Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 3, 2024

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.

Ðến với Lũng Cú - Ðồng Văn là đến với một vùng biên cương còn nhiều nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Khách hành hương từ mọi miền về đây để được hòa cùng cuộc sống dân dã của người dân miền sơn cước.

Hạt dẻ Trùng Khánh


Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng với kích thước to, vỏ dày, hạt vàng, bùi, thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hạt dẻ Trùng Khánh là một loại hạt dẻ đặc sản của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng với kích thước to, vỏ dày, hạt vàng, bùi, thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao.

13 thg 3, 2024

Mê mẩn những cung đường ngập tràn sắc hoa xuân ở Hà Giang

Đào hồng, lê trắng, hoa gạo đỏ… khiến những cung đường ngập sắc xuân ở Hà Giang vào mùa đẹp nhất, làm du khách không khỏi ngẩn ngơ.

Du khách nước ngoài cũng mê đắm cây hoa đào ở Lô Lô Chải

Mùa xuân, cung đường nào của Hà Giang cũng đẹp. Đó là sự hùng vĩ vốn có của những dãy núi cao sừng sững. Đó cũng là sự dịu dàng, e ấp nhưng căng tràn sức sống của hoa xuân trên cao nguyên đá.

14 thg 2, 2024

Thơ mộng làng hạnh phúc 'cơm chung nồi, tiền chung túi' Thái Hải

Dưới những tán cây xanh, 30 nếp nhà sàn mộc mạc của làng Thái Hải (TP Thái Nguyên) hiện lên trong sương sớm. Hơn 20 năm trước, một người phụ nữ đã biến vùng đồi hoang vu thành bản làng hạnh phúc.

Du khách mừng Tết cơm mới cùng người dân làng Thái Hải - Ảnh: THÁI HẢI

Có nhiều yếu tố để tạo ra hạnh phúc cho bà con Thái Hải. Hạnh phúc từ việc giữ rừng cùng những cây keo, cây cọ, lũy tre do dân làng vun trồng từ 20 năm trước. Hạnh phúc vì cả làng cùng làm, "cơm ăn chung một nồi, tiền tiêu chung một túi".

12 thg 2, 2024

Mê mẩn với cánh đồng hoa cải ở đất tổ đầu năm mới

Không cần phải đi xa tận Hà Giang hay Sơn La, chỉ cách Hà Nội 1 giờ 30 phút lái xe, cánh đồng hoa ở công viên Văn Lang, TP Việt Trì (Phú Thọ) được giới trẻ tìm đến như một điểm check-in bốn mùa.

Cư dân mạng coi cánh đồng hoa cải là “thiên đường sống ảo”. Nhiều người đến đây chụp ảnh mải miết cả tiếng không biết chán

8 thg 1, 2024

Lạc vào cảnh phim kiếm hiệp ở rừng trúc Cao Bằng

Khu rừng trúc rộng hơn 30 ha ở thị trấn Nguyên Bình khiến nhiều du khác ngỡ như đang lạc vào một phân cảnh trong bộ phim kiếm hiệp khi đến tham quan.


Thị trấn Nguyên Bình nằm trong tuyến du lịch phía Tây "Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay" của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bên cạnh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Nguyên Bình còn sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ.

28 thg 12, 2023

Độc đáo món bánh dày của người Pà Thẻn

Gạo được cho vào cối và giã nhuyễn.

Bánh dày là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết của người Pà Thẻn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . Bánh được dâng lên cúng tổ tiên, thần linh để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, hạnh phúc.Không những vậy bánh dày còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Bánh thể hiện tinh thần đoàn kết, sum vầy của gia đình, dòng họ.

25 thg 12, 2023

Độc đáo chợ Nghiên Loan


Đối với quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời như Việt Nam, trâu, bò là vật nuôi cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, từ xưa đã hình thành nên những chợ trâu, bò nổi tiếng như: chợ Ú (Nghệ An), chợ Bản (Thanh Hóa), Bắc Hà, Cái Cấu (Lào Cai), Trà Lĩnh (Cao Bằng)… Tuy nhiên, chợ trâu Nghiêm Loan (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) là độc đáo nhất vì còn giữ được những nét văn hóa độc đáo và là chợ có số trâu, bò được bán mỗi phiên lớn nhất cả nước.

Chợ trâu, bò xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, nằm trong một thung lũng thuộc bản Đính và bản Khuổi Ún, cách tỉnh lộ 258B khoảng 500 m nên rất thuận tiện cho việc đi lại, tập kết hàng hóa, buôn bán, vận chuyển.

23 thg 12, 2023

Mai anh đào nở rộ trên đồi chè đẹp nhất Việt Nam

Mai anh đào nở sớm trên những đồi chè Ô Long xanh mướt cùng khung cảnh núi non hùng vĩ khiến điểm đến này được ca ngợi là đồi chè đẹp nhất Việt Nam.

Nằm trên độ cao khoảng 1.800 m so với mặt nước biển, đồi chè Ô Long, Sa Pa, Lào Cai do doanh nghiệp nước ngoài trồng và được chăm coi bởi những người dân H'Mong bản địa.

Điểm hấp dẫn đặc biệt của đồi chè Ô Long so với các đồi chè khác chính là những cây mai anh đào được trồng xen kẽ dọc lối đi của những hàng chè. BÙI VĂN HẢI

21 thg 12, 2023

Kì vĩ di sản thế giới Vịnh Hạ Long Quần đảo Cát Bà


Việc quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới không chỉ tạo nên một di sản thế giới liên vùng độc đáo đầu tiên ở Việt Nam mà còn làm tăng thêm giá trị của vùng di sản rộng lớn, kì vĩ và tuyệt mĩ này.

20 thg 12, 2023

“Cung điện” thạch nhũ nơi địa đầu Tổ quốc


Cái tên động Ngườm Ngao đã gợi lên sự bí ẩn, thôi thúc du khách đến mảnh đất địa đầu Cao Bằng để tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm một “cung điện” thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.

Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, ngày đêm phát ra những tiếng gầm gào đáng sợ, nên người Tày nơi đây mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là động hổ.

1 thg 12, 2023

Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày

Trước đây, cơm lam - món ăn truyền thống của người Tày ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chỉ có vào dịp tết cơm mới, lễ hội hay Tết Nguyên đán. Nhưng nay món cơm lam được người dân trong xã làm hàng ngày để bán cho du khách.

Ai đã có dịp dừng chân tại bản Đồn, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đều có dịp thưởng thức món cơm lam của người Tày nơi đây với vị ngon đặc trưng của ống tre và loại nếp vùng cao có tên “Khẩu nua Lếch” - một loại nếp đặc sản của Bắc Kạn. Theo bà con giới thiệu, mùa cơm lam trước đây chỉ kéo dài từ khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch đến sau Tết Nguyên đán. Xưa, người dân thường cấy một vụ nên chỉ có quãng thời gian đó mới làm món cơm lam. Mọi nguyên liệu như gạo, lạc đều do gia đình tự cấy và trồng phục vụ cuộc sống, còn dư mới mang bán.

Những ống cơm lam sau khi bóc vỏ sẽ được bó lại và bán cho khách.

28 thg 11, 2023

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.

Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.

Khi làm lễ đầy tháng, người ta phải căn cứ vào số khách mời để gói cho đủ bánh, khi khách ra về mỗi người đều được gia chủ tặng bánh coóc mò làm quà.

26 thg 11, 2023

Trải nghiệm 'làng địa ngục' ngoài đời thực ở Hà Giang

Không điện, nước, sóng điện thoại, làng Sảo Há nằm giữa rừng già Vần Chải hoang vu, hẻo lánh, là bối cảnh của bộ phim kinh dị ăn khách "Tết ở làng địa ngục".

Làng Sảo Há thuộc thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, Hà Giang, là nơi sinh sống của người Mông, nằm giữa khu rừng già Vần Chải. Ngôi làng là bối cảnh của bộ phim "Tết ở làng địa ngục" khởi chiếu cuối tháng 10 và "Kẻ ăn hồn" - bộ phim tiếp nối, ra mắt vào tháng 12.

"Tết ở làng địa ngục" là bộ phim truyền hình kinh dị cổ trang của Việt Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Nội dung xoay quanh ngôi làng biệt lập nằm sâu trong rừng có tên là "làng địa ngục", nơi ẩn dật của hậu duệ của một băng cướp khét tiếng. Do tội ác của ông cha ngày trước, người dân làng gặp phải những chuyện kỳ dị xảy ra vào đúng dịp Tết âm lịch.

Không điện, không nước, không sóng điện thoại, ngôi làng, mang cảm giác hoang vu, trầm uất, phù hợp với không khí của bộ phim, anh Giàng A Phớn, Giám đốc một công ty du lịch ở Hà Giang, đến trải nghiệm làng vào ngày 9/11 nhận xét.

25 thg 11, 2023

Mùa cỏ lau trên cung đường tuần tra biên giới

Đến Bình Liêu vào tháng 11, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cỏ lau nở trắng những triền đồi trên cung đường tuần tra biên giới, ngắm hoàng hôn và biển mây trên "sống lưng khủng long".


Cách Hà Nội gần 300 km, Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có thời tiết mát mẻ, dễ chịu quanh năm, được ví như "Sa Pa thu nhỏ" giữa miền đất mỏ.

Bình Liêu có gần 50 km đường biên giới giáp Trung Quốc với một số cột mốc biên giới 1300, 1302, 1305 và 1327, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, đặc biệt vào mùa cỏ lau.

10 thg 11, 2023

Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có

Thắng cố, nậm pịa, mắc khén... là những món ăn nổi tiếng vùng núi cao phía bắc mà người dân tộc miền Đông hay miền Tây cũng đều rất quen thuộc. Song, có một món đặc sản tưởng quen thuộc nhưng chỉ khi đặt chân tới Quản Bạ - Hà Giang, du khách mới có cơ hội thưởng thức, đó là phở Tráng Kìm.

"Sáng mai anh chị nhất định phải ăn phở Tráng Kìm. Món này rất đặc biệt, đảm bảo độc lạ, chỉ ở đây mới có" - trước khi chia tay đoàn chúng tôi sau cuộc gặp gỡ tình cờ ở điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình khám phá Hà Giang, chị Mai Lan (đã gần 40 năm sinh sống và công tác ở Quản Bạ - Hà Giang) cứ dặn đi dặn lại.

Lúc đầu nghe tới phở, cả đoàn không mấy ai hào hứng bởi 2 ngày ở Hà Nội trước đó, chúng tôi đã ăn phở đủ cả 2 ngày. Thế nhưng, sau một hồi hỏi thăm từ người dân bản địa cho tới cánh tài xế thạo đường cũng như tham khảo những gợi ý trên Google thì đáp án cuối cùng vẫn là: Đến Quản Bạ, phải ăn phở Tráng Kìm!

2 thg 11, 2023

Lô Lô Chải - thôn 'đi đến nơi có gió' phiên bản Việt

Sau gần hai năm được quy hoạch, thôn Lô Lô Chải hiện có một hình ảnh mới, đồng bộ và vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống.

Thôn Lô Lô Chải (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn) nằm sát điểm cực Bắc Việt Nam, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1,5 km. Lô Lô Chải là nơi vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với những căn nhà trình tường từ nhiều đời của người Lô Lô. Ảnh: Ngọc Hải

Đình Trà Cổ - cột mốc văn hóa vùng biên ải

Được xây dựng năm 1461 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình Trà Cổ vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.


Đình Trà Cổ nằm ở phía đông nam phường Trà Cổ, TP Móng Cái, giữa khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới.

Năm 1461, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng để thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn, lập làng ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Đây cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn.

Ngôi đình được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" bởi quá trình hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu Tổ quốc.

1 thg 11, 2023

Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo nơi địa đầu đất nước

Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo là các quầy hàng ăn, nơi bán nhiều loại đặc sản bản địa...

Họp vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26, 31 âm lịch hàng tháng ở trung tâm xã Hưng Đạo, huyện bảo Lạc, chợ phiên Hưng Đạo là bức tranh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất địa đầu Cao Bằng.

30 thg 10, 2023

Chợ trâu bò Nghiên Loan


Đối với quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời như Việt Nam, trâu, bò là vật nuôi cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, từ xưa đã hình thành nên những chợ trâu, bò nổi tiếng như: chợ Ú (Nghệ An), chợ Bản (Thanh Hóa), Bắc Hà, Cái Cấu (Lào Cai), Trà Lĩnh (Cao Bằng)… Tuy nhiên, chợ trâu Nghiên Loan (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) là độc đáo nhất vì còn giữ được những nét văn hóa độc đáo và là chợ có số trâu, bò được bán mỗi phiên lớn nhất cả nước.