31 thg 10, 2017

Tận hưởng cảm giác phượt đến cùng đỉnh núi Chứa Chan

Vì Chứa Chan là cung ngắn, có thể đi về trong ngày mà nhiều người đã bỏ qua rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại đây. 

Cựa mình, thấy người đau ê ẩm, 2 chân mỏi rã rời, mắt nhắm mắt mở quơ tay tìm chiếc điện thoại tôi bỗng giật mình vì chạm phải thứ gì đó mát lạnh.

Ngồi bật giậy, vội vã kéo roẹt một đường khóa thật dài trên tấm lều, một cơn gió buốt lạnh phả vào mặt, một đám sương trắng xóa cũng ùa theo sau. Thì ra cả đêm qua, chúng vởn quanh chiếc lều làm ướt đẫm cả bề mặt chỉ chực chờ chúng tôi thức giấc và đón lấy. 

Đêm trên đỉnh Chứa Chan. 

Bốn món xôi vỉa hè của người Hà Nội

Gần như góc phố nào tại Hà Nội cũng có một thúng xôi đông khách, bán từ 6h đến 9h là hết hàng, với mức giá từ 10.000 đồng. 

Xôi xéo 

Thủ đô có không ít những món ngon nhưng hương vị của một gói xôi trên phố vẫn được lòng nhiều người bởi sự tiện lợi và chắc bụng.

Đến làng Vạn Phúc xem quy trình sản xuất lụa công phu như thế nào

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ bao đời nay. Theo các tiểu thương ở làng lụa, khách đến mua hàng ít hơn nhiều so với trong phố cổ.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ đã bao đời nay, được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. 

30 thg 10, 2017

Chùa Miểng Sành - quận 8

Ở Đà Lạt có chùa Ve Chai, ở Sóc Trăng có chùa Chén Kiểu, còn ở Sài Gòn thì có chùa Miểng Sành. Tất nhiên đó không phải là tên chính thức mà là dân gian tự đặt, dựa trên đặc điểm của những ngôi chùa này: kiến trúc trong chùa được tạo nên bằng cách ốp các miểng chai, sành, sứ... tạo nên nét mỹ thuật độc đáo.

Chùa Miểng Sành chính tên là An Phú, tọa lạc tại đường Phạm Hùng, phường 10, quận 8, gần cầu Nguyễn Tri Phương. Đây là một ngôi chùa cổ, theo tư liệu [1] chùa được tạo lập năm 1847, đến nay là 170 năm.

Một ngôi chùa cổ, mang cái tên mộc mạc là Miểng Sành, tọa lạc tại một quận vùng ven - với những ý niệm ấy, bạn sẽ hình dung ra trong đầu một ngôi chùa đơn sơ, thanh tịnh. Thế rồi khi đến nơi, bạn sẽ... bị choáng, bởi vì ngôi chùa quá bề thế. Bước vào trong, bạn sẽ... choáng thêm lần nữa, vì ngôi chùa quá lộng lẫy.

Cổng chùa

Lung linh Hòn Yến

Hòn Yến - thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa (huyện Tuy An) là một quần thể gồm các hòn đảo nhỏ nằm gần bờ, các bãi cát, gành đá với muôn ngàn viên đá tròn lớn, nhỏ nằm xen kẽ với san hô. Ngày biển cạn, nước biển lùi ra xa, lộ ra một bãi đá rộng có thể lội từ trong bờ ra tận Hòn Đụn và Hòn Yến. 

Hòn Yến có hình chóp vung, được cấu tạo bởi các khối đá bazan hình trụ hoặc hình lục giác ghép liền nhau nhỏ dần từ dưới lên. Hòn Đụn có cấu tạo của một khối đá màu đỏ núi lửa. Sóng vỗ quanh năm đã khiến cho khối đá bị xâm thực nhiều chỗ, tạo nên những hang, những lõm có hình dáng độc đáo. Dưới chân Hòn Đụn, nước biển luồn sâu vào bên trong, chuyển động theo triều lên xuống tạo nên những âm thanh nghe óc ách, óc ách… Các loài hải sản quần tụ nơi đây rất đa dạng. Phong phú nhất là các loài san hô. Không cần phải lên thuyền hoặc lên tàu đáy kính, ngày biển cạn, du khách có thể đứng trên gành hoặc thỏa thích lội xuống nước ngắm san hô và thò tay bắt những chú cá con tung tăng lội trong những hốc nước nhỏ. 

Cái Chiên - Điểm phượt lý tưởng

Cái Chiên là xã đảo duy nhất của huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện 15km. Mùa hè đến, trong khi nhiều du khách thích tìm đến Cô Tô để giải nhiệt thì gần đây Cái Chiên đã và đang nổi lên là điểm đến dành cho những người thích sự bình yên. Đặc biệt, Cái Chiên rất thuận lợi cho cung đường khám phá miền Đông Quảng Ninh từ Bình Liêu xuống hay trên đường từ Hạ Long ra Móng Cái, nhất là các nhóm trẻ ưa thích du lịch phượt.

Bãi tắm Đầu Rồng hoang sơ, sạch sẽ. 

Bình Liêu mùa thu

Đến Bình Liêu vào mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, nhưng đến Bình Liêu vào mùa thu, bạn không thể bỏ qua những ruộng lúa bậc thang, những đồi cỏ lau bao la mềm mại. Nhìn từ trên cao xuống cả một vùng rợp trắng muốt phủ kín tầm mắt. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua là cả đám cỏ lau xào xạc, đu đưa theo chiều gió.

Đồi cỏ lau là nơi thu hút khá nhiều du khách. 

Lên núi Bảo Đài, nghe tiếng thông reo…

Am Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, TX Đông Triều - nơi đệ nhất Tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử nhập niết bàn, từ nhiều năm nay đã trở thành nơi bước chân phật tử và du khách hướng về. Đến đây, ai cũng muốn tìm cho mình sự tĩnh tâm, thư thái...

Khu Thông Đàn là điểm dừng chân của du khách trên đường hành hương lên am Ngọa Vân 

Vào những ngày đầu mùa thu này, du khách thường lựa chọn lên Ngọa Vân bằng cáp treo 1 chiều, sau đó đi bộ theo con đường mà Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông xưa đã đi theo dọc suối phủ Am Trà để đến 1 địa danh nằm ở lưng núi có tên Thông Đàn.

Mối thâm thù giữa các gia tộc vua Mèo

Ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.

Phần mộ của vua Mèo Vương Chí Sình tại Đồng Văn, Hà Giang.

Vua Mèo Mèo Vạc và nỗi đau của người bại trận

Bấy lâu nay, khi nhắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều người chỉ biết đến giai thoại của vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình, những con người đã trở thành huyền thoại của vùng đất này. Chính những câu chuyện đó đã làm cho cao nguyên đá càng trở nên mê hoặc lòng người. Nhưng ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của "vua Mèo"

Được ví như “báu vật” giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe nét đẹp giữa núi rừng Tây Bắc. Cách đây 90 năm, chủ nhân căn nhà đã phải bỏ ra 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương để xây dựng, tương đương 150 tỷ đồng.

Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, Khu dinh thự Vương Chí Sình nằm ở thung lũng Sà Phìn là một công trình kiến trúc tinh xảo, độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Người dân Hà Giang vẫn quen gọi địa danh này với cái tên: Nhà Vương.

Từ cậu bé mồ côi đến vị Vua Mèo cai trị 7 vạn dân

Lịch sử của người Mông Đồng Văn là lịch sử của một cuộc thiên di lớn nhất trong lịch sử dân tộc Mông. Là lịch sử của vị thủ lĩnh người Mông đã đứng lên chống Pháp. Lịch sử của vị Vua Mèo với những câu chuyện đã thành huyền thoại.

Dinh vua Mèo. Ảnh: Dân trí

Cuộc thiên di của người Mông Đồng Văn
Nếu lên Sơn La, Điện Biên, không thể thiếu câu chuyện về vua Thái Đèo Văn Long, lên Lào Cai, không thể không nghe kể về vua Mèo Hoàng A Tưởng; lên Hà Giang, nhất định phải biết về cha con Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình.

29 thg 10, 2017

Muồng vàng Gia Lai

Ai đã từng sống ở Gia Lai mới biết nơi này thật đẹp. Gia Lai-quê hương thứ hai của tôi suốt bốn năm đại học. Với tôi, Phố núi ấy có sức hấp dẫn, quyến rũ đến lạ thường. 

Đến với Gia Lai, không chỉ để thưởng thức cà phê Phố núi với hương thơm dịu đắng, không chỉ ngắm Biển Hồ-đôi mắt Pleiku xinh đẹp và thơ mộng. Cái nắng, cái gió vùng đất Tây Nguyên đã cộng hưởng để làm nên sắc vàng của dã quỳ và đặc biệt là hoa muồng sang thu khiến bất kỳ ai cũng ngỡ ngàng, mê đắm. Chính sắc hoa muồng vàng đã tạo nên nét chấm phá đặc trưng riêng cho Gia Lai và cũng chính mảnh đất bazan ấy đã là đất lành cho những loài hoa rực rỡ như muồng vàng nương mình khoe sắc.


Những cây muồng vàng mọc quanh đồi chè Bàu Cạn luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: internet 

Thăm địa đạo Gò Thì Thùng

Những ngày tháng 7 này, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh hành hương về Di tích lịch sử quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An). 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Tỉnh ủy Phú Yên quyết định đào địa đạo tại gò Thì Thùng. Khởi công ngày 10/5/1964 và đến tháng 8/1965 thì công trình hoàn thành với tổng chiều dài 1.948m, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác làm đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống giao thông hào chằng chịt chạy ngang dọc. Khi có địch, ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống địa đạo nên địch càng hoang mang. Hệ thống địa đạo này đã góp phần làm nên nhiều chiến công lịch sử.

Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (tỉnh Quảng Trị), gò Thì Thùng là một trong ba địa đạo lớn ở nước ta, đang trở thành điểm tham quan của nhiều người khi đến vùng đất Phú Yên. 

Đông đảo học sinh vào tham quan địa đạo 

Núi A Man - Nơi có khu mộ cổ lớn nhất nước

Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (tập 3, trang 66) có đề cập rằng: “So với các tỉnh khác, Phú Yên có phong tục và cách thức chôn cất người chết, làm mộ xây vôi, hơi khác (với những nơi khác)…”.

Nhà báo Phan Thanh Bình, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Yên (bìa phải), giới thiệu 4 dạng mộ cổ với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Tấn Việt (thứ 2 từ trái sang), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Quang (trái) và đại diện những người phát tâm lập đàn tràng, tu tảo những ngôi mộ cổ - Ảnh: MINH KÝ 

Phú Hòa - Biến đổi địa danh trong lịch sử

Một góc huyện lỵ Phú Hòa - Ảnh: MINH KÝ

Ngày 31/1/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 15/2002/NĐ-CP chia TX Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là TX Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Đến thời điểm này, địa danh Phú Hòa chính thức có tên trên bản đồ Tổ quốc nhưng trước đó nhiều thế kỷ, vùng đất Phú Hòa đã có lịch sử hình thành và phát triển với những tên gọi khác nhau.

Dốc Lã - Cảng xưa

Cảng Dốc Lã thuộc thôn Tiền Thắng, xã Bảo Khê. Năm 2004, xã Bảo Khê từ huyện Kim Động sáp nhập vào thị xã Hưng Yên nay là thành phố Hưng Yên. 

Địa danh Dốc Lã có từ lâu đời, cái tên đó đã in sâu vào trí nhớ của nhiều người, tồn tại theo thời gian, chảy trôi theo dòng lịch sử: Theo lịch sử Đảng bộ huyện Kim Động, có ghi: “Ngày 30.7.1954, Pháp rút quân khỏi bốt Dốc Lã”. Đây là một bốt lớn, thường xuyên có 200 quân đồn trú. Bốt nằm án ngữ cạnh sông Hồng, giáp quốc lộ 39A, đoạn lên dốc gọi là Dốc Lã - một vị trí quân sự trọng yếu của địch. Năm 1956 – 1957, thực hiện chủ trương hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh đã chọn chân đê bốt Dốc Lã (mé bờ sông) làm bến xếp dỡ hàng hoá. Vào những năm 1960 -1962 chính thức thành lập cảng Dốc Lã trên cơ sở bến xếp dỡ cũ, với diện tích gần 2 ha thôn Tiền Thắng và một phần diện tích làng Phượng Lâu (xã Ngọc Thanh). Đoạn sông Hồng qua cảng là đoạn sông khá rộng, nước sâu nên người ta còn gọi là cảng sông Cái. Bến sông nơi đây thẳng đứng nên nhiều tàu thuyền trọng tải cỡ lớn cập bến dễ dàng. Từ mạn tàu lên bờ chỉ cần lao qua tấm ván gỗ dài vài sải tay là người lên xuống bốc dỡ thuận tiện và an toàn. Tính đến tháng 3.1964 các Ty Giao thông, Thuỷ lợi và Thương nghiệp tỉnh Hưng Yên đều đã có kho hàng tại cảng Dốc Lã. 


Trang trại trên đất cảng xưa Ảnh: Nguyễn Thanh 

28 thg 10, 2017

Cận cảnh The Reverie Saigon-Top 5 khách sạn tốt nhất thế giới

The Reverie Saigon là khách sạn duy nhất ở Việt Nam vinh dự nằm trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp sang trọng của khách sạn này nhé!

Khách sạn The Reverie Saigon - thành viên Tổ chức các Khách sạn Hàng đầu Thế giới (The Leading Hotels of the World) - vừa được Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler danh tiếng thế giới vinh danh ở vị trí thứ tư trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới.

Đây là kết quả được công bố từ cuộc khảo sát hơn 300.000 độc giả cho giải thưởng thường niên do người đọc bình chọn Readers Choice Awards.

Khách sạn Reverie Saigon là thương hiệu khách sạn cao cấp mới, tọa lạc trên đại lộ đẹp nhất trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Theo phong cách Âu Châu cổ điển, khách sạn The Reverie Saigon cung cấp hệ thống phòng lưu trú, phòng suites, căn hộ dịch vụ và các nhà hàng đẳng cấp nằm trong tòa cao ốc Times Square Việt Nam.


Cửa Vạn - 1 trong 16 làng cổ đẹp nhất thế giới

Là 1 trong 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới do trang du lịch Journeyetc.com bình chọn, làng chài Cửa Vạn (Quảng Ninh) đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống tại làng chài.

Làng chài Cửa Vạn nằm trên vịnh Hạ Long có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Võng. Ở đây, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian yên ả, thanh bình, được ngắm khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tìm hiểu đời sống văn hóa của ngư dân mà còn được những người dân làng chài trực tiếp chỉ dẫn cách chèo thuyền, giăng lưới, thả câu bắt tôm cá... Những người dân làng chài chất phác, giản dị nhưng hết sức nhiệt tình, mến khách cũng là một trong những điều mà du khách đánh giá cao khi tới đây du lịch.

Những món quà quê Quảng Ngãi

Vùng đất Quảng Ngãi nghèo khó nhưng có nhiều sản vật thơm ngon, giản dị mà đậm đà như chính con người nơi đây.

Cá bống sông Trà


Cá bống sông Trà là đặc sản nổi bật nhất ở xứ Quảng, thậm chí còn lan xa ra các vùng lân cận. Sông Trà Khúc thân thuộc trong đời sống người dân mảnh đất Quảng Ngãi, cũng từ dòng sông này đã cho ra đời một loại sản vật tự nhiên, nức danh tiếng xa gần là cá bống. Có lẽ nhắc đến Quảng Ngãi là phải nhắc tới những nồi cá bống kho tiêu nóng hổi ăn tại các nhà hàng hay loại cá bống đóng hộp dùng làm quà gửi đi muôn phương. Cá bống thân hình nhỏ, thịt cá dai dai và mằn mặn, nhà nào đơn giản ăn với cơm trắng nóng hổi cũng đủ ngon còn không, có thể dùng làm mồi nhậu cho cánh đàn ông cũng tuyệt vời.

Kỳ mộc chốn rừng xanh Sơn Trà

Sở hữu một kích thước đồ sộ, tán lá sum suê, hình thù kì lạ cộng với tuổi đời lên đến gần nghìn năm, cây đa cổ thụ trên bán đảo Sơn Trà được xếp vào hàng “kỳ mộc”, xứng danh là “báu vật xanh” của lá phổi xanh Đà Nẵng.

Du khách đến với bán đảo Sơn Trà không chỉ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp đầy quyến rũ của loài voọc chà vá chân nâu quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, hay vẻ hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh trải dài ra tận biển, mà còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ hiếm có của cây đa cổ thụ gần nghìn năm tuổi.

Đến khu vực Tiểu khu 63 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nằm ở độ cao chừng 700m so với mực nước biển, nhìn từ xa bóng cây đa cổ thụ như một chiếc ô xanh khổng lô vươn ra che kín cả một vùng. Càng đến gần, người ta càng không khỏi choáng ngợp trước vẻ to lớn, um tùm của nó.

Theo các nhà khoa học, cây đa Sơn Trà có tên là “đa núi cao”, thuộc họ dâu tằm, có tuổi đời khoảng hơn 800 tuổi, cao chừng 22m, chu vi thân chính và cụm thân phụ lên đến gần 100m.

Đường lên cây đa cổ thụ đi len lỏi qua những cánh rừng nguyên sinh xanh mát của bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hòa

Tiến sĩ Nguyễn Cấu

Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu. 

Rêu phong, cổ kính, gần 500 tuổi, nhưng Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu, ngự ở xóm Phong Niên, xã Tân Hương (T.X Phổ Yên) luôn tươi mới bởi hằng ngày cháu, con dòng họ Nguyễn, và nhân dân thập phương về hương khói phụng thờ. 

Tiến sĩ Nguyễn Cấu có tên tự là Phúc Trung, sinh năm 1442, tại làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là xóm Thanh Xuân, phường Đồng Tiến (T.X Phổ Yên). Năm 21 tuổi (1463) cụ đỗ Tiến sĩ (Tên của cụ được khắc trên bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội). Sau khi vinh quy bái tổ, cụ được triều đình bổ nhiệm làm quan, được Vua Lê Thánh Tông ban tặng tên Cấu (Nguyễn Cấu). 

Đồn Đình Cả - Nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học


Địa điểm di tích đồn Đình Cả thuộc xóm Tiền Phong, thị trấn Đình Cả, là một trong những di tích lịch sử quan trọng gắn với giai đoạn tiền khởi nghĩa và cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai. Di tích này chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học.

Theo các tài liệu lịch sử, đồn Đình Cả được thực dân Pháp cho xây dựng năm 1914 sau khi chiếm được Võ Nhai, nhằm kiểm soát và trấn áp phong trào cách mạng ở địa phương. Đồn được xây dựng khá kiên cố trên một ngọn đồi cao, với các lô cốt bằng đá vôi và bê tông, kết nối với nhau bởi hệ thống giao thông hào. Lực lượng địch đóng tại đây gồm 2 trung đội lính khố xanh dưới sự chỉ huy của tên Đồn trưởng người Pháp, được trang bị các loại súng máy, súng trường. Đây là đồn mạnh nhất và có vị trí trọng yếu của địch ở Võ Nhai, từ đây chúng có thể khống chế toàn bộ phố Đình Cả và tuyến đường từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn. 

Đền Đình Cả - di tích lịch sử cấp tỉnh Thái Nguyên


Theo lý lịch di tích và lời kể của các nhân chứng, Đình – Đền Đình Cả được xây dựng vào năm 1920 thờ Hùng Vương, Đức thánh Trần Hưng Đạo, thần Cao Sơn Quý Minh và Tứ phủ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, từ năm 1947 đến 1949, khuôn viên Đình – Đền là nơi đóng quân của một bộ phận thuộc Nhà máy Quân giới A3.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, nhân dân trong vùng phải sơ tán đi nhiều nơi, Đình – Đền không được quan tâm tu bổ, không có người trông coi nên bị xuống cấp nặng, một số tài liệu, hiện vật bị thất tán. Sau này, khu đất thuộc khuôn viên Đình – Đền được sử dụng làm trụ sở Hợp tác xã Mua bán huyện Võ Nhai, làm trụ sở UBND thị trấn Đình Cả từ 1991 đến 1993.

Một mái chùa mang hùng thiêng sông núi

Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chùa Thịnh Đán. 

Đứng bên dòng sông Công, vẳng nghe tiếng mõ rơi vào chiều tím, lòng cảm hoài về một miền xa ngái đã đi qua bao đời kiếp con người, nhưng có gì đó gần gụi, thương mến mà thiêng liêng. Tiếng mõ chùa đã làm tôi ngẩn ngơ, nghĩ suy và chợt nhận ra ở nơi này, có một mái chùa che chở bao đức tin con người, và là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lựa chọn làm điểm tập kết khi đưa quân chủ lực từ Cây đa Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang) sang giải phóng T.X Thái Nguyên (ngày 16-8-1945). 

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của Suối Đá Long Mỹ

Ẩn mình giữa ngọn núi Hàm Rồng, Suối Đá Long Mỹ thuộc thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn là một thắng cảnh còn lắm hoang sơ, nhưng cũng lắm mỹ miều trong mắt lữ khách khi đến nơi này.
Cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 18km về phía Tây Nam, dọc theo QL1 hướng đèo Cù Mông, gặp đèn đỏ ngã tư Long Mỹ (dưới chân dốc Ông Phật), rẽ phải đi Long Mỹ. Theo đường bê tông, đi qua khỏi KCN Long Mỹ khoảng 3km, gặp ngã 3 rẽ trái vào Hồ Long Mỹ. Sau đó bạn sẽ lên hồ để vào Suối Đá.

26 thg 10, 2017

Có gì đặc biệt ở phiên chợ trăm năm nón lá làng Chuông

Nghề làm nón được truyền qua nhiều thế hệ trong làng. Hầu hết những cô gái làng Chuông đều thành thạo làm nón ngay từ khi lên 8 lên 10. (Ảnh: Thạch Thảo) 

Làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) được biết đến với truyền thống làm nón hàng trăm năm nay. Phiên chợ nón đầu tiên được mở vào ngày mồng 4 âm lịch hàng tháng mang lại không khí đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt. 

Thưởng thức chả cá Phan Thiết

Chả cá ở mỗi vùng miền đều có hương vị riêng, nhưng đặc sắc và lạ miệng hơn cả là chả cá Phan Thiết. Thực khách đã một lần thưởng thức đều ngất ngây với hương vị mặn mòi của biển, chính vì vậy mà món chả cá nơi đây trở thành đặc sản gắn liền với tên tuổi của miền cát nhiều nắng và gió.

Chả cá Phan Thiết thường có hai loại là chiên và hấp. Chả cá chiên thơm lừng, có vị ngon và béo. Còn chả cá hấp ngọt đậm, hương vị mặn mà khó quên. Sở dĩ chả cá Phan Thiết trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích là bởi nguyên liệu để làm chả cá được người dân nơi đây lựa chọn từ những con cá biển tươi ngon nhất. Độ ngọt và tươi của cá đã khiến món chả vừa lạ miệng lại rất ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, chả cá của Phan Thiết luôn đảm bảo không có chất bảo quản, không chứa hàn the hay các phụ gia có hại cho sức khỏe. 

Cận cảnh những cây cầu nối trung tâm Hà Nội với các quận, huyện

Hà Nội có những cây cầu đã trở thành biểu tượng, có những cây cầu hiện đại mới xây, định hình giao thông, mở thêm hướng phát triển các khu đô thị mới.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 hoàn thành.

25 thg 10, 2017

Nét văn hóa thuần Việt trong không gian Seahorse

Sau hơn 20 năm trở thành “thủ đô resort”, hình ảnh cây dừa cùng nhiều giá trị văn hóa thuần Việt qua từng nếp nhà, cỏ cây hoa lá, khung cảnh quê mùa hương đồng gió nội vẫn được tái hiện gần như nguyên vẹn trong không gian của Seahorse Resort & Spa (Seahorse), nằm ngay trung tâm trung tâm Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Khung cảnh bình yên mang đậm những nét văn hóa của một làng quê thuần Việt, gợi cảm giác thân thuộc cho du khách ngay từ khi vừa đặt chân vào Seahorse. Hơn cả là sự thân thiện, mến khách của đội ngũ nhân viên trong Seahorse cũng như tấm lòng hiếu khách của người Việt - luôn mở lòng, chào đón du khách từ khắp nơi đến, khám phá văn hóa và tìm hiểu tâm hồn Việt. Ông Trần Anh Thi, Tổng Giám đốc Điều hành Seahorse chia sẻ: “Chúng tôi làm du lịch thực tế là kinh doanh lòng mến khách với mong muốn du khách luôn có được sự hài lòng nhất qua từng giấc ngủ ngon, hay bữa ăn ngon và tận hưởng những giá trị khi đi nghỉ với cái nắng, cái gió hiền hòa mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển nhiệt đới tại Mũi Né”.

Bí mật về chóp inox đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam

Sau 5 năm, chiếc chóp inox đánh dấu cực Đông trên đất liền, là Khánh Hòa, đã được thay thế bằng chóp đá hoa cương to lớn hơn. 

Đến với bán đảo hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, du khách sẽ có cơ hội đặt chân tới điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam.

Chóp Mũi Đôi mới được xây dựng trên tảng đá gần vị trí chóp cũ. Ảnh: Phan Hung Thi. 

Bánh bèo, món ăn phải thử khi đến Huế

Huế có vô số loại bánh lấy lòng thực khách, một trong số đó là bánh bèo bán theo mẹt 10-12 chiếc. 

Bánh bèo là món ăn chơi không chỉ được người Huế yêu thích mà rất nhiều du khách đến đây cũng muốn nếm thử ít nhất một lần. Bánh có mặt từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn bình dân. 

23 thg 10, 2017

Ăn quà vặt ở chợ đêm Phú Quốc

Tui ít khi đi chợ, lại càng ít ăn quà vặt, nên khi đi chợ đêm ăn quà vặt thì thấy cái gì cũng lạ, cũng hay. Vậy nên tui kể lại đây, ai đã từng ăn quà vặt nhiều, thấy đây là những chuyện quá bình thường thì cũng xin thông cảm nghen, đừng trách: Có vậy mà cũng kể!

Vừa bước chân vô đầu chợ đêm Phú Quốc ở đường Bạch Đằng là đã được các cô nàng, anh chàng áo đỏ mời ăn đậu phộng rồi. Đậu phộng Chouchou! Đây là đậu phộng rang, tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau.


Dấu ấn chùa Hang, nơi đầu tiên Đạo Phật du nhập vào nước ta

Chùa Hang hay còn gọi là Cốc Tự (khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn.

Chùa Hang Đồ Sơn vốn là một hang đá núi, nơi đây là một chứng tích quý giá liên hệ đến buổi đầu đạo Phật du nhập vào nước ta.

Theo truyền ngôn, một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa này. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

Chùa Hang được xây dựng từ trước Công nguyên, trước thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng.

Choáng váng Sa Pa

Sa Pa đang thay đổi từng ngày, điều đó là cần thiết nhưng đó là một sự thay đổi méo mó và "ăn" vào môi trường thật đáng ngại.

Những tổ hợp khách sạn mọc lên giữa trung tâm thị trấn Sa Pa, tiếng ồn cũng như rác thải xây dựng là điểm trừ với du lịch Sa Pa lúc này - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lần đầu tiên tôi đến Sa Pa vào năm 2012, chỉ mới 6 năm thôi nhưng Sa Pa bây giờ khác quá. Đi tìm sự tĩnh mịch, sạch sẽ và lãng mạn đã là chuyện của ngày xưa.

Sa Pa giờ đây là một đại công trường lớn, với vật liệu xây dựng ngổn ngang, với những quả đồi bị băm nát để làm nơi nghỉ dưỡng và những đứa trẻ người địa phương "bu" lấy những vị khách du lịch nước ngoài và không đoái hoài tới sự khó chịu của họ.

22 thg 10, 2017

Ai tới đình Bình Đông?

Bến Bình Đông mang tên ấy vì nó thuộc một thôn ngày xưa tên Bình Đông. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, thôn Bình Đông thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đã có thôn Bình Đông, tất có đình Bình Đông. 

Đình Bình Đông nằm ở thôn Bình Đông, nhưng không nhất thiết phải nằm ở bến Bình Đông. Ngôi đình này tọa lạc tại phường 7, quận 8, trên một cù lao nhỏ mang tên cù lao Bà Tàng, muốn đến đây phải đi đò.

Về đồng ăn sen

Ở miền Tây Nam bộ, sen mọc rất nhiều ở vùng trũng Đồng Tháp Mười đến độ được coi như là thực vật đặc trưng: Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười (ca dao). Nhiều thành phần của sen có mặt trong ẩm thực dân gian vùng đất này.

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non

Cung đường trekking dưới nắng vàng ở Đồng Nai

Trekking kiểu nhẹ nhàng ngang qua đồng lúa vàng rực hay con đường quanh co ở bìa rừng Nam Cát Tiên là một trải nghiệm thú vị.

Cách Sài Gòn khoảng 160 km về phía đông, để khám phá hết rừng Nam Cát Tiên với diện tích hơn 720 km² thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai - Bình Phước - Lâm Đồng, bạn phải đi theo kiểm lâm và tốn đến vài ngày vào sâu trong rừng. Tuy nhiên, nếu thời gian eo hẹp thì chỉ cần một hoặc hai ngày cuối tuần, bạn cũng có những trải nghiệm khó quên.

Làng cốm Mễ Trì

Với sản vật cốm non xanh mướt, thơm nồng, làng cốm Mễ Trì đã từng được cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm tháng 5/2016. 

Bên cạnh làng cốm Vòng nổi tiếng, món ăn đặc trưng của mùa thu này còn xuất hiện ở Làng Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) với tuổi thọ hơn 100 năm nay. 

Dọc dài đêm sông Hậu ngắm Tây Đô

Đêm sông Hậu, du khách vừa lênh đênh sông nước, vừa được thưởng thức những câu hò, điệu lý, những câu vọng cổ đậm chất Nam Bộ...

Từ khu vực bến Ninh Kiều, du khách có thể ngắm rất rõ vẻ đẹp của sông Hậu với cầu Cần Thơ  nhìn xa như một con rồng uốn khúc

Cổ kính Hoành Sơn quan

Ít ai biết, trên dãy đèo Ngang phân định ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, nay vẫn tồn tại Hoành Sơn quan cổ kính. Ngày xưa, khách bộ hành trên đường thiên lý bắc - nam phải qua cổng này.

Một góc Hoành Sơn quan. ẢNH: T.Q.N

Đèo Ngang cách TX.Ba Đồn tầm 24 km và cách TP.Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình 80 km. Sử sách còn ghi, năm 1833 vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn quan trên đỉnh đèo Ngang, cửa cao 4 m, hai bên có thành dài 30 m, ở trên cổng đắp nổi ba chữ “Hoành Sơn quan”.

21 thg 10, 2017

Ai qua bến Bình Đông?

Năm 1776, 1777, quân Tây Sơn tàn phá Cù lao Phố (Biên Hòa) - nơi phố thị sầm uất bậc nhất miền Nam thuở ấy - người Hoa đang kinh doanh, sinh sống tại đây chạy về vùng Chợ Lớn gầy dựng lại cơ nghiệp. Cộng đồng người Hoa đã gầy dựng bến Bình Đông dọc theo hai bờ kinh Tàu Hũ thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam, kết hợp các nhà máy xay lúa - vựa lúa gạo - bến bãi. Bến Bình Đông trở thành một nơi tấp nập "trên bến, dưới thuyền", là nơi mua bán, xay xát và xuất khẩu lúa gạo quan trọng bậc nhất của Sài Gòn - Chợ Lớn.

Bến Bình Đông 2017

Tuyệt vời món chả rươi ngày lạnh trời

Bao giờ cũng vậy, hễ cứ tới những ngày lạnh trời của cữ cuối thu chuẩn bị bước sang đầu đông là tiếng rao của những người bán con rươi tươi lại cất lên rộn ràng. 

Tại các thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa... rươi tươi được bán dạo khá nhiều, ngoài ra còn có không ít các cửa hiệu kinh doanh cá, hải sản cũng kiêm luôn việc bán rươi!

Với miền Nam thì sẽ không nhiều người tường tận con rươi cũng như thưởng thức món chả rươi, nhưng với những người miền Bắc, nhất là những cư dân thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng thì hầu như ai cũng không còn lạ lẫm với con rươi cũng như thường xuyên ăn món chả rươi rán thơm lừng, tuyệt ngon.

Món chả rươi vàng rượm quá ngon mắt. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp

Mê mẩn Xím Vàng

Đến mùa lúa chín năm nay, chúng tôi tìm đến và khám phá vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La), một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. 

Vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) 

Người Mông ở Xím Vàng nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nói chung chỉ trồng được một vụ lúa trên thửa ruộng bậc thang từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Đến Xím Vàng vào thời điểm này, chúng tôi tha hồ ngắm sắc vàng bạt ngàn và chụp ảnh thỏa thích.

Phố Hiến ở đâu, hiện nay còn gì?

Xưa người ta thường nói: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” nhưng nay Phố Hiến (Hưng Yên) lại chẳng đứng sau đất Kinh Kỳ. Tất cả chỉ còn trong ký ức của một thời “vang bóng". 

Phố Hiến nằm ở trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nối liền với Hà Nam, Thái Bình. Từ thủ đô Hà Nội xuôi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39A, qua những cánh đồng ngô, rặng nhãn ngút ngàn, qua hồ sen ngan ngát hương ta về với Phố Hiến, nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa tự ngàn đời. 

Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng

Cách thác Bản Giốc 3 km, động Ngườm Ngao thu hút du khách với khối thạch nhũ nhiều hình dáng, trong đó nổi bật nhất là hoa sen úp ngược. 

Động Ngườm Ngao nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Đường vào động hiện được cải tạo cho xe đỗ gần nhất, khách đi bộ chỉ vài trăm mét là vào cửa động. Cửa vào có tên gọi Ngườm Lồm (hang gió). Tại đây, du khách có thể cảm nhận luồng gió mát lạnh từ bên trong động thổi ra. 

20 thg 10, 2017

Cột cờ Lũng Cú và cực Bắc Việt Nam

Các tour du lịch thường đưa khách đến tham quan cột cờ Lũng Cú và giới thiệu rằng đây là cực Bắc Việt Nam. Thật ra, chỉ cần coi bản đồ Google cũng có thể thấy ngay đây chưa phải là cực Bắc, mà còn cách cái mũ nhọn trên đỉnh bản đồ... một lóng tay. Trên thực địa cái lóng tay ấy dài khoảng 2 km! Các phượt thủ xác định rằng điểm cực Bắc (đỉnh nhọn trên bản đồ) là nơi dòng sông Nho Quế từ Trung quốc chảy vào Việt Nam.

Cá lóc nướng chấm mắm me ở An Giang

Thịt cá tươi ngon rưới mỡ hành hòa với vị chua chua ngọt ngọt của mắm me luôn níu chân khách du lịch.

Tiền thân chính là cá lóc nướng trui trứ danh của miền Tây Nam Bộ. Sau này, thay vì nướng cá dưới lửa rơm, người ta sử dụng bếp than cho nhanh. Cách chế biến siêu đơn giản. Cá chỉ việc làm sạch nhớt, không làm ruột, sau đó xiên một chiếc đũa (hoặc que tre), nướng trên bếp than hồng cho đến khi lớp vảy cháy xém là được. Tuy nhiên phải canh thật khéo vì nếu lửa quá to, cá chỉ cháy phần vảy còn thịt bị sống. Lửa nhỏ thì cá tanh. 

Những người phụ nữ suốt ngày cầm dao lam trên đồi chè cổ

Du khách đến đồi chè Cầu Đất (Đà Lạt) không chỉ tham quan, chụp hình mà còn được dịp tìm hiểu công việc hái chè của người dân quanh đây. 


Thuộc xã Xuân Trường (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), đồi chè Cầu Đất nằm cách trung tâm thành phố hơn 20 km về phía đông nam. Được Pháp xây dựng vào năm 1927, vùng này ở độ cao trên 1.500 mét so với mặt nước biển, do đó quanh năm có khí hậu lạnh và sương mù bao phủ. 

Nhà hát Lớn - Địa chỉ mới của du lịch Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thủ đô Hà Nội. Từ lâu, nơi đây đã là địa chỉ chuyên tổ chức những sự kiện nghệ thuật hàng đầu của cả nước. Với mục đích giúp người dân hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc và văn hóa nơi đây thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch đã phối hợp tổ chức hành trình tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội. 

Mở cửa đón khách từ ngày 6/9/2017 (vào hai ngày thứ 2 và thứ 6 hàng tuần), Nhà hát Lớn Hà Nội đã đón chào hàng ngàn lượt khách tới tham quan và thưởng thức những tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

Đến với Nhà hát Lớn Hà Nội, du khách sẽ có khoảng 90 phút để cùng nhau tìm hiểu quá trình lịch sử xây dựng Nhà hát, tham quan khu trưng bày những hiện vật gắn với Nhà hát. Trải nghiệm này giúp du khách cảm nhận rõ nhất không gian sang trọng của nơi được ví như là thánh đường của nghệ thuật.

Được xây dựng trong vòng 10 năm (1901 – 1911), Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thủ đô Hà Nội.

Nghề đan lát truyền thống của người Churu

Trong mỗi dịp liên hoan cồng chiêng hay lễ hội mừng lúa mới, trai thanh gái lịch người Churu ở Lâm Đồng lại tự tin qua từng bước nhảy bên ánh lửa rừng khi đeo trên vai những chiếc gùi truyền thống được kết nơ ngũ sắc thật ấn tượng. Đó chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm đan lát tinh xảo của người Churu do nghệ nhân nổi tiếng tài hoa ở buôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - già Ya Hiêng tạo nên.

Đã qua hơn 62 "mùa rẫy" rồi, nhưng già Ya Hiêng còn tráng kiện lắm, đôi tay ấy vẫn cứ thoăn thoắt tự làm đủ các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đan lát độc đáo.

Chúng tôi biết đến nghề đan lát truyền thống của người Churu qua các dịp lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới ở Lâm Đồng khi vùng đất này có tới 95% đồng bào Churu của Việt Nam đang sinh sống. Người Churu có truyền thống làm lúa nước, sống định canh định cư nên cần nhiều nông cụ để sinh hoạt, sản xuất và cả những vật dụng dùng trong cúng tế, hay trong các lễ hội hàng năm. Hẳn vậy mà theo già Ya Hiêng: “Nghề đan lát của người Churu mình có từ lúc nào không ai nhớ được, chỉ biết là nó đã gắn vào đời sống của bà con từ bao đời nay”.

Nguyên liệu nứa được chẻ ra thành nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo sản phẩm để đan.

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch. 

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

19 thg 10, 2017

Những cụm đường mang tên ngồ ngộ ở Sài Gòn

1.
Ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, các con đường dọc mang tên là những khái niệm như: Dân Chủ, Bác Ái, Công Lý, Thống Nhất, Đoàn Kết, Hữu Nghị, Hòa Bình. Các con đường ngang mang tên các nhà trí thức, bác học cả Việt Nam lẫn nước ngoài, như: Lê Quý Đôn, Hồng Đức (tức Lê Thánh Tôn), Einstein, Khổng Tử, Lương Khải Siêu, Tagore, Pateur, Hàn Thuyên, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến.


Nghe kể rằng theo quy hoạch Làng đại học Thủ Đức hồi cuối thập niên 1960 thì nơi đây thuộc Làng và là khu nhà ở (dạng biệt thự) cho các giảng viên đại học. Chính vì vậy, các tên đường trong khu này đầy vẻ trí thức. Bây giờ nơi đây không còn là làng đại học (mà chủ yếu là... nhà hàng, quán ăn, như ta thấy trên bản đồ) nhưng đi trên các con đường Tagore, Einstein, Bác Ái, Dân Chủ...  có cảm giác rất thú vị.

Vẫn có một Tả Van đáng yêu giữa Sapa 'thảm họa'

Khác với một trung tâm Sapa ồn ã và xô bồ, bản Tả Van may mắn vẫn còn giữ được nét bình yên vốn có. 

Những năm gần đây, với việc phát triển quá nóng ở khu trung tâm Sapa, nhiều du khách vốn thích không gian yên tĩnh, thay vì nghỉ ở trung tâm đã chuyển xuống các bản gần đó. Bản Tả Van là một trong những điểm được nhiều du khách tìm đến, may mắn vẫn giữ được sự bình dị, hiếu khách của người dân và điều đặc biệt là vẫn chưa bị "du lịch hóa" quá nhiều. Chỉ cách khoảng 8 km từ trung tâm Sapa, Tả Van như một thế giới khác, một khung cảnh bình yên với cỏ cây và hoa lá.

Không thể nhận ra một Sapa của ngày hôm nay. Bức ảnh khiến cộng đồng “hoảng hốt” khi thấy một Sapa ngổn ngang những tòa nhà cao tầng, nên nhiều du khách quyết định thay vì nghỉ chân tại trung tâm chuyển xuống các bản bên dưới để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên.