Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamNet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamNet. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 6, 2025

Ngôi chùa cổ ở Thanh Hóa có tượng Phật khắc đá nổi cao 6 mét

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6 m “độc nhất vô nhị”.

Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).

Toàn cảnh chùa Vồm bên bờ sông Mã giữa khu dân cư

Chiêm ngưỡng kiến trúc châu Âu gần 100 tuổi của nhà thờ Con Gà giữa phố Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà với diện tích khoảng 5.000 m², tồn tại gần 100 năm, mang kiến trúc cổ kính Pháp nằm giữa trung tâm TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nằm trên đường Trần Phú, trung tâm TP Đà Lạt còn được gọi là Nhà thờ Con Gà với tổng diện tích khoảng 5.000 m².

Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.

Giáo dân ‘gùi đá’ dựng nhà thờ giữa đại ngàn Tây Nguyên

Hàng nghìn giáo dân ở huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) đã góp sức gùi từng viên đá từ sông Krông Nô, suối Đạ Tông, suối Rô Men đưa về đục đẽo, chẻ ra để dựng nên nhà thờ đá Đạ Tông, một công trình tôn giáo độc đáo giữa đại ngàn Tây Nguyên.


Nhà thờ đá Đạ Tông nằm giữa xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, là nơi hành lễ chính cho hơn 10.000 giáo dân thuộc các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Long, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số như M’nông, K’Ho, Cill theo đạo Công giáo.

Mỗi sáng cuối tuần, từng dòng người lặng lẽ đi bộ từ sớm tinh mơ, mặc trang phục truyền thống, len lỏi theo lối mòn rừng núi để về làm lễ.

2.500 tấn đá nguyên khối tạc hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á

Hành lang 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh ở chùa Bái Đính được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.

Hành lang tả và hữu từ cổng Tam Quan đi vào chùa Bái Đính được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi tượng cao khoảng 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Hành lang còn được gọi là La Hán đường và có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng La Hán được đánh số chẵn một bên, số lẻ một bên.

Với hành lang này, Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.

Hành lang La Hán có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng

29 thg 6, 2025

Gác chuông cổ, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của một huyện ở Thanh Hóa

Gác chuông cổ ở chùa Trần là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đã một thời gian dài trôi qua, đến nay, gác chuông và tấm bia cổ vẫn còn đó.

Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.

Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.

Cổng vào chùa Trần

Ngôi chùa sở hữu những di sản cổ nhất, lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam và thế giới

Chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) không chỉ có kiến trúc độc đáo và khác biệt, có vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Điểm nổi bật nhất là ngôi cổ tự đã được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt này còn lưu giữ bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới.

Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.

Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499 ngày 22/12/2016. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật.

28 thg 6, 2025

Ngôi chùa Khmer xứ biển Bạc Liêu, trăm năm quay mặt về hướng Đông

Chùa Xiêm Cán ở tỉnh Bạc Liêu được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Tất cả các hạng mục trong chùa đều được xây dựng quay về hướng Đông.

Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người Khmer

Chiêm ngưỡng chính điện dát vàng ở khu di tích lịch sử Lam Kinh

Nội thất trong khu chính điện Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) được dát vàng với số lượng lớn, nơi đây hằng năm đón lượng khách lớn về thăm, chiêm bái.

Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long và lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: vừa là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; vừa là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Chính điện ở khu di tích lịch sử Lam Kinh

27 thg 6, 2025

Cách người Gié Triêng giữ lửa nghề, bất ngờ với món quà cưới thiếu là bị chê

Ở vùng núi cao Nam Giang, đồng bào Gié Triêng vẫn ngày ngày dệt nên bản sắc văn hóa riêng bằng bàn tay khéo léo và tinh thần bền bỉ - từ khung cửi mộc mạc, chiếc gùi tre... Những nghề xưa tưởng đã mờ phai, nay vẫn sống động như hơi thở bản làng.

Chúng tôi về xã Đắc Pring (huyện Nam Giang, Quảng Nam) – nơi biên giới giáp ranh với Lào, vào những ngày nắng đầu hè. Dưới tán rừng xanh, từng căn nhà sàn nép mình bên sườn núi, tiếng cửi dệt vang lên nhịp nhàng giữa trưa vắng, tạo thành giai điệu bình yên của một bản làng còn lưu giữ nguyên vẹn truyền thống.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Thanh Hóa lưu giữ nhiều dấu tích cổ

Chùa Long Cảm ở thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung (Thanh Hóa) được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, đến nay đã hàng nghìn năm, ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích cổ.

Theo sư thầy Thích Đàm Hảo, Phó trụ trì chùa Long Cảm, chùa tọa lạc trên núi Ốc Sơn thuộc thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung, được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ.

Sử sách cũ ghi lại, vào năm 1020, trên đường đi chinh phục đất phương Nam, vua Lý Thái Tổ đã cùng đoàn quân của mình đóng quân trên núi Ốc Sơn. Đêm đến nhà vua nằm mộng thấy vị thần linh ở núi hiện đến và hứa sẽ trợ lực cho nhà vua trong cuộc tiến quân này.

Toàn cảnh ngôi chùa cổ nằm trên núi Ốc Sơn. Ảnh: Lê Dương

Ngôi chùa trên khu đất hình đầu rồng, sở hữu 2 cây di sản đầu tiên ở Ninh Bình

Chùa Hưng Long (hay Gác Chuông) ở Ninh Bình sở hữu 2 “cụ cây” thị và bàng hàng trăm năm tuổi, chứng kiến sự phát triển của làng Thư Điền.

Hưng Long là ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi tọa lạc trên diện tích khoảng 10.000 m² ở làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, TP Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa còn có tên gọi khác là Gác Chuông.

Ban đầu, chùa chỉ có tường đất, mái tranh. Đến tháng chạp năm Nhâm Thìn 1592 (thời vua Lê Thế Tông), một sư ông họ Nguyễn, hiệu Huệ Gia (Huệ Gia thiền sư Nguyễn Ông) mới sửa sang, xây tường đá, lợp ngói cho ngôi chùa.

Chùa tọa lạc trên khu đất cao giữa làng. Theo phong thủy, khu đất giống hình đầu rồng nên gọi là chùa Hưng Long (Hưng Long cổ tự). Còn sở dĩ có thêm tên Gác Chuông bởi vì trước chùa có gác chuông cổ được xây dựng cách đây 300 năm, dưới tán cây bàng cổ thụ.

Chùa Hưng Long được xây dựng hàng trăm năm trước và được tu bổ, sửa chữa lại năm 2018

26 thg 6, 2025

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù tọa lạc ở khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Chùa Nán đã có từ xa xưa, trước năm 1420 giặc Minh xâm lược đã tàn phá chùa, nhân dân phải sơ tán vào hang Bàn Bù lập bàn thờ Thần nước và thờ Phật.

Khu vực hang Bàn Bù vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn.

Toàn cảnh khu danh thắng Bàn Bù.

Sống ở ngôi làng của người Tày lọt top đẹp nhất thế giới

Như một ốc đảo giữa lòng Thái Nguyên, làng Thái Hải không vang tiếng máy móc, không sáng ánh đèn của thành phố chỉ có tiếng mõ tre, lời ru và những mái nhà sàn còn thở cùng ký ức.

Người Tày nơi đây sống như cách cha ông từng sống: lặng lẽ, bền bỉ và yêu thương. Một nơi không cần dựng bảo tàng, bởi mỗi bước chân, mỗi ánh nhìn đã là di sản.

BƯỚC QUA CÁNH CỔNG MÕ

Làng Thái Hải vào một sáng tinh mơ sau cơn mưa đêm, khi không khí còn đẫm vị đất ẩm và lá cây còn lưu giữ giọt ngọc trời. Cơn mưa như một cuộc thanh tẩy, trả lại cho mảnh đất này vẻ nguyên sơ mướt mát đến ngỡ ngàng. Ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh trong không gợn, nơi cánh diều của lũ trẻ đang chao liệng như những nét mực mỏng manh vẽ lên nền giấy lụa. Trong khoảnh khắc ấy, tự hỏi: phải chăng thiên nhiên đã “dồn” tất cả dịu dàng và tinh khiết cho riêng nơi này?

Lối vào những căn nhà sàn ở làng Thái Hải, rợp bóng tre xanh. Ảnh: Nguyễn Hạnh

25 thg 6, 2025

Nghề làm ngói âm dương 'biến đất thành tiền' của đồng bào Nùng ở Lũng Rì

Thuộc một trong 3 làng nghề được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là làng nghề truyền thống vào đầu năm 2024, đến nay, 23/80 hộ dân xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề làm ngói âm dương tăng thu nhập, bảo tồn nghề truyền thống của địa phương.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng được biết đến là làng nghề truyền thống trăm năm của người Nùng chuyên sản xuất ngói âm dương.

Hiện nay, 23/80 hộ dân ở xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề này, các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định, kinh tế gia đình phát triển, thu nhập từ làm ngói âm dương của các hộ bình quân từ 25-40 triệu đồng mỗi năm.

Ông Lương Văn Né có trên 30 năm kinh nghiệm làm ngói đất nung. Ông kể: Để làm ra những viên ngói âm dương chất lượng cao, công đoạn chọn đất đóng vai trò vô cùng quan trọng và được thực hiện một cách tỉ mỉ, thủ công.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của 80 hộ dân người Nùng và là làng nghề làm ngói âm dương truyền thống hàng trăm năm

22 thg 6, 2025

Đặc sản 'dưới bùn' ở Quảng Ninh nhìn kỳ dị, xào su hào ăn ngọt, ngon

Mặc dù có vẻ ngoài kỳ dị, kém hấp dẫn nhưng sản vật này lại được nhiều du khách ưa chuộng, tìm mua và thưởng thức khi du lịch Quảng Ninh.

Ở Quảng Ninh, ngoài sá sùng, hàu, ngán… còn có 1 đặc sản “trời ban” tên lạ, hình thù kỳ dị nhưng ăn ngon, được nhiều du khách tìm mua. Đó là con bông thùa (hay còn gọi là sâu đất, giun biển, giun biển đen).

Chúng phân bố ở nhiều địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên.

Bông thùa là đặc sản ngon có tiếng ở Quảng Ninh. Ảnh: Đinh Huy Hoàng

Ngôi chùa ở An Giang như 'lơ lửng trên cao', khách leo 240 bậc đến chiêm bái

Nhờ những chiếc cột khổng lồ được thiết kế chắc chắn làm nhiệm vụ nâng đỡ, ngôi chùa đẹp lạ ở Tri Tôn (An Giang) nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Chùa Tà Pạ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở huyện Tri Tôn bởi tọa lạc ở nơi “bồng lai tiên cảnh”, nằm giữa lưng chừng trời. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Nằm cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 44 km, chùa Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là địa điểm du lịch tâm linh có tiếng ở địa phương, thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ kiến trúc “độc nhất vô nhị”.

Chùa Tà Pạ được xây dựng từ năm 1999 với tổng diện tích gần 4.000 m². Ban đầu, chùa làm bằng cây, lợp tranh, sau đó trải qua 4 lần trùng tu, sửa chữa. Cuối năm 2019, chùa có diện mạo khang trang hơn, được nhiều du khách biết đến.




Chùa Tà Pạ mang đầy đủ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo Khmer, kết hợp hài hòa với màu sắc hiện đại. Ảnh: Yến Thi

Chùa Tà Pạ có kiến trúc đậm nét văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer với phần mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ.

Không gian trong chùa được đắp nối nhiều tranh tượng, phù điêu có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mang tính nghệ thuật cao.

Chùa được xây dựng trên những trụ bê tông cao. Ảnh: Hoàng Dũng

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Tà Pạ là chính điện được xây dựng bên sườn núi, nâng đỡ bởi 120 cột xi măng kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18 m.

Nhờ những chiếc cột khổng lồ này mà ngôi chùa nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Tại khu vực chính điện, những hình ảnh liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, đời sống sinh hoạt mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng Khmer cũng được khắc họa một cách chân thật, sống động.

Để lên được chùa Tà Pạ, du khách phải leo 240 bậc thang. Ảnh: Hoàng Dũng

Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo, chùa Tà Pạ còn gây ấn tượng với du khách bởi cầu thang bộ dài khoảng 70 m, rộng 15 m, tương ứng với 240 bậc thang dẫn từ chân núi đến chính điện.

Nhờ thiết kế thú vị này mà việc chinh phục ngọn núi Tà Pạ và ngôi chùa cùng tên của du khách khi ghé thăm nơi đây trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Vì tọa lạc ở vị trí trên cao nên chùa Tà Pạ cũng có tầm nhìn mở rộng ra khung cảnh thiên nhiên đặc sắc phía trước. Đứng từ chính điện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn phong cảnh vùng đất Tri Tôn trù phú.

Nhất là vào mùa lúa, du khách tới đây không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp của những đồng lúa xanh bạt ngàn rồi chuyển sang màu vàng ươm, trĩu hạt. Khắp không gian thoang thoảng mùi lúa thơm, hòa vào hương đồng gió nội.

Nếu ghé thăm chùa Tà Pạ vào mùa nước nổi, du khách như chìm đắm vào vẻ đẹp của đồng nước mênh mông, xa xa là những vườn thốt nốt xanh mướt tươi tốt. Ảnh: Nguyễn Phú Vinh

Anh Nguyễn Quốc Đạt (nhiếp ảnh gia địa phương) cho biết, chùa Tà Pạ mở cửa vào các khung giờ hàng ngày và đón khách quanh năm.

Mỗi mùa, nơi đây lại mang nét đẹp riêng. Mùa mưa, cây cối xanh tốt, không gian mát mẻ. Còn mùa lúa chín, khung cảnh quanh chùa tràn ngập sắc vàng tươi.

Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm ở chùa Tà Pạ khiến du khách có cảm giác thư thái, "chữa lành" tâm hồn. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Anh Đạt gợi ý, nếu có dịp ghé thăm nơi đây, ngoài chiêm bái, vãn cảnh chùa, du khách có thể kết hợp check-in hồ Tà Pạ nằm ngay cạnh chùa – nơi được ví như “tuyệt tình cốc”, “hồ trên núi” ở An Giang.

Quanh hồ cũng có một số quán ăn uống và cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, chụp ảnh lấy ngay…, đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm.


Du khách có thể thuê trang phục và chụp ảnh kỷ niệm ở chùa Tà Pạ. Ảnh: Yến Yến

Trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng có vài địa điểm du lịch, phù hợp để du khách tới tham quan, check-in như: hồ Soài Chek, hồ Ô Tà Sóc, hồ Cô Tô, cổng trời…

Tới đây, du khách cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như gà đốt Ô Thum, bò leo núi, đu đủ đâm, ếch nướng...

Thảo Trinh

Bãi biển trong xanh cách Hà Nội 4 giờ lái xe, hấp dẫn du khách thích sự mộc mạc

Không nổi tiếng như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), biển Quỳnh (Nghệ An) còn hoang sơ, hấp dẫn những du khách thích sự yên bình, mộc mạc, không khí trong lành.

Theo Cổng Thông tin điện tử huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, biển Quỳnh là danh từ chung để chỉ 7 bãi biển kề nhau chạy dài từ xã Quỳnh Lập (nay thuộc thị xã Hoàng Mai) đến xã Tiến Thủy (thuộc huyện Quỳnh Lưu).

7 bãi biển đó gồm Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy.

Nhiều bãi tắm có bờ cát trắng mịn, nước trong xanh, phía trên là hàng phi lao rì rào trong gió, phía dưới là hoa muống biển khoe sắc tím. Khung cảnh càng nên thơ vào sớm bình minh hay chiều hoàng hôn.

Vẻ đẹp hoang sơ của biển Quỳnh. Ảnh: Nhật Thành/Biển Quỳnh - Nghệ An

20 thg 6, 2025

Vườn vải ở Hải Dương được ví như rừng nguyên sinh thu nhỏ, hút khách tham quan

Những cây vải cổ thụ ở “thủ phủ” Thanh Hà (Hải Dương) có tán cao, rộng, thân nhiều nhánh, phủ đầy rêu xanh khiến du khách trầm trồ, ví von như “rừng nguyên sinh thu nhỏ” ở Tà Xùa.

Những ngày tháng 5, tháng 6, giống như nhiều nhà vườn khác ở “thủ phủ” vải Thanh Hà (Hải Dương), vườn vải cổ thụ của gia đình anh Thoàn (ở xóm 2, thôn Tiên Kiều, xã Thanh Hồng) cũng nhộn nhịp, đón nhiều lượt khách tới tham quan, trải nghiệm.

14 thg 6, 2025

Đặc sản 'trời cho' độc lạ ở Tây Bắc, vớt vội cũng được vài cân, ăn ngon hơn tôm

Khoảng tháng 4 hằng năm, trên dòng sông Đà, đoạn chảy qua địa phận các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình… lại xuất hiện thứ đặc sản không xương, có màu trắng ngần, nhỏ hơn đầu đũa.

Người dân địa phương gọi đó là cá ngần. Loại cá này có vẻ ngoài khá lạ, toàn thân chỉ một màu trắng, trong như thủy tinh, kích cỡ chỉ nhỉnh hơn cọng giá đỗ. Con lớn có thể to bằng đầu đũa.

Trên thân cá ngần, nổi bật là đôi mắt đen nhánh trông như hạt vừng và có 1 hàng vảy nhỏ li ti trước vây đuôi. Đầu của chúng nhọn và có nhiều răng. Còn phần xương mềm, giòn, dạng sụn.

Cá ngần hiện chỉ được khai thác từ tự nhiên. Ảnh: Esheep Kitchen

Anh Công Luyện (ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình) có nhiều năm khai thác cá ngần ở sông Đà cho biết, loại cá này không ở gần bờ, thường sống ở những nơi có môi trường nước sạch.

Vào mùa (khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch), cá ngần bơi thành từng đàn nhưng muốn bắt chúng, người dân cần phải có kinh nghiệm.

“Việc đánh bắt cá ngần cần tỉ mỉ, khéo léo vì chúng thấy động là rẽ nước, tản ra mất tăm. Khi mặt nước yên ả, cá mới tụ thành đàn.

Người dân nếu có kinh nghiệm, chỉ cần đơm lưới, dùng vợt, vớt vội cũng được dăm ba cân cá ngần. Kỳ công hơn thì đi thuyền, sử dụng lưới chuyên dụng để khai thác nhanh với số lượng lớn”, anh nói.

Cá ngần thường xuất hiện vào tháng 4-5. Ảnh: Song Anh DC

Theo anh Luyện, cá ngần lúc tươi sống mềm như bún nhưng khi nấu lên, phần thịt săn lại, dai ngon. Vì thế, chúng được tận dụng làm thức ăn rất phổ biến.

Cá ngần có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon và phổ biến nhất là làm chả hoặc nấu canh chua.

Vì thức ăn của cá ngần là vi tảo, phù du trôi nổi và chúng chỉ sống được trong tự nhiên, nơi có vùng nước sạch nên khá lành, việc sơ chế cũng đơn giản. Cá sau khi mua về chỉ cần rửa sạch, để ráo rồi chế biến tùy ý.

Song, cần lưu ý loại cá này thân mềm nên sơ chế xong nên nấu ngay để đảm bảo giữ được hương vị tươi ngon, hấp dẫn.

Cá ngần dễ chế biến, ăn được cả con. Ảnh: Trần Hiền

Với món canh chua cá ngần được yêu thích, cách nấu và nguyên liệu cần chuẩn bị cũng khá đơn giản.

Dứa thái lát mỏng, đem xào cùng cà chua và hành khô (hoặc đầu hành phi thơm) rồi thêm nước và nêm nếm gia vị như những món canh chua quen thuộc khác.

Khi nước sôi, người ta bỏ cá ngần vào, thêm chút mẻ (hoặc me chua) cho dậy mùi, đun lửa nhỏ 5-10 phút là canh chín, bắc ra, rắc hành lá, thìa là thái nhỏ lên trên.

Canh chua cá ngần nóng hổi ăn với cơm hoặc chan với bún đều ngon. Vị chua thanh kết hợp với vị mềm ngọt của cá, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể thưởng thức.

Món canh chua cá ngần thích hợp ăn giải nhiệt vào mùa hè. Ảnh: Song Anh DC

"Ở một số địa phương như quê tôi, người dân kết hợp nấu canh chua cá ngần với dưa lá sắn hoặc măng chua, ăn bùi ngậy và rất thơm", anh Luyện cho hay.

Chả cá ngần cũng là món ăn phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Tùy văn hóa từng nơi và sở thích từng người mà người ta biến tấu món chả cá ngần thành nhiều phiên bản.

Trong đó, món đơn giản nhất là chả cá ngần với thìa lá, còn cầu kỳ hơn thì có chả cá ngần lá lốt, chả cá ngần vỏ quýt (giống chả rươi), chả cá ngần cuốn bánh đa nem (như nem rán).


Món chả cá ngần thìa là chế biến đơn giản. Ảnh: Quỳnh Như

Ngoài các món kể trên, người ta cũng sáng tạo nhiều món lạ miệng khác từ cá ngần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng như cá ngần đúc trứng, cá ngần chiên giòn, bún cá ngần…

Anh Luyện chia sẻ, cá ngần độc lạ từ hình thức đến hương vị nên mang lại cảm giác mới lạ cho mọi người khi ăn. Loại cá này thịt dai, xương giòn, vị thơm và ngọt thanh tự nhiên.

Theo cảm nhận riêng, anh đánh giá cá ngần ngon không kém các loại hải sản, thậm chí ngon hơn tôm và giá thành cũng cao tương đương.


Nhiều người sành ăn nhận xét cá ngần ngon, lạ miệng hơn cả tôm, cua nên giá cao vẫn hút khách thưởng thức. Ảnh: Trang Dong

Ở các địa phương nơi sông Đà chảy qua, người dân khai thác cá ngần về, bán tại chỗ với giá khoảng 150.000-200.000 đồng/kg. Khi vận chuyển xuống miền xuôi, đến Thủ đô hay “đi máy bay” vào miền Nam, loại cá này có giá 280.000-300.000 đồng/kg.

Vài năm gần đây, cá ngần được biết đến rộng rãi hơn. Người dân xem chúng như đặc sản “trời ban”, mỗi năm chỉ có một mùa nên dù giá cao vẫn tìm mua.

Thậm chí, có người còn gom vài cân một lần, đem về sơ chế sạch rồi cấp đông để bảo quản được lâu hơn, có thể sử dụng suốt nhiều tháng.

Thảo Trinh

13 thg 6, 2025

Món đặc sản 'hết đầu tiên' trong mâm cỗ ở Nam Định, người tay khỏe nấu càng ngon

Được chế biến kỳ công, cần vài người có lực tay khỏe thay phiên nhau đánh nhuyễn, canh chuối trở thành món đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ở Ý Yên (Nam Định), thường được ăn hết đầu tiên.

Chuối nấu (tùy từng nơi còn gọi là giả chuối, chuối đánh xéo) là món ăn khá phổ biến ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội.

Đặc biệt, ở huyện Ý Yên (Nam Định), chuối nấu được người dân địa phương xem như đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ vào các dịp giỗ chạp, cưới hỏi, chiêu đãi bà con lối xóm và họ hàng, quan khách gần xa.

Chị Dương Liễu – chủ một cơ sở cung cấp dịch vụ nấu cỗ cưới trọn gói ở Nam Định chia sẻ, tùy văn hóa từng vùng và sở thích từng nhà mà món chuối nấu được biến tấu khác nhau.