31 thg 7, 2017

Đền Bà Vũ trong đời sống tâm linh của người Hà Nam

Tín ngưỡng thờ Bà Vũ xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam chính là biểu tượng của lòng ngưỡng vọng lòng biết ơn của nhân dân đối với những người con gái tiết hạnh, kiên trung như bà Vũ Thị Thiết. 

Theo truyền thuyết ở địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của Vũ Thị Thiết. Ban đầu di tích chỉ là ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre nứa lá do nhân dân dựng lên để thờ. Phải sau sự kiện Lê Thánh Tông đi đánh giặc qua đây, có vào chiêm ngưỡng và thắp hương nơi cổ miếu, khi chiến thắng trở về vị Vua anh minh này đã hạ lệnh cho địa phương xây dựng lại thì nơi đây mới được mở rộng và làm khang trang lên. Ngôi đền được xây dựng ở ngoài bãi ngay ven sông Hồng. Đây là khu đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. Sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên ngôi đền phải dời vào vị trí như hiện nay.

Tam quan ngôi đền. 

30 thg 7, 2017

Thăng trầm nghề làm rối nước Bùi Thượng

Rối nước ở Bùi Thượng xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương tương truyền có từ thời Lý (thế kỷ XI - XII). Đến nay rối nước Bùi Thượng vẫn giữ được nét di sản văn hóa độc đáo. 

Bùi Thượng với nghề rối nước


Ý nghĩa của rối nước khi ấy chủ yếu là để biểu diễn mua vui vào ngày lễ, ngày tết và khi đến mùa khô thì dân làng tổ chức múa rối nước để cầu mưa cho nhân dân cày cấy, mùa màng tốt tươi. Từ xưa, thôn Bùi Thượng đã có 2 đội múa rối nước, trong đó nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm và giỏi nghề như: cụ Đinh Văn Khác, Đinh Văn Bàn, Đinh Văn Đông, Đăng Văn Nhất, Phạm Văn Trương…

Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ cha ông để lại, các tiết mục múa rối của phường rối nước Bùi Thượng đều giữ được nét cổ truyền, thể hiện những cảnh sinh hoạt đời thường và tập quán tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời gắn liền với phong tục, tập quán thờ thần thánh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...Và với người Ba Na những vũ điệu là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Trong tiếng Ba na, múa được biểu cảm bằng động từ soang. Soang là múa tổng hợp, múa nói chung, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh Soang, đôi khi người dân cũng dung từ Yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhú nhảy đơn giản, nhiều khi ngẫu hứng, không theo bài bản, yun trong tiếng Ba na có nghĩa là dập dềnh nhún nhảy.

Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc cụ riêng, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ biến thường là múa bỏ mả (soang p rự p sát a tâu), múa mừng lúa mới (soang sa k pô et b nao), múa cúng máng nước, mừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết… Trong từng điệu múa trên lại có những điệu mua hợp phần như múa trống, múa chia tay người chết, múa tạ ơn thần lúa…

Độc đáo điệu soang của đồng bào Ba Na. 

Độc đáo làn điệu kà tơm – tà lềnh của đồng bào Chứt

Với đồng bào Chứt (nhóm Mã Liềng ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) thì sinh hoạt dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu và phổ biến nhất là làn điệu kà tơm – tà lềnh.

Làn điệu kà tơm – tà lềnh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu đời của các dân tộc. Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Mã Liềng, những làn điệu dân ca với nội dung phong phú, được sử dụng trong nhiều khung cảnh, với lời ca mộc mạc đã phản ánh về cuộc sống lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa và về những sinh hoạt hàng ngày của đồng bào như đi nương rẫy, đi rừng, mò cua bắt ốc và các dịp lễ tết, cưới hỏi…

Dân ca gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Nội dung bài hát có thể sáng tác tùy hứng theo điệu “Kà tơm - tà lênh” rất được đồng bào ưa thích. Làn điệu kà tơm – tà lênh nghĩa là con trâu đi cày (kà tơm là con trâu, tà lênh là cày đất ). Điệu này bắt đầu bằng điệp khúc là “kà tơm – tà lênh ” hai lần và sau đó là nội dung bài hát. Làn điệu này thường dùng để hát đối nam nữ trong lao động sản xuất, trong vui chơi (cũng có thể hát một mình hoặc hát hai nam, hai nữ).

Điệu hát này bắt nguồn từ tiếng gọi nhau đi làm lúc sáng sớm, hoặc theo đồng bào trước đây còn có điệu “kà răng - tà nên” nghĩa là chiều về trên đỉnh núi, là tiếng gọi nhau đi về lúc trời đã chiều. Điệu dân ca này không chỉ tạo nên không khí vui nhộn, hăng say trong lao động sản xuất, mà thông qua đó các chàng trai, cô gái còn gửi gắm tâm tình cho nhau:

Lễ bỏ mả - nghi lễ tâm linh của người Raglai

Lễ bỏ mả là một nghi lễ tiêu biểu và quan trọng nhất trong hệ thống các nghi lễ truyền thống của người Raglai. Nó thể hiện một cách đầy đủ, đậm nét bản sắc văn hóa của tộc người này.

Lễ bỏ mả (Vidhi atơu) là một lễ thức quan trọng của người Raglai, được tổ chức vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, sau khi đã thu hoạch xong mùa màng. Cũng như các tộc người khác ở Tây Nguyên, đồng bào Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng song song tồn tại, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của những người đã khuất.

Trong lễ bỏ mả có múa hát, đánh mã la, uống rượu cần... mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát. 

Nón lá sen xứ Huế cuốn hút từ ánh nhìn đầu tiên

Đến với xứ Huế, bạn sẽ có cơ hội được ngắm chiếc nón được làm ra từ chính những lá sen mang đậm chất sáng tạo của người con của xứ Huế.

Từ những chiếc lá sen bình thường, người thợ cần phải trải qua các công đoạn như ủ lá sen bằng nước javel, sau đó đem phơi khô và ủi lá – khi đó mới có thể đưa lá đi chằm làm nón.

Nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Là một trong hai bảo tàng lớn nhất trên cả nước về văn hóa Khmer, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh hiện đang lưu giữ khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý phản ánh đậm nét về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer. 

Được xây dựng vào năm 1995 với kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và chùa Âng (thành phố Trà Vinh). Nơi đây là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tàng gồm có 4 phòng trưng bày với khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý được sưu tầm hoặc khai quật tại địa phương, được chia thành 4 chủ đề: Tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer, Văn hóa – cuộc sống đời thường; Ngành nghề truyền thống của dân tộc Khmer và Văn hóa - nghệ thuật.

Bảo tàng là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bánh giò Hà Nội

Tương tự như phở, người Hà Nội có thể ăn bánh giò vào mọi thời điểm trong ngày mà không thấy chán. Một buổi sáng có thể bắt đầu bằng một đĩa bánh giò góc phố thật nhanh gọn. Giữa ca chiều cũng vậy, một đĩa bánh giò sẽ như bữa phụ làm dịu ngay cơn đói.

Cái thứ bánh bình dân, giá cũng bình dân và hàng quán cũng thật bình dân này có thể tìm thấy ở nhiều góc phố, đặc biệt tại những nơi có mật độ giao thông cao như chợ, trường học hay công sở.

Không chỉ có tại hàng quán cố định ven đường, bánh giò còn được những người bán rong mang đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Thủ đô. Không biết từ bao giờ lời rao “Ai bánh giò nóng đây” đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân với hình ảnh người bán bánh trên chiếc xe đạp cũ, đằng sau là một chiếc giỏ hay thúng ủ kín với những chiếc bánh nóng hổi. Cứ thế tiếng rao bánh văng vẳng qua từng con phố nhỏ.

Bánh giò được làm bởi những nguyên liệu đơn giản với nhân bánh gồm mộc nhĩ, thịt nạc vai. Các nguyên liệu được rửa sạch băm nhỏ cùng nhau, thêm một chút hành củ và nêm nước mắm, hạt tiêu cho vừa ăn rồi đem xào qua.

Nguyên liệu làm bánh giò gồm thịt nạc vai, mộc nhĩ, bột gạo tẻ.

26 thg 7, 2017

Chợ đêm Cà Mau

Trước khi nói về chợ đêm Cà Mau tui cần phải rào trước rằng tui vốn là người không quen đi chợ, nhưng nghe nói là đi du lịch thì phải đi chợ cho biết với người ta, với lại nghỉ đêm ở Cà Mau thì buổi tối lang thang ở chợ đêm cũng là việc... hợp lý. Vậy nên, tui... viết cho có (để chứng tỏ mình có đi chợ!), còn nhận xét có gì... ngu ngu thì mọi người cứ cười, nhưng đừng chê nghen!

Chợ đêm Cà Mau nằm ở các đường 6B, Phan Bội Châu và Quang Trung phường 7, cạnh sông Cà Mau. Nghe nói chợ đêm này mới dời về đây từ giữa năm 2015, sau 2 vị trí "bất ổn" khác ở đường Lưu Tấn Tài rồi An Dương Vương.


Nhiều trang mạng du lịch nói rằng chợ đêm Cà Mau là điểm đến hấp dẫn cho du khách, mang đậm sắc thái miền Tây và cực Nam tổ quốc, nhưng phải nói là dưới cặp mắt không chuyên nghiệp của tui thì chợ đêm này... hổng có gì đặc sắc hết, chẳng những không mang nét đặc thù Cà Mau mà còn không mang nét đặc thù chợ đêm nữa! Ngoài ra, không biết do tui đi không đúng thời điểm hay sao mà chợ rất vắng khách.

Ngay lối vào chợ đêm Cà Mau là các gian hàng quần áo, thời trang

Sông rạch xứ Cà Mau

Theo tư liệu, địa danh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau", có nghĩa là "nước đen", bởi lá tràm của rừng U Minh bạt ngàn rụng xuống phân hủy làm đổi màu nước. Khám phá những con sông, rạch của xứ Cà Mau sẽ cho ta hiểu thêm về vùng đất:

"Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um".


Có một điều khá đặc biệt là các sông rạch của Cà Mau không nằm trong hệ thống tự nhiên của sông Cửu Long như phần lớn sông rạch ở các tỉnh khác của Tây Nam bộ. Nó được nối, thông với sông Hậu bởi những con kênh do người Pháp đào ở thế kỷ trước như kinh Cái Côn – Phụng Hiệp, kinh Quản Lộ, Cái Lớn - Trèm Trẹm, Bạc Liêu- Cà Mau. Đặc biệt hơn, sông rạch ở Cà Mau đều có giai thoại, sự tích về nguồn gốc xuất xứ tên gọi.

Xóm ven sông xã Đất Mũi.

Giai thoại địa danh rạch Bù Mắt

Rạch Bù Mắt là tên của một con rạch ở xã Ðất Mới, huyện Năm Căn. Ðịa danh “Bù Mắt” được hình thành do cách gọi dân gian, đọc trại từ tên “bọ mắt”, một loại côn trùng nhỏ hơn hạt mè (vừng) sống ở nơi ẩm ướt, hay đeo bám vào da người và hút máu như muỗi.

Trước đây, ở hai bên bờ con rạch này có rất nhiều cây bụi mọc hoang, nhiều nhất lá dừa nước, tạo môi trường lý tưởng cho loài bọ mắt sinh sôi nảy nở. Trong truyện ký “Cây đước Cà Mau”, Nhà văn Ðoàn Giỏi mô tả: “Xứ này, muỗi, bù mắt như trấu, nhiều người không có mùng mà ngủ, phải chằm khíu bao bố tời, đệm cho cả nhà nằm”.

Buổi trưa, hoặc những ngày nắng ráo, bọ mắt thường trốn trong bụi rậm bên bờ sông, hoặc đậu trên lá dừa nước mọc ven sông rạch nên ít người phát hiện. Bọ mắt chỉ xuất hiện nhiều nhất lúc trời chạng vạng tối, buổi sáng sớm hoặc những lúc trời mưa lâm râm (mưa nhỏ hạt). Khi đó, chúng thường kéo thành từng bầy, bám vào những nơi ẩm ướt, phát hiện hơi người là chúng bám vào da để chích. Ðiểm đáng chú ý là khi chích, bọ mắt thường gom thành từng cụm chính vào một chỗ, dân gian gọi là bù mắt “xây đùn”, chỗ bị chích sau đó thành một vệt đen sạm.

Một đoạn rạch Bù Mắt ngày nay.

Giai thoại về địa danh Năm Căn

Con sông Cửa Lớn chảy qua thị trấn Năm Căn, ở đoạn này cũng được gọi là sông Năm Căn. Theo hướng đi về mũi Ông Trang, phía bên hữu ngạn là chợ Năm Căn, thị trấn sầm uất với đường sá, công trình, nhà cửa và các khu thương mại, dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nơi đây hứa hẹn hình thành một đô thị năng động trong tương lai.
Ngày trước, chợ Năm Căn là địa điểm giao thương thuận lợi vì chỗ này là ngã tư sông, nơi dừng chân của khách thương hồ. Họ là chủ những ghe hàng đi xuống cửa Ông Trang mua tôm khô, cá khô, hoặc ra Rẫy Chệt mua dưa hấu, xuống Rạch Gốc chở ba khía và ốc len, những xuồng ghe qua rạch Bà Thanh, Ông Định chở củi về hầm than…

Một góc thị trấn Năm Căn. Ảnh: NHÂN KIỆT

Guốc mộc Phú Văn

Làng nghề guốc mộc truyền thống Phú Văn (phường Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) dù đang chịu nhiều cạnh tranh của các sản phẩm giày dép chất liệu da hay nhựa của thời đại công nghiệp nhưng vẫn đang tiếp tục tồn tại, cải tiến mẫu mã để thích ứng với thị trường như minh chứng cho một sức mạnh tiềm ẩn của nét văn hóa truyền thống.

Dấu ấn của làng nghề guốc mộc Phú Văn về một thời kỳ sung túc, gắn với cái tên đường “Xóm Guốc” vốn đã được người dân gọi từ lâu đời và được chính quyền địa phương công nhận vào năm 1999.

Chúng tôi về Xóm Guốc, hỏi ai cũng biết đến gia đình ông Sáu Dẻo - người tâm huyết với nghề truyền thống của ông cha. 

Nguyên liệu để làm guốc mộc thường là gỗ loại gỗ xốp, nhẹ, dễ xẻ và dễ tạo dáng như mít, xoài.

Thác Prenn - nét duyên của nàng thiếu nữ nơi sơn cước

Những ai đi Đà Lạt nhiều lần thì hẳn không thể bỏ qua cảnh đẹp nơi thác Prenn, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10km. Còn với những vị khách mới đến lần đầu thì cũng dễ dàng bị hấp dẫn bởi tiếng nước reo, trải nghiệm bầu không khí mát lạnh từ thác Prenn khi vừa đến chân đèo Prenn, …

Khu du lịch thác Prenn nằm ngay cửa ngõ Đà Lạt, được coi là điểm khởi đầu về mặt địa lý trong hành trình khám phá vùng đất du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng. Tôi thăm thác Prenn cách đây hơn 20 năm, một vẻ đẹp hoang sơ mà thân thuộc, bởi không như tôi nghĩ về các con thác hùng vĩ ở Tây Nguyên, Prenn hiện lên thật nhẹ nhàng mà cũng êm dịu như sự sắp đặt của tạo hóa: Phần gãy đổ của địa chất chỉ khoảng 10m lại khá bằng phẳng nên tạo một dòng thác hiền hòa, đổ xuống mặt hồ nước trong vắt. Nếu không có sự xáo động do dòng nước đổ xuống, chắc hẳn mặt hồ nơi này cũng phẳng lặng không khác gì mặt hồ Xuân Hương, quanh năm in bóng thông ngàn. Nhiều du khách đều cảm nhận được điều này và coi đây chính là nét độc đáo của thác Prenn trong vô số ngọn thác ở Tây Nguyên.

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự ở Bình Định

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự là một trong những chùa cổ ở Bình Định. Hiện còn hai câu đối do Chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quốc chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề: 

Hoàng cực vô cương/Nam thiên giữa tây thiên/Tứ thời trường lạc
Long đồ hữu vĩnh/Vương quốc đồng phật quốc/Vạn cổ giai xuân. 

Trải qua thời gian và ảnh hưởng bởi chiến tranh mà hai biển ngự đề trên đã hư hại, trụ trì Thích Đồng Tuệ hiện đã cho phục chế. 

Ngoài hai liễn đối trên thì chùa còn giữ đại hồng chung đúc năm 1804 mang nhiều vết đạn do hồi chiến tranh. Theo Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch dịch nghĩa trên Văn chuông chùa Linh Sơn viết: “Nước Đại Viết, trấn Quảng Nam, phủ Qui Nhơn, huyên Phù Ly, xã Nha Đăng, phường Đại An, ấp Đại Ân…Vận trời năm Giáp tí (1804) tháng 5 ngày tốt đúc chuông này bằng đồng nặng hai đấu năm thưng. Và trụ trì chùa Linh Sơn Thiền tự lúc này là Sa môn Pháp danh Tổ Chúc, Pháp tự Thiển Chẩn cùng các bậc tăng chúng trong chùa và nhân dân trong vùng dâng cúng.

Thăm chùa Ông Đá

Chùa Nhạn Sơn (chùa Ông Đá) mà dân địa phương thường hay gọi chùa ông Đỏ ông Đen, vì trong chùa hiện giữ hai pho tượng đá khổng lồ, một sơn đen, một sơn đỏ, Thuộc thôn Nhạn Tháp xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 23 km về phía Tây Bắc.

Chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001 với nội dung là "Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ XIII".

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa “…chùa Ông Đá, ở thôn Nhạn Tháp, huyện Tuy Viễn, về phía Nam thành Chà Bàn. Trong chùa có hai tượng đá, đứng hai bên nhìn nhau trên viên đá vàng, mình cao hơn 6 thước, lưng rộng hơn 5 thước, một pho sơn son, một pho sơn đen, thầy chùa chế áo xiêm, mũ đai bằng vải vẽ hình mây rồng mặc vào, trông như hình người còn sống”.

Có nhiều truyền thuyết về hai pho tượng cổ này, và theo Đồ Bàn Thanh Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển viết năm 1860 thì “Bên cạnh núi Nhạn Tháp có chùa ông Đá, tương truyền hai ông đá là tượng Phật Thích Ca và tượng Phật Lạc Đa. Có nhiều người lại bảo đó là ông Thiện và ông Ác.”

Ấn Độ huyền bí giữa Sài Gòn: Chốn cầu nguyện linh thiêng

Người Sài Gòn tin rằng đền thờ Bà Mariamman rất thiêng, do đó có rất nhiều người Việt đến làm lễ ở đền, bên cạnh những người gốc Ấn... 

Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. 

24 thg 7, 2017

Nét đẹp trong trang phục dân tộc Brâu

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Trước đây bà con dân tộc Brâu dệt áo bằng vỏ cây rừng. Người ta lấy vỏ cây, đập, vắt lấy nước, nấu với nước sôi để dệt thành áo. Nhưng bây giờ bà con không sử dụng thứ ấy nữa. Bây giờ bà con thực hiện nghề thủ công dệt vải, đan vải.

Làng nghề dệt Hồi Quan

Từ xa xưa, người Hồi Quan, Tương Giang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã có tục con gái đến tuổi trưởng thành, ai cũng đều phải biết được các công đoạn từ lúc có con sợi, mộc, cho đến khi là ra vuông vải bông khổ hẹp, hay tấm lụa tơ tằm để đem đi bán ở các chợ phiên quanh vùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán.

" Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan"

Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.

Chùa Nam Nhã - ngôi chùa nửa Tây nửa Ta ở Cần Thơ

Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. 

Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.

23 thg 7, 2017

Quê hương của chiếc nón bài thơ

Làng nón Mỹ Lam nằm êm đềm bên con sông Như Ý hiền hòa thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là quê hương của chiếc nón bài thơ xứ Huế nổi tiếng gần xa. 

Chúng tôi đến Mỹ Lam cùng với đoàn khách du lịch khi họ muốn tận mắt nhìn thấy cách làm nón lá ở đây. Người dân làng nghề miệt mài quanh năm suốt tháng bên khung tre, đường kim mũi chỉ để cho ra những chiếc nón xinh xắn.

Bao đời nay, nghề chằm nón ở Mỹ Lam vẫn làm theo cách thủ công. Để làm ra được chiếc nón tưởng chừng đơn giản nhưng phải trải qua trất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Trong đó, một trong những công đoạn khó là “khâu nón”. Những người thợ lành nghề khi khâu nón phải luồn mũi kim lên xuống đều đặn sao cho lỗ khâu thật khít, khéo léo giấu những nốt nối vào trong lòng chiếc nón lá. Khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. 

Nghề làm nón lá đã gắn liền với làng Mỹ Lam từ năm 1860. Hơn 150 năm qua, nghề làm nón đã nuôi sống biết bao thế hệ dân làng. Ở Mỹ Lam có khoảng 80% số hộ trong làng làm nghề khi nông nhàn.

Gành Yến - Vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên

Ai đã từng đến huyện Bình Sơn có lẽ đã nghe qua danh tiếng Gánh Yến ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải. Nét hấp dẫn của nơi này là sự kết hợp tuyệt vời giữa trời, mây, non nước và những phiến đá đen với muôn hình vạn trạng tạo nên bức tranh thủy mặc nổi bật giữa một vùng trời biển trong xanh. Thắng cảnh này đến giờ vẫn giữ được nét hoang sơ. 

Gành Yến là một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ của tạo hóa, mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ. Tương truyền rằng, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì trước đây các gành đá có nhiều hốc nhỏ, nơi trú ngụ của các loài chim như yến, én, sáo... 

Núi Thới Lới - thắng cảnh thiên nhiên độc đáo

Vào những ngày trời trong, từ mũi Tổng Binh, trong đất liền, có thể nhìn thấy khá rõ đảo Lý Sơn chập chờn trên sóng biển, tựa hình một con giao long nghênh phong, hý thủy. Núi Thới Lới chính là phần đầu con vật huyền thoại ấy, quay về phía khơi xa, ngẩng đầu kiêu hãnh. Đây là 1 trong 5 ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, hình thành nên cù lao Ré (đảo Lớn), huyện đảo Lý Sơn. Núi nằm về phía đông hòn đảo, là một thắng cảnh độc đáo với hồ nước trên đỉnh, hang đá dưới chân và di chỉ khảo cổ học chìm trong lòng đất.

Từ cảng Lý Sơn, chỉ sau chừng 15 phút đi xe máy là có thể đến chân núi Thới Lới. Một con đường thoai thoải xuất phát từ cánh đồng tỏi phía đông đưa du khách vòng qua sườn bắc lên đến lưng chừng ngọn núi cao gần 170m so với mặt nước biển. Ở đây có một trảng đất rộng, tương đối bằng phẳng, là địa điểm dựng cột cờ Lý Sơn, ngày đêm lồng lộng tung bay lá cờ đỏ thắm.

Sóng, gió và những tác nhân xâm thực khác đã ngoạm vào chân núi phía đông bắc để tạo thành hang Câu, nối vòng qua mé tây bắc là hang đá Chùa Hang. Hang Câu, chùa Hang là những cảnh sắc thiên nhiên nổi tiếng của Lý Sơn, hài hoà vẻ đẹp lung linh của mây trời, gió biển với hùng vĩ, cứng cáp của núi đá, san hô.

Núi Thới Lới nhìn từ phía nam 

Mát lành suối nước Trà Bói

Trong những ngày hè oi ả, thay vì rủ nhau đi tắm biển, nhiều người đã ngược lên huyện miền núi Trà Bồng để tìm đến suối nước Trà Bói (xã Trà Giang), một dòng suối trong xanh hòa quyện với "ma trận" đá.

Từ Quốc lộ 1 tại ngã ba Trà Bồng, bon bon theo Tỉnh lộ 622 hơn 30km, đến ngã 3 xã Trà Phú, rẽ phải đi chừng 4km là du khách đã đến được thác nước Trà Bói. Du khách nào muốn khám phá thác nước ngay tận đầu nguồn thì có thể chạy xe máy thêm 1km nữa. Thác nước được hình thành từ hai dòng trên núi cao chảy xuống hòa quyện thành một, tạo nên những bọt nước trắng xóa, lung linh, huyền ảo.

Nhiều du khách tìm đến suối thác nước Trà Bói để "giải nhiệt" trong những ngày hè. 

Làng chõng tre ở thành Vinh

Trái với sự ồn ào năng động của phố xá cách đó không xa, xóm 6, xã Nghi Liên (TP Vinh) vẫn giữ những nét bình yên dân dã hiếm có.
Đó cũng chính là ngôi làng duy nhất của thành phố đến nay còn lưu giữ nghề làm chõng tre với nhiều tay thợ lành nghề.

Chúng tôi tìm về xóm 6, xã Nghi Liên khi trời đã về chiều. Từ xa đã nhìn thấy nào người lớn, trẻ con, từng nhóm đang quây quần trên những chiếc chõng tre hóng gió. Một khung cảnh bình yên mà người ta khó lòng bắt gặp giữa chốn thị thành sôi động và ồn ã.

Trời chiều song thi thoảng, tiếng đục, đẽo lại vang lên. Những âm thanh vui tai ấy dẫn chúng tôi đến nhà ông Lê Duy Đông, người đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề làm chõng tre. Đặc biệt, cả 3 người đàn ông trụ cột trong gia đình ông gồm cụ thân sinh, ông và người anh trai đều làm nghề và trở thành những người thợ lành nghề bậc nhất Nghi Liên.

Ngay đầu ngõ ngôi nhà nhỏ là cơ man nào tre, nứa, mai cần… Ở phía trong, nơi có khoảng sân rộng, người đàn ông có mái tóc hoa râm, nước da bánh mật với đôi bàn tay gân guốc và chai sạn đang say sưa đẽo, gọt các thanh tre để ráp làm chân chõng. 

Ông Lê Duy Đông (phải) cùng anh trai của mình là những người thợ làm chõng lành nghề bậc nhất của xóm 6, xã Nghi Liên. Ảnh: T.Q 

Xem phụ nữ mường cổ xứ Nghệ dệt thổ cẩm

Không chỉ nổi tiếng với những mái nhà lợp ngói sa mu, với những thác nước đẹp đẽ, vùng đất cổ Mường Đán còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm hàng trăm năm của đồng bào Thái.

Mường Đán gồm 2 bản Hủa Mương và Na Xái (xã Hạnh Dịch, Quế Phong) là 1 trong những mường cổ ở miền Tây Bắc Nghệ An. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái - nhóm Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương 

21 thg 7, 2017

Đi tìm di tích khảo cổ

Khu di tích khảo cổ Bình Tả ở Đức Hòa, Long An là một khu di tích quan trọng. Chẳng những đây là một khu di tích khảo cổ cấp quốc gia mà còn là nơi có bảo vật quốc gia nữa.

Khu di tích Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, được nhà khảo cổ học người Pháp Henry Parmentier. phát hiện đầu tiên vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía tây nam cụm di tích này (Gò Tháp Lấp), đến nay, di tích này đã bị hủy hoại, di vật bị thất lạc. Trong hai năm 1987-1988, Sở Văn hóa - Thông tin Long An phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại TPHCM khai quật 3 di tích trong khu vực này, được gọi tên là: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước (Gò Xoài vì ngày xưa nơi đây là vườn xoài, Gò Đồn vì xưa đây là đồn lính, Năm Tước là tên chủ đất).


Duyên dáng trang sức của phụ nữ Sán Dìu

Cùng với y phục đồ trang sức tạo nên tổng thể trang phục, cũng như nhiều tộc người khác trên đất nước ta, phụ nữ Sán Dìu từ rất lâu đã ý thức trong việc dùng đồ trang sức. Trang sức phụ nữ hay dùng gồm có vòng cổ (kéng lẹng), vòng tay (ác), vòng tai (mấm chấy)…

Trong đám cưới truyền thống có tục lệ trao vòng cho cô dâu, chú rể phải có vòng này tặng cho người vợ của mình để tỏ lòng yêu mến, vòng là “bảo vật” mà cô dâu sẽ mang theo suốt cuộc đời.

Vòng cổ phụ nữ Sán Dìu được làm bằng bạc, thường được uốn cong thành hình tròn, vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, vòng không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau, trên thân vòng ở phía trước ngực thường được khắc họa tiết hoa văn nhỏ, nhìn rất đẹp mắt.

“Biển trên rừng” với Suối Mơ

Khu du lịch Suối Mơ ở xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có địa thế độc đáo như “biển trên rừng” đã trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng, vui chơi lý tưởng cho người dân và du khách. Nhiều du khách còn liên tưởng đến những ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng trong nhạc phẩm “Suối mơ” của cố nhạc sĩ Văn Cao: “Suối mơ! Bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng…".

Khu du lịch Suối Mơ chỉ cách TP. Hổ Chí Minh 100km về phía Bắc, hiện đang hấp dẫn du khách bởi không gian du lịch gần gũi với thiên nhiên, kết hợp nhiều loại hình vui chơi, giải trí.

Cả một vùng núi rừng như bị “đánh thức” bởi một không gian hồ nước xanh trong rộng lên đến 150.000 
m2, nhìn tận đáy nước và in cả bóng trời. Từng đàn cá tung tăng bơi lội theo nhịp nô đùa của du khách càng tạo sự thích thú khi vui chơi tại đây. Trải nghiệm được tắm trong dòng suối mát lạnh giữa rừng, cùng nhóm bạn vui chơi thỏa thích thực sự khó quên cho các bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần. Nếu không, một mình bạn có thể ngâm mình trong làn nước, để mặc cho những chú cá đùa giỡn quanh mình và cảm nhận những hòn sỏi nghe “lạo-xạo” dưới chân, nghe những chú chim rừng đua nhau hót như một “bản hòa nhạc” của núi rừng…

Tọa lạc tại xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, khu du lịch Suối Mơ được ví như thiên đường "biển trên rừng" với kiến tạo thiên nhiên ấn tượng với dòng suối trong vắt.

Những món ngon ở Yên Bái

Mảnh đất Yên Bái không chỉ sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ mà còn có nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc, thú vị.

Quả táo mèo: Táo mèo muối xổi, ô mai táo mèo hay rượu táo là những món ăn rất đặc trưng tại Yên Bái. Loại quả này còn có tác dụng an thần dễ ngủ, tiêu hóa tốt, làm đẹp da, chữa và phòng ngừa cao huyết áp.

Về Quỳnh Nhai thưởng thức “cỏ cố hương”

Đối với hơn 10 người Thái huyện Quỳnh Nhai di dời đến nơi ở mới nhường đất cho Lòng hồ thủy điện Sơn La, họ đã mang đi tên bản làng, những nếp nhà sàn và mồ mả tổ tiên nhưng có một món ăn là thứ cây cỏ rất bình dị họ không thể mang theo đến nơi ở mới. Loài cỏ này có tên là miềng trầu và đã thành nỗi nhớ da diết của người Thái ở Quỳnh Nhai khi nghĩ về cố hương đã chìm sâu dưới lòng hồ. 

Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.

Nộm hoa chuối - món ăn chốn vườn quê

Đi khắp góc bể chân trời, nếm nhiều món lạ nhưng tôi vẫn nhớ da diết món nộm hoa chuối dân dã của bà làm. 

Sinh thời, bà nội tôi thường làm món nộm hoa chuối trong những dịp giỗ, Tết hay những tháng khô hạn, rau củ không mọc được trong vườn. Bà bảo, cây chuối là cứu cánh của vùng nông thôn thời giáp hạt, có thể chế biến thành nhiều món ăn như rau sống, luộc, hấp, nộm.

Vười nhà tôi chuối mọc quanh hàng rào, khi hoa chuối to bằng bắp chân là bà hái xuống, dùng dao thái mỏng rồi cho vào nước muối ngâm để tan nhựa và giảm độ chát. Lúc ấy, tôi nhảy chân sáo khi được bà sai việc vặt như ra vườn hái nắm tí tô, rau mùi, rau húng, rau răm. Với những nguyên liệu sẵn có, chỉ cần thêm ít lạc rang là mâm cơm đạm bạc đã có món nộm hoa chuối bắt mắt mà đến bây giờ, khi khớ lại tôi vẫn còn cảm nhận được vị giòn tan, thơm mùi gia vị vườn quê mà bà chế biến. 

Ngày nay, cuộc sống càng phát triển, nguyên liệu làm nộm hoa chuối rất phong phú và linh động tùy theo vùng miền và khẩu vị.

19 thg 7, 2017

Cận cảnh khu du lịch sinh thái Trung Nguyên, Đắk Lắk

Quang cảnh ở đây mang tới cho con người cảm giác tịnh tâm, khai linh, rộng mở tâm hồn.

Khu du lịch sinh thái của Trung Nguyên ở huyện M'Đrak (Đắk Lắk) vẫn là điều bí ẩn đối với du khách, khi công trình đã thi công rất nhiều năm nhưng chưa mở cửa đón du khách. 

Đến Đà Nẵng thưởng thức cá Bã trầu nướng

Hè đến, Đà Nẵng một thành phố nổi tiếng với những danh thắng non nước hữu tình như bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân và những bãi biển trải dài đẹp đến mê hồn. Không những thế ẩm thực biển nơi đây rất phong phú, đặc biệt là những món cá biển. Một trong món ăn dân dã khiến du khách một lần ăn mà nhớ mãi đó là món cá Bã trầu nướng. 

Con cá Bã trầu ở có màu đỏ toàn thân, nặng khoảng từ 150 - 200 gram trở lên, đầu và thân dẹp, miệng rộng, thịt thơm, ngọt. Cá đánh vảy, chặt đuôi, móc bỏ ruột, rửa sạch (bằng nước giấm hay gừng cho bớt mùi tanh), để ráo. Dùng dao khứa hai bên thân cá để ướp cho nhanh ngấm và nướng mau chín. Cho gia vị (muối, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn, ớt xanh đâm giập…) vào cá ướp vừa khẩu vị, khoảng 15 phút cho ngấm. Cá ướp phải làm sao cho vừa miệng, có độ ngọt, béo, cay thơm đặc trưng. 

Cá Bã trầu để làm món nướng có trọng lượng trên 200 gram.

Bánh cuốn xứ Thanh

Mảnh đất Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, nền nông nghiệp đã có những thành tựu rực rỡ từ thời Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm nên cư dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon từ lúa gạo. Bánh cuốn chính là món ăn gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của bàn tay con người vùng châu thổ sông Mã. 

Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ. Gạo đem ngâm từ 5 – 8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng.

Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên. Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ. Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.

Các nguyên liệu của món bánh cuốn Thanh Hóa gồm tôm, thịt ba chỉ, hành khô làm nhân bánh và bột được xay để làm vỏ bánh.

Thơm lừng chả tôm nướng xứ Thanh

Giữa tiết trời se lạnh, bên ngồi bếp than hồng, thưởng thức miếng chả tôm nướng xứ Thanh thơm lừng quả là không có gì thú vị bằng.

Vùng biển Thanh Hóa có khoảng 12 loài tôm, hầu hết thuộc họ tôm he có giá trị kinh tế cao, thơm ngọt, thịt dai nức tiếng. Những con tôm bộp, tôm sắt xanh tươi ngon được hấp bóc bỏ vỏ cho thớ thịt trắng ngần. Tôm được giã tay trong cối đá đến độ nhuyễn mịn.

Thịt rọi thái mỏng, áp chảo cháy cạnh rồi xén nhỏ, trộn cùng tôm, mỡ phần và bánh phở cắt vụn. Hỗn hợp dẻo quánh này được ướp cùng hành khô băm đều, thêm chút nước mắm ngon, hạt tiêu và chút thịt quả gấc, rồi xào nhanh trên lửa to ngọn.

Chỗ nhân thơm lựng ấy được quấn vào lớp áo là bánh phở xén chừng 3cm, thành miếng chả to hơn ngón tay cái. Chả được kẹp vào que tre, nướng trên than hoa đượm lửa. Mỡ trong nhân ứa ra, vừa đủ làm đỏ hồng thêm thịt tôm cũng như làm mướt bóng lớp vỏ bên ngoài.

Nguyên liệu món chả tôm gồm có tôm, thịt ba chỉ, gấc tạo mầu và bánh phở.

18 thg 7, 2017

Cơm lam vùng Tây Bắc

Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, La Ha, Mảng... bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao. 

Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.

Gạo nếp vo sạch và ngâm 6 – 8 tiếng sau đó cho vào ống nứa rồi cho nước xâm xấp mặt gạo.

Cá lóc hấp bầu

Cá lóc còn được gọi là cá quả, cá trầu, cá bông, cá chuối hoa … được người Việt chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Món cá lóc hấp bầu là sự lựa chọn hàng đầu của chị em nội trợ khi thời tiết chuyển mùa. 

Các chị em nội trợ thường chọn cá lóc đồng vẫn sống có trọng lượng từ 700 – 800g rồi làm sạch vẩy, cắt hết vây và bóc mang bỏ ruột. Tiếp đến cá được khía trên thân để ngấm gia vị tẩm ướp như gừng, ớt, nước mắm … Bầu chọn quả to vừa với kích cỡ của cá, sau đó lọc bỏ ruột. Khi cá ngấm gia vị sẽ cho vào trong quả bầu và đem hấp cách thủy. Sau khoảng 20 phút thì cá vừa chín tới và có thể dùng được .

Nguyên liệu gồm cá lóc có trọng lựợng từ 700 – 800g, bầu vừa với kích cỡ của cá và các gia vị như gừng, tỏi, hành, ớt.

Bún bò Huế - món "súp" ngon nhất thế giới

Bún bò Huế là món ăn bình dân nổi tiếng của người xứ Huế. Nhiều tờ báo về văn hóa và ẩm thực quốc tế từng bình chọn đây là một trong những món ăn nổi tiếng của thế giới. Chẳng thế mà Anthony Bourdain, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ và cũng là nhân vật chính trong loạt phim khám phá ẩm thực "Anthony Bourdain" phát trên kênh truyền hình CNN của Mỹ đã từng phải thốt lên rằng: "Bún bò Huế là món "súp" ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức!". 

Tiếng gọi là bún bò nhưng thực ra bún bò Huế còn có thêm cả một khoanh thịt chân giò heo (lợn), một miếng tiết heo luộc, một viên chả cua hoặc chả bò... Và điều thú vị, hấp dẫn nhất ở mỗi tô bún bò Huế lại chính là cái khoanh giò heo to gần bằng bàn tay ấy. Khoanh giò heo tròn xoe, dày chừng 3 phân được chặt rất khéo từ cái chân giò trước của con lợn nên có đủ cả da, thịt, gân, mỡ, xương... đem hầm vừa chín tới trong nồi nước dùng nên ăn mềm, ngọt, béo mà lại không ngấy. Đây cũng chính là cái khéo trong tài chế biến của các bà, các chị ở Huế.

Ngày nay, tiệm bán bún bò Huế có nhiều ở Sài Gòn, Hà Nội, nhưng dường như ít người nắm được bí quyết chế biến khoanh giò heo như người Huế, nên người ta thường thay bằng móng heo. Móng heo ăn không ngon, ít thịt, lắm xương xẩu, lại nhìn không được đẹp.

Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ được xếp hạng món ngon trứ danh của ẩm thực Huế bởi hương vị đậm đà khiến biết bao thực khách đã dùng một lần vẫn nhớ mãi. 

Nếu là người con của xứ Huế, hay là khách lãng du vài lần đến thăm vùng đất Cố đô, chắc hẳn bạn đã từng thưởng thức qua món bánh canh Nam Phổ. Bởi đây là món ăn dân dã rất phổ biến và yêu thích của nhiều người dân Huế. Món ăn này được xuất phát từ những gánh hàng rong gia truyền của người dân làng Nam Phổ, thuộc huyện Phú Vang. Vùng đất này từng sản sinh ra nhiều đầu bếp tài ba, chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn tiến cung thời phong kiến. 

Bột bánh canh Nam Phổ được hấp chín cách thủy.

17 thg 7, 2017

Có một ngôi chùa tên là Chùa Ruộng Lớn

Gần đây, trên mạng các bạn trẻ thường post hình lên, hoặc nhắc nhau khi đến Long Khánh, Đồng Nai thì nhớ ghé thăm một ngôi chùa rất đẹp, mang cái tên rất mộc mạc: chùa Ruộng Lớn.

Tui ngạc nhiên lắm, vì tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, tới năm 1977 mới tạm lìa bỏ nơi này để đi học ở Sài Gòn, nhưng từ đó tới nay vẫn thỉnh thoảng về thăm quê nhà mà sao lại chưa biết ngôi chùa này. Lại nữa, các bạn đưa hình ảnh đẹp của ngôi chùa lên mà không nói... chùa tên gì (là tui nói tên chính thức á, còn Ruộng Lớn chắc là tên gọi của người dân rồi), càng không nói gì đến xuất xứ của chùa. Vậy nên có dịp về Long Khánh, tui tìm đến đây...

Chùa nằm ở xã Bảo Vinh, Long Khánh, trong một vùng thôn quê hẻo lánh. Ngay cổng chùa đã là một sự khác biệt so với các ngôi chùa khác, đó là mô phỏng chiếc cổng tre, thay vì cổng tam quan đường bệ.

Cổng chùa

Đậm đà dế cơm chiên mắm Đồng Nai

Với những người sành ăn thì dế là món ăn rất được ưa chuộng bởi chúng rất sạch và có hương vị rất lạ, béo béo hòa quyện với cảm giác giòn giòn vui miệng. Thêm nữa, cách chế biến các món ăn từ dế cũng khá đơn giản.

Việc sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng dường như đã trở thành hiện tượng trong thời gian gần đây, với sự lên ngôi của các món đặc sản từ dế, đuông, bò cạp. Ngoài hương vị thơm ngậy lạ miệng, ít ai biết được các món ăn trên có giá trị dinh dưỡng rất cao giàu chất đạm, chất béo và vi chất, không thua kém trứng, thịt và cá.

Có rất nhiều loại dế như dế than, dế lửa, dế tiêu... nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm hoặc dế sữa. Dế cơm là giống dế to gấp đôi dế ta, có màu vàng nhạt, béo ú; dế sữa thì còn nhỏ, béo ngậy khi chế biến nên được ưa thích. 

Món ngon từ dế cơm. 

Nhum biển Lý Sơn

Khoảng thời gian dài từ đầu hè đến cuối thu, khi Lý Sơn vào mùa du lịch thì cũng là mùa thu hoạch những con nhum biển béo mập, ngon ngọt nhất trong năm. Ai đã từng thử những món ăn được chế biến từ nhum biển ở Lý Sơn mới hiểu vì sao đây lại là đặc sản tiến vua khi xưa. 

Nhum, nhím biển, cầu gai là những tên gọi khác nhau của loại hải sản này. Nhum không phải là đặc sản riêng có ở Lý Sơn, chúng sống thành từng nhóm trong những hốc đá, bám vào rạn san hô hoặc quần cư cùng đám rong rêu để ngụy trang.

Nếu ai nhìn thấy những con nhum lần đầu, hẳn sẽ rất tò mò bởi chúng hình cầu, màu nâu, xanh, đỏ rất đậm, thân có nhiều gai giống như một quả chôm chôm khổng lổ nằm trọn trong lòng bàn tay. Bổ đôi vỏ nhum sẽ thấy thịt và trứng kết lại thành từng múi, màu vàng ươm nổi bật so với màu vỏ xù xì.


Món ngon đất Thành Nam

Nhắc đến Thành Nam mảnh đất với “Thơ Xương, chuối ngự” quê hương của rất nhiều đặc sản nổi tiếng, và một trong số đó là nem nắm, món ăn bình dị nhưng ai đã từng thưởng thức thì không thể nào quên được.

Công phu trong khâu chọn nguyên liệu
Để có nắm nem ngon thì nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, bì lợn được tuyển chọn từ những con lợn khỏe mạnh, miếng bì làm sạch lông và dính một chút mỡ, thường thì người chế biến nên chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không có nhiều mỡ, sẽ không bị ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem nắm được thái tỉ mẩn và khá công phu.

Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ. Khi miếng thịt còn nóng hổi và không nên đặt xuống đất. Ngoài ra, miếng thịt lợn không được rửa nước quá lạnh để thịt ngon và dẻo hơn. Bên cạnh đó thịt làm nem phải lấy từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn và lọc bỏ hết màng.

Thính là gia vị không thể thiếu của món nem nắm. 

Có một chùa Hương khác

Chùa Hương ở Hà Tây với bài hát nổi tiếng Em đi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhạc Trung Đức) là trọng điểm du lịch hành hương của cả nước. Ít ai biết rằng, chùa Hương Hà Tây chỉ là phiên bản, xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Chùa Hương gốc ở trên núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) được xây dựng từ đầu thế kỷ XIII.

Các vua Lê – chúa Trịnh quê vùng Thanh Hóa nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm, các cung phi, cung nữ thường trẩy hội chùa Hương bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò ngày nay). Dù đã bố trí lính lệ bảo vệ, phục dịch dọc đường; chúa Trịnh vẫn lo lắng nên lệnh cho xây chùa Hương Tích thứ hai ở Hà Tây mà thờ vọng để các cung tần đi trẩy hội gần và dễ quản lý hơn. Chùa Hương Hà Tây chỉ cách Hà Nội khoảng 60 km, còn chùa Hương Hà Tĩnh hơn 300 km.

Phong cảnh non xanh nước biếc từ ngôi chùa trên cao nhìn xuống

Khám phá ngôi chùa chúa Trịnh xây cho mỹ nữ

Chùa được đặt tên là chùa Hương Tích, phỏng theo chùa Hương nổi tiếng trên đất Hà Tây cũ. 

Theo một số sử liệu, vào cuối thế kỷ 18, để phục vụ nhu cầu tâm linh của các cung nữ, chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Ảnh: Lối mòn dọc theo sườn núi Hồng Lĩnh dẫn lên chùa. 

Ngôi chùa nằm trong hang núi lửa độc nhất Việt Nam

Chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động nham thạch ở đảo Lý Sơn, được tạo ra từ hoạt động địa chất của núi lửa cổ xưa.

Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là ngôi chùa có nhiều nét độc đáo hiếm thấy. 

Về xứ Huế thăm những phủ đệ uy nghi

Trong dòng chảy di sản văn hóa triều Nguyễn, Phủ đệ là những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Phủ đệ xứ Huế còn là nơi ẩn giấu bóng dáng nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế một cách sâu đậm...

15 thg 7, 2017

Thăm ngôi chùa “kỷ lục” trên đất Bình Dương

Chùa Hội Khánh ở Bình Dương sở hữu nhiều kỷ lục khác nhau, từ kỷ lục địa phương đến kỷ lục quốc gia và quốc tế.

Nằm trên một ngọn đồi thấp gần trung tâm TP.Thủ Dầu Một, chùa Hội Khánh là công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất của tỉnh Bình Dương.

Độc đáo chùa Sư Muôn ở Phú Quốc

Chùa Sư Muôn không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo quan trọng của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan thu hút nhiều du khách ở Phú Quốc.

Tọa lạc trên địa bàn thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Sư Muôn, tên chữ Hán là Hùng Long tự, là một ngôi chùa có tuổi đời gần 100 năm của hòn Đảo Ngọc.

Cây bao báp lâu đời nhất Sài Gòn vào mùa nở hoa

Bao báp là loài cây đặc trưng của châu Phi nhưng ngay ở trung tâm TP HCM có cây được trồng 25 năm, đang nở hoa.

Bao báp là loài cây nổi tiếng của châu Phi, hiếm thấy ở Việt Nam. Nhưng ngay trong khuôn viên ĐH Sư phạm TP HCM (quận 5) cũng có một cây bao báp cao lớn, đang phát triển xanh tốt suốt gần 25 năm qua.

Nhái khô, chuột rừng, trứng kiến - những sản vật chỉ có ở vùng cao xứ Nghệ

Chỉ cần một xâu nhái, vài con chuột hay mớ rau rừng là người dân đã có thể đến chợ bán mua. Những món hàng dân dã, thậm chí hơi... kinh dị đã góp phần làm nên đặc trưng của những ngôi chợ trên vùng núi rừng xứ Nghệ.

Đến các phiên chợ vùng cao ta dễ dàng bắt gặp đồng bào các dân tộc nơi đây bày bán các sản vật được lấy từ trên nương rẫy hoặc do gia đình tự làm ra. Ảnh: Đình Tuân 

Khám phá bến nước rồng ở Tương Dương

Những ngọn thác nhỏ, xinh xắn được gọi là bến rồng ở bản Huồi Cụt, xã Yên Na (Tương Dương, Nghệ An) thực sự là một điểm đến hấp dẫn.

Suối Khe Cụt thuộc bản Huồi Cụt. Con suối mát lành là nguồn cấp nước chính cho gần 100 hộ dân của cộng đồng người Khơ mú nơi đây. Ảnh: Hữu Vi. 

Bình minh tuyệt đẹp ở làng chài trên sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai được ví như bầu sữa mát lành nuôi sống những người dân khu vực miền Đông Nam Bộ. Trên con sông hình thành những cộng đồng cư dân sinh sống hòa thuận cùng nhau. 

Chúng tôi đến làng chài vào một buổi trưa hè nắng gắt. Cái nắng oi nồng khó chịu dễ khiến người ta cáu gắt, mệt mỏi. Nhóm vào một tiệm tạp hóa ven sông, hỏi chuyện anh chị chủ nhà và được đãi món cơm cá chốt với lẩu ngon tuyệt. 

Phù Lưu – làng quê văn hiến

Phù Lưu là ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngôi làng có truyền thống buôn bán và văn hóa lâu đời, quê hương của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng thời kỳ cận hiện đai.

Lịch sử hình thành làng quê văn hiến
Làng có tên nôm là làng Giầu, vào buổi sơ khai làng nguyên là một vùng trồng trầu. Theo thuyết phong thủy mà dân làng từ xưa đã truyền tụng qua bài Mộc dục là: “Làng nằm trên một dải đất cao, có mạch từ đền Cổ Pháp đến núi Voi, núi Ngựa qua nhập vào sông Kim Ngưu rồi tích tụ ở chốn Loa Hồ. Vì thế đất cát tràn khí tốt, sản sinh những bậc văn nhân, sĩ, nông, công, thương, bốn nghề toại nguyện…”. Thực tế đó là sự lý giải cho vị thế, cảnh quan tuyệt hảo ở đây – nơi đất lành được tụ khí chung đúc, nơi tiện lợi giao thông, thành trạng chuyển nối giữa rừng núi và đồng bằng, giữa đô thị và nông thôn. Do đó Làng vừa sản sinh văn nhân vừa phát triển mọi nghề, nhất là thương nghiệp.