29 thg 3, 2020

Đà Lạt mùa phượng tím

Phượng tím nở rộ trong tháng 3 mang đến vẻ đẹp lãng mạn, nhưng “man mác buồn” cho thành phố ngàn hoa. 

Những cây phượng tím trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, dẫn vào trung tâm chợ Đà Lạt, cách hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ. Phượng tím thường nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, mang đến vẻ đẹp dịu dàng đặc trưng của Đà Lạt. 

15 thg 3, 2020

Vì sao khách thường chui qua chân ngựa ở ngôi chùa cổ 150 năm tại Bình Dương?

Một ngôi chùa có lịch sử hơn 150 năm ở Bình Dương mang tên Chùa Ông (người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về nguồn gốc ngôi chùa cũng như vì sao khách hành hương ra về phải chui qua chân một con ngựa.


Vào một ngày đầu tháng 3, chúng tôi tìm về ngôi chùa mang tên Chùa Ông (tên gọi khác là chùa Ông Ngựa) tọa lạc trên đường Hùng Vương thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bảy Thưa ghi dấu một thời hào hùng

Những ngày này về vùng đất Láng Linh, viếng đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) và nhìn lại những hình ảnh ghi dấu cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, lòng người lại nao nao nghĩ về thời chống Pháp hào hùng của Quản cơ Trần Văn Thành và Nghĩa Binh Gia Nghị.

Hào hùng khởi nghĩa Bảy Thưa 


Khởi nghĩa Bảy Thưa do Quản cơ Trần Văn Thành khởi xướng. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp có quy mô hùng hậu ở Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình nông dân tại thôn Bình Thạnh Đông (tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh; hiện nay thuộc xã Phú Bình, Phú Tân).

Ông là một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào kháng Pháp ở Tây Nam Bộ giai đoạn gần cuối thế kỷ thứ XIX. Năm 1840, ông gia nhập quân đội triều Nguyễn, nhờ giỏi võ nghệ, có chữ nghĩa và tài chỉ huy, ông được phong làm suất đội, chỉ huy 50 binh lính.

Chuyện về việc tìm đất xây lăng vua Thiệu Trị

Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.

Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn

Tấn thảm kịch phía sau vẻ đẹp của lăng Tự Đức

Lăng vua Tự Đức là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi này, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất đâu đây?...

Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn

Rực đỏ hoa gạo trước sân chùa Thầy

Tháng 3 hoa gạo rực đỏ ở ngôi chùa cổ kính gần 1.000 tuổi, tạo nên vẻ đẹp riêng khó nơi nào có được. 

Toàn cảnh sân chùa, hồ nước, Thủy Đình và những cây hoa gạo nhìn từ trên núi Sài Sơn. Tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. 

Đặc sản phở chua xứ Lạng

Món phở khô xuất xứ Lạng Sơn có vị chua ngọt thu hút thực khách miền Nam. 

Phở chua là đặc sản xứ Lạng, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Tuy gọi là phở nhưng hình thức và cách chế biến của món này không giống phở truyền thống. Điểm khác biệt của phở chua chính ở thứ nước sốt chua ngọt nguội mát thay vì nước dùng nóng hổi, và cách ăn trộn như gỏi nộm.

Vẫn là bánh phở quen thuộc nhưng sợi trong phở chua có phần dai chắc hơn để khi trộn không bị nát. Bánh phở vẫn được trụng nước ấm trước khi cho vào trộn, do đó món ăn không bị lạnh tanh. Một phần phở chua có khoai tây thái chỉ, thịt xá xíu, dạ dày, gan heo rán cháy cạnh, và không thể thiếu thịt vịt quay nổi tiếng của xứ Lạng, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm, dưa chuột.

Điểm nhấn của đặc sản này nằm ở phần nước trộn phở chua ngọt. Thứ nước sốt có màu nâu óng sền sệt được làm từ nước luộc vịt cùng nhiều loại gia vị như hành, tỏi, ớt, giấm, đường, gừng... sau đó chế bột năng để nước sánh lại. Dùng kèm phở là một bát nước được chắt ra từ bụng con vịt quay hoặc nước luộc vịt, mang vị ngậy của mỡ và mùi thơm của gia vị ướp.

Phở chua ở Sài Gòn có vị biến tấu so với món ăn truyền thống. Ảnh: Tâm Linh. 

Cây sanh tạo dáng mái đình ở Thái Bình

Tác phẩm cây sanh cổ thụ của anh Trần Văn Khởi (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình) là tâm điểm thu hút giới chơi cây cảnh Việt Nam.

Cây sanh cổ thụ cao 6m, đường kính gốc một người ôm được tạo dáng mái đình làng cổ vùng quê Bắc Bộ.

Cây sanh độc đáo là niềm ao ước của những người chơi cây

Toàn bộ phần tán cây được nghệ nhân cây cảnh quê lúa tạo dáng hình mái đình có chiều dài 7m, rộng 5m. Phần mái lên đến ngọn có độ dốc thoải, được chia đều cân đối.

13 thg 3, 2020

Truyền thuyết về Chùa Cầu, Hội An

Để hạn chế sự tàn phá của con thủy quái khổng lồ, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Và Chùa Cầu đã được dựng lên trong bối cảnh như vậy.

Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An, Chùa Cầu còn gắn với một giai thoại ly kỳ về một loài thủy quái vô cùng đáng sợ

Giai thoại về nơi chôn cất Hải Thượng Lãn Ông

Khi ghé lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xin chớ quên ôn lại truyền thuyết xưa để cảm nhận tâm hồn phóng khoáng người thầy thuốc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nước Việt như vẫn còn phảng phất đâu đây...

Nằm dưới chân núi Cánh Diều ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, lăng mộ của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là địa danh gắn với một giai thoại ly kỳ về cái chết của bậc danh y lỗi lạc của nước Việt thế kỷ 18

"Chợ đặc sản" trên quốc lộ 20

Khu vực cầu La Ngà (xã Phú Ngọc và La Ngà, H.Định Quán) lâu nay trở thành điểm dừng chân của nhiều khách đi đường trong và ngoài tỉnh mỗi khi có dịp đi qua, bởi sự hấp dẫn của những gian hàng bán các loại cá khô, cá tươi ngay cạnh sông La Ngà. 

Người đi đường chọn mua cá khô tại khu vực cầu La Ngà 

Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.

12 thg 3, 2020

Kỳ ảo bãi đá trăm triệu năm bên sông Sêrêpốk

Sau khi cụm 3 thác đẹp nhất trên sông Sêrêpôk là Dray Sáp- Dray Nur- Gia Long bị các đập thủy điện lớn ngăn dòng, lượng du khách đến đây giảm hẳn. Rất ít người biết cũng vì sông cạn, mà một vùng đá trầm tích chìm sâu trong nước từ xa xưa đã phơi lộ, kỳ ảo bất ngờ.

Bãi đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura

10 thg 3, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Độc đáo nón lá Phú Châu

Vào những ngày này, chúng tôi có dịp được về thăm làng làm nón Phú Châu, (huyện Ba Vì, Hà Nội) nơi sản xuất ra những chiếc nón có độ bền cao cung ứng cho toàn miền Bắc. 

Nghề làm nón tại xã Phú Châu bắt đầu hình thành từ năm 1939, khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã đã mang theo nghề từ quê rồi chuyền lại cho hàng xóm. Đến nay, toàn xã Phú Châu có đến 90% hộ làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn.

Người dân xã Phú Châu phơi lá đót ở trước sân đình làng. 

Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định

Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...

Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế

Khám phá loạt đền chùa nổi tiếng quanh phố Trúc Bạch

Phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) đang là tâm điểm chú ý của cả nước khi một phần khu phố trở thành khu cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19. Khu vực quanh con phố này là nơi tọa lạc nhiều đền chùa cổ nổi tiếng của Hà Nội...

1. Nằm bên hồ Tây, cách phố Trúc Bạch khoảng 200 mét, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

9 thg 3, 2020

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom

Chùa Đèn Cầy là tên dân gian gọi ngôi Viên Giác Thiền tự, một ngôi chùa ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tên ngôi chùa có vẻ chưa quen thuộc lắm phải không? Và đọc địa chỉ, ta nghĩ đến một vùng quê xa xôi hẻo lánh, phải không?

Tất cả đều đúng. Ngôi chùa mới được lập nên cách đây chưa lâu, vào năm 1996, và được công nhận là cơ sở thừa tự còn trễ hơn nữa, năm 2008. Do vậy không thể được quen tên như những ngôi chùa đã khai sơn hàng trăm năm. Còn con đường đến chùa, đúng là vắng vẻ, qua những mảnh đất ruộng rẫy khô cằn.

Cổng chùa

Hồ Hòa Trung - Vẻ đẹp hoang sơ

Nằm trên địa bàn 2 xã Hòa Liên và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), cách đường DT602 gần 7km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 20km, hồ Hòa Trung có không gian đẹp như một bức tranh với hồ nước, đồng cỏ xanh và nắng vàng.
Đây là món quà thiên nhiên ban tặng cho những ai muốn khám phá nét hoang sơ, thích thả hồn phiêu lãng ở vùng quê bình dị và tận hưởng giây phút yên bình. Không chỉ có giá trị cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các vùng lân cận, hồ nước này hiện nay còn mang giá trị về du lịch. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hòa Trung vào mùa nước cạn. (Ảnh: Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Hòa Vang cung cấp) 

Thơm ngon rượu ghè nếp than Y Gar

Từng uống rượu ghè nếp than ở nhiều nơi, nhưng chưa ở đâu tôi thấy rượu ghè nếp than có nét đặc trưng riêng như rượu ghè nếp than của bà Y Gar, thôn Kon Sờ Lạc 2, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy. Nét đặc trưng của rượu này là: Thơm ngọt, lại đăng đắng... rất khó quên!
Ông nói chí phải!
Mặc dù trên địa bàn xã Đăk Ruồng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sản xuất rượu ghè, nhưng khi nói đến rượu ghè, người ta thường nhắc đến thương hiệu rượu ghè của bà Y Gar ở thôn 12 (Kon Sờ Lạc 2). Có lẽ vì vậy, khi thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, UBND xã Đăk Ruồng nghĩ ngay đến rượu ghè bà Y Gar.

Qua sự giới thiệu của UBND xã, tôi cùng anh Nguyễn Văn Bình (Văn phòng Đảng ủy Đăk Ruồng) đến nhà bà Y Gar trong buổi chiều muộn. Khi đến nhà, gặp lúc bà đi làm rẫy chưa về. Tranh thủ thời gian chờ đợi, tôi được ông A Phương (chồng bà) tiếp chuyện. Ông kể rằng, để giúp vợ làm rượu ghè, ông thường lên rẫy chặt cây h’nham đem về lột lấy vỏ giã với ớt và trộn với bột gạo, nặn từng cái bánh, ủ cho lên men rồi đem bánh men phơi khô. Khi làm rượu ghè, đem bánh men bóp nhỏ hoặc giã thành bột trộn với cơm nếp than, cơm gào hay gạo tẻ... để mươi ngày là thành rượu nếp than, rượu gào hay rượu gạo tẻ.

Bảo tồn, khôi phục nghề đan lát truyền thống của đồng bào M’nông

Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào M’nông có nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề đan lát truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề đan lát của đồng bào M’nông thường do nam giới đảm nhận. Những lúc nông nhàn, đàn ông M’nông thường tạo nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, dụng cụ đánh bắt cá. Đôi khi, các sản phẩm làm ra còn được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm, công cụ lao động với gia đình khác để tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nghệ nhân xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đan gùi 

Chuyện xưa nay bên những cây cầu ở Hà Tĩnh

8 thg 3, 2020

Cây gòn

Hồi đó, trên đường vô nhà tui ở Long Khánh có một hàng cây gòn. Một đoạn không dài lắm đâu, chừng vài ba chục mét thôi. Những cây gòn thật cao, to, khi tới mùa thì trái gòn xanh treo lủng lẳng đầy cây nhìn thật vui mắt. Rồi khi trái khô, nó ngả màu nâu vàng, vỏ trái nứt ra, ruột gòn trắng trong đó bung ra bay theo gió, gọi là bông gòn. Nghĩ cũng ngộ, bông gòn không phải là bông (hoa) của cây gòn mà là ruột của trái gòn. 


Cây gòn với trái còn xanh

Hồi xưa lâu lắm rồi, người trong xóm có hái trái gòn khô hoặc lượm trái khô rớt xuống đất, về tách ruột gòn ra khỏi vỏ, đánh cho rớt hột gòn ra để làm bông gòn độn ruột gối. Sau này không thấy ai làm vậy nữa, bông gòn chì để bay trong gió cho mấy đứa con nít nghịch. Có lẽ vì mua gối đã có sẵn ruột rồi chẳng bao nhiêu tiền, trong khi đi hái gòn, tách bông gòn quá mất thời giờ.

Thác nước cao 35 m ở tây Trường Sơn

Thác Trăng Tà Puồng giữ nguyên vẻ hoang sơ nhờ ít người biết đến. 

Thác Trăng Tà Puồng nằm ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hoá, cách TP Đông Hà khoảng 120 km. Từ trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị, du khách đi theo quốc lộ 9 về phía Tây khoảng 60 km, rẽ vào đường Hồ Chí Minh nhánh tây thêm 60 km, rồi đi bộ khoảng 20 phút đường rừng. Theo khảo sát của đoàn Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh, thác thứ nhất cao khoảng 30-35 m. 

“Săn” cua đá ở hòn Đá Bạc

Ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có gần chục hộ dân làm nghề "săn" cua đá cặp theo tuyến bờ kè hoặc vách đá. Mùa trở chướng, công việc của họ dường như "nhộn" hơn. 

Ông Hai Sồi (Phan Văn Sồi), ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây được xem là người tiên phong làm nghề đặt cua đá ở đây. Ông Hai tâm sự: “Cũng nhờ nghề này mà tôi nuôi các con ăn học, cất nhà cửa… Giờ ổn định lắm rồi”.

Khoảng 15 giờ chiều, vợ chồng ông Hai Sồi bắt đầu "hành quân" ra bến để đặt cua đá, dụng cụ là cái lờ, mồi là cá lù đù. Kiểm tra lờ xem có rách chỗ nào, ông Hai Sồi vá lại, móc mồi xong ông tìm chỗ đặt. Ông Hai cho biết, mồi nhỏ thì để nguyên con, còn lớn thì cắt ra. Bởi mồi dài thì cua kẹp, không vô, mồi nhỏ quá cua ăn xong, xé lờ đi, nên mồi phải vừa tầm con cua.

Hơn 5 giờ sáng hôm sau, vợ chồng ông Hai Sồi thu chiến lợi phẩm. Ông Hai Sồi có 40 cái lờ, mỗi ngày ông thu hoạch khoảng 4-5 kg cua đá, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. “Con nào thấy bán được thì mình bắt, con nào nhỏ thả lại, để có thể thu hoạch xuyên suốt”, bà Huỳnh Thu Hà, vợ ông Hai Sồi, chia sẻ.

Mồi để đánh bắt cua đá là cá nhỏ, cá tạp… 

Cá diếc chiên giòn chấm mắm ớt, món bình dân biến thành 'hàng hiệu'

Không cao lương mỹ vị, cũng không "sang chảnh" như các đặc sản thường thấy, chỉ cần bỏ ra 30.000 - 40.000 đồng là có ngay ký cá diếc đồng về chế biến, ngon tới vấn vương.

Cá diếc rửa sạch trước khi chế biến

Bún nước lèo thơm mùi mắm pròhốc, ăn sao cho khỏi 'trớt quớt'?

Gắp bún vào tô, rau ghém bên trên, chan một vá nước lèo nóng hổi có đủ thịt cá, huyết heo, nấm, sả ớt… phủ mặt, vắt thêm chút nước dấm ớt.

Bún nước lèo bắt mắt, thơm ngát

Tôi sinh ra ở Trà Cú, một huyện có đông đồng bào Khmer của tỉnh Trà Vinh. Trà Cú cũng là vùng đất cộng cư lâu đời của cả ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, nhưng số lượng người Khmer là đông đảo hơn cả.

Tết Nguyên đán của người Kinh cũng là niềm vui chung của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Do quá trình cộng cư lâu dài, giao lưu văn hóa nói chung cũng như văn hóa ẩm thực nói riêng đã diễn ra mạnh mẽ. Bún nước lèo chính là món ăn thể hiện đậm nét đặc tính giao thoa văn hóa này của ba dân tộc, một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán ở Trà Cú.

Hai món ngon 'ăn hoài không chán' ở xứ Huế

Vào những ngày Tết Canh Tý 2020, khi những món ăn như bánh chưng bánh tét, thịt heo ngâm nước mắm, khô gà lá chanh, mực nướng, dưa món, nem chả, mứt… đã chán ngán, tôi thường tìm đến với những món ăn mang tính cân bằng dinh dưỡng hơn.

Bún bò giò heo xứ Huế - Ảnh: GIA TIẾN 

Sáng mồng Một Tết, tôi thưởng thức món bún bò giò heo tại một gánh bún đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế), đoạn gần UBND phường Phú Hiệp.

Lẩu cá lau kiếng khiến tôi thèm hoài, nhớ mãi

Cá lau kiếng giờ đây đã không còn xa lại với người dân miền Tây nữa. Từ một sinh vật ngoại lai có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, giờ đây cá lau kiếng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn.

Lẩu cá lau kiếng là món tết miền Tây tôi luôn nhớ 

Miền Tây sông nước từ lâu đã trứ danh với sự phong phú của sản vật cùng sự hào phóng của con người. Sự hào sản ấy thể hiện qua các món ăn - không chỉ độc đáo về hương vị mà nguyên liệu chế biến lạ lẫm có khi lại làm cho người ăn ngỡ ngàng.

'Biến' tre thành 'tôm hùm' y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre

Từ những thanh tre thô kệch nhưng qua bàn tay tài hoa, nông dân Bình Định đã cho ra đời những con tôm hùm tre giống y như thật được khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ Châu bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần - Ảnh: THÁI THỊNH

Từ nhiều năm nay, căn nhà cụ Nguyễn Minh Châu (91 tuổi) nằm trên đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến mua những con tôm "khổng lồ" làm bằng tre đem về trang trí.

6 thg 3, 2020

Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

Sa Thầy, mảnh đất giàu nét đẹp văn hóa truyền thống

Không chỉ nổi tiếng với Di chỉ khảo cổ Lung Leng ghi dấu người tiền sử ở Tây Nguyên, huyện Sa Thầy còn được biết đến là một trong những chiếc nôi văn hóa dân gian của tỉnh. Hơn 40 năm sau ngày được thành lập, bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS sinh sống lâu đời trên địa bàn vẫn được quan tâm gìn giữ và phát huy.

Điều đó không chỉ thể hiện qua lối kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nét đẹp cồng chiêng - xoang, các điệu dân ca, dân vũ; mà còn được khẳng định nhờ các nghề truyền thống, từ dân dã, phổ biến như đan lát mây tre, dệt thổ cẩm đến riêng biệt và đặc sắc với tạc tượng gỗ, đẽo thuyền độc mộc.

Là làng tái định cư lòng hồ thủy điện Plei Krông, Đăk Wơk đã trở thành điểm sáng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhờ gây dựng được nhiều thế hệ tiếp nối nặng lòng với tình yêu văn hóa dân gian. Đây cũng là làng DTTS duy nhất của tỉnh vinh dự tham gia nhiều sự kiện văn hóa dân tộc ở nước ngoài. Trong đó, có Lễ hội Smith Sonian tại Washington D.C, Hoa Kỳ vào năm 2007, Liên hoan Ganat lần thứ 14 tại Pháp năm 2014. Nghệ nhân trẻ A Đan ở làng Đăk Wơk cho hay: Em từng có vinh dự được cùng các nghệ nhân lão luyện đi biểu diễn ở Hàn Quốc, Mỹ, Pháp… Ai cũng sung sướng, tự hào, vì cái hay cái đẹp cồng chiêng, sử thi, đan lát, đẽo thuyền độc mộc… của đồng bào Ba Na nhánh Rơ Ngao được giới thiệu ra nước ngoài.

Chua thanh, dẻo ngọt với mứt me Mỹ Tú

Những ngày này, có dịp đến ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú), ngay từ đầu xóm đã nghe thoảng mùi thơm của mứt me, bánh kẹp quyện hương trong gió. Gần 2 năm nay, cơ sở sản xuất Mai Anh của chị Lê Th Trang đã trở thành địa chỉ uy tín về sản xuất và cung cấp bánh, mứt, đặc biệt là mứt me của các hộ kinh doanh, bà con tiểu thương gần xa.

Tất bật với việc gói mứt, đóng hộp thành phẩm để kịp cung cấp hàng trong dịp tết, chị Trang vui vẻ cho biết: “Trước đây, tôi chỉ làm mứt me để ăn và tặng cho bà con họ hàng, mọi người khen ngon rồi khuyến khích làm bán. Thấy ở đây bà con trồng me nhiều, nhưng chủ yếu là bán trái chín, đôi khi không ai mua, để khô rụng đi rất tiếc. Thế là tôi quyết định thu mua để làm mứt me cung cấp cho thị trường. Bình quân mỗi tháng, thu mua từ 500 - 600kg me tươi của bà con địa phương, nhiều lúc hết trái, tôi phải liên hệ mua tận Long Xuyên, Châu Đốc để có me làm mứt”. 

Chị Lê Thuỳ Trang giới thiệu về sản phẩm mứt me của mình. 

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết. 

Với người Thái, rêu có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau và cách chế biến khác nhau như canh rêu, rêu xào, rêu nướng. Nhưng mọc rêu là đặc sản thơm ngon của đồng bào vùng cao Nghệ An. Ảnh: Lữ Phú 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đền Nguyễn Xí

Trải qua gần 6 thế kỷ tồn tại, đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, hiếm có ở Nghệ An. 

Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí được xây dựng vào năm 1467, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1,6 ha, gồm nhiều công trình, như nghi môn, hạ, trung, thượng điện, tả, hữu vu, nhà bia, gác chuông... được bao bọc bởi núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi rất uy nghi và khoáng đạt. 

Vui như “săn” ốc đinh trên bãi triều sông Vịnh

Những ngày này, khu vực bãi triều sông Vịnh ở xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) luôn tấp nập bởi hàng trăm người tham gia cào bắt ốc đinh. Công việc lúc nông nhàn này vừa mang lại niềm vui lại vừa giúp bà con có thêm thu nhập.

Khoảng 3 giờ chiều, khi thủy triều bắt đầu xuống, hàng trăm người dân từ già, trẻ, lớn, bé; nào túi, rổ, xe đạp…, bắt đầu cho việc “săn” ốc đinh (có nơi gọi là ốc vôi, ốc sắt).

Bánh rán bà Tập - ấm ngọt trời đông

Trong hồi ức tuổi thơ của bao người con Kỳ Anh (Hà Tĩnh), món bánh mang cái tên dân dã - bánh rán bà Tập gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ, để rồi đi suốt cuộc đời ai cũng rưng rưng nỗi nhớ.

Gừng quê...

Ngay từ đầu đường, hình ảnh làn khói bếp tỏa ra, tiếng dầu rán xèo xèo và cái thơm ngọt “hương vị trời đông” ấy không lẫn vào đâu được, khiến chúng tôi không khó để tìm ra địa chỉ nhà của bà Nguyễn Thị Tập (SN 1950, tổ dân phố 3, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - chủ thương hiệu bánh rán bà Tập.

4 thg 3, 2020

Làng đá cổ Lộc Yên

Ở vùng trung du xứ Quảng có ngôi làng cổ Lộc Yên được ví như miền tiên cảnh với vẻ đẹp nên thơ, thanh bình với những ngôi nhà cổ hơn trăm tuổi cùng những bờ đá phủ mờ rêu xanh ôm lấy xóm làng, ruộng vườn trù phú. 

Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây thuộc vùng trung du, bán sơn địa nên đất đai phì nhiêu, khí hậu trong lành, con người bình dị, chất phác và mến khách.

Xưa, Tiên Phước được gọi là vùng đất “thập ngũ tiên sa”, cái tên gắn với sự tích về chuyện 15 nàng tiên trên trời giáng trần xuống chơi ở xứ này. 15 nàng tiên ấy mỗi nàng ở một nơi, nay thành 15 địa danh có chữ “Tiên” ở đầu gồm: xã Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ và thị trấn Tiên Kỳ.

Làng cổ Lộc Yên thuộc về “nàng” Tiên Cảnh, cái tên đẹp gợi tả về chốn bồng lai cảnh tiên và có lẽ cũng vì thế mà người ta thường hay gọi đây là “xứ tiên”. Làng tọa lạc trong một thung lũng đẹp với địa thế xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi Rừng Cấm, Đá Bàn, Hố Chò, Rừng Gấm… Dưới chân các dãy núi ấy có sông, có suối, có cả những con mương “dẫn thủy nhập điền” chảy quanh co bao bọc lấy ngôi làng.

Lễ tế thành hoàng làng Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa

Nhà rông của dân tộc Brâu ở Pờ Y

Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.

Là người gắn bó với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự phát triển của ngôi làng, bà Y Pan (90 tuổi) già làng Đăk Mế nhớ rõ về lịch sử nhà rông văn hóa của dân tộc bà, từ khi dân làng còn sinh sống trong rừng sâu. Bà Y Pan kể, lúc bấy giờ ngôi làng chỉ có hơn 60 hộ dân. Nhà rông nằm ở vị trí chính giữa làng. Nhà của các hộ dân nằm ở vị trí xung quanh theo hình tròn, cửa chính đều hướng về nhà rông, thể hiện sự đoàn kết và hội tụ sức mạnh cho ngôi làng.

Nhà rông hay nhà ở của các hộ dân đều có sàn nhà cao hơn mặt đất 1 tong pa do (đơn vị đo chiều cao của người Brâu, 1 tong pa do bằng chiều cao của 1 người đàn ông trưởng thành đứng dơ tay). Nhà rông hình vuông nên có 4 phần mái hình tam giác chụm vào nhau hướng lên trên. Nhà ở của các hộ dân hình chữ nhật nên phần mái hình chữ A, có 2 mái chính và phụ (mái chính nằm bên dưới, mái phụ nằm bên trên và có kích thước nhỏ hơn mái chính).

Độc đáo kho lúa và chiếc hòm của người Giẻ Triêng ở Đăk Blô

Dân tộc Giẻ Triêng là một trong những dân tộc tại chỗ chiếm đa số ở huyện Đăk Glei nói chung và xã Đăk Blô nói riêng. Dân tộc Giẻ Triêng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ bao đời nay. Trong đó, kho lúa cất giữ lương thực và chiếc hòm là vật thể mang đậm văn hóa tâm linh.

Ấn tượng kho lúa


Từ bao đời nay, người Giẻ Triêng sống dưới chân núi Nồi Cơm (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) đã biết làm lúa nước. Lúa là nguồn lương thực chính nên họ rất quý trọng. Vì vậy, việc cất giữ lương thực cũng được người Giẻ Triêng nơi đây làm theo cách riêng của mình - làm kho cất giữ ở bên khu ruộng.

Kho lúa được lợp tranh, bốn vách được đan bằng nứa hoặc làm bằng gỗ chắc chắn, không hề rơi vãi lúa ra ngoài. Kho có 4 hoặc 6 trụ được chọn loại gỗ rất chắc và được đẽo gọt công phu, mối mọt khó phá hỏng. Kho lúa có một cửa duy nhất được làm bằng ván, dưới các trụ của kho lúa thường có các vòng tròn lớn nhằm hạn chế chuột tiếp cận kho lúa. Kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng gần các đồng ruộng, rẫy lúa, khi thu hoạch người dân mang lúa đổ luôn vào kho (không phơi khô sau khi thu hoạch như người Kinh, không mang lúa về nhà mà chỉ mang một ít về đủ để làm lễ mừng lúa mới). Điều đáng nói là các kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng không bao giờ bị mất trộm, kho lúa của nhà nào nhà đó dùng.

Chùa SêRây KroSăng

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu được xây dựng khá khang trang. Được biết, chùa đã trải qua 8 đời đại đức, trong đó có nhà sư thượng tọa Lý Phi – một vị sư có ảnh hưởng rất lớn tới bà con Khmer trong vùng, có quá trình tham gia cách mạng và ông có thể đọc các pho sách chữ Phạn một cách thông thạo.

Chánh điện của chùa được xây dựng trên nền đất cao ráo, bên trong là pho tượng Phật ngồi uy nghi trên đài sen, trên vách tường là những bức bích họa lộng lẫy vẽ cuộc đời đức Phật. Không gian xung quanh thật thanh tịnh. 

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu. Ảnh: Pon Lư 

Khu sinh thái văn hóa Thái Lai: Nét đặc trưng của làng quê Hòa Vang

Trải dài bên bờ bắc sông Túy Loan, thuộc thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, Khu sinh thái văn hóa Thái Lai có hệ sinh thái nhân tạo phong phú, bản sắc văn hóa đa dạng mang tính đặc trưng của làng quê Hòa Vang nói riêng và của Trung Bộ xưa nói chung. Nơi đây có đình Thái Lai gần 300 năm tuổi, đã được công nhận di tích văn hóa - lịch sử cấp thành phố vào năm 2010. 

Thôn Thái Lai vẫn còn lưu giữ được hồn quê mộc mạc, thanh bình. 

Đình làng Thái Lai là nơi hội tụ, sản sinh những giá trị truyền thống của làng, hình thành nhiều phong tục tốt đẹp có sức lan tỏa lớn, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, men theo làng là hệ thống đường lát đá, hai bên hàng rào được trồng chè tàu cùng hệ thống nhà cổ Tích Thiện Đường, nhà thờ tộc Đỗ Hữu… tạo nên khung cảnh làng quê mộc mạc, thanh bình.

Địa danh Phú Hữu xưa và nay

Phú Hữu hiểu nôm na là vùng đất “giàu có”. Phú Hữu là một xã vùng sâu của huyện Long Phú, có 4 ấp: Phú Hữu, Phú Đa, Phú Thứ và Phú Trường. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.377,42ha, cách trung tâm huyện 9km, có kênh Saintard dài 6.200m chảy ngang qua, là kênh nối dài Sóc Trăng – Bạc Liêu và thông ra sông Hậu. Dân số toàn xã có trên 6.300 người, đa số dân tộc Kinh.

Ngược dòng lịch sử, Phú Hữu là vùng đất được hình thành nên một quá trình lâu dài và trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi của lịch sử. Dưới triều vua Minh Mạng thứ 20, Phú Hữu thuộc tổng Định Khánh, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Trải qua các triều đại vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, Phú Hữu nằm trong tổng Định Hòa, huyện Vĩnh Định. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và chiếm luôn Nam Kỳ lục tỉnh thì Phú Hữu vẫn thuộc tổng Định Hòa nhưng thuộc hạt thanh tra Ba Xuyên, rồi Sóc Trăng. Từ ngày 5-1-1876, Phú Hữu được gọi là “làng” thuộc hạt tham biện Sóc Trăng, kể từ ngày 1-1-1900 thuộc tỉnh Sóc Trăng. Năm 1920, làng Phú Hữu nằm trong quận Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Địa danh Lâm Kiết xưa và nay

Lâm Kiết trước đây còn có tên là Thạnh Kiết thuộc huyện Châu Thành. Vị trí của xã nằm về phía Bắc của huyện Thạnh Trị, là cửa ngõ án ngữ tuyến giao thông thủy, bộ nối liền xã Thạnh Phú (chợ Nhu Gia, huyện Mỹ Xuyên) với ngã tư Mỹ Phước (căn cứ rừng tràm Tỉnh ủy Sóc Trăng).

Địa danh Lâm Kiết hiểu theo từ gốc Hán – Việt có nghĩa là “rừng tươi tốt”. Theo tài liệu lịch sử và các vị cao niên trong vùng cho biết, vùng đất Lâm Kiết đã được khai phá từ rất lâu đời và theo sự phát triển của cư dân di cư tự do cùng với chính sách khai khẩn vùng châu thổ sông Cửu Long của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với những cuộc di dân quy mô lớn trên toàn khu vực. Đối mặt với những bất trắc khắc nghiệt của thiên nhiên, bệnh tật và tai ương, ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa đã chung lưng đấu cật, đoàn kết bên nhau qua bao thế hệ đã biến vùng đất sình lầy, rừng hoang, bưng biền âm u giờ đây trở thành cánh đồng thẳng cánh cò bay, ấm áp mùa vàng và những vườn cây trĩu cành hoa trái, những ao, đìa đầy ắp cá tôm, những luống rau, cải, khoai, bí, đậu… tươi ngon được bà con nông dân nơi đây gieo trồng quanh năm, góp phần đáng kể cải thiện cuộc sống đủ đầy.

Địa danh Tuân Tức - Thạnh Trị

Tuân Tức tên của một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Địa danh Tuân Tức được hiểu theo từ gốc tiếng Khmer, có nghĩa là “dòng nước dịu êm”. Xã Tuân Tức là vùng vành đai phía Bắc của thị trấn Phú Lộc – trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của huyện Thạnh Trị. Xã Tuân Tức hiện tại có 5 ấp, bao gồm: Trung Thành, Trung Hòa, Trung Bình, Trung Thống và Tân Định.

Do Tuân Tức nằm ở vị trí hết sức quan trọng trong tổng thể bố trí cơ cấu hành chính của toàn khu vực nên địa danh, địa giới của Tuân Tức có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử.

Trước thế kỷ XVII, xã Tuân Tức và các vùng lân cận là cả vùng hoang vu rừng rậm, sông ngòi, kênh rạch tự nhiên chằng chịt với hệ thống động, thực vật phong phú, có nhiều loài thú dữ. Vùng này có dấu ấn khai phá của con người, nhưng chỉ mang hình thức du canh, du cư, không ổn định, quy mô nhỏ lẻ.

3 thg 3, 2020

Chợ Lớn xưa và nay

Ngoài một số công trình kiến trúc vẫn nguyên vẹn thì những con đường, dòng kênh, tòa nhà... ở Chợ Lớn đã thay đổi.



'Little Japan' ở Sài Gòn

Những năm 2000, người Nhật đến TP HCM làm việc và sống tập trung thành một cộng đồng dân cư ngoại quốc - nơi được mệnh danh là "Little Japan".

Con hẻm số 15B đường Lê Thánh Tôn (quận 1) 20 năm trước chỉ có vài quán ăn Nhật Bản. Đối diện hẻm này là những khu căn hộ cao cấp nơi các chuyên gia và doanh nhân Nhật Bản sinh sống. Theo thời gian, những hàng quán quanh đây mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ người Nhật xa xứ, hình thành một "Little Japan" (Nhật Bản thu nhỏ) ngay trung tâm thành phố.

Sau này, TP HCM còn có một cộng đồng người Nhật khác nhỏ hơn sinh sống ở đường Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh. Từ khu này đến các nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai gần hơn ở trung tâm.

Ngày nay, "Little Japan" đã mở rộng thành một khu phố gồm 300 m đường Lê Thánh Tôn, nối với đường Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm. Hàng quán ken sát mặt đường lớn, len lỏi trong ngóc ngách. "Đặc sản" của phố Nhật là ẩm thực xứ sở hoa anh đào, quán rượu, cà phê, khách sạn, cửa hàng tiện lợi, spa, tiệm massage. Những biển hiệu viết bằng chữ tượng hình, đèn lồng đỏ, cánh cửa gỗ khiến du khách đang lạc vào nơi nào đó giữa Nhật Bản. 

Con hẻm 8A Thái Văn Lung trong khu phố Nhật giăng đèn rực rỡ. Phố Nhật trở thành điểm đến ăn uống, giải trí phổ biến của du khách xứ "Mặt trời mọc" đến Sài Gòn. Ảnh: Tâm Linh. 

Dưa hường nấu canh

Dân gian vùng Gò Công có câu ca dao:


Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh. 


Dưa hường không phải là tên của một loại dưa riêng, mà là trái dưa hấu chưa già, được nhà vườn hái bỏ bớt để dưỡng các trái còn lại lớn hơn, ngọt hơn. 



Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Miếu thờ Đức Ngư Ông ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có hàng trăm ngôi mộ cá. Gặp cá Ông lụy (chết) trong những lần đi biển hoặc dạt vào bờ đều được ngư dân chôn cất bằng nghi lễ tôn kính nhất…

Miếu thờ Đức Ngư Ông ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - nơi có nghĩa địa cá Ông với hàng trăm ngôi mộ

Ông Nguyễn Hữu Phương - Trưởng ban lễ nghi đền, miếu xã Cẩm Nhượng cho biết: Tục thờ cúng cá Ông tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn với các câu chuyện liên quan tới việc cá Ông cứu mạng Vua Gia Long Nguyễn Ánh khi chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng, sắc phong.

Chuyện ở làng chài đá Kỳ Xuân

Tôi vẫn thường gọi làng chài Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là làng chài đá theo cách riêng của mình. Mỗi lần ngắm những con thuyền cá neo mình bên những bãi đá lô nhô nơi làng chài này, tôi lại nghĩ đến sự kiên gan và tình yêu biển của những ngư dân nơi đây.

Vẻ đẹp của làng chài Kỳ Xuân. Ảnh tư liệu

Có lẽ không bãi biển làng chài nào lại có nhiều ghềnh đá như ở Kỳ Xuân. Suốt chiều dài 13 km bờ biển lô nhô đá tảng ấy là 6/8 thôn làm nghề đánh bắt. Không biết ai đã đem những tảng đá ấy dựng ngay bờ biển để nơi đây thành vùng biển độc đáo nhất của Hà Tĩnh. Những tảng đá sừng sững như muốn che chở cho dân làng chài qua những phong ba của đại dương xanh thẳm, đồng thời cũng là tiếng lòng của lớp lớp ngư dân bao đời kiên định một tình yêu với biển.

An Nhiên - yên bình một miền quê

Không sinh ra và lớn lên nhưng cơ duyên đưa tôi về sinh sống ở nơi này. Và mỗi sáng mỗi chiều, khi tiếng chuông nguyện nhà thờ vang lên hòa cùng nhịp sống tươi trẻ của các làng nông thôn mới kiểu mẫu, trong dư âm tiếng sóng sông Hộ Độ, tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp của một miền quê khởi phát từ sông nước đang ngày một rạng rỡ, thanh tân.

Nhất cận thị, nhì cận giang


Nói về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Nhiên - Hạ Hoàng mà tên gọi hành chính là xã Thạch Hạ, xưa thuộc Thạch Hà, nay thuộc TP Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Sông Hàn nhiều lần nhắc đi nhắc lại thế mạnh của một vùng sông nước “nhất cận thị, nhì cận giang”.

Bến đò Hạ Vàng nơi ghi dấu lịch sử hình thành xã Thạch Hạ

Độc đáo nghi lễ Lẩu Then

Lẩu Then, hay lễ “lên lầu”(lên trời) là một nghi lễ văn hóa truyền thống mang tính chất tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn, vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng giá trị cổ truyền, duy trì một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm của đồng bào dân tộc nơi đây. 

Là hoạt động mang tính tín ngưỡng, nhưng Lẩu Then luôn hấp dẫn, gần gũi bởi nghi lễ là buổi diễn xướng nghệ thuật tổng hợp, bao gồm hát, múa, trò diễn. Giai điệu Then luyến láy, lúc trầm lúc bổng, khi trang nghiêm, khi rộn ràng, cuốn hút người hát, người xem. Nhạc cụ đệm cho nghi lễ gồm đàn tính tẩu, quả nhạc, thanh la, trống, chiêng...

Các thầy Then là người có uy tín trong cộng đồng, có thể là nam hoặc nữ nhưng phải là người am hiểu về phong tục và có thể thực hiện tất cả những nghi lễ tâm linh truyền thống, từ ma chay, cưới hỏi đến mừng thọ...Với bà con người Tày, thầy Then càng có các cấp bậc cao càng có nhiều quyền năng và uy tín.

Không gian đầy sắc màu của nghi lễ Lẩu Then.

Khám phá hình tượng các loài hoa trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Các loài hoa là một phần không thể thiếu để tạo nên hương sắc mùa xuân. Cùng điểm qua các loài hoa xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn - 9 chiếc đỉnh chạm khắc những hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp của nước Việt.

Cao đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Trên chiếc đỉnh này có hình tượng "Tử vi hoa", nghĩa là hoa tường vi. Đây là một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp

2 thg 3, 2020

Bản Đá Bia

Bản Đá Bia (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), nơi có những ngôi nhà sàn cổ làm Homestay, những món ăn dân dã của người Mường Ao Tá, những chum rượu cần đặc sánh ngọt lịm, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất “bản địa” mộc mạc, dễ gần, mến khách, những vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ mà thơ mộng làm ngây ngất lòng người. 

Từ Tp. Hòa Bình đến với bản Đá Bia du khách có thể đi theo đường sông (đường thủy) và đường bộ rất thuận tiện. Đi đường bộ hay đường thủy lên bản Đá Bia đều có cái hay và thú vị của nó, với đường thủy du khách được ngắm cảnh lòng hồ Hòa Bình với làn nước trong xanh huyền ảo, các hòn đảo to, nhỏ nhấp nhô còn nguyên sơ với các thảm thực vật xanh mướt. Còn với đường bộ, du khách được trải nghiệm qua từng cung đường ngoằn nghèo hiểm trở, lúc lên dốc, lúc đổ đèo tạo cảm giác mạnh, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, hoa mua, hoa rừng nở rộ vàng ươm, tím ruộm cả tuyến đường, rất phù hợp cho những người thích khám phá, thích hòa hợp với thiên nhiên cỏ cây hoa lá.

Nơi đây còn giữ được nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên, là một điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đam mê khám phá. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên tĩnh, không xô bồ, náo nhiệt, không ồn ào, ầm ĩ của thị thành, được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những áng mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi, cùng hòa trong tiếng hót của muôn loài chim thú ngân vang cả một vùng đất trời...

Toàn cảnh lòng hồ Hòa Bình, nơi du khách xuôi trên những du thuyền đến thăm bản Đá Bia.

Gùi của người Gia Rai

Cũng như các dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với người Gia Rai, chiếc gùi được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người đàn ông lớn tuổi trong làng. Ngày nay, người Gia Rai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống, vừa để bán nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Hàng ngày, ngoài công việc giữ cháu, ông A Dót (62 tuổi) ở làng Điệp Lốc, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) tranh thủ những lúc nhàn rỗi để đan gùi. Đây là việc làm yêu thích của ông A Dót từ khi còn nhỏ. Khi A Dót biết đi rừng, ông đã được cha của mình - ông A Lết dẫn vào rừng tìm kiếm các vật liệu và truyền dạy cho ông cách đan gùi. Dần dần những đam mê với việc vót từng cọng nan và tỉ mẩn đan lát lên những chiếc gùi làm vật dụng trong gia đình thấm vào máu thịt A Dót lúc nào không biết. Ở tuổi ngoài 60, A Dót không thể nhớ hết có bao nhiêu chiếc gùi được bàn tay khéo léo của mình làm nên.

Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ông chỉ còn 1 chân phải (do tai nạn lao động hồi trẻ), việc đi lại khó khăn nên vật liệu để đan gùi đều do các con của ông đi rừng kiếm được.


Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ảnh: ĐT 

Nghề làm bánh phồng tôm Bãi Xàu

Xuân về, tết đến, người dân quê tôi Sóc Trăng cũng không quên mua vài bịch bánh phồng tôm ăn tết hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè gần xa.

Nghề làm bánh phồng tôm ở Sóc Trăng có nhiều địa phương sản xuất, nhưng có lẽ lâu đời hơn và ngon hơn là bánh phồng tôm Bãi Xàu. Đây là nghề thủ công mang tính gia truyền, bí quyết làm bánh thường được giữ kín, không truyền lại cho người ngoài. 


Địa danh Long Đức xưa và nay

Long Đức là một xã vùng sâu của huyện Long Phú, nằm dọc theo bờ kinh Saintard và sông Hậu. Có diện tích tự nhiên 2.851,56ha, chủ yếu là đất nông nghiệp, dân số khoảng 10.200 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa (trong đó người Kinh chiếm đa số).

Long Đức là vùng đất sớm hình thành và phát triển, cùng với biết bao biến đổi thăng trầm, trải qua nhiều lần tách nhập chia cắt.

Theo sử liệu vùng đất Nam bộ, thì vào ngày 14-4-1896, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định xác nhận đề nghị của chủ tỉnh Sóc Trăng là MARCELLOT xin nhập làng đó là làng Long Hưng và làng Đại Đức. Làng Long Hưng có 4 ấp: An Đức, Hòa Đức, Thạnh Đức và Lợi Đức; làng Đại Đức cũng có 4 ấp: An Hưng, Hòa Hưng, Thạnh Hưng và Lợi Hưng thành xã Long Đức. Đến năm 1952, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Sóc Trăng quyết định nhập hai xã Long Đức và Phú Hữu thành xã mới có tên gọi là Phú Đức. Nhưng đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết thì xã Phú Đức được tách ra làm hai xã Long Đức và Phú Hữu cho đến nay.

Xóm “Lung Đệl”

“Lung Đệl”- có lẽ là một địa danh “lạ hoắc, lạ huơ” với những lớp hậu sinh sau này như tôi nhưng với những “lão nông tri điền” thuộc hàng U80 thì cũng có ít nhiều ông lão đã từng nghe và từng gọi...

Sinh thời, ông ngoại tôi thường kể về con kinh nhỏ ấy - một nơi đã gắn liền tuổi thơ của ngoại tôi, mấy cậu và cả tôi. “Hồi nẫm” con kinh này chỉ là con rạch nhỏ, cạn sệt, nước lớn chỉ ngập ngang cổ còn nước ròng thì cạn sát đáy. Bề ngang chỉ chừng chục thước, lại thêm nào dừa nước, nga, lau, sậy ken cứng hai bên nên con kinh đã nhỏ càng thêm nhỏ. Rồi thêm hàng vạn đám lục bình bịt kín lòng kinh quanh năm suốt tháng.

Xưa kia, vùng đất này thuộc điền của ông Hàm (xin dấu tên) nhưng do rất xa, lại là vùng đất bưng trũng trầm thủy chèo chống khó khăn nên rất ít khi đám cọp rằn lui tới hoạnh họe. Tôi còn nhớ, cái xóm nhỏ với vài chục căn nhà cũng rất nhỏ cất cặp bờ kinh ấy không hề có chiếc vỏ máy nào mà chỉ rặt ròng xuồng ba lá, ghe tam bản mới có thể chèo chống vượt qua được khúc lục bình đặc cứng dài thậm thượt ấy. Tôi không nhớ mình đã bao nhiêu lần “luồn” xuống đám lục bình ấy để bẻ mớ bông về chấm với mắm kho - một món ăn quê mùa dân dã mà lại ngon vô cùng.

1 thg 3, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang"