Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 4, 2025

Thưởng thức bánh ít nếp hột ở… “xứ nếp”

Chiếc bánh quen thuộc với cách làm giữ nguyên hột nếp để gói thay vì xay nếp thành bột mịn đem đến cảm giác ngon, lạ khi thưởng thức. Bánh ít nếp hột là một trong những món ngon đặc sản bên cạnh bánh phồng Phú Mỹ khi nhắc về “xứ nếp” Phú Tân.

5 thg 4, 2025

Thơm ngon mật ong ở rừng tràm Trà Sư

Từ lâu, rừng tràm Trà Sư (TX. Tịnh Biên) được biết đến là điểm tham quan, du lịch đậm chất hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, với hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Đến đây, du khách leo lên gác vọng, phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng sẽ thấy từng đàn chim, cò đậu chi chít trên đọt cây.

Thăm làng nghề truyền thống thổ cẩm Khmer Văn Giáo

Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…

Đến ấp Sray Skoth, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Khmer bên khung cửi đang dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của người phụ nữ Khmer, nhiều sản phẩm thổ cẩm Khmer đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Từ sản phẩm truyền thống ban đầu, thợ dệt sáng tạo hoa văn cách điệu, mẫu mã đa dạng, phong phú; màu sắc hài hòa, hoa văn sắc sảo, chủ yếu là mặt hàng sà rông, khăn choàng cổ, phông màn cửa, các loại khác theo đặt hàng.

4 thg 4, 2025

Về xứ “xe vua”

Không biết từ thuở nào, xe lôi đạp có tên là “xe vua”. Ngỡ đâu, loại xe này đã “thất truyền” trong thời buổi xe gắn máy, xe ôtô phổ biến. Nhưng ở vùng đất du lịch Châu Đốc (tỉnh An Giang), “xe vua” nhan nhản khắp nơi, xuất hiện ở từng con đường, tạo nên nét đặc trưng hiếm có.


Xe lôi là một loại phương tiện thô sơ, gồm chiếc xe đạp và phần thùng được kéo theo phía sau. Người ngồi trên xe muốn hướng mặt về phía trước, hoặc quay về phía sau đều được. Tư thế nào cũng mang đến cảm giác như “vị vua” ngồi vững chãi trên “ngai vàng”, cảm nhận rõ ràng không gian xung quanh.

Bảo vật vô giá

Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc - An Giang. Đây là lễ hội lớn của cư dân vùng Tây Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer.

Khi lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, không chỉ là niềm tự hào đối với người dân An Giang hay Nam Bộ, mà còn là niềm vui chung của cả nước. Qua đó, minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đánh trống khai hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024

3 thg 4, 2025

Thay xiêm y cho Bà Chúa Xứ Núi Sam

Chúa Xứ Thánh Mẫu là nhân vật tâm linh, huyền bí, hiện hữu bằng nhiều truyền thuyết và trong sự tín ngưỡng của người dân vùng đất Nam Bộ nói chung, tỉnh An Giang nói riêng. Những sự kiện xoay quanh Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam - An Giang luôn thu hút đông đảo người dân tề tựu thực hành nghi lễ mang tính cộng đồng. Nghi thức thay áo Bà hàng tháng là một ví dụ điển hình.


Tương truyền, cách đây khoảng 200 năm, dân làng với lòng tín ngưỡng đã đưa tượng Bà xuống núi để phụng thờ và gìn giữ. Quá trình lập miếu thờ, người dân chung tay may áo cho Bà. Dần dần, phong tục dâng áo cúng Bà trở thành điểm nhấn đặc biệt, được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Ngoài Lễ tắm Bà hàng năm (cử hành vào 24 giờ đêm 23 rạng 24/4 âm lịch), mỗi tháng Bà được thay xiêm áo 2 lần (24 giờ đêm 13 rạng 14; 24 giờ đêm 28 rạng 29 âm lịch).

12 thg 3, 2025

Khởi công trùng tu chánh điện Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia chùa Xvayton

Ngày 10/3, UBND huyện Tri Tôn và Ban Quản lý di tích cấp quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Xvayton (chùa Xà Tón) tổ chức lễ khởi công trùng tu chánh điện.

26 thg 2, 2025

Mắm cá - nét ẩm thực độc đáo

Không biết phương pháp làm mắm cá bắt nguồn từ đâu, nhưng qua bao thế hệ, món ăn này đã được các bà, các mẹ trao truyền, tiếp nối gìn giữ và trở thành món ngon đặc sản. Theo thời gian, mắm cá ngày càng đa dạng về chủng loại và được sản xuất quy mô.

Bắt nguồn từ nhu cầu bảo quản cá sau khi đánh bắt được, người xưa đã nghĩ ra cách làm mắm để dự trữ lượng lớn cá, dùng làm thực phẩm ăn lâu dài. Ở miền Tây Nam bộ, những loại cá được dùng làm mắm đa phần là cá nước ngọt, như: Cá linh, cá lóc, các sặc, cá chốt... Mắm cá được chế biến rất công phu, qua nhiều công đoạn mới cho ra được thành phẩm chất lượng, mang hương vị đặc trưng của người miền Tây. Bà Trần Thị Hai (sinh năm 1970, ngụ huyện Châu Phú) chia sẻ: “Bây giờ trên sông lượng cá không còn nhiều như xưa, lại thêm thị trường bán phong phú mắm cá các loại, nên ít ai làm mắm cá tại nhà. Hồi trước hầu như phụ nữ nhà nào cũng biết cách làm mắm. Cứ đến mùa nước nổi, nhà nhà đều chuẩn bị sẵn lu, khạp để ủ nước mắm và làm mắm cá. Mắm làm ra dùng để ăn quanh năm, cứ hết đợt mắm này làm đến đợt khác”.

Phong phú các loại mắm cá tại chợ mắm ở TP. Châu Đốc

Phát triển du lịch cù lao Giêng

Ngoài cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ, những vườn trái cây xanh ngát, trĩu quả, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới) còn có công trình kiến trúc cổ độc đáo, tuyệt đẹp, hấp dẫn du khách. Huyện đang tập trung phát triển du lịch (DL) gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội quê hương.

Nhà thờ Cù Lao Giêng

28 thg 1, 2025

Tri Tôn - lấp lánh huyền tích miền biên viễn An Giang

Sự linh thiêng của vùng đất bán sơn địa Tri Tôn như thăng hoa trên nền đầy sắc màu huyền tích của cuộc giao thoa văn hóa cộng đồng 3 dân tộc…

“Trung tâm” Thất Sơn

Nếu Thất Sơn (Bảy Núi) là danh xưng mang tính biểu tượng linh thiêng cho vùng đất bán sơn địa ở An Giang, thì Tri Tôn được xem là trung tâm của danh xưng này cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Theo “Địa chí An Giang”, toàn tỉnh có 8 cụm núi với 37 ngọn độc lập. Núi ở An Giang bắt nguồn từ Núi Nổi (Phù sơn, thị xã Tân Châu), sau khi đi qua Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên rồi kết thúc tại Thoại Sơn. Nối các điểm này lại, ta có hình ảnh chiếc cung đang căng dây, mũi hướng về phía biển Tây. Trong đó, Tri Tôn chính là phần đỉnh của cánh cung.

Sân đua bò tại Tri Tôn. Ảnh: Thanh Mai

24 thg 1, 2025

Khám phá 3 cây cầu thay đổi diện mạo An Giang

An Giang là tỉnh ven biên ở miền Tây Nam Bộ, không ngừng khẳng định sự đổi mới thông qua những công trình giao thông chiến lược. Ba cây cầu: Tân An, số 13 và cầu Châu Đốc đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, mở ra cơ hội cho kinh tế và du lịch địa phương. Những cây cầu này, với vai trò huyết mạch giao thông, đã góp phần nâng tầm vị thế An Giang.

Cầu Tân An: Huyết mạch giao thương

Cầu Tân An bắc qua kênh xáng Tân An, kết nối 2 xã Long An - Tân An (TX. Tân Châu) được xem là công trình giao thông tiêu biểu. Cầu có tổng chiều dài hơn 5,3 km, trong đó phần cầu chính dài 612 m, với mặt cầu rộng 12 m, đủ sức đáp ứng nhu cầu di chuyển của các phương tiện giao thông hiện đại. Công trình được khởi công từ cuối năm 2012 và chính thức hoạt động đầu năm 2019.

Với vị trí gần Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, cầu Tân An là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Ảnh: Minh Hiển

“Check-in” Làng hoa An Thạnh

Làng hoa An Thạnh (ấp An Thạnh, xã Hòa An, huyện Chợ Mới) nhộn nhịp mỗi độ Xuân về, du khách các nơi đến chụp ảnh “check-in” bên những luống hoa thẳng tắp rực rỡ sắc màu của các loài hoa, như: Cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, hoa cát tường… Bên cạnh vẻ đẹp cuốn hút của các loài hoa, du khách còn được tận hưởng hương thơm dịu nhẹ lan tỏa, kèm làn gió mát từ dòng sông Hậu hiền hòa.

Em Trần Ý Nhi (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) cho biết: “Mấy năm liền, mỗi khi Xuân về là tụi em rủ nhau qua làng hoa chụp ảnh Tết. Hoa ở đây rất nhiều, đẹp đủ chủng loại, lên hình không thua kém những nơi khác. Các bác nông dân ở đây rất vui vẻ, mến khách, lại được chụp ảnh miễn phí nên tụi em thỏa sức chụp làm kỷ niệm”.

23 thg 1, 2025

An yên thiền viện!

Là điểm đến tâm linh nổi tiếng, Thiền viện Trúc Lâm An Giang được nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.

Trưa nắng đổ chang chang trên con đường từ thị trấn Óc Eo về thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn), tôi tìm đến Thiền viện Trúc Lâm An Giang. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhiều năm nay với cảnh đẹp hữu tình.

Từ cổng chính thiền viện, đã cảm nhận ngay sự tôn nghiêm của chốn cửa thiền. Dù trong buổi trưa oi ả, vẫn có rất đông du khách đến đây vãn cảnh, chiêm bái đấng từ bi. Lần đầu đến đây, tôi khá bất ngờ trước sự kỳ công và trí tuệ của những người đã kết hợp yếu tố sẵn có của thiên nhiên với kỹ thuật xây dựng, để thiết kế nên công trình Phật giáo mang vẻ đẹp hùng vĩ, thoát tục. Trước mặt tôi, hồ nước xanh trong lặng lẽ như tờ. Vài chú cá nhởn nhơ bơi lội, gợi mở sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.

22 thg 1, 2025

Hấp dẫn Điểm du lịch sinh thái Cồn Én

Du lịch (DL) Chợ Mới thời gian gần đây được xem là nơi trải nghiệm thú vị thu hút đông đảo du khách. Điểm DL sinh thái Cồn Én nằm bên triền sông Tiền bình yên, thơ mộng với bãi tắm nhân tạo ven sông; nổi bật với thế giới gỗ trầm thủy và nhiều địa điểm “check-in” tuyệt đẹp - là điểm đến hấp dẫn, đặc sắc, xuất hiện trên bản đồ DL An Giang gây ấn tượng với du khách gần xa.

Thế giới gỗ trầm thủy

Điểm DL độc đáo được mệnh danh “Maldives miền Tây Việt Nam” của doanh nhân Nguyễn Văn Nghỉ. Với diện tích rộng gần 7 ha, Điểm DL sinh thái Cồn Én tọa lạc tại bãi bồi, trầm thủy cồn Tấn Long, thuộc ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới. Đây được xem là thiên đường trải nghiệm sống động của văn hóa và phong cách sống miền sông nước. Những công trình cầu kỳ và tinh xảo, với hệ thống hơn 10 ngôi nhà trên cây làm hoàn toàn từ gỗ lũa thiên nhiên trầm thủy trải dài cạnh “bãi biển” cát vàng nhân tạo thơ mộng. Cùng nhiều dịch vụ đa dạng đi kèm, điểm DL đã tạo nên cơn sốt với du khách gần xa.

28 thg 11, 2024

Lên chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…

27 thg 11, 2024

Cây kẹo kéo ngày xưa

Hồi đó, trước cổng trường tiểu học của tôi có một ông già chuyên bán kẹo kéo bằng cách cho quay số may mắn. Ông chạy chiếc xe đạp cũ, chở thỏi kẹo kéo trắng, bự bằng bắp tay người lớn. Nhiều món đồ chơi tặng thưởng được ông treo lủng lẳng quanh xe, đặc biệt là cây đèn pin mới cáu. Ông nói đó là phần thưởng cho ai quay trúng ô “đặc biệt”, còn nếu quay trật hết, vẫn được cây kẹo kéo ngọt ngây.

Vãng cảnh chùa Hang

Dịp cuối tuần hay những ngày rảnh rỗi, nếu muốn tìm nơi thanh tịnh thư giãn, hãy ghé qua chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc). Với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, chùa Phước Điền là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Khung cảnh chùa Hang hài hòa với thiên nhiên

26 thg 11, 2024

Chứng tích bên dòng kênh huyền thoại

Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.

26 thg 10, 2024

Náo nhiệt chợ sáng

Bình minh lên, chợ Long Xuyên nhộn nhịp bởi tiếng cười nói, tiếng kỳ kèo trả giá giữa tiểu thương và bạn hàng đường xa. Từ bao đời nay, khung cảnh buổi chợ đông vui tấp nập, mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy sức sống bên dòng sông Hậu. Hàng hóa nông, thủy sản được bạn hàng đến cân rồi mang đi bán lẻ khắp các chợ quê.

25 thg 10, 2024

Quán cà-phê ven sông

Nép mình bên dòng sông hiền hòa, quán cà-phê Bêing Karon (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) thu hút sự chú ý bởi lối thiết kế mộc mạc, giản dị với không gian thoáng đãng, yên bình, mát mẻ. Quán cà-phê thật sự là cái tên không thể bỏ lỡ khi đến với làng Chăm Châu Phong, bởi thực chất đây là quán cà-phê kết hợp với mô hình nhà hàng, du lịch trải nghiệm với view cực “chill”.

Đến với quán cà-phê Bêing Karon, bạn sẽ được thưởng thức những thức uống quen thuộc, món ăn dân dã và ngắm dòng sông quê lãng đãng tuyệt đẹp, với những sắc màu rực rỡ của làng bè trên ngã ba sông.