31 thg 12, 2015

Mùa cao su thay lá

Khoảng cuối tháng 12 cho đến tháng 3, phương Nam lại có một mùa lá đỏ. Đó là mùa của những cánh rừng cao su đồng loạt thay lá.

Một cánh rừng cao su ở Dầu Tiếng mùa thay lá - Ảnh: Cao Cát 

Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada... nổi tiếng với những mùa lá đỏ. Hà Nội - thủ đô mến yêu của Việt Nam cũng có một mùa lá đỏ: "Mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ"... Phương Nam cũng có bàng, nhưng thỉnh thoảng mới có lá đỏ.

Nhưng vào mùa cuối đông đầu xuân, thường là vào khoảng cuối tháng 12 cho đến tháng 3, phương Nam vẫn có một mùa lá đỏ. Đó là mùa của những cánh rừng cao su đồng loạt thay lá.

Dân dã canh hến lông rau muống

Với người dân sống dọc nơi con sông Thu Bồn thì có lẽ không ai xa lạ gì con hến lông. Hến lông nhìn bề ngoài không bắt mắt, vỏ cứng, đen và dày nhưng lại là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là vị thuốc quý của người dân quê, có thể chữa các bệnh phong khớp, nhức xương, nên các món từ hến lông không thể thiếu trong mâm cơm của nhiều gia đình xứ Quảng.

Rau muống trắng xứ Quảng mà trúng loại thả ở ao hồ, đem nấu canh cùng hến lông thì không gì bằng - Ảnh: Thanh Ly 

30 thg 12, 2015

Ngắm chiều tà trên Động Cát Vàng

Không chỉ là bức tường thành ngăn nạn cát bay, Động Cát Vàng ở Gio Linh, Quảng Trị còn là điểm đến của những ai yêu cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Cách Quốc lộ 1A khoảng 10 km về phía Đông trên đoạn đường 75B xuôi về Cửa Việt, Động Cát Vàng hay còn mệnh danh là “Tiểu sa mạc” giữa xứ đồng bằng nằm ở Thôn Nhĩ Hạ, xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những địa điểm dừng chân đẹp mắt cho những ai mê thiên nhiên hoang sơ.

Chiều xuống mênh mang ở Động Cát Vàng

Đình Võ Đắt

Khởi công xây dựng từ năm 2009 sau gần 4 năm xây dựng với kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp đợt đầu là 1,6 tỷ đồng, đình Võ Đắt đã được khánh thành vào cuối tháng 3 vừa qua.

Truyền thuyết Võ Đắt và ngôi đình nguyên thủy

Đình Võ Đắt xuất phát từ quê hương vùng đất Võ Đắt. Võ Đắt ngày xưa thuộc vùng đất của Đồng Nai thượng, dinh điền sứ Nguyễn Thông đã đến Bình Thuận khảo sát vùng đất Bình Thuận để trình cho vua Tự Đức năm 1877. Cụ Nguyễn Thông đã nói vùng đất Võ Đắt này rất màu mỡ và dân cư rất thuận tình.

Theo truyền thuyết, ngày xưa nơi đây là vùng đất của cụm người dân tộc ở dãy núi Trường Sơn, có một gia đình nhà kia sinh ra hai người con đặt tên là Võ Xu và Võ Đạt, ông Võ Đạt rất tốt bụng cứu bệnh cho nhân dân, xua đuổi thú rừng và giúp cho nhân dân cày cấy làm ăn, và sau đó không rõ ông mất lúc nào.

Thăng Hen quyến rũ

Không nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu Pác Bó… nhưng hồ Thăng Hen lại có nét quyến rũ rất riêng, hớp hồn những ai đã từng tới Cao Bằng - mảnh đất cuối trời đông bắc của Tổ quốc. 

Cả vùng hồ hiện ra giữa lòng chảo thung lũng - Ảnh: Thu Hường 

Từ TP Cao Bằng, theo quốc lộ 3 về phía đông bắc khoảng 20km rồi rẽ vào tỉnh lộ 205 hơn 10km nữa là chúng ta sẽ tới được hồ Thăng Hen.

Nhớ món hến xào miền Trung ngày lạnh

Chuyến về thăm nhà ở Quảng Nam vào những ngày tiết trời lành lạnh, mưa rỉ rả. 

Đang ngồi hàn huyên với mẹ trước hiên nhà thì gặp bà Tám đang bưng cái thau hến xào đi bán quanh xóm, cái tiếng rao lanh lảnh, khét lẹt giọng Quảng: “Ai en hến xồ không”. Bà bán hàng di động quanh cái thôn nhà tôi cũng hơn 10 năm rồi, nhớ những ngày còn học cấp 3, vẫn hay ăn hến xào của bà. Gọi với lại: “Bà Tám ơi, bán con một chén hến”.

Ở Sài Gòn vẫn hay ăn món này nhưng toàn con hến bự, bằng đầu ngón tay út, hiếm lắm khi vào quán ăn đúng chất Quảng Nam mới ăn được loại hến nhỏ tí xíu mà thịt chắc, ngọt, thơm. 

Tôi vừa nhâm nhi mùi hến đậm đà, giòn tan lẫn trong miếng bánh tráng, hít hà vị cay xè của ớt, nghe đậm đà vị rau quế trắng chỉ có ở ngoài Quảng Nam quê tôi - Ảnh: Thanh Khang 

29 thg 12, 2015

Vẻ đẹp mùa đông Mộc Châu

Dù ngay trong những ngày đông giá rét nhất của miền Bắc, Mộc Châu vẫn đẹp rực rỡ bởi muôn vàn loài hoa tươi khoe sắc khắp nơi.

Nằm cách Hà Nội 190 km theo hướng quốc lộ 6, cao nguyên Mộc Châu từ lâu là điểm đến hấp dẫn biết bao người. Đường đi thuận lợi, khí hậu mát mẻ quanh năm cùng hệ thực vật bốn mùa khoe sắc... khiến nơi đây luôn là địa chỉ số một cho những kỳ nghỉ ngắn ngày tại miền Bắc. 

Chiều đông thanh bình bên bờ sông Đáy

Du khách muốn trốn tránh sự đông đúc của người, xe ở trung tâm Hà Nội có thể dành thời gian lặng mình ngắm cảnh chiều đông yên ả bên làng mạc, ruộng đồng cạnh sông Đáy.

Cầu Mai Lĩnh (Hà Đông), nằm trên quốc lộ 6, là cây cầu nối liền con đường từ thủ đô Hà Nội đến các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Đây dường như là một điểm dừng chân bình yên với khung cảnh nông thôn bình dị và dân dã. 

28 thg 12, 2015

Đình thần Tân Bản

Tân Bản là một ấp thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa. Ở Bửu Hòa có 2 di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là đình Mỹ Khánh (đền thờ Nguyễn Tri Phương) và chùa cổ Long Thiền được nhiều người biết đến. Đình thần Tân Bản ít được nhắc tới.

Đình thần Tân Bản nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương.

Con đường vào đình thần Tân Bản

Bưởi ngọt trên cù lao Tân Triều

Cách trung tâm Tp. Biên Hòa khoảng 10km, cù lao Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) hiện là vùng chuyên canh cây bưởi và trở thành thương hiệu trái cây nức tiếng khắp Nam Bộ. 

Xưa kia, vùng đất Tân Triều chủ yếu trồng trầu. Vào năm 1869, vị cha xứ nhà thờ Tân Triều mang hai cây bưởi giống từ Brazil về trồng, khi quả chín bổ ra thấy múi đều và vàng ươm, khi ăn rất ngọt. Từ đó, người dân chiết cành đem trồng và nhân rộng ra trong vùng. Đến nay, cù lao này đã trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và thương hiệu bưởi Tân Triều là đặc sản trái cây nức tiếng khắp Nam Bộ. 

Từ năm 2006, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển giá trị thương hiệu bưởi Tân Triều, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh cho loại nông sản này trên thị trường trong và ngoài nước.

Hấp dẫn bù chải um me

Bù chải là tên gọi thông dụng của một loại hải sản có ở dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, một số vùng còn gọi là tôm tít, bề bề.
Với xóm chài làng tôi, bù chải là món ăn ưa thích của lũ con nít và cũng là món đưa cay của những người lao động nghèo. Xét về mặt kinh tế, bù chải không có giá trị bằng cua, ghẹ, tôm nhưng chất dinh dưỡng của nó chẳng kém cạnh gì, đặc biệt là hàm lượng canxi dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe của xương. 

Đưa miếng bù chải rang me vào miệng, khó mà cưỡng lại vị chua chua, ngòn ngọt, mằn mặn và thơm lừng của những thớ thịt - Ảnh: Hòa Nhơn 

Nhà thờ Lộc Lâm

Địa chỉ : KP. 5, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, giáo dân họ Đông Tiến tỉnh Bắc Ninh và một số giáo dân khác lập trại tạm trú tại Thạch Phú - Bến Tre do Cha Đaminh Hoàng Văn Thuận coi sóc. Ba năm sau, 1958 cộng đoàn này di chuyển đến xã Đồng Hiệp quận Định Quán, tỉnh Long Khánh và lập thành xứ Lộc Lâm thuộc Giáo phận Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của Cha Đaminh Phạm Sĩ Khiêm.

Năm 1965, cộng đoàn này cùng với Cha Đaminh đã di chuyển ra vùng đất Hố Nai thuộc quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa định cư và xây nhà thờ với kích thước 10m x 40m bằng gạch, kèo gỗ và mái tôn.



27 thg 12, 2015

Khám phá con đường chìm dưới biển độc đáo nhất Việt Nam

Nằm lênh đênh giữa đại dương, con đường mòn kéo dài gần 800m nối giữa hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn, thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) được xem là con đường độc nhất vô nhị tại Việt Nam


Đất nước Việt Nam còn đó biết bao những địa danh độc đáo, mới lạ, thôi thúc những bước chân khám phá. Để rồi khi tìm đến, bạn sẽ vô cùng tự hào và thán phục trước vẻ đẹp của đất nước mình. Và con đường chìm dưới mặt biển độc đáo mà nhóm chúng tôi vừa tìm thấy, tất nhiên phải trải qua những khó khăn vốn có, đã minh chứng cho điều này. 

Nhà thờ Bắc Hải

Địa chỉ: KP. 1, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Tháng 09.1954, một số giáo dân, phần lớn thuộc Giáo phận Hải Phòng gồm các xứ Nam Am, Hội Am, Vĩnh Ninh, Đồng Giới, Đông Khê, Ngọc Lý, Văn Mạc, Đào Xá và An Toàn, đến định cư lập nghiệp hai bên quốc lộ 1A cách Biên Hòa 7 km. Giai đoạn đầu, đời sống cơ cực nên một số giáo dân tản mác đi những nơi khác sinh sống. Số giáo dân còn lại thành lập từng xứ và có nhà thờ riêng.

Trước tình hình số giáo dân đã ít lại chia thành nhiều xứ, Cha Phêrô Vũ Trọng Thư kêu gọi các Giáo xứ hợp lại thành lập một Giáo xứ và lập nên Giáo xứ Bắc Hải. Ngôi thánh đường đầu tiên của Giáo xứ Bắc Hải được làm bằng cây, mái lá với diện tích khoảng 60m2.

Năm năm sau, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hải kế nhiệm Cha Phêrô phụ trách Giáo xứ và cùng với cộng đoàn xây dựng nhà thờ mới với diện tích 450 m2. Năm 1971, Cha Gioan Baotixita và cộng đoàn Bắc Hải một lần nữa xây nhà thờ mới với kích thước 19m x 55m bằng vật liệu kiên cố và tháp chuông cao 42m



Nhà thờ Xuân Trà

Địa chỉ : 9/68 KP. 10, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Giáo xứ Xuân Trà có gốc từ Giáo xứ Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh. Năm 1954, một số giáo dân thuộc Giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng, di cư đến khu vực Hố Nai cách Biên Hòa 7 km về hướng Đông bên quốc lộ I lập nghiệp.

Thời gian đầu, cộng đoàn giáo dân này là một họ thuộc Giáo xứ Nam Hải, sau đó giáo dân đồng hương từ nhiều nơi quy tụ về và hình thành Giáo họ Trà Cổ.

Ngày 19.03.1971, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn nâng Giáo họ Trà Cổ lên thành Giáo xứ với tên gọi là Giáo xứ Trà Cổ II và cử Cha Phaolô Nguyễn Văn Nhân làm chánh xứ tiên khởi.

Cuối năm 1971, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thái Chưởng kế nhiệm Cha Phaolô phụ trách Giáo xứ Trà Cổ II. Một năm sau, Cha Gioan Baotixita cùng với cộng đoàn Trà Cổ xây dựng nhà thờ với kích thước 16m x 45m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.



23 thg 12, 2015

Đến Đắk Lắk ngắm thác Thủy Tiên

Thác Thủy Tiên nằm về hướng đông bắc, tọa lạc tại cánh rừng rậm cách trung tâm xã Tam Giang (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) khoảng 7km.


Đến Thác Thủy Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy ba tầng thác đổ xuống những tảng đá ngộ nghĩnh gối chồng lên nhau. Tầng thứ nhất có độ dốc thấp, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm. Hai bên có nhiều rễ cây rũ xuống đong đưa.

Dòng nước tiếp tục trút xuống những bậc đá lớn tạo thành tầng thứ hai với nhiều hố nước xanh mát mẻ. Ở đây, bạn có thể rũ sạch những lo toan ngày thường để đắm mình trong dòng nước mát lạnh giữa đại ngàn xanh thẳm.

Nhà thờ Trung Nghĩa

Địa chỉ : KP. 2, P. Tân Biên, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Văn Hân đưa một số giáo dân đến vùng đất Hố Nai định cư lập nghiệp và thành lập Giáo xứ Trung Nghĩa. Hai năm sau đó. Cùng năm, Cha Đaminh và giáo dân xây dựng nhà thờ đầu tiên bằng gạch, kèo gỗ và mái lợp tôn với kích thước 10m x 24m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.



Qua nhiều thời quý Cha quản xứ, cộng đoàn Giáo xứ Trung Nghĩa ngày càng vững vàng trong đời sống đức tin và tình mến. Năm 1975, Cha Giuse Đào Thanh Hương về phụ trách Giáo xứ Trung Nghĩa. Năm 1989, Cha Giuse và cộng đoàn Trung Nghĩa xây nhà thờ mới.

Nhà thờ Nam Hải

Địa chỉ : KP. 11, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đức Nhuận đưa giáo dân từ Liễu Dinh gốc Hải Phòng, miền Bắc đến lập nghiệp tại vùng đất Hố Nai nay là phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa. Ba năm sau, Cha Gioan Baotixita cùng với giáo dân xây dựng ngôi thánh đường với kích thước 10m x 20m bằng gạch, kèo gỗ và mái tôn để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.




Đền Thánh Hải Dương

Địa chỉ : 14/41 KP. 6, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, nhiều Giáo xứ di cư từ miền Bắc đến định cư tại xã Hố Nai, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Sau khi rút thăm, bà con thuộc Giáo xứ Hải Dương, Giáo phận Hải Phòng, được chia và định cư tại vùng đất xứ Hải Dương hiện nay. Từ những ngày đầu, cộng đoàn được Cha Giuse Phạm Văn Hy coi sóc và giúp đỡ. Năm năm sau, Cha Giuse cùng với giáo dân dựng lên ngôi nhà thờ đầu tiên của Giáo xứ với kích thước 8m x 20m bằng vật liệu kiên cố.




Năm 1971, Cha Đaminh Đặng Công Hiến (dòng Thánh Thể) về coi sóc Giáo xứ Hải Dương. Sáu năm sau, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng trao Giáo xứ cho các Cha Dòng Thánh Thể phụ trách.

Mì Quảng Đà Lạt - món mì “lai” cực ngon

Người miền Trung, đặc biệt là người Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm một số lượng lớn trong dân số Đà Lạt. Thế nên văn hóa ẩm thực Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ miền Trung. 

Dĩ nhiên khi đã thuộc về Đà Lạt thì những đầu bếp mang văn hóa quê mình vào đất mới tìm kế sinh nhai sẽ biến tấu món ăn để phù hợp với khẩu vị của thực khách địa phương. Nên, những món ăn từ vùng miền khác về, gắn thêm cái “mác” Đà Lạt phía sau, đều được gọi là “lai”.

Không quá khác với món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì không gần biển, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, không tôm – không mực như ở Quảng Nam. 

Bún tôm Hải Phòng, ăn để so sánh

Bún tôm Hải Phòng, ăn để so sánh với bún tôm Hà Nội, Quảng Ninh hay bất cứ nơi đâu bạn từng ăn thử món ăn này.
Tôm chẳng phải loại thủy sản xa lạ trong mâm cơm của mọi nhà, thế nhưng những bà nội trợ ở Hải Phòng có cách chế biến con tôm rất hay để nó trở thành thành phần thơm ngon cho món bún thành phố Cảng. 

Bún tôm làm người ta thêm yêu ẩm thực Hải Phòng 

Tôm biển tươi được đánh bắt về, đem hấp sơ rồi lột sạch đầu, vỏ, lấy hết đường chỉ đất ở lưng con tôm để không bị sạn, tẩm ướp gia vị rồi xào thơm trong dầu ăn để con tôm khô lại và vàng óng. 

Đi chợ trời cuối tuần ở Sài Gòn

Ở Sài Gòn cứ mỗi thứ bảy, chủ nhật đều có vài phiên chợ trời, thậm chí đầu tháng 11 vừa rồi có đến cả 10 buổi họp chợ. Với những ai yêu thích hàng handmade thì đây là những cơ hội săn được sản phẩm có một không hai.

Ảnh: Viết Quý 

Nổi tiếng về hàng handmade đầu tiên phải kể đến là hội chợ Saigon Urban Flea Market - một trong những hội chợ từ lâu trở thành điểm mua sắm quen thuộc với giới trẻ và người nước ngoài ở Thảo Điền (Q.2). Thế mạnh về hàng hóa tại đây là các túi xách da được làm bằng tay rất riêng, độc lạ, giá cả phải chăng. Hay tại hội chợ The Box (trên đường Hồ Xuân Hương, Q.3), hội chợ The Most (trên đường Nguyễn Văn Giai (Q.1, tổ chức cách tuần), bạn có thể tìm được những chiếc túi bằng vải bố được thêu, in hoặc vẽ trang trí hoa văn. 

22 thg 12, 2015

Nụ cười tỏa nắng giữa ngôi làng cổ nhất Tây Nguyên

Đến với ngôi làng cổ nhất Tây Nguyên ở Kon Tum, du khách không chỉ quyến luyến bởi vẻ bình yên của cuộc sống tách biệt với ồn ào phố thị mà còn bị mê hoặc bởi những tiếng nói cười, ánh mắt hồn nhiên trẻ thơ.

Ngôi nhà rông truyền thống nơi sinh hoạt chung của người dân Ba Na tại Kon K’tu 

Làng Kon K’tu nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum chừng 8km, nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng từ bao đời nay. Là ngôi làng cổ nhất của mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn, đồng bào dân tộc Ba Na quần cư tại đây từ hàng trăm năm nay mà dường như không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống bên ngoài. 

Tìm bình yên giữa đại ngàn

Nếu đặt chân đến Kon Tum, ngoài những địa điểm: tòa giám mục, nhà thờ gỗ... hầu như bạn đều được giới thiệu đến cafe Eva một lần cho biết.

Lối cổng vào xanh mát của cafe Eva 

Khi đã đặt chân đến đây bạn hoàn toàn bị thuyết phục. Từ không gian toàn cảnh cho đến những góc nhỏ, các chi tiết trang trí đều toát lên cốt cách, tâm hồn Tây Nguyên. 

Bước qua cánh cổng hình tam giác với mái vòm xanh, tôi cảm như mình lạc vào một không gian hoàn toàn khác, tách biệt khỏi những ồn ào của phố thị bên ngoài, để được tận hưởng thực sự. 

Thiên đường bên suối Vàng

Sáng khi sương bắt đầu tan, màn sương đặc quánh chuyển dần sang mờ ảo, cỏ hồng xuất hiện trong mắt những người ưa ngắm cảnh với nhiều trạng thái khác nhau. 

Cảnh như thiên đường ở đồi cỏ hồng bên suối Vàng 

Có lúc như tuyết phủ trắng xoá, có lúc tím nhẹ và khi sương tan hẳn là màu hồng mê hoặc. Màu hồng tím phủ dọc bờ suối Vàng thực chất là hoa cỏ.

Đó là quanh cảnh bên bở suối Vàng nằm ở xã Lát (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt về phía Đông Nam khoảng 20 km. Để vào được thiên đường hạ giới này khá khó khăn vì phải đi bằng đường mòn xuyên rừng thông. Con đường đất đỏ gập ghềnh, không có biển hướng dẫn.

21 thg 12, 2015

Nhà thờ Phú Tảo

Địa chỉ : 32/28 KP. 6, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Bá Linh cùng với khoảng 246 giáo dân đến vùng đất Hố Nai cách trung tâm tỉnh Biên Hòa bấy giờ khoảng 7 km để định cư và thành lập Giáo xứ Phú Tảo. Ba năm sau, Cha Đaminh cùng với giáo dân Phú Tảo xây nhà thờ với kích thước 10m x 40m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.


Năm 1981, Cha Giuse Phạm Văn Quy quản nhiệm Giáo xứ Phú Tảo. Trong giai đoạn quản nhiệm Giáo xứ, Cha Giuse đã cùng với cộng đoàn Phú Tảo xây dựng nhà thờ mới theo kiến trúc đậm nét nghệ thuật (2001) và nhà giáo lý.

Nhà thờ Hòa Hiệp

Địa chỉ : Cây số 6 phường Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai

Năm 1954, Cha Đaminh Lê Duy Thức đã dẫn một số giáo dân làng Kẻ Sặt, Hải Dương đến định cư tại cây số 6 xã Hố Nai, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Thời gian đầu, Cha Đaminh mua lại khu đất của sở cao su Bình Trước với diện tích 25,7 ha.

Hai năm sau, 1956 Cha Đaminh đã cùng với giáo dân dựng một nhà thờ nhỏ bằng vật liệu nhẹ với tên gọi là Kẻ Sặt Khu II. Từ đây họ đạo Kẻ Sặt Khu II đã chính thức được hình thành và bắt đầu phát triển. Giáo họ Kẻ Sặt Khu II thời gian này trực thuộc Giáo xứ Kẻ Sặt I (Kẻ Sặt ngày nay). Năm 1958, Kẻ Sặt khu II được nâng lên thành Giáo xứ với tên gọi Giáo xứ Kẻ Sặt II. Năm năm sau, trên tinh thần tích cực mở mang họ đạo, Cha Đaminh cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ mới bằng tường gạch, mái tôn.

Năm 2000, để khỏi trùng tên “Kẻ Sặt”, Đức Cha Phaolô Maria đã đổi tên Giáo xứ Kẻ Sặt II thành Giáo xứ Hòa Hiệp với mong muốn giáo dân trong Giáo xứ sống an hòa, hiệp nhất yêu thương và cùng chung tay xây dựng Giáo xứ ngày thêm tốt đẹp.

Ngày 27/10/2012, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc về chủ sự lễ Cung Hiến Thánh Đường và Thánh Hiến Bàn Thờ Giáo xứ Hòa Hiệp, hạt Hố Nai.



Nhà thờ Tây Hải

Địa chỉ : 3/23 KP. 4, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, giáo dân thuộc xứ Mỹ Động - Tư Đa, Giáo phận Hải Phòng, đến định cư và lập nghiệp tại cây số 6 vùng đất Hố Nai dưới sự dẫn dắt của Cha Tôma Nguyễn Duy Thể. Lúc này, Giáo họ thuộc Giáo xứ Kim Bích và được gọi là Giáo họ Mỹ Tư (Mỹ Động - Tư Đa). Bốn năm sau, cộng đoàn Mỹ Tư xây một nhà nguyện bằng gạch, kèo gỗ, mái tôn để làm nơi đọc kinh và cầu nguyện.

Ngày 15.03.1975, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng nâng Giáo họ Mỹ Tư lên thành Giáo xứ và đặt tên là Giáo xứ Mẫu Tâm II, đồng thời cử Cha Laurensô Hứa Văn Mỹ phụ trách Giáo xứ trong tư cách chánh xứ tiên khởi.


Nhà thờ giáo xứ Tây Hải năm 1989

Nhà thờ Kim Bích

Địa chỉ : KP. 2, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, một số giáo dân di cư từ miền Bắc đến khu vực xã Hố Nai, quận Đức Tu định cư lập nghiệp. Một năm sau, Giáo xứ Kim Bích được thành lập và Cha Gioan Baotixita Trần Ngọc Thọ được bổ nhiệm phụ trách Giáo xứ trong tư cách chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Gioan Baotixita và giáo dân nơi đây đã dựng một nhà nguyện bằng cây, mái lá để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.

Năm 1956, Cộng đoàn Giáo xứ Kim Bích một lần nữa xây nhà thờ mới bằng gạch, mái tôn để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa. Với sự hăng say và nhiệt thành phục vụ của mình, Cha Gioan Baotixita đã cùng với cộng đoàn Kim Bích lần lượt xây dựng nhà xứ và nhà hội quán (1962).

Năm 1972, nhà thờ Kim Bích được khởi công xây dựng bằng vật liệu kiến cố với kích thước 18m x 50m và khánh thành một năm sau đó.



Con đẻn Cà Mau

Vùng đất cực nam của Tổ quốc vốn trù phú sản vật tự nhiên, trong đó có con đẻn. Nếu đẻn biển (hay rắn biển) đuôi dẹp như mái chèo, nọc cực độc chết người thì đẻn vuông thường sống trong các vuông tôm hay cá kèo không độc, được chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.


Ở Cà Mau, người dân thường bắt đẻn lúc phơi đầm chuẩn bị thả tôm, cá mùa vụ mới. Cũng có thể soi đèn hoặc cắm câu bắt đẻn vào buổi tối. Làm thịt đẻn rất đơn giản, chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụng nước sôi, vảy nó sẽ bong ra, lấy lá sả tuốt lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng, nhưng giữ gan, mỡ và trứng ăn rất ngon.

Trầm mặc Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn năm nay vừa tròn 135 năm tuổi, uy nghi, cổ kính như một chứng nhân trầm mặc tọa lạc ở Công trường Công xã Paris, giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi không chỉ để người Công giáo đến làm lễ, cầu nguyện mà còn là một địa chỉ du lịch cho du khách khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ được người Pháp đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào ngày 7/10/1877 và hoàn thành vào năm 1880 dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên, pha trộn nét Gothique có chiều dài 93m, rộng 35m, vòm mái cao 21m.

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và làm 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Mặt chính tòa nhà hướng về đường Đồng Khởi, một trong những con đường xưa nhất và sầm uất nhất của Sài Gòn.

Mỹ nghệ Thiết Úng

Nghề điêu khắc mỹ nghệ truyền thống Thiết Úng ở xã Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) nổi tiếng trong và ngoài nước bởi sản phẩm có độ bền và tỉnh xảo trong các công đoạn chế tác.

Theo ông Đào Công Luân, Trưởng thôn Thiết Úng thì trước kia nghề chính của người dân ở đây là sản xuất nông nghiệp, điêu khắc mỹ nghệ chỉ là nghề phụ. Tuy nhiên, những năm gần đây nhận thấy nhu cầu lớn của người tiêu dùng về những sản phẩm mỹ nghệ nên người dân nơi đây đẩy mạnh đầu tư sản xuất. Bằng sự khéo léo những người thợ Thiết Úng đã sáng tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Chạm khắc gỗ mỹ nghệ ở Thiết Úng là nghề có truyền thống từ lâu đời.

20 thg 12, 2015

Chuyện những người gùi hàng trên đỉnh Fansipan

Là người dẫn đường, khuân vác, hậu cần cho du khách chinh phục nóc nhà Đông Dương, các porter dân tộc Mông như sinh ra để làm bạn với núi.

Porter thường là những người bản địa sống ở khu vực gần núi, quen thuộc đường đi, có sức khỏe tốt và đủ kỹ năng sinh tồn trong rừng. Họ phụ trách khuân vác đồ đạc như lều bạt, lương thực…và hỗ trợ đoàn leo núi để chuẩn bị chỗ ngủ, bữa ăn trong thời gian chinh phục. Porter là một phần không thể thiếu của những chuyến leo núi ở nơi xa và nguy hiểm. 

Giai điệu của “Trời”

Trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hát then được ví là điệu hát của “thần tiên”, là giai điệu của “Trời”, nó bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động của họ, và gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến tận lúc lìa đời. Vì thế, người ta có thể tìm thấy trong then những giá trị nhân sinh quan mang tính toàn cầu.

Sống cùng then, chết cũng theo then về Trời

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thái, then có nghĩa là “Trời”. Hát then trong lễ cúng then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Ngọc Hoàng ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành.

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, then vừa là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một loại hình âm nhạc dân gian. Toàn bộ hệ thống bài bản của then có gần bốn nghìn câu thơ, nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ chuyện đời sống, bản mường, chim muông, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi, phu phen, tạp dịch… Lễ cúng then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ then cổ truyền, người ta có thể thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

Tròn on bánh lọt Ninh Hòa

Bánh lọt Ninh Hòa không phải là sợi bánh ngắn, mềm mềm làm bằng bột gạo trộn bột năng, có hai màu xanh và trắng, ăn kèm với đường, nước dừa thơm mùi lá dứa, bỏ thêm vài viên đá mát lạnh, thường được rao bán trong các xe đẩy khắp vỉa hè như một loại thức ăn đường phố nổi tiếng vào mùa nóng ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam.
Bánh lọt xứ này là món ăn chơi, được làm bằng bột năng, vo tròn, luộc chín, xỏ xâu, trộn dừa, ăn với mè và đường cát. 

Tự nhiên có người mách nước, phía trường Đức Trí, chiều nào cũng có chị kia ngồi bán cho mấy đứa học trò. Lật đật chạy qua, thấy thau nhôm quen thuộc với mớ bánh lọt xỏ xâu, tự nhiên ký ức tuổi thơ len lén tìm về, vui muốn trào nước mắt. 

Gió chướng về mang theo hương bần thanh tao…

Còn nhớ, hồi xưa, cứ có khách đến chơi nhà vào đúng lúc mùa bần chín là thể nào mẹ ta cũng đãi món lẩu các bông lau nấu bần. 

Trái bần vừa chín tới 

Mấy ngày nay, sáng dậy mở cửa, cảm nhận rõ hơi lành lạnh theo gió nhè nhẹ tràn vào nhà, thấy người xốn xang, ta chợt nhận ra, vậy là một mùa gió chướng nữa đã về. Ở quê ta, chắc giờ này ngay những khúc uốn quanh theo các doi vịnh của dòng sông, các cây bần cổ thụ đã đầy trái chín. Hương bần thanh thao lan tỏa thoang thoảng một khúc sông, đom đóm đã biến những tán bần thành một bầu trời nhỏ đầy sao lấp lánh… 

18 thg 12, 2015

Về Đà Lạt ăn bánh căn co ro

Với vài người, bánh căn Đà Lạt chẳng có gì ngoài... một cục bột - thích thì chỉ thêm được ít trứng gà, hay trứng cút, không hơn. Nói vậy không sai gì, chỉ tiếc rằng, như thế nghĩa là chưa biết thưởng bánh căn.

Không nhân tôm, nhân mực như bánh căn miền Trung, bánh căn Đà Lạt được đúc đổ trong khuôn đất nấu than, thêm một ít trứng (nếu khách có nhu cầu), thưởng cùng nước chấm nhiều mỡ hành. Nhưng, cái thú co ro giữa tiết trời luôn lạnh và ẩm, nêm ớt xay cay đến hít hà, đợi từng khuôn bánh đến lượt mình... là cái thú mà ngoài Đà Lạt ra, chẳng nơi nào có được. 

Không nhân tôm, nhân mực như bánh căn miền Trung, bánh căn Đà Lạt được đúc đổ trong khuôn đất nấu than, thêm một ít trứng, thưởng cùng nước chấm nhiều mỡ hành. 

Lần đầu “đánh chén” bánh canh Trảng Bàng

Ở Sài Gòn hơn 4 năm, đi ra đường hay thấy hàng quán treo bảng “đặc sản bánh canh Trảng Bàng”, vậy nhưng chưa một lần thưởng thức, cho đến một hôm… 

Có lẽ chủ quán này biết cách nấu ngon, hương vị thanh tao mà đậm đà, ăn không thấy ớn dù cục sườn heo khá to, kèm thêm mấy miếng thịt giò rút xương nữa 

Có lẽ do tính tôi từ nhỏ không khoái lắm món bánh canh nên bản đồ ẩm thực trong đầu tôi khi lớn lên thường “khuyết” món này. Không khoái lắm món ăn dân dã này nó cũng lý do. Thuở nhỏ ở quê, những lúc thiếu gạo nấu cơm, nhà tôi hay sử dụng bột sắn để làm bánh canh cho cả nhà ăn chống đói. Lúc trước cũng vì điều kiện khó khăn nên món bánh canh thuần túy là… bánh canh, chỉ có có bánh (sợi bột lọc cắt nhỏ) và canh (toàn nước). Tôm, thịt hoặc giò heo, sườn heo… dường như đều rất xa xỉ. Đơn giản thế chỉ vì không có tiền để mua tôm, mua thịt. Ăn bánh canh hồi ấy kiểu như ăn chay vậy, hoàn toàn không có thịt thà gì cả. Mà bánh canh làm từ bột lọc thì nhiều người biết rồi, nếu như nấu ra không ăn kịp, để một lúc thì nó đặc sánh lại thành cục. Muốn ăn thì phải xắn ra, nhai mỏi cả răng. Bánh canh ở quê của tôi luôn được nhớ đến như là món của cảnh khổ ngày xưa. 

Lãng mạn món ngon phá Tam Giang

Nếu bạn chưa biết phá Tam Giang của miền đất “mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”, có thể hình dung qua câu ca: "Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

Người ta bảo cá tôm ở phá Tam Giang là “vàng sống” vì nó phong phú, nhiều vô kể, tạo sinh kế cho bao gia đình từ xưa đến nay 

"Truông nhà Hồ" thì chắc ai cũng biết rồi. Đây là khu rừng dữ, từng là nơi ẩn trú của lục lâm thảo khấu trên con đường thiên lý Bắc Nam đoạn chạy ngang tỉnh Quảng Trị. Vậy còn vì sao người xưa lại sợ phá Tam Giang đến mức ám ảnh như thế? Thống kê về mặt địa lý, phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Tôi từng nghe kể, trên đầm phá này xa xưa cũng có lục lâm thảo khấu (dân gian còn gọi là “rợ đầm”). Người dân thuở trước đi ghe nhỏ trên đầm phá, nếu vào mùa mưa bão dữ dội, thì đi hoài cũng không đến được bờ. Có lẽ nỗi ám ảnh sợ phá Tam Giang là vì thế.

17 thg 12, 2015

Nhà thờ Ba Đông

Địa chỉ : 144/5 KP.1, P.Hố Nai, Biên Hoà, Đồng Nai

Năm 1954, một số giáo dân Giáo xứ Ba Đông cùng với các xứ lân cận thuộc Giáo phận Hải Phòng đã đến định cư tại cây số 6 vùng đất Hố Nai, Biên Hòa. Tại đây, Cha Gioakim Nguyễn Hữu Phúc cùng với cộng đoàn thành lập Giáo xứ Ba Đông và dựng một nhà nguyện tạm để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.




Sáu năm sau, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Khoát kế nhiệm Cha Gioakim phụ trách cộng đoàn này. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Ba Đông xây dựng nhà thờ mới để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa

Nhà thờ Thái Hiệp

Địa chỉ : 94/16 KP. 8, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, khoảng 200 giáo dân gốc Giáo phận Thái Bình đến định cư tại ấp Tân Hiệp, xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và lập nên giáo điểm. Thời gian đầu, giáo dân tại giáo điểm này sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Tân Hải (Thuận Hòa). Vì số giáo dân di cư về ấp Tân Hiệp ngày càng đông, nên ngày 24.09.1961 Giáo xứ Thái Hiệp được chính thức thành lập dưới sự coi sóc của Cha Augustinô Phạm Khắc Nghiễm. Cùng năm, Cha Augustinô và giáo dân xây dựng ngôi thánh đường đầu tiên để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Đến năm 1969, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo kế nhiệm Cha Augustinô đến phụ trách Giáo xứ Thái Hiệp. Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thái Hiệp xây nhà thờ thứ hai bằng vật liệu kiên cố với diện tích 15m x 50m và khánh thành ngày 24.12.1970.


Nhà thờ Thái Hiệp 1970


Nhà thờ Thuận Hòa

Địa chỉ : KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, một số gia đình công giáo, đa số thuộc Giáo Phận Hải Phòng đến khu đất Bãi De được gọi là ấp Tân Hải, xã Bình Trước, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa định cư lập nghiệp và lập thành Giáo xứ Tân Hải do Cha Đaminh Nguyễn Hữu Độ coi sóc. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Tân Hải dựng một nhà thờ tạm bằng gỗ để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Ba năm sau, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền chính thức đổi tên Giáo xứ Tân Hải thành Thuận Hòa và cắt cử cha Đaminh Phạm Quang Khanh làm Cha xứ tiên khởi. Năm 1958, Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thuận Hòa xây lại nhà thờ mới bằng tường gạch và kèo gỗ (13m x 35m).


Nhà thờ Thuận Hòa 1958

Nhà thờ Biên Hòa

Địa chỉ: 174 CMT 8, P. Quyết Thắng, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1861, một số giáo dân quy tụ tại khu đất gần chợ Biên Hòa ngày nay và hình thành Giáo điểm truyền giáo. Hai năm sau, Giáo xứ Biên Hòa được thành lập và Cha Creuse (Cha Nhiệm) được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Nhiệm và cộng đoàn Biên Hòa dựng một nhà thờ nhỏ gần bờ sông Đồng Nai để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Về sau, chính quyền Pháp lấy khu đất đó để xây tòa hành chánh và đổi cho Giáo xứ một khu đất khác phía bên trong là vị trí ngôi thánh đường hiện nay. Năm 1865, Cha Legrand (Cha Cao) đến phụ trách Giáo xứ Biên Hòa và tiếp tục nâng đỡ đời sống thiêng liêng cho cộng đoàn. Năm năm sau, Cha Errard (Cha Ý) về thay thế Cha Cao và Cha Ý cùng cộng đoàn xây dựng nhà thờ bằng gạch ngói và khánh thành ngày 12.11.1872.

Qua các thời quý Cha quản xứ, các sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn Giáo xứ Biên Hòa dần đi vào ổn định và đời sống đức tin ngày càng lớn mạnh. Năm 1966, Cha Tôma Nguyễn Văn Sum về coi sóc Giáo xứ. Cha Tôma và cộng đoàn Biên Hòa lần lượt khởi công xây dựng và khánh thành nhà xứ với diện tích 216m2 (1968) và nhà thờ với kích thước 24m x 40m (1991).


Nhà thờ Biên Hòa 1986

Nhà thờ Phúc Hải

Địa chỉ: KP 3, phường Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai

Năm 1955, Cha Gioakim Nguyễn Hữu Phúc lập trại đạo Đông Hòa tại địa bàn xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Cùng năm, Cha Gioakim và giáo dân nơi đây dựng một nhà nguyện bằng gỗ, mái tôn (10m x 36m) để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Năm 1956, trại đạo Đông Hòa được nâng lên thành Giáo xứ và lấy tên là Giáo xứ Phúc Hải (Cha Gioakim Phúc - giáo dân gốc Hải Phòng), đồng thời Cha Giuse Phạm Quang Khanh được bổ nhiệm làm Cha xứ tiên khởi. Ba năm sau, Cha Micae Bùi Đức Huỳnh thay thế Cha Giuse phụ trách Giáo xứ. Cha Micae và cộng đoàn lần lượt xây dựng nhà thờ (1961) và nhà xứ (1962).


Nhà thờ Phúc Hải 1961

Năm 1986, Cha Rôcô Đinh Hữu Phương đến coi sóc Giáo xứ Phúc Hải. Bốn năm sau, Cha Rôcô và cộng đoàn khởi công xây dựng nhà thờ bằng vật liệu kiên cố và các tượng đài. Năm 2001, Cha Vincentê Ngô Văn Tất về quản nhiệm Giáo xứ Phúc Hải. Bên cạnh việc nâng đỡ đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha Vincentê xây nhà mục vụ (2004) để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mục vụ ngày càng cao. Năm 2006, Cha Giuse Vũ Đức Hiệp về phụ trách Giáo xứ. Để mừng đại lễ 50 năm thành lập Giáo xứ, Cha Giuse xây nhà chầu Thánh Thể và tu sửa tháp chuông. Năm 2010, Cha Đaminh Nguyễn Thành Tiến thay thế Cha Giuse phụ trách Giáo xứ Phúc Hải. Một năm sau, Cha Giuse và cộng đoàn trùng tu nhà thờ. Ngày nay giáo xứ Phúc Hải đã đi vào ổn định, nề nếp, sinh hoạt tôn giáo phong phú và đời sống đức tin của giáo dân ngày càng lớn mạnh.




Đài Đức Mẹ Ban ơn 1967

Giáo xứ có nhà thờ diện tích 1.137 m2, nhà mục vụ 341 m
2, nhà hài cốt 30 m2, 2 nhà kho 50 m2, Đài Đức Mẹ 69 m2, Đài Thánh Giuse 78 m2, tổng diện tích nhà xứ 5.146 m2, hai tháp chuông cao mỗi tháp 35m.

Thông tin trên theo website Giáo phận Xuân Lộc và Giáo xứ giáo họ Việt Nam

Một số hình ảnh Nhà thờ Phúc Hải ngày 15/12/2015. Ảnh: Phạm Hoài Nhân








Về Thái Bình tìm ăn canh cá Quỳnh Côi

“Sao buổi sáng người dân ở đây lại ăn canh cá hả bác?” - “Không phải cá nấu canh đâu, canh cá là bát mì cá hay bánh đa cá, giống như người Hà Nội ăn Phở buổi sáng đấy!”, một người chỉ đường ở Thái Bình cho biết. 

Chúng tôi bước vào một quán chỉ bán đặc sản canh cá sau khi bỏ qua nhiều biển hiệu có cùng món xếp đầy hai bên đường, thầm đoán quán ngon vì khá đông khách. 

Đúng là đất Thái Bình quê lúa, ngoài hương nếp thơm lừng từ những lò bánh cáy thì chỉ cần đặt chân đến đây người ta đã hít hà được hương vị thôn quê từ món canh cá – món ăn giống như mỳ trứng dùng với cá rô (hoặc cá quả) chiên và nước hầm từ xương heo và xương cá. 

Chẳng cần sặc sỡ, lại càng không cần phù phiếm lòe loẹt, không phẩm màu, không bột gia vị khó kiếm, mọi thứ giản đơn, chân quê để rồi ăn một lần, nhớ quán, nhớ người chân quê. 

Chinh phục núi Cà Đam, đất của loài sâm bảy lá

Núi Cà Đam là ngọn núi cao 1.431m, cao nhất trong các ngọn núi ở Quảng Ngãi. Ở đây quanh năm suốt tháng mây vờn, nhiều đồng bào dân tộc thi thoảng đi rừng còn nhìn thấy loài sâm bảy lá... 

Núi Cà Đam là cách gọi của người Kor, còn người Kinh gọi là núi Vân Phong - Ảnh: V.Q.Cầu 

Chừng 10 năm trước, khi công trình hồ chứa nước Nước Trong được xây dựng, con đường liên huyện Di Lăng - Trà Trung được hình thành, người đi trên con đường này mới “mục kích" được Cà Đam từ xa. Bởi từ đường liên huyện lên đến chân núi thuộc thôn Quế xã Trà Bùi còn phải ngược lối mòn thêm 5km quanh co, dốc dựng. 

Những khoảnh khắc đẹp hút hồn ở Hội An

Nếu buổi sáng mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhàng tinh khôi, hoàng hôn là vẻ đẹp cổ kính và nhuốm màu ký ức thì buổi tối, Hội An rực rỡ với hàng nghìn ngọn đèn hoa đăng, đèn lồng khắp các khu phố.

Hội An trong ánh ráng chiều 

Hội An chưa bao giờ thôi quyến rũ khách du lịch, dù nhịp sống hiện đại ngày nay đã ít nhiều len lỏi vào đời sống của đô thị cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thế cho nên, nếu đã đặt chân đến vùng đất này một lần, chắc chắn bạn sẽ còn quay lại và phải quay lại vì hồ như đã bị mê hoặc tự lúc nào không hay.

Thăm bãi Đầm Trầu hoang sơ giữa Côn Đảo

Ghé Côn Đảo, du khách hiếm khi nào bỏ qua bãi Đầm Trầu – bãi biển hoang sơ và đẹp nhất nơi đây. Không quá lời khi ví nơi đây là “thiên đường” mặt đất, tựa hồ chưa có dấu chân người qua lại.

Khung cảnh vừa thơ mộng, hữu tình vừa cuốn hút ở bãi Đầm Trầu 

Bãi Đầm Trầu nằm ngoài vườn quốc gia Côn Đảo, cách sân bay Cỏ Ống 12 km về phía Tây Bắc. Sự tích bãi Đầm Trầu cũng được người dân truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác, gắn liền với câu ca: “Đi đâu mà chẳng thấy về. Hay là quần tía dựa kề áo nâu? Ai về nhắn với Ông Câu. Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa?".