lịch) của đạo Cao Đài, với sự tham dự của 100.000-200.000 người. Thông thường các tín đồ từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Tòa thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. Năm nay, đại lễ được tổ chức trong hai ngày 29-30/9, tức 15 và 16 tháng 8 Âm lịch (Tết trung thu).

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng Tám, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.

28 thg 9, 2023

Xôi cá rô đồng ngon lạ miệng ở Hà Nội

Xôi và cá rô đồng tưởng như "không liên quan đến nhau" nhưng lại được kết hợp thành một món ăn thu hút thực khách tại Hà Nội.

Xôi cá rô đồng ngon nhất là khi thưởng thức vào những ngày se se lạnh. Ảnh: Nhật Minh

Xôi cá rô đồng là một trong những món đặc sản nổi tiếng Nam Định. Khoảng 10 năm về trước, món xôi cá rô đồng này vẫn chưa phổ biến ở Hà Nội.

Đặc sản nấm đắng giới sành ăn mách nhau phải thử khi đến Phú Quốc

Theo chia sẻ của người dân địa phương và nhà hàng, quán ăn trên đảo Phú Quốc, đặc sản vị đắng luôn được du khách hỏi thăm, tìm ăn thử chính là nấm tràm.

Nấm tràm là món ăn ngon, độc đáo của đảo ngọc Phú Quốc. Ảnh: Nguyên Anh

Nấm tràm thường xuất hiện vào đầu mùa mưa trên đảo ngọc Phú Quốc. Đây cũng là khoảng thời gian người dân địa phương thường thức sớm, len lỏi vào những rừng tràm để tìm và hái nấm.

Cháo canh - đặc sản dân dã gây thương nhớ ở Quảng Bình

Một trong những món ăn sáng phổ biến nhất của người dân Quảng Bình chính là cháo canh dân dã và thơm ngon.

Nhắc đến Quảng Bình người ta nghĩ ngay đến "thiên đường ẩm thực" phong phú như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo... Trong đó không thể bỏ qua món ăn dân dã nhưng đậm đà vị quê hương mộc mạc: cháo canh.

Tô cháo canh có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Quảng Bình Ơi

27 thg 9, 2023

Huyền thoại Trương Văn Thanh

Đối với giới sưu tầm nghệ thuật, nhất là với những người thích sưu tầm tranh mỹ nghệ cao cấp của các công ty mỹ nghệ miền Nam trước 1975 như Thành Lễ, Trần Hà hay Mê Linh, họa sĩ Trương Văn Thanh là một nhân vật bí ẩn trong tâm trí của họ.

Qua những câu chuyện chắp vá được từ lời kể của những họa sĩ hay người sưu tầm tranh trước 1975, ông Trương Văn Thanh cùng họa sĩ Nguyễn Thành Lễ gây dựng nên Công ty mỹ nghệ Thanh & Lễ, một công ty mỹ nghệ có nhiều sản phẩm sơn mài, sơn khắc và cẩn được đánh giá cao. “Thanh & Lễ” là tiền thân của Công ty Thành Lễ rất nổi tiếng sau này.

Không có nhiều tài liệu viết về ông Trương Văn Thanh dù sau này khi tách ra từ Công ty “Thanh & Lễ”, ông có công ty mỹ nghệ riêng mang tên mình và vẫn được đánh giá là công ty làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nằm trong nhóm xuất sắc nhất của mỹ nghệ miền Nam trước năm 1975 và cả sau này.

Trong cuốn Niên giám văn nghệ sĩ và Hiệp hội văn hóa Việt Nam 1969-1970, họa sĩ Trương Văn Thanh chỉ được đề cập đến với vài dòng vắn tắt: sinh ngày 18.3.1918 tại Tân Thuận Đông, Sa Đéc, theo học trường Mỹ nghệ đồ gốm, sơn mài, điêu khắc Bình Dương, tỉnh Thủ Dầu Một trong bốn năm. Và các hội đoàn ông đang tham gia.

Ông bà Trương Văn Thanh cùng ba cô con gái khi còn nhỏ. Ảnh: TLGĐ

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

Ở miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Vang bóng một thời

Trong chuyến công tác về xã Đôn Phục, huyện miền núi Con Cuông, chúng tôi được các cán bộ nơi đây giới thiệu về một dòng họ “danh gia vọng tộc” nức tiếng phủ Tương Dương xưa nay - đó là dòng họ Lang Vi. Dòng họ này đã có 3 đời làm quan “Thổ tri phủ” cai quản một vùng rộng lớn núi rừng miền Tây xứ Nghệ (bao gồm các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn).

Hiện nay, nhân chứng của một thời vàng son của dòng họ này là cụ bà Lữ Thị Quyết (104 tuổi, vợ của vị Tri phủ cuối cùng phủ Tương Dương Lang Vi Năng) vẫn còn sống cùng ông con trai cả Lang Vi Tịnh (86 tuổi) trong căn nhà sàn nằm cạnh bên trụ sở UBND xã Đôn Phục. 

Ngôi nhà sàn mà Tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương Lang Vi Năng từng sinh sống. Ảnh: Thành Chung

Nghề làm lò đất ở Long Xuyên

Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, chiếc lò đất dần bị thay thế bằng lò điện, bếp ga, lò vi sóng…. Tuy nhiên, ở một nơi trong nội ô TP. Long Xuyên vẫn có một gia đình gần cả thế kỷ qua vẫn bám trụ với nghề làm lò đất.


Cơ sở sản xuất lò đất của anh Trương Văn Khiêm (sinh năm 1979, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chỉ vỏn vẹn có 3 nhân công, đều là những người hàng xóm của nhau, làm việc từ thời thiếu niên đến nay cho gia đình anh Khiêm, nên rất lành nghề.

26 thg 9, 2023

Những phiến đá kỳ bí ở Bảy Núi

Từ lâu, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ bí trong dân gian. Từng ngọn núi đều có những huyền tích, với những phiến đá có hình dáng lạ kỳ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng…

Suối Côn Sơn - Giá trị tiềm ẩn

Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km.

Suối Côn Sơn đã tạo cảnh quan phong thủy cho quần thể di tích trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: Thành Chung

Suối chảy uốn khúc, quanh co, đoạn trên có những ghềnh thác nhỏ, dưới lòng suối có những hòn đá to, nhỏ tròn trịa do nước chảy bào mòn qua rất nhiều năm tháng mà tạo thành. Hai bên bờ suối cây cối rậm rạp, tốt tươi, xanh mát quanh năm.

Giữ gìn nét quê trong chùa Nghi Khê

Không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hài hòa và lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý từ cuộc sống đời thường - chùa Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) hiện mang nét đẹp khác biệt.

Các phiến đá, chum, vại, cối, trục đá... được xếp ngăn nắp, gọn gàng trong chùa Nghi Khê

25 thg 9, 2023

Hiếu Liêm, nơi bình yên chim hót

Hiếu Liêm (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) ngày xưa gần như vùng trung tâm của Chiến khu Đ. Căn cứ Khu ủy Miền Đông Nam Bộ đặt tại đây. Rừng rậm hoang vu là điều kiện lý tưởng để đặt căn cứ kháng chiến.

Gần nửa thế kỷ qua đi, đặc điểm đất rừng hoang vu không còn phục vụ cho chiến tranh nữa mà là cho những mục đích khác.

Cách đây khoảng 10 năm, một số nông dân miền Tây đến Hiếu Liêm và phát hiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho việc trồng cam, quít, bưởi... Thế là từ đó người dân Hiếu Liêm nói riêng và huyện Bắc Tân Uyên nói chung bắt đầu trồng các loại cây ăn trái có múi thay cho những rẫy mía, rẫy khoai mì kém hiệu quả kinh tế.

Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, danh nhân văn hóa Xứ Đông, nhà văn hoá lớn thế kỷ XIV

Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tên của tiến sĩ Phạm Sư Mạnh được đặt cho cho nhiều đường phố, trường học trong cả nước. Trong ảnh: Trường THCS Phạm Sư Mạnh là ngôi trường chất lượng cao, địa chỉ giáo dục tin cậy của thị xã Kinh Môn (ảnh tư liệu)

Theo những tài liệu lịch sử còn ghi lại, Phạm Sư Mạnh nguyên có tên là Phạm Độ, sau vì kiêng tên húy Thái sư Trần Thủ Độ mà đổi thành Phạm Sư Mạnh, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch. Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Về năm sinh năm mất của ông cho đến nay còn có ý kiến khác nhau, có sách viết ông sinh năm 1303, mất năm 1384; có sách lại ghi ông sinh năm 1300 mất năm 1377. Tuy nhiên phần lớn các tư liệu viết về Phạm Sư Mạnh hiện nay đều nói ông sinh vào thế kỷ XIV.

Người thợ mộc tài hoa Vũ Xuân Ngôn

Vang danh với nghề mộc truyền thống đã hơn 3 thế kỷ, những người thợ ở làng nghề Đông Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) còn mang nghề đến khắp nơi.

Nối tiếp nghề truyền thống, những người thợ mộc tài hoa ở Đông Giao đã đưa tên tuổi làng nghề vang xa

"Vẩy mũi chàng nên hình long phượng"

Trong sách “Hải Dương phong vật phúc khảo thích”, Trần Đạm Trai viết: Vẩy mũi chàng nên hình long phượng/ Thợ Đông Giao mẫu dạng đâu hơn, để nói về tài năng của những người thợ ở làng nghề này.

Tương truyền, khi xây dựng kinh thành, các vua triều Nguyễn đã biết đến tay nghề của các thợ mộc Đông Giao nên cho vời vào Huế, trong đó có cụ Vũ Xuân Ngôn. Tài năng của những người thợ Đông Giao thời đó đã làm mê hoặc các vua triều Nguyễn. Xây dựng xong Kinh thành, do được mến mộ tài năng ở một miền đất mới, nhiều người ở lại Huế lập xóm và tiếp tục phát triển nghề truyền thống. Ở Huế hiện có xóm mộc Đông Tiến của người Đông Giao. Đông Tiến là tên 1 trong 3 thôn trước kia của xã Đông Giao thời Lê.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng cho biết hiện không có tài liệu chính thống nào ghi chép về việc cụ Vũ Xuân Ngôn cùng các tốp thợ của Đông Giao vào xây dựng Kinh thành Huế. Câu chuyện chỉ được lưu truyền trong làng, trong xã. Tuy nhiên, câu chuyện trên có cơ sở khi trong suốt chiều dài lịch sử, những tốp thợ của Đông Giao mang nghề đi khắp nơi trong cả nước. Tài năng của họ đã được khẳng định, nổi tiếng khắp Việt Nam nên hoàn toàn tin rằng có thể họ được trưng dụng vào xây dựng kinh thành.

Dòng họ Vũ Xuân hiện khá phổ biến ở Đông Giao, trong đó có nhiều người thành danh với nghề mộc như ông Vũ Xuân Thép, Nghệ nhân Ưu tú, chủ Doanh nghiệp tư nhân mỹ nghệ Xuân Thép. Ông Thép là một trong những người sớm có cơ sở mỹ nghệ tại Đông Giao và luôn tự hào giữ vững, phát triển được nghề truyền thống mà các thế hệ trước để lại. Sản phẩm mộc mỹ nghệ của ông Thép được xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc...

Ông tổ nghề mộc Đông Giao

Tương truyền, nghề mộc ở làng Đông Giao có từ thế kỷ XVII. Ban đầu, sản phẩm làng nghề chủ yếu là ban thờ, nghi môn, hoành phi, câu đối… với các công đoạn hoàn toàn được làm thủ công. Nhưng hiện nay, mẫu mã các sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, nhiều công đoạn được làm bằng máy. Ngoài các sản phẩm truyền thống, hiện những người thợ tài hoa của Đông Giao có nhiều mẫu mã mới như tượng Phật, tượng Di Lặc, Đạt Ma... Ngoài ra còn có các sản phẩm nội thất mỹ nghệ, con giống, tranh đục chạm hoa, lá, chim muông, thú vật... rất được khách hàng ưa chuộng. Điều đáng quý là nghề mộc đang kéo được rất nhiều thợ trẻ trở lại. Đây là lực lượng chính giúp làng nghề tiếp cận tốt với công nghệ để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và bảo vệ thương hiệu.

Ông Vũ Đình Cương, Trưởng thôn Đông Giao cho biết câu chuyện cụ Vũ Xuân Ngôn và nhóm thợ ở đây vào Huế xây dựng kinh thành không được ghi chép đầy đủ và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau ở làng Đông Giao.

Tuy vậy, nhiều nguồn tài liệu đều nhắc đến việc cụ Vũ Xuân Ngôn từng tham gia xây dựng Kinh thành Huế. Phóng sự Cẩm Giàng văn hiến góc trời Đông trong chương trình Hành trình di sản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhắc tới điều này. Theo đó, vào thế kỷ 18, cụ Vũ Xuân Ngôn, một nghệ nhân Đông Giao thành danh đã được nhà Nguyễn mời vào kinh đô để tham gia xây dựng cung điện.

Hiện tại ở Đông Giao còn giữ được ngôi đình lớn, khởi dựng năm Vĩnh Hựu thứ tư (1738). Tại đây có một bia đá lớn được dựng năm 1738 ghi lại quá trình xây dựng đình và tên tuổi người công đức xây dựng. Trong đình có đôi long mã lớn, kích thước gần bằng ngựa thật do các nghệ nhân Đông Giao làm vào cuối thế kỷ XIX. Đôi long mã được chạm khắc công phu, cầu kỳ, thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân chạm khắc. Bên trái khán thờ là bàn thờ và tượng thờ cụ tổ làng nghề chạm khắc Vũ Xuân Ngôn. Cụ Ngôn được các dòng họ suy tôn làm tổ nghề của làng năm 1992, được tạc tượng thờ tại đình.

Việc xác định cụ Vũ Xuân Ngôn có tham gia xây dựng Kinh thành Huế cần được các cơ quan chức năng khảo cứu để bảo đảm tính chính xác, nếu đúng thì đó là niềm tự hào của người dân Đông Giao. Tuy vậy, với việc nhân dân suy tôn làm tổ nghề cho thấy các thế hệ người dân Đông Giao luôn trân trọng lưu giữ và phát triển nghề truyền thống.

TIẾN HUY

Vó ngựa cao nguyên

Đồi núi chiêng chao, cây rừng nghiêng ngả, mái tóc phiêu bồng…, K’Truik đang cùng con tuấn mã Rambô tung vó băng băng về đích trong ánh mắt đắm đuối của sơn nữ buôn làng.

Có lẽ, hiếm nơi nào có “hội đua ngựa” độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế! “Kỵ mã” đầu trần, chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp. Họ bước vào cuộc chơi bản năng phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi…

Hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung

Các món như nem lụi Huế, bánh hỏi, nem chua... được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích bởi nguyên liệu địa phương đa dạng, hương vị đậm đà có phần cay nồng đặc trưng.

Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.

Nem lụi Huế là đặc sản cố đô làm "say lòng" thực khách. Ảnh: Maggi

Chùa gốm sứ ở Bát Tràng

Nhiều chi tiết trong chùa Tiêu Dao được trang trí bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng.


Nằm ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi có nghề gốm sứ nổi tiếng, chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần (1226-1400). Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và hiện có diện tích khoảng 8.300 m², theo Tiểu ban Quản lý Di tích thôn Giang Cao.

24 thg 9, 2023

Giảng Yên Phụ, nơi tìm lại 'phong vị' xưa của cà phê trứng

Quán cà phê Giảng Yên Phụ do con trai ông Nguyễn Văn Giảng mở bán là nơi nhiều người đến tìm lại "phong vị" cà phê trứng Hàng Gai khi xưa.

Ở Hà Nội, Cà phê Giảng được biết đến là một trong "tứ trụ cà phê" thời kỳ đầu của Hà Nội với câu Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng. Giảng cũng là cái nôi của cà phê trứng, món đồ uống bình dân sử dụng lòng đỏ trứng gà thay cho sữa. Đến nay, cà phê trứng đã trở thành đặc sản của đất Hà thành.

Cà phê trứng Giảng - đặc sản bình dân của Hà Nội.

Những điểm du lịch hoang sơ tại Bình Phước

Vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ Suối Lam, thác Voi... là những điểm du lịch còn giữ được vẻ hoang sơ, thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Nơi đây được mệnh danh là cánh rừng nguyên sinh còn sót của tỉnh Bình Phước. Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho những ai thích khám phá những điều mới lạ. Vườn quốc gia sở hữu thiên nhiên hoang dã, là nơi bảo tồn của nhiều loại cây quý hiếm, các nguồn gen quý hiếm của hệ động vật, thực vật trong danh sách đặc biệt của Việt Nam.

Khung cảnh thiên nhiên xanh mát tại vườn quốc gia. Ảnh: Võ Hồng

Chùa cổ Khánh Lâm và lịch sử khẩn hoang Nhơn Trạch

Trong lịch sử khẩn hoang, mở đất của xứ Đồng Nai, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo luôn gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất. Chùa cổ Khánh Lâm (xã Phú Thạnh) chính là minh chứng cho quá trình khẩn hoang của lưu dân Việt xưa ở vùng đất Nhơn Trạch.

Chính diện chùa Khánh Lâm (xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch). Ảnh: H.Lam

Như hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở Đồng Nai, đến nay chưa có tư liệu văn bản chính thức nào về năm hình thành, nhưng theo các lạc khoản còn lưu giữ trong chùa thì Khánh Lâm cổ tự được xây dựng vào năm 1787 và có lẽ đây là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở vùng Nhơn Trạch. Ngoài giá trị là cơ sở tôn giáo gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của cư dân địa phương, gắn liền với lịch sử khẩn hoang của vùng đất, chùa Khánh Lâm còn lưu giữ những giá trị mỹ thuật độc đáo.

23 thg 9, 2023

Làng bè sắc màu trên sông Châu Đốc

Hơn 160 bè nuôi cá trên đoạn sông Châu Đốc dài hơn 1 km được sơn màu sắc rực rỡ nhằm thu hút khách du lịch.

Dự án sắc màu hóa làng cá bè ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện nhằm tạo điểm nhấn mới cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 161 lồng bè nuôi cá trải dài hơn 1 km được phủ lên màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Vị trí của làng cá bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang.

Làng bè sắc màu trên sông Châu Đốc. Ảnh: Khương Nhật Minh

Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM

Lò bánh Triệu Minh Hiệp đã truyền qua 3 đời, lưu giữ cách làm thủ công món bánh pía truyền thống của người Hoa gốc Triều Châu.

Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".

Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.

Hộp bánh pía truyền thống người Triều Châu thường tặng nhau dịp Trung thu.

21 thg 9, 2023

Eo biển Vĩnh Tân - một thắng cảnh đẹp

Ông Minke - một giáo sư người Pháp có lần cùng chúng tôi qua eo biển Vĩnh Tân – Cà Ná ngồi trong xe ô tô kéo kính xuống nhìn về phía biển, ông thốt lên bằng tiếng Việt: “Ôi đẹp quá! Bên trái là núi cao vút, bên phải là biển mênh mông, ở giữa là những con đường uốn lượn, tựa như một bức tranh vẽ tuyệt đẹp…”.

Eo biển Vĩnh Tân - Cà Ná

Du khách ngoại trừ đi máy bay, còn di chuyển bằng đường bộ hay đường sắt để vào Nam, ra Bắc ai cũng có thể nhìn thấy cảnh đẹp eo biển Vĩnh Tân - Cà Ná. Bởi nơi đây có dãy núi Trường Sơn nhô ra sát bờ biển. Đó cũng là nơi “hẹn” của tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy xích lại gần nhau, để cùng ngắm núi non, biển cả, những bãi cát trắng tinh và công trình nhiệt điện Vĩnh Tân lớn nhất Việt Nam. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non, pháo đài công nghiệp điện đồ sộ… đã tạo nên một Vĩnh Tân - Cà Ná tuyệt đẹp với những con đường cùng nhau uốn lượn hình chữ S theo bờ biển áp sát chân núi.

Vườn dừa Thiện Trung hút khách

Dừa xiêm Thiện Trung được đánh giá là loại thức uống bổ dưỡng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Giống dừa xiêm dễ trồng, vốn đầu tư ít, tiêu thụ lại ổn định.

Vì thế, các hộ dân Thiện Trung tận dụng đất trống để trồng dừa. Dừa Thiện Trung nói riêng và Thiện Nghiệp nói chung không chỉ được xem là đặc sản của địa phương mà còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp vùng gió cát, hấp dẫn khách du lịch, nhất là mỗi khi rảo bước dưới rặng dừa trĩu trái. 

Rừng dừa trên vùng cát thôn Thiện Trung

Có một dòng suối giữa những đồi cát trắng

Thiên nhiên đã ban tặng vùng đất cát Hòa Thắng một dòng suối thật kỳ diệu. Con suối hoang sơ và hấp dẫn đang ẩn mình giữa “sa mạc cát” giữa vùng đồi hoang mạc. Nét tinh khôi của những đồi cát trắng và dòng suối thơ mộng, mát lạnh đã cuốn hút bao lữ khách muốn khám phá những thắng cảnh mới lạ ven biển Hòa Thắng (Bắc Bình).

Con suối hoang sơ và hấp dẫn đang ẩn mình giữa “sa mạc cát”.

Đôi chân trần, tay xách dép từng bước, từng bước chậm rãi, các thành viên trong đoàn phượt lội ngược dòng chảy con suối nhỏ để tận hưởng cái cảm giác mát lạnh của ngày hè. 2 bên dòng suối là những đồi cát trắng chập chùng, mặt cát nóng bỏng, khung cảnh thiên nhiên nơi đây thật tuyệt vời.

Quảng Nam hay... hỏi

Ngoài thương hiệu “Quảng Nam hay cãi” mà thiên hạ đã công nhận, người Quảng còn có một tính cách rất độc đáo, đó là “Quảng Nam hay hỏi”. Trước bất cứ sự việc gì, đầu tiên người Quảng nhất định phải hỏi cái đã, thậm chí họ trả lời câu hỏi cũng bằng một câu hỏi. Với người Quảng, có khi hỏi còn quan trọng hơn trả lời.

Lò gạch cũ ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ảnh: Tiểu Vũ

Bầu Tiên - điểm đến mới ở Bắc Giang

Sau 1 tháng khai trương (từ ngày 12/8/2023), điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên nằm ở thôn Đồng Dao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đón hàng nghìn lượt khách du lịch.

Điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang ra quyết định công nhận là điểm du lịch vào tháng 6/2022, do Hợp tác xã (HTX) Du lịch Đồng Dao đầu tư với diện tích hơn 140 ha (trong đó có khoảng 120 ha mặt nước) theo mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành.

Khách tham quan lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên.

Bên trong lâu đài lộng lẫy nơi hoàng hậu cuối cùng triều Nguyễn từng ở

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cho đến nay, cung An Định vẫn giữ nguyên được khối kiến trúc khác biệt khi có sự giao thoa độc đáo Á - Âu...

Cung An Định, tọa lạc tại địa chỉ 97 Phan Đình Phùng (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), là một trong những công trình kiến trúc triều Nguyễn độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, công trình này còn là điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách đến Huế.

Cung An Định tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng (TP. Huế), quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. LÊ HOÀI NHÂN

19 thg 9, 2023

Huyền bí bức tượng thần thú cổ xưa ngự ở lăng Trần Thủ Độ

Theo các nhà nghiên cứu, bức tượng chim ở lăng Trần Thủ Độ có thể là chim Chu Tước, nằm trong bộ tượng bốn thần thú cổ xưa.

Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là một nhân vật có vai trò quan trọng trong sử Việt. Lăng mộ của ông nằm ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây, các chuyên gia đã tìm thấy một bức tượng chim kỳ lạ.

Chùa Bích Động – Ngôi chùa cổ kính trong lòng di sản

Chùa Bích Động là một trong những danh thắng nổi tiếng mà Ninh Bình may mắn sở hữu. Nổi tiếng với cảnh sắc nguyên sơ và có chút trầm lắng, chùa là điểm đến hoàn hảo dành cho những ai muốn tạm xa sự náo nhiệt của cuộc sống đô thị thường ngày.

Chùa Bích Động vốn được xây dựng với cái tên “Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng” nghĩa là ngôi chùa đẹp, trong sáng như ngọc ngự ở chốn núi rừng thâm sâu. Tồn tại gần 600 năm với biết bao sự kiện lịch sử, tại đây hiện đang lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Ngày nay, chùa Bích Động đã được xếp hạng là một di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa, thiên nhiên của thế giới. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng hàng đầu miền Bắc, thu hút rất nhiều hành khách tìm về mỗi năm.

Chùa Nhất Trụ - Chứng tích của kinh đô Hoa Lư phồn hoa

Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1997.

Cá nướng rơm Đại Hữu – Món ăn đậm đà hương vị đồng quê Gia Viễn

Gia Viễn là một huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình - nơi có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Đáy và sông Hoàng Long vừa thuận lợi cho giao thông đường thủy vừa thuận lợi cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Với địa hình đặc trưng này nơi đây có nguồn lợi thủy sản nước ngọt rất phong phú và từ đó cũng có rất nhiều món ăn dân dã độc đáo và hấp dẫn.

Dinh thự Pháp 151 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Trải qua hơn 150 năm, tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp lưu giữ vẻ đẹp cổ điển đặc trưng kiến trúc cuối thế kỷ 19 cùng không gian phủ xanh cây lá.

Khu nhà Tổng lãnh sự quán Pháp TP HCM chiếm hai mặt tiền ở ngã tư Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Trong khuôn khổ chương trình Ngày Di sản châu Âu 2023, địa điểm mở cửa tham quan miễn phí, chào đón cư dân thành phố và du khách một ngày duy nhất 16/9. Ảnh: Thịnh Vượng

18 thg 9, 2023

Khám phá vẻ đẹp động Vái Giời - chốn bồng lai tiên cảnh ở Ninh Bình

Động Vái Giời thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, nằm trên ngọn núi cao trong khu du lịch sinh thái Thung Nham. Để leo lên tới động phải qua 439 bậc đá, động rộng khoảng 5.000 m² với 3 tầng ẩn chứ nhiều măng nhũ đá mang hình khối tượng trưng cho cõi niết bàn, bồ tát, thiên đình.

Phố lồng đèn tấp nập tối cuối tuần

Nửa tháng trước trung thu, khu phố lồng đèn Quận 5 thu hút biển người dạo phố, ngắm đèn, mua sắm.


Như thói quen mấy chục năm nay, các con đường Lương Nhữ Học - Phú Đinh - Lão Tử được các gia đình và cư dân tại TP HCM chọn làm điểm đi chơi cuối tuần cận Tết Trung thu. Trong đó, phố đi bộ Phú Đinh đông đúc nhất bởi là con phố lồng đèn chính của khu vực Chợ Lớn.

Có gì bên trong Dinh tỉnh trưởng hơn trăm năm, nơi Đà Lạt muốn xây khách sạn?

Được xây dựng khoảng từ năm 1910, Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những công trình lớn đầu tiên trong lịch sử 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Thời gian qua, câu chuyện về việc quy hoạch Trung tâm khu Hòa Bình nói chung và khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (số 1 Lý Tự Trọng, P.1, TP. Đà Lạt) nói riêng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt, nơi có mảng xanh hiếm hoi còn lại ở trung tâm khu Hòa Bình. G.B

Độc đáo làng bích họa yên bình nằm sát biên giới Trung Quốc

Tại biên giới Việt - Trung (TP.Móng Cái, Quảng Ninh) có một ngôi làng bích họa tuyệt đẹp, yên bình. Du khách thường lui tới đây để khám phá nét độc đáo của người dân vùng biên giới.

Xóm họ Đặng (thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP.Móng Cái) từ nhiều năm nay được biết đến là làng bích họa độc đáo. Khu dân cư này chỉ cách Trung Quốc vài trăm mét.

Đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên giữa núi rừng biên giới có một khu dân cư yên bình, thơ mộng mà nhà ai cũng có những bức tranh tường rực rỡ.

Từ nhiều năm nay, xóm họ Đặng được biết đến là ngôi làng bích họa yên bình - LÃ NGHĨA HIẾU

17 thg 9, 2023

Ngọn thác hoang sơ ít người biết ở Hà Giang

Bên cạnh "Núi đôi" hay "Cổng trời", huyện Quản Bạ còn có một ngọn thác hùng vĩ, hoang sơ ít, nằm trong thung lũng Khau Làn.

Thác Khau Làn nằm trong thung lũng thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, được bao bọc bởi những tán rừng nhiệt đới xanh mát, chưa chịu tác động nhiều bởi con người và vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ.

Thác Khau Làn nằm giữa thung lũng Khau Làn.

Hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung

Các món như nem lụi Huế, bánh hỏi, nem chua... được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích bởi nguyên liệu địa phương đa dạng, hương vị đậm đà có phần cay nồng đặc trưng.

Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.

Nem lụi Huế là đặc sản cố đô làm "say lòng" thực khách. Ảnh: Maggi

Độc đáo di tích núi lửa cổ xưa

Ở Lý Sơn có những ngọn núi lửa kỳ vĩ, tiêu biểu là núi Thới Lới và Giếng Tiền. Miệng núi lửa Thới Lới cao 149m, Giếng Tiền cao 86m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Đây là hai di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.

Độc đáo hai di tích núi lửa cổ

Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh núi Giếng Tiền . Ảnh: Bùi Thanh Trung

Ngọt ngào mía đường qua ca dao xứ Quảng

Quảng Ngãi trước đây được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường. Đến mùa thu hoạch mía, không khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đỏ lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức cả xóm. Mùi hương ấy cứ quyện chặt vào ký ức, theo chân người đi gần đi xa, len vào nỗi nhớ quê nhà.

Lớn lên trong tiếng ru hời

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi thượng mã pháo xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non”, những câu hát ru đó in sâu vào trí nhớ nhiều người từ thuở nhỏ. Mẹ hát ru ta rồi ta hát ru những đứa em. Bà hát ru cháu rồi cháu hát ru con, đời tiếp đời trong nếp sống nông thôn. Không ai nhớ rõ câu hát này từ đâu mà tới, nhưng “nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non” thì nhất định đó phải ở vùng trồng mía làm đường thuộc các huyện đồng bằng, trung du xứ Quảng.

Mùi hương mía đường là của đất trời hòa quyện, mùi hương thấm đẫm nỗi nhọc nhằn của người dân quê. Ảnh: Bùi Thanh Trung

16 thg 9, 2023

Ba anh em họ Nguyễn giúp vua đánh tan giặc phương Bắc

Ba mặt tiếp giáp cánh đồng lúa, cách biệt với khu dân cư, đình Kim Khê ở xã Phú Điền (Nam Sách) đẹp yên bình và còn được biết đến là nơi thờ ba anh em trong cùng gia đình họ Nguyễn.

Đình Kim Khê ngày nay

Độc đáo ngôi chùa nhiều tháp nhất ở Hải Dương

Với hơn 30 ngôi tháp đá thể hiện phong cách kiến trúc của từng thời kỳ phong kiến, chùa Muống là ngôi chùa có nhiều tháp nhất tỉnh Hải Dương.

Chùa Muống (Quang Khánh tự) ở xã Ngũ Phúc là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

15 thg 9, 2023

Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!

Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.

Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!


Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng! 

Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!

Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!

"Thổ địa" Hải Phòng tiết lộ đặc sản độc lạ ít người biết ở Đồ Sơn

Không nhiều khách du lịch biết đến món bánh cuốn tôm và gỏi cá lành canh nổi tiếng ở Đồ Sơn, Hải Phòng theo "thổ địa" Phương Thảo.

Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.

Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.

Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".

Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.

Quán bán bánh cuốn tôm mà Phượng Thảo thường hay ăn. Ảnh: Chụp màn hình

14 thg 9, 2023

Món ngon từ cá trạc

Cá trạc biển giống như cá chình biển, da trơn, màu nâu sậm, được ngư dân đánh bắt bằng hình thức bủa câu gần bờ. Cá trạc được xếp vào hàng món ăn đặc sản ở vùng biển Quảng Ngãi.

Cá trạc có nhiều kích cỡ, nhưng loại vừa để chế biến món ăn thường nặng khoảng 1kg. Cá rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột, bỏ các gân máu, rồi cắt từng lát để ráo nước. Cá trạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Với món canh chua, cá sau khi ướp gia vị được cho vào chảo dầu nóng chiên sơ qua rồi múc ra tô. Làm vậy để khử bớt mùi tanh, thịt cá thơm ngon không bị nhão khi tiếp xúc với nước. Còn nguyên liệu để nấu canh chua, chỉ cần ghé qua chợ là mua đủ các loại rau. Nhà tôi vẫn thường mua thêm khế chua khi nấu canh. Lấy cán dao dần sơ qua quả khế cho tơi ra, rồi tách dọc thành từng múi. Làm như vậy vừa giảm độ chua, vừa để múi khế ngấm đủ các vị béo, ngọt, bùi của cá, của cà chua, thơm... cùng các gia vị khác. Cách nấu canh chua thì chắc hẳn ai cũng biết. Nồi canh chua cá trạc vừa chín tới, thơm ngon như hối thúc ta thưởng thức ngay.

Canh chua cá trạc.

Bánh hỏi cháo lòng - đặc sản chưa ăn chưa biết Quy Nhơn

Bánh hỏi cháo lòng Quy Nhơn là món ăn sẽ khiến nhiều thực khách phương xa bất ngờ bởi hương vị vừa quen vừa lạ.

Nhắc đến các món ngon đặc sản Bình Định không thể không nhắc đến món bánh hỏi cháo lòng trứ danh. Bánh hỏi cháo lòng, hay bánh hỏi lòng heo là món ăn sáng được người dân Quy Nhơn ưa chuộng, cũng khiến không ít khách du lịch tò mò về hương vị. Thậm chí, nhiều người dân địa phương còn nói vui rằng chưa ăn bánh hỏi cháo lòng chứng tỏ chưa đặt chân đến vùng biển Quy Nhơn xinh đẹp.

Bánh hỏi cháo lòng thực tế là sự kết hợp của bánh hỏi và cháo, ăn kèm với lòng heo. Một suất ăn sẽ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa thập cẩm lòng heo luộc và một bát cháo nóng hổi. Với một phần ăn như vậy du khách đã có một bữa sáng ấm bụng
.

Món ăn vừa quen cũng lại vừa lạ. Ảnh: Bánh hỏi cháo lòng Hồng Thanh

Kỳ thú bãi Đá Nhảy

Bãi biển Đá Nhảy với bãi tắm nguyên sơ cùng những hang động hình thù kỳ lạ nằm xen kẽ là các bãi đá có hình dáng kỳ lạ vẫn luôn là một điểm du lich hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình. Đến đây, du khách không chỉ được thả mình vào làn nước trong xanh mà có thể tham gia rất nhiều loại hình giải trí vận động như chèo thuyền, leo núi, dạo chơi trong rừng dương...


Nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 30 km, du khách có thể chạy dọc theo quốc lộc 1A hướng về đèo Lý Hòa. Khi đến chân đèo, ngay sát bãi biển một quần thể núi đá độc đáo sẽ hiện ra trước mắt, đó chính là điểm du lịch nổi tiếng biển Đá Nhảy.

13 thg 9, 2023

Độc đáo kiến trúc Đàn Thiện Phù Tải

Đàn Thiện Phù Tải, xã Thanh Giang (Thanh Miện) được xây dựng vào năm 1906 mang đậm kiến trúc truyền thống thời Nguyễn. Đây là di tích có kiến trúc khá độc đáo và đồng bộ từ toà tiền tế, trung từ đến hậu cung.

Đàn Thiện Phù Tải nằm trên mảnh đất cao ráo rộng khoảng 500 m². Đàn được xây trên phần mộ tập thể của người dân thôn Phù Tải với mục đích làm nơi thờ cúng, tụng kinh cầu siêu cho người đã mất và khuyên răn con người tích đức, hành thiện

Cỗ chay xứ Huế

Nhắc đến ẩm thực Huế, ngoài sự nổi tiếng của ẩm thực đường phố, ẩm thực cung đình thì không thể không nói đến ẩm thực chay, một nét văn hóa đặc sắc và cũng đặc biệt của vùng đất chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo.

Mâm cỗ chay xứ Huế được chế biến và bài trí công phu, đẹp mắt với nhiều món ngon hấp dẫn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam