Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo Mẫu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo Mẫu. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 7, 2023

Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường

Đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải.

Một góc đền Mẫu Trịnh Tường.

Đền Mẫu Trịnh Tường được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Sau đó, bằng nguồn vốn xã hội hóa, UBND huyện Bát Xát đầu tư xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Trịnh Tường trên diện tích 9.245 m², thuộc thôn Phố Mới I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

28 thg 5, 2021

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang đã và đang được bảo tồn phát huy.

Tam tòa Thánh Mẫu- ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trong đời sống tinh thần của người dân ở Bắc Giang. Qua tín ngưỡng thờ Mẫu, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ được tôn kính đề cao, thấy được vai trò của người phụ nữ trong xã hội từ xưa tới nay. Ở Bắc Giang có nhiều nơi thờ Mẫu, chủ yếu trong các ngôi đền, chùa và điện...

Không gian tín ngưỡng thờ mẫu ở Bắc Giang

Tục thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian bản địa thuần Việt, có lịch sử lâu đời và được phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức biểu hiện tín ngưỡng thờ Mẫu để thích ứng với lịch sử xã hội. Ban đầu là tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như: Mẹ đất, mẹ nước, mẹ lúa...

Đền Nguyệt Hồ (Yên Thế) - nơi thờ Nguyệt Nga công chúa, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Thờ Mẫu ở Bắc Giang xuất hiện khá sớm và đa dạng hình thức tôn thờ như: Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Tân Sỏi (Yên Thế), thờ Mẹ Đá ở Tiên Sơn (Việt Yên), thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương (Lục Nam), thờ Mẫu Thoải phủ ở đền Đà Hy, xã Lãng Sơn (Yên Dũng), thờ chúa Nguyệt Hồ ở xã Hương Vĩ (Yên Thế), thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở nhiều làng quê, thờ mẫu Tam Giang ở Lục Ngạn và dọc bờ Bắc sông Cầu, thờ Mẫu Phùng Từ Nhan, Trương Đạm Nương, Ngọ Tiên Nương ở đôi bờ sông Thương.

14 thg 10, 2019

Ấn tượng những giá hầu đồng đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

3 năm sau khi Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các hoạt động nghi lễ đặc sắc gắn liền với di sản này diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương. Ấn tượng nhất trong số đó là nghi lễ hầu đồng. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Theo các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Trong ảnh là quang cảnh một điện thờ Mẫu điển hình. 

16 thg 1, 2019

Phủ Tây Hồ - chốn linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam.

Phủ Tây Hồ tọa lạc trên doi đất hình Kim Quy, với long chầu – hổ phục hai bên trái – phải. Đất này thuộc ấp Tây Hồ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay thuộc địa phận phường Quảng An, quận Tây Hồ

19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

11 thg 9, 2015

Đến với Mẫu Thượng Ngàn

Tôi đọc Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lâu lắm rồi, từ khi sách mới ra. Thế nhưng thú thiệt là đọc vì ái mộ nhà văn qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đọc, chứ không phải vì háo hức muốn biết về Mẫu Thượng Ngàn. Ngay cả cái tựa Mẫu Thượng Ngàn, lúc ấy tôi còn chưa hiểu nó nghĩa là gì cơ mà!

Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu và Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.

Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Giầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.

20 thg 7, 2013

Đền Mẫu Thượng Ngàn trên đỉnh núi Chúa

Bà Chúa Thượng Ngàn (hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Lâm Cung Thánh Mẫu) là một trong ba vị mẫu được thờ trong đền hoặc điện theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Nhiều người tin rằng, cùng với nhiều vị thần thánh khác, Mẫu Thượng Ngàn đem đến sự may mắn, bình yên cho dân chúng và gọi bà là Mẫu một cách tôn kính và gần gũi. 

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Theo truyền thuyết, Bà là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Lúc còn con gái, Bà có tên là La Bình. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh Ngọc Hoàng trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi tất cả các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước ta. Ảnh: đền Bà Chúa Thượng Ngàn trên đỉnh Bà Nà, núi Chúa, Đà Nẵng.

7 thg 6, 2013

Thăm phủ Tây Hồ

Nhìn trên bản đồ, Hồ Tây (Hà Nội) có hình giống như chiếc càng cua. Nơi bán đảo nhô ra mặt nước, mỏm xa nhất, đẹp nhất, quanh năm dập dềnh sóng nước, êm ả mây trời, lảng bảng sương lam... là phủ Tây Hồ. 

Từ trung tâm thủ đô, chúng tôi lên đê Yên Phụ, qua làng Nghi Tàm, men theo con đường rợp bóng những hàng phi lao rì rào cuối khu biệt thự Tây Hồ. Sau khi quanh co giữa những vườn hoa và quất cảnh, giữa bát ngát hương sen và lồng lộng gió trời, chúng tôi đến hòn đảo nhỏ mà người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, nơi có Phủ Tây Hồ huyền thoại. 

Cổng vào Phủ Tây Hồ 


19 thg 10, 2012

Phủ Dầy - dấu xưa còn chăng?

1. 
Phủ là nơi thờ Mẫu. Khái niệm này rất lạ lẫm đối với một người Nam bộ như tôi, nhưng là một điều rất thiêng liêng với Mẹ Bụ.

Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Nam Định là một nơi đặc biệt, ở đó có một quần thể các phủ với mật độ di tích đậm đặc, có lẽ là nhiều nhất nước. Trong vòng bán kính 1 km có đến gần 20 di tích.

2.
Mẹ Bụ hướng dẫn chúng tôi đi viếng các phủ chính. Đầu tiên là phủ Công Đồng - như là một nghi thức trình diện. Rồi đến phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, sau đến lăng Mẫu Liễu Hạnh.

Đến mỗi nơi, Mẹ Bụ lại lộ vẻ thất vọng: Ô hay! Sao họ lại làm mới rồi? Không còn cổ kính như cách đây ít lâu nữa?

Trên đường đi, Mẹ Bụ chỉ vào một số nơi, nói: Đấy là phủ giả, do dân dựng lên.


Mẹ đưa em qua phủ Tây Hồ

Khăn quàng cũ cuối mùa thu,
Mẹ đưa em qua phủ Tây Hồ 

là lời ca bài Phố nghèo của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát gợi lên một không gian đậm chất Hà Nội. Hà Nội nghèo chứ không phải Hà Nội sang, Hà Nội lãng mạn của Phú Quang, Trịnh Công Sơn...

Phủ Tây Hồ là gì? Ở đâu? Thật ra thì không cần biết điều này vẫn cảm được bài hát qua giọng ca da diết của Trần Thu Hà. Thế nhưng biết vẫn thích hơn. Vì thế, ra Hà Nội lần này lúc chớm thu, tôi đưa tôi ra phủ Tây Hồ....

 Hồ Tây, nhìn từ phủ Tây Hồ