Hiển thị các bài đăng có nhãn người Sán Dìu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Sán Dìu. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 7, 2017

Duyên dáng trang sức của phụ nữ Sán Dìu

Cùng với y phục đồ trang sức tạo nên tổng thể trang phục, cũng như nhiều tộc người khác trên đất nước ta, phụ nữ Sán Dìu từ rất lâu đã ý thức trong việc dùng đồ trang sức. Trang sức phụ nữ hay dùng gồm có vòng cổ (kéng lẹng), vòng tay (ác), vòng tai (mấm chấy)…

Trong đám cưới truyền thống có tục lệ trao vòng cho cô dâu, chú rể phải có vòng này tặng cho người vợ của mình để tỏ lòng yêu mến, vòng là “bảo vật” mà cô dâu sẽ mang theo suốt cuộc đời.

Vòng cổ phụ nữ Sán Dìu được làm bằng bạc, thường được uốn cong thành hình tròn, vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, vòng không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau, trên thân vòng ở phía trước ngực thường được khắc họa tiết hoa văn nhỏ, nhìn rất đẹp mắt.

20 thg 2, 2015

Hai loại bánh Tết đặc trưng của người Sán Dìu

Dịp lễ tết, đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện đang sinh sống ở một số nơi thuộc các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ... ở Quảng Ninh lại làm các loại bánh để cúng gia tiên, ăn tết cùng nhau.

Bánh tài lồng ệp

Nguyên liệu làm món bánh bao gồm bột gạo nếp 7 phần, bột tẻ 3 phần trộn với nước đường phên, tạo ra một loại bột dẻo màu vàng. Cái khéo của người làm bánh là sao cho nước đường phên hòa với bột đến đủ độ dẻo quánh, không khô quá mà cũng không vón cục.

Bột được đổ vào khuôn, dưới lót một lần lá chuối, rồi hấp cách thủy với nước gừng. Đến khi lấy chiếc đũa, xiên thử vào khuôn bột mà đầu đũa không bị bột dính nữa thì bánh đã chín. Thông thường, thời gian hấp bánh mất 7 - 8 giờ.

Trước khi bánh chín, người làm chuẩn bị lấy vừng và lạc đã rang chín xát vỏ rắc đều lên trên bề mặt bánh. Bánh tài lồng ệp có hình tròn mang theo tín ngưỡng thờ trời đất trong quan niệm của người Sán Dìu. 

Bánh tài lồng ệp có hình tròn, dẻo thơm, màu vàng đậm, thơm mùi gạo nếp quyện vị của lạc, vừng. Ảnh: Thúy Hằng.