30 thg 12, 2018

Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Đầu thập niên 1970, ở Long Khánh có một nơi gọi là Tiểu chủng viện. Thuở ấy tui còn nhỏ, và lại không phải người công giáo nên không có dịp vào đó, thậm chí còn không biết... Tiểu chủng viện nghĩa là gì! Chỉ có cảm giác nơi ấy là một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Rồi có một dịp, dường như khoảng năm 1972 - 1973 gì đó (khi đó tui 13, 14 tuổi), một người bạn dẫn tui vào đó xem cho biết, chỉ là rảo bước ở những lối đi bên trong tiểu chủng viện thôi. Cảm nhận còn lưu lại là đây là một chốn trang nghiêm, yên tĩnh và thật đẹp.

Sau này tui biết tên chính thức nơi đây là Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, được khởi công xây dựng năm 1966, khánh thành năm 1970. Đây là nơi đào tạo các vị tu sĩ công giáo. Đáng buồn, từ 1975 các chủng viện (tiểu chủng viện và đại chủng viện) trên toàn quốc bị chính quyền đóng cửa, không cho phép hoạt động đào tạo linh mục, giáo sĩ. Tui cũng rời Long Khánh, dần dần không còn nhớTiểu chủng viện nữa.

Năm 2010, tui về thăm Long Khánh. Nghe nói rằng Đại chủng viện mới xây dựng xong, đẹp lắm. Tui đến xem và thật sự choáng ngợp. Kiến trúc Đại chủng viện rất đẹp, phảng phất nét kiến trúc nhà thờ ở châu Âu.




Bảo vật quốc gia được khoan cắt từ vách núi ở Lai Châu

Khối đá nặng 15 tấn in bút tích của vua Lê Lợi đã tồn tại gần 600 năm.

Đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa phận huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đền được xây dựng vào năm 2012 để tưởng nhớ công lao của nhà vua trong lần dẹp loạn vùng Tây Bắc. 

Bí ẩn cột đá chùa Dạm

Qua thời gian gần 1000 năm, cột đá có kiến trúc đặc sắc được công nhận là Bảo vật Quốc gia nằm ở chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn (Tp. Bắc Ninh) mang trong mình những bí ẩn cộng với những câu chuyện truyền khẩu dân gian hư thực đã tạo nên sức hút kỳ diệu đối với du khách thập phương.
Theo tài liệu lịch sử, chùa Dạm còn có tên khác là Cảnh Long Đồng Khánh, hay Đại Lãm Tự, từng là trung tâm Phật giáo lớn, đại danh lam thắng cảnh thời nhà Lý (1009 - 1225), được đích thân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan chọn đất và cho xây dựng từ năm 1086, hoàn thành vào năm 1094.

Ban đầu chùa có 12 tòa nhà, thời sau được tôn tạo lại với quy mô rất lớn lên tới hơn 100 gian. Qua nhiều biến cố thời gian, hầu hết mọi công trình kiến trúc cổ xưa của chùa Dạm đã không còn nhưng những vết tích còn lại vẫn đủ để gợi nhắc về vẻ đẹp hoành tráng của ngôi đại tự cổ. Trong đó, nguyên vẹn nhất phải kể đến cây cột đá ngàn năm sừng sững nằm ở ngoài khuôn viên của chùa. Cột đá này cao khoảng 5 mét, lưng dựa vào núi Đại Lãm (núi Dạm) mặt hướng về phía Đông với cấu trúc gồm 2 phần: phần gốc hình vuông với tiết diện dài gần 2m; phần ngọn hình tròn có đường kính lên tới gần 1,5m. Điểm nhấn độc đáo nhất trên trụ đá là đôi rồng thời Lý tuyệt đẹp được chạm nổi. Đầu rồng uy nghi với mào lửa vươn cao chầu ngọc. Thân rồng uyển chuyển uốn khúc hình chữ s quấn quanh cột hai đuôi ngoắc vào nhau. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như vảy rồng, chân rồng với móng sắc nhọn cũng được người xưa chạm khắc rất chi tiết, tỉ mỉ.

Người dân vùng Bắc Ninh thường đến thắp hương tại cột đá cổ trong những ngày rằm và mùng một hàng tháng.

Đồng Hới - lãng mạn Thành phố hoa hồng

Đồng Hới - Thành phố nằm bên cửa biển Nhật Lệ, điểm du lịch biển xanh, cát trắng của Quảng Bình nhưng nơi đây cũng được biết đến là thành phố hoa hồng.

Đồng Hới với những con phố nhỏ cùng những ngôi nhà 2 tầng xinh xắn. Du khách đến thành phố biển này không chỉ để đắm mình với biển xanh, cát trắng

29 thg 12, 2018

Cận cảnh đài thờ Đồng Dương 22.24, bảo vật quốc gia

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 7), năm 2018. Theo đó, 22 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, trong đó có đài thờ Đồng Dương hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Theo tư liệu của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Champa, nằm ở vùng đồng bằng, cách thung lũng Mỹ Sơn khoảng 20km về phía Nam, thuộc tổng Châu Đức, phủ Thăng Bình, Quảng Nam (nay là xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Các kiến trúc tại Đồng Dương cho thấy sự phát triển của Phật giáo Đại thừa tại Champa với phong cách ấn tượng của nghệ thuật Chăm, trong đó nổi bật là đài thờ Đồng Dương 22.24.

Bên trong bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Với hơn 500 cổ vật Phật giáo được trưng bày trong Chùa Quán Thế Âm (đường Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Đây được xem là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Bên trong Bảo tàng văn hóa Phật giáo.

Người Rục làm du lịch được không?

Sự phát triển du lịch ở Quảng Bình đã phát triển có tính vượt bậc trong thời gian gần đây. Khách du lịch đến với Quảng Bình rất nhiều và họ đến với Rục Làn để được khám phá vẻ đẹp núi rừng, cuộc sống bí ẩn của người Rục cũng không ít.

Phong cảnh miền núi Quảng Bình đẹp mê hoặc cả du khách lẫn giới điện ảnh. Ảnh: TH 

Được phát hiện từ năm 1959 đến nay, tộc người Rục ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) vẫn còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ của bộ tộc nguyên thủy sống trong hang động, núi đá, trèo lên cây để bắt chim hay lội xuống suối để bắt cá bằng những ngư cụ được chế tác thô sơ. Mang trong mình dòng máu của những “người rừng”. Họ, những người như cụ Chơn, cụ Bim, cụ Thuỳnh, cụ Bứa... vẫn nhớ rừng da diết lắm. Nhất là những cái hang, nơi một thời là ngôi nhà của họ.

27 thg 12, 2018

Thơm lừng món dế ngày mưa

Trong tiếng mưa lộp bộp rớt từng hạt trên mái tôn đã nghe tiếng ơi ới rủ nhau: “Chuẩn bị đi bắt dế bọn bây ơi!”. Khi mùa đông đang chùng chình qua ngõ, cả nhà nhau quây quần bên mâm cơm có đĩa dế thơm lừng.

Hấp dẫn món dế xào. Văn Hoàng 

Mỗi khi nghe nhắc đến “bắt dế” thì y chang lũ con nít ở cái xóm ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) nơi tôi ở lại nhảy dựng cả lên. Đứa hí hửng phụ cha hạ ghe xuống, đứa chạy tút vào chái bếp tìm chai nhựa thật to để đựng dế. Ghe vượt nước đang ngấp nghé lấn vào nhà rồi theo dọc hàng rào, bụi cây trong làng mà vớt những con dế vàng ươm, béo tròn núc ních nằm thin thít.

Thăm làng nghề đan đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Du khách như lạc vào không gian làng quê cổ kính khi trải nghiệm làng nghề đan đó 200 năm tuổi tại xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Đan đó tại gia đình ông Lương Sơn Bạc - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Hàng ngày, làng nghề đan đó Thủ Sỹ luôn rôm rả tiếng nói cười của những người làm nghề truyền thống này, đã có cách đây khoảng 2 thế kỷ.

Nhiều du khách lần đầu nghe từ đan đó sẽ thấy lạ. Thành phẩm chiếc đó làm từ tre, nứa là một loại ngư cụ lâu đời, ngày nay chúng còn được ưa chuộng trong trang trí mỹ thuật hay nội thất.

Gốm cổ Bồ Bát hồi sinh sau hơn 1.000 năm thất truyền

Gốm Bồ Bát là tổ nghề của gốm Bát Tràng ngày nay. Khi gốm Bát Tràng nổi danh cũng là lúc gốm Bồ Bát bị thất truyền. Sau nghìn năm mai một, gốm Bồ Bát đang được hồi sinh bởi các tay thợ tài hoa của làng nghề gốm cổ xưa.

Một thời vàng son
Làng gốm Bồ Bát (là làng Bạch Bát - Bồ Xuyên Chấn Thanh Hoa thuộc Ái Châu Sơn) có từ hàng nghìn năm trước. Làng nổi danh nhất vào thế kỷ thứ X, cách đây hơn 1.000 năm, khi đó thuộc phủ Trường Yên, kinh đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay). 

Nghề làm gốm ở làng Bạch Liên (làng gốm Bồ Bát) hồi sinh hơn 10 năm nay. 

26 thg 12, 2018

Cùng đi Măng Đen ngày hoa anh đào nở quanh hồ Đăk Ke

Tối mùa hè, lang thang trên một con phố ken đặc người xe giữa quận 1, chúng tôi ngẫu hứng hỏi nhau: "Tụi mình đi Măng Đen chứ nhỉ?". Khi đó, cả ba đứa đều vừa nghỉ việc.

Măng Đen được bao bọc bởi những cánh rừng xanh bạt ngàn

Ừ, thì đi. Đặt xe vội vàng, đặt homestay cũng vội vàng, chúng tôi lên xe đi vội vàng, gần như là trốn chạy.

Thành phố Kon Tum đón chúng tôi bằng cái lạnh tê người lúc 4h. Chúng tôi thuê xe máy rồi vượt qua quãng đường khoảng 60km chạy đến Măng Đen.

Thành cổ Diên Khánh - tòa thành cổ thời nhà Nguyễn nguyên vẹn nhất

Thành cổ Diên Khánh ở Khánh Hòa là tòa thành kiểu Vauban thứ hai được xây ở Việt Nam. Đây là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay.

Nằm ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), cách TP. Nha Trang chừng 10 km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay. 

Bạch Mã trên đỉnh Trường Sơn

Giữa những con đường mòn luồn qua rừng để đến các thắng cảnh, ai cũng cảm thấy phiêu diêu bởi dàn nhạc rừng từ hàng chục loại chim líu lo cùng lúc... 

Thác Đỗ quyên 

Một trong năm lời nhắn gửi của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã đến du khách là "Bạn không nên mong đợi ở Bạch Mã những khách sạn sang trọng, nhà hàng, quán karaoke và quà lưu niệm, những thức ăn có nguồn gốc từ động vật rừng. Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn thực hiện theo những bảng chỉ dẫn trong quá trình tham quan...".

Cụm tháp bằng gạch cao nhất Đông Nam Á

Dương Long là một quần thể gồm ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng thẳng hàng theo trục bắc nam, các cửa chính đều quay về hướng đông.

Đến huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cùng với Bảo tàng Quang Trung, thì cụm tháp Dương Long (tại thôn An Chánh, xã Tây Bình) cũng là một địa điểm mà du khách không nên bỏ qua.

Bức tranh Tà Vờng nơi gió núi, mây ngàn

Đến Tà Vờng, ngoài chìm đắm cảnh sắc và khí hậu trời cho, du khách còn được trải nghiệm đánh cá, nướng cá ở ngay bên bờ suối và thưởng thức món ăn dân dã có tên là cơm Pồi.

Bản Tà Vờng nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Bùi. 

Chỉ một đêm nương lại ở những ngôi nhà sàn cùng đồng bào, trải nghiệm bắt cá, nướng cá bên bờ suối kèm những món ăn độc đáo trước cảnh gió núi với mây ngàn, ai cũng chếnh choáng…

24 thg 12, 2018

Tết cơm mới của người Pa Kô ở Thừa Thiên Huế

Lễ hội Aza được tổ chức vào dịp cuối năm, khi người dân vừa thu hoạch xong mùa màng. 

Sáng 20/12, đồng bào người Pa Kô ở làng A Năm (xã Hồng Vân, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) cùng nhau tổ chức lễ hội truyền thống Aza. Đây là phong tục được tiến hành vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. 

Hà mã đầu tiên sinh con tại Đồng Nai

Sinh tự nhiên tại sở thú Vườn Xoài, hà mã con nặng 29 kg, được đặt tên là “Bé Xoài”. 

Hà mã con - Bé Xoài luôn theo sát bên mẹ. 

Bé Xoài được sinh tự nhiên ngày 19/11/2018, từ cặp hà mã nhập từ Châu Phi. Cặp hà mã này được khu du lịch nuôi và thuần dưỡng trong hơn hai năm. Việc mang thai hoàn toàn tự nhiên mà không có sự can thiệp của nhân viên vườn thú.

Đây cũng là hà mã con đầu tiên được sinh ra tại sở thú này và tỉnh Đồng Nai. Được 4 tuần tuổi, nó hoàn toàn khỏe mạnh và hiện bú sữa hà mã mẹ.

Trời lạnh thưởng thức ẩm thực nóng hổi xứ Lạng

Những món ăn vặt nổi tiếng của Lạng Sơn đặc biệt thích hợp để thưởng thức trong thời tiết lạnh giá những ngày này.

Vịt quay là một trong những món ăn đặc trưng nhất của xứ Lạng. Từng miếng thịt dày mềm, thơm mùi lá rừng, lớp da nâu vàng béo ngậy, vừa giòn vừa dai nóng hôi hổi dường như càng trở nên ngon hơn trong ngày đông

Nhọc nhằn nghề làm chiếu cói ở Quảng Xương, Thanh Hóa

Nghề làm chiếu cói ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đang được chính quyền và người dân nơi đây quyết tâm gìn giữ.

Trước tình trạng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, với quyết tâm giữ nghề của ông cha để lại, nhiều xã của huyện Quảng Xương đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những hộ có tâm huyết với nghề được vay vốn để đầu tư mua máy dệt chiếu.

Ngược đỉnh Voi Mẹp, nóc nhà vùng đất lửa Quảng Trị


Với độ cao gần 1.800 mét so với mực nước biển, dãy núi Voi Mẹp là nơi khởi nguồn của bốn con sông lớn chảy qua vùng đất lửa Quảng Trị là Thạch Hãn, Hiếu Giang, Bến Hải và Sê Băng Hiêng.

Lẩu cá đuối - món ai đi Vũng Tàu cũng đều muốn thử

Cá đuối không mấy phổ biến ở vùng biển phía nam nhưng làm nên đặc trưng ẩm thực của Vũng Tàu khiến nhiều người thích thú. 

Vũng Tàu cách TP HCM hơn 100 km. Đây là thành phố biển thu hút đông du khách mỗi dịp lễ, Tết. Bên cạnh những món hải sản phổ biến thường thấy, nơi này còn nổi tiếng với món lẩu cá đuối đã chục năm qua.

Lẩu cá đuối thường chấm cùng nước mắm nguyên chất mới ngon. 

Độc đáo ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất Việt Nam

Không những là ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất Việt Nam, chùa Vạn Đức còn được nhiều người biết đến bởi lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên hài hòa khiến du khách cảm giác như chìm vào chốn bồng lai tiên cảnh. 

Chùa Vạn Đức tọa lạc số 234 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Chùa do cố HT.Thích Trí Tịnh, đời thứ 41 dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ, khai sơn năm 1954

Thành cổ An Thổ đất Phú Yên

Không chỉ là trung tâm hành chính của tỉnh Phú Yên một thời, thành An Thổ còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Việt Nam.

Nằm ở khu vực hạ lưu sông Cái, thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng

Kiến trúc tuyệt đẹp của nhà thờ Vạn Giã - Khánh Hòa

Mang kiến trúc Gothique tuyệt mỹ, nhà thờ Vạn Giã là một điểm dừng chân lý tưởng trên mảnh đất Khánh Hòa, đặc biệt là vào dịp lễ Giáng Sinh.

Nằm tại thị Trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 60 km, nhà thờ Vạn Giã là một nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp ở khu vực Nam Trung Bộ.

22 thg 12, 2018

Khánh thành bảo tượng Quan âm tại Biển Hồ, Pleiku,Gia Lai

Biển Hồ như một viên ngọc bích được thiên nhiên ban tặng giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku. Sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về thành phố đã tạo nên một niềm tin vững chắc như mẹ hiền luôn hướng về con trong vòng tay trìu mến và che chở. Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã tạo nên một thắng cảnh đặc biệt và nguồn tâm linh màu nhiệm, hứa hẹn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mọi nơi về chiêm bái.

Ông Dương văn Trang - Uỷ viên Trung Ương Đảng - Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Gia Lai, Ông Võ Ngọc Thành- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Ông Hồ Văn Điềm - Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai và Hoà Thượng Thích Giác Toàn - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, HT Thích Từ Hương - thành viên HĐCM GHPGVN CM BTSPG Gia Lai, HT Thích Trí Thạnh - thành viên HĐCM GHPGVN CM BTSPG Gia Lai... và các đại biểu đã cắt băng khánh thành. 

Một Bến Xuân kiêu sa, một Bến Xuân lộng lẫy...

Thượng nguồn sông Hương, đoạn qua chùa Linh Mụ có một Bến Xuân kiêu sa, lộng lẫy như cung phủ; lại sâu lắng trầm tư như một bảo tàng văn hóa và vườn Huế… Đây là tâm huyết hơn 10 năm nay của một cặp vợ chồng Việt kiều Thụy Sĩ mong muốn làm một điều gì đó để quảng bá văn hóa Huế.

Một góc Bến Xuân. Ảnh: H.V.M 

Nằm giữa chùa Linh Mụ và Văn Thánh, Bến Xuân tọa lạc trên một khu đất rộng gần 5.000 
m2, nằm ở sát bờ sông Hương, thuộc thôn An Bình (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Bon B’lân, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Cây cà gai

Theo già làng Bu Cle NSrôi, dân tộc M’nông, ngày xưa, người có uy tín trong bon vận động người dân dùng cây cà gai dại trồng làm cổng, bờ rào che chắn bon làng để tránh thú giữ và giặc vào tàn phá… Từ đó, người dân đã đặt tên cho bon là B’lân, nghĩa là bon cây cà gai.

Hiện nay, bon B’lân có 175 hộ với hơn 830 khẩu, trong đó người M’nông chiếm trên 95%. Nhờ sự giúp đỡ về cơ sở hạ tầng, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cùng với sự chăm lo lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 14 hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/người/năm. 

Cà phê là cây trồng chính của bon, năng suất trung bình đạt trên 3 tấn/ha 

Bon R’lông, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Chiếc chuông lớn

Theo già làng Y’Đách, dân tộc M’nông, từ thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ, người có uy tín trong bon dùng một chiếc chuông lớn để làm tín hiệu báo cho người dân biết mỗi khi có công chuyện vui, buồn hoặc giặc vào tàn phá bon làng để tránh…

Nghĩa của R'lông là cái chuông lớn. Từ cái chuông dùng làm tín hiệu đó, người dân đã đặt tên cho bon là R’lông, nghĩa là bon chuông lớn. Hiện nay, bon R’lông có 150 hộ với hơn 800 khẩu, chủ yếu là người M’nông. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt và sự nỗ lực lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân trong bon đã có nhiều khởi sắc và ngày càng ổn định. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm. 

Một góc bon R’lông hôm nay 

Sức hấp dẫn của “vùng đất ngã ba biên”

Không chỉ là vùng đất hấp dẫn đối với du khách thập phương đến để tham quan du lịch, tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của địa phương, Ngọc Hồi còn có “sức mời gọi” các nhà đầu tư đến khai thác tiềm năng, đem lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế. Có được điều đó là bởi những lợi thế địa lý của vùng đất án ngữ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe”...

Điểm đến du lịch hấp dẫn
Ngọc Hồi được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến bởi vị trí địa lý đặc biệt - ngã ba Đông Dương, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cột mốc biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là địa danh nổi tiếng không chỉ hấp dẫn với khách du lịch trong nước và cả với du khách nước ngoài.

Mới đây, tôi có bạn từ Hà Nội vào Kon Tum. Bởi đã cất công tìm hiểu về Ngọc Hồi nên khi đến Kon Tum, bạn tôi liền đề nghị tôi dẫn đến ngã ba biên giới Ngọc Hồi để tìm hiểu về vùng đất này và đặc biệt là phải đến “sờ tay vào cột mốc 3 biên” - cách nói hình tượng của bạn tôi nhằm biểu đạt đến thăm Cột mốc ngã biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia ở Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi).

Ngọc Hồi là địa danh nổi tiếng không chỉ hấp dẫn với khách du lịch trong nước và cả với du khách nước ngoài. Ảnh: V.P 

19 thg 12, 2018

Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố

Nằm không xa khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng với xung quanh là những tuyến đường, những con phố xô bồ, Công viên 29-3 vẫn giữ cho mình sự trong lành, yên ả vốn có.

Công viên 29-3 có diện tích hơn 20ha, được phủ xanh bởi nhiều loại loại cây xanh phong phú, trong đó có nhiều cây cổ thụ thân lớn, tán rộng, che mát cả một không gian rộng lớn. Trung tâm của công viên là một hồ nước lớn. Trong ảnh: Khu hồ nước tại Công viên 29-3 nhìn từ trên cao. Ảnh: HẢI ĐĂNG 

Chợ phiên Tam Bảo nức tiếng một thời

Chợ phiên Tam Bảo trước đây ở thôn Kim Thành, nay được chuyển đến thôn An Hòa, xã Hành Dũng, cách trung tâm huyện Nghĩa Hành chừng 8km về hướng tây. Chợ đã mang một tên khác, nhưng trong ký ức người làng, thì đây vẫn là chợ phiên Tam Bảo, một nơi mang đậm nét văn hóa xưa, là nơi giao thương giữa đồng bào miền xuôi và miền ngược sầm uất một thời.

Theo các bậc cao niên trong làng, chợ phiên Tam Bảo trước đây nằm ngay bên dưới thành lũy đồn Tam Bảo (gồm bảo Kim Thành, đèo Chim Hút và Rùm Đồn) - nơi phân ranh giữa đồng bào Kinh và Hrê, nay thuộc xã Hành Dũng. Mỗi tháng, chợ thường họp 6 phiên vào các ngày mùng 2, ngày 7; ngày 12, 17 và 22, 27 âm lịch.

Chợ phiên Tam Bảo nay chuyển đến thôn An Hòa, xã Hành Dũng (Nghĩa Hành) hoạt động suốt đêm ngày. 

Đình Tân Hưng – Nét giá trị văn hóa đặc sắc của du lịch Cà Mau

Từ bao đời nay, đối với người dân Cà Mau, ngôi đình là một trong những nét giá trị văn hóa đặc sắc để con người gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Là một trong những điểm đến du lịch văn hóa Cà Mau, đình Tân Hưng còn lưu giữ và còn mãi những nét giá trị văn hóa nói trên.

Cổng đình thể hiện sự uy nghiêm, bề thế của đình Tân Hưng

Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được sắc phong từ thời vua Tự Đức đệ ngũ niên (1952) được nhân dân xây dựng vào năm 1907. Với vị thế đối diện với dòng sông, cảnh quang thơ mộng hữu tình rợp bóng cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật, sừng sững giữa thiên nhiên và cảnh trời mây nước. Bước đến cổng đình, du khách có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc đình cổ gồm một gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc đôi rồng chầu. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen, hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ thờ Thần Nông và Thổ Thần. Tất cả như thể hiện rõ sự uy nghiêm, bề thế trước những gì mà các bậc tiền nhân đã đóng góp để có được quê hương giàu đẹp như hôm nay.

Văn hóa chợ trong phát triển du lịch Cà Mau

Không biết từ khi nào người Cà Mau biết đến chợ, có lẽ là từ thời xửa thời xưa khi mà con người đến với vùng đất này khai hoang mở cõi. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì vùng đất Cà Mau vốn đã hình thành cách đây 300 năm, vào thời Gia Long, người dân đã biết tập trung vào những giồng đất cao ven các con sông Tam Giang, Ông Đốc, Bảy Háp để khai khẩn và nuôi trồng sản xuất. Đến thời Tự Đức vùng đất Cà Mau vẫn còn hoang hóa, một vùng đầm lầy tập trung nhiều cây mắm, cây đước, cây vẹt, cây tràm, đất và nước nhiễm nhiều phèn nên khó khăn cho việc canh tác, nuôi trồng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện những người di dân, họ đến tập trung, trao đổi mua bán hàng hóa và dần dần sinh ra chợ. Với vị trí địa lý đặc thù là địa hình sông nước nên hình thức chợ ban đầu là chợ nổi và phương tiện lưu thông chủ yếu là xuồng ghe.


Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến Cà Mau “xuồng ghe ngày đêm không ngớt”, “Cà Mau đường đi không khó mà chỉ khó có sông vắng đò”. Chợ được hình thành từ yếu tố văn minh sông nước nuôi dưỡng mạch sống và hun đúc trí tuệ con người bao đời trên vùng đất mới.

Chợ nổi Long Xuyên mùa gió bấc

Trong cái se lạnh của tiết trời cuối năm, ngồi trên chiếc đò chèo, thưởng thức tô bún riêu, nhâm nhi một ly cà phê buổi sáng, thả hồn bồng bềnh theo con nước, mang lại cảm giác lâng lâng khó tả. Dạo chợ nổi Long Xuyên, điểm hấp dẫn không chỉ bởi các món ăn dân dã, các loại rau, củ, quả tươi ngon mà còn khám phá được nét sinh hoạt sông nước truyền thống của người miền Tây.

Độc đáo miền sông nước
Chẳng ai nhớ chợ nổi Long Xuyên hình thành từ khi nào, kể cả những người gắn bó gần cả đời với chợ nổi. Khi mà giao thông đường bộ chưa phát triển, người dân còn quen mua, bán bằng xuồng, ghe trên sông, chợ nổi Long Xuyên đã xuất hiện. Ngày nay, dù giao thông đường bộ phát triển, hệ thống chợ, siêu thị hình thành rất nhiều trên đất liền, chợ nổi vẫn tồn tại và giữ nguyên vẹn hình thức sinh hoạt như xưa, trở thành nét văn hóa độc đáo miền sông nước.

18 thg 12, 2018

Đánh thức tiềm năng du lịch Cần Đước

Cần Đước là vùng đất văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, được công nhận Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An. Đây cũng là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư, Cần Đước hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị đối với du khách.

Du khách tìm hiểu về lịch sử di tích Nhà Trăm Cột qua lời giới thiệu của chủ nhà 

Sức bật Măng Ri

Nói đến Măng Ri, hầu như mọi người dân Kon Tum đều biết, bởi nơi đây không chỉ nổi tiếng với cây dược liệu quý – sâm Ngọc Linh mà còn là mảnh đất có bề dày truyền thống cách mạng - là Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum trong kháng chiến chống Mỹ.

Xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng nổi tiếng của tỉnh. Nơi đây từng là Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Phát huy truyền thống cách mạng, ngày nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Măng Ri đang ra sức lao động sản xuất, tận dụng những lợi thế sẵn có của vùng đất này để từng bước phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Xã Măng Ri có 6 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Theo những già làng ở xã Măng Ri cho biết, xã được lấy tên Măng Ri theo tiếng Xơ Đăng có ý nghĩa là từ ghép tên của cây đa và cây măng sâm lũ, một trong những loại cây có nhiều trên địa bàn xã và thường được bộ đội sử dụng làm thực phẩm trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.


Chăm sóc sâm Ngọc Linh 


Trên đỉnh Trà Sư

Trong dịp tình cờ, chúng tôi được người bạn dẫn đi chinh phục đỉnh núi Trà Sư. Ngọn núi cao chưa đầy 150m nằm bên cạnh thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên) này có những nét đẹp riêng và tiếp đón khá đông khách hành hương đến cúng viếng.

Việc thăm đỉnh Trà Sư là mong muốn của chúng tôi từ lâu nhưng chuyến đi núi vừa qua thực sự nằm ngoài kế hoạch. Do đó, tôi leo núi với chiếc ba lô lỉnh kỉnh đồ đạc và đôi giày vốn không phù hợp cho những chuyến dã ngoại mướt mồ hôi như thế này.

Theo lời người bạn, đỉnh Trà Sư không quá cao nhưng đường lên đó chủ yếu là thang dốc men theo triền núi dựng đứng. Bởi thế, việc lên tới độ cao gần 150m thực sự là một thử thách “rất đã” với những ai quanh năm chỉ quen sống ở đồng bằng. 

Một góc thị trấn Nhà Bàng nhìn từ đỉnh Trà Sư 

17 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông khởi lập từ thế kỷ 13. Sau nhiều năm tháng, thiền phái này bị quên lãng. Từ năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ là người đã gầy dựng lại Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Ngài đã cho xây dựng nhiều thiền viện Trúc Lâm trên khắp cả nước (và cả ở nước ngoài), trong đó được biết đến nhiều nhất là Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (tức Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, 1993), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh, 2002), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc, 2005)... Thế nhưng mãi đến năm 2012 vẫn chưa hề có ngôi thiền viện Trúc Lâm nào ở miền Tây Nam bộ (trong khi sinh quán của ngài Thích Thanh Từ là ở Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam bộ).

Để thỏa ước mong của Phật tử nơi đây về một nơi tu tập, ngôi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công năm 2012 tại Tiền Giang, và khánh thành ngày 22/11/2015. Gần như đồng thời, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khởi công tại Cần Thơ ngày 16/7/2013, khánh thành ngày 17/5/2014. Kế đến là Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh, khởi công năm 2014, khánh thành ngày 31/1/2016.

Ngôi chánh điện
.

Di tích quốc gia nơi cực Nam Tổ quốc

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ là một công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành Tài chính nhằm tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp to lớn của thế hệ đi trước, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp của ngành Tài chính Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công không bao lâu, ngày 23/9/1945 cả Nam Bộ lại đứng lên kháng chiến chống Pháp. Trước nhu cầu cấp thiết phải phát hành giấy bạc Việt Nam để chủ động điều hành kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cuộc kháng chiến lâu dài, ngày 1/11/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng. Nhưng nhờ đã “Việt Nam hoá” trên 100 triệu đồng Ðông Dương, nên việc thi hành sắc lệnh trên được tạm hoãn. Sau đó, để bớt khó khăn cho Nam Bộ, bằng Sắc lệnh số 147/SL ngày 2/3/1948, Chính phủ Trung ương lại cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương.

Ðể in giấy bạc, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập tại chiến khu bưng biền Ðồng Tháp Mười (huyện Mộc Hoá, tỉnh Ðồng Tháp) do ông Ngô Tấn Nhơn, đặc phái viên của Chính phủ làm Trưởng ban. Ðể che mắt địch, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được mang biệt danh “Ban Trồng tỉa số 10”. 

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ảnh: THANH QUANG 

Mỹ Khê - bãi biển quyến rũ du khách

Có lẽ hiếm du khách nào đặt chân đến Đà Nẵng mà chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển Mỹ Khê. Tạp chí kinh tế danh tiếng Forbes của Mỹ đã bình chọn Mỹ Khê là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. 

Bãi biển Mỹ Khê thu hút khách du lịch và người dân thành phố. Ảnh: Tripadvisor 

Bờ biển Mỹ Khê trải dài hơn 10km từ vòng cung phía bắc cho đến phía nam. Đi từ trung tâm thành phố đến biển chỉ mất khoảng 10-15 phút. Vào mùa hè, giờ nào biển Mỹ Khê cũng đông khách. Khách du lịch đi tham quan tắm biển có, mà dân địa phương đi tập thể dục thể thao, “trốn” nóng cũng có.

"Viên ngọc báu" Bãi Bụt

Nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà, Bãi Bụt được xem là một “viên ngọc báu” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Nơi đây, màu xanh của biển cả hòa với sắc lục của rừng cây khiến ai đứng trước vẻ đẹp ấy cũng thấy lòng yên ả. 

Cảnh quan Bãi Bụt nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet 

Bãi Bụt nằm cách trung tâm thành phố khoảng 13-15km. Nếu đi xe từ chân núi Sơn Trà lên chùa Linh Ứng, đến gần chùa, bạn hãy thử dừng xe để nhìn sang bên phía biển. Từ trên cao nhìn xuống, đầu tiên sẽ thấy màu xanh lục của một cánh rừng nguyên sinh, sau đó là sắc vàng pha trắng óng ả của bãi cát, rồi đến màu xanh mênh mang trong vắt của biển khơi. Đó chính là Bãi Bụt.

Làng nghề đúc đồng Chú Tượng: Xưa và nay

“Ngày trước, ở làng Chú Tượng, lúc mọi người còn đang say giấc ngủ, thì những gia đình làm nghề đúc đồng phải thức giấc để đốt lò chuẩn bị cho một ngày làm nghề. Cả làng sống bằng nghề đúc đồng nên lúc nào cũng nhộn nhịp...”, cụ ông Đỗ Thị (84 tuổi), ở thôn Chú Tượng, xã Đức Hiệp (Mộ Đức) kể.

Vang danh một thuở 


Cụ Đỗ Thị có thâm niên 60 năm gắn bó với nghề đúc đồng, bắt đầu câu chuyện với chúng tôi từ tên gọi của làng. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây có tên gọi là Chú Tượng. “Chú” nghĩa là “thợ”, “tượng” là “đúc”, tức là làng thợ đúc. Ngày trước, ở làng Chú Tượng hầu như nhà nào cũng làm nghề đúc đồng, với hàng trăm hộ gia đình làm nghề.

Không ai nhớ chính xác làng nghề đúc đồng Chú Tượng có từ khi nào, chỉ biết rằng cứ cha truyền con nối, đến nay đã rất lâu đời. Thuở trước, đây là làng nghề đúc đồng nổi tiếng không chỉ ở Quảng Ngãi. Không đơn giản để trở thành một người thợ đúc đồng lành nghề, mà phải “thẩm thấu” cái hồn của nghề từ khi còn là tấm bé.

Cụ Đỗ Thị giới thiệu sản phẩm bằng đồng do chính tay cụ làm ra. Ảnh: P.Lý 

Chiếc nỏ trong đời sống người M’nông

Nỏ là một dụng cụ truyền thống của người M’nông có từ lâu đời, dùng để săn bắn các loài thú rừng và là vũ khí thô sơ dùng để chiến đấu bảo vệ mọi người dân trong bon thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

Ngày nay, nỏ là dụng cụ thi đấu của một môn thể thao truyền thống không thể thiếu trong các cuộc thi và lễ hội truyền thống của người M’nông. Đây cũng là vật để trưng bày giới thiệu về văn hóa, tộc người trong các bảo tàng. 

Ảnh minh họa 

Nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi ở đình làng Quảng Ngãi

Đình làng ở Quảng Ngãi hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình di dân, lập làng của người Việt ở Đàng Ngoài vào vùng đất mới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Trải qua nhiều thế kỷ, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng mang dấu ấn văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi của người xưa.

Dấu xưa trên... gỗ


Đình làng có chức năng thờ Thần Hoàng làng, các bậc Tiền Hiền, Hậu Hiền và làm nơi sinh hoạt, hội họp, tổ chức các hoạt động lễ hội của cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng cổ, mang đậm giá trị nghệ thuật kiến trúc như: Đình An Định (Nghĩa Hành), đình Bình Chương (Bình Sơn), đình Liên Chiểu (Đức Phổ); đình An Hải, đình An Vĩnh (Lý Sơn)...

Đình làng An Hải (Lý Sơn). ẢNH: TL 

Cận cảnh cuộc sống ở ngôi làng chưa từng biết đến điện lưới

Thôn Sinh Tàn (xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) hiện chưa có điện lưới quốc gia nhưng cuộc sống của người dân nơi đây luôn ấm áp những nụ cười.

Xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ gồm 3 thôn: thôn Sinh Tàn, thôn Sinh Trên, thôn Sinh Dưới. 3 thôn có hơn 1.000 nhân khẩu, hiện chưa có điện sinh hoạt. Ảnh: thôn Sinh Tàn.

Dã Quỳ nhuộm vàng đất trời Tây Bắc

Những ngày này trên khắp các sườn đồi, núi của Tây Bắc, loài hoa dại Dã Quỳ đang nở rộ, nhuộm một màu vàng rực như xóa bớt đi cái lạnh của mùa Đông.

Hoa Dã Quỳ đang nở rộ trên khắp các triền đồi, núi của vùng cao Tây Bắc.

14 thg 12, 2018

Khám phá chùa Vạn Niên

Không tấp nập người khói hương mà khang trang sạch sẽ, chùa Vạn Niên giống như tên của nó mang dáng vẻ khiêm tốn và đã trường tồn cùng với Thăng Long lịch sử 1000 năm tuổi chùa tọa lạc tại đường Lạc Long Quân ở phía tây Hồ Tây- Hà Nội.

Chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ. Đời Lý năm Giáp Dần, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1014), Thạch Nhai tăng thống Tấu xin cho lập giới đàn ở đây để tập hợp tăng đồ thụ giới, được chiếu chuẩn y. Về sau có vị tăng ở Quảng Châu là Biện Tài đến tu trì, có sách đối lục lưu hành ở đời. Đáng lưu ý là nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp nhau trụ trì ở đây.

Những bức tường bằng gỗ lim với những họa tiết hoa văn tinh xảo ở cổng sau chùa Vạn Niên. 

Hoang sơ An Thới

Quần đảo An Thới (huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang) có vẻ đẹp hoang sơ với những bãi biển trong vắt và những rặng san hô đủ sắc màu đẹp nhất Việt Nam. 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng để du lịch Quần đảo An Thới. Từ trung tâm huyện đảo Phú Quốc, chúng tôi đi mất 2 giờ di chuyển bằng thuyền về hướng Đông Nam thì đến xã Hòn Thơm nơi được coi là trung tâm Quần đảo An Thới.

Quần đảo An Thới với cảnh thiên nhiên lãng mạn, trữ tình và thơ mộng, chúng tôi rong ruổi trên những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng và hòa vào cuộc sống của ngư dân trên đảo. Người dân ở đây hiền hòa, mến khách và sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản. Trên đảo rất khó để tìm nhà nghỉ hay khách sạn nhưng chúng tôi có thể dễ dàng đến xin lưu trú qua đêm tại nhà người dân.

Những rặng dừa cùng với nước biển xanh biếc tạo cho An Thới một vẻ đẹp làm say đắm du khách.

Hòn Sơn - điểm đến mới nổi trên vịnh Hà Tiên

Hòn Sơn là điểm du lịch hoang sơ với biển xanh, cát trắng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Nằm trên vịnh Hà Tiên, giữa quần đảo Nam Du và đảo Hòn Tre thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, Hòn Sơn được nhiều du khách cho biết là một địa điểm du lịch lý tưởng cho các kì nghỉ dưỡng và chuyến đi du lịch

Chùa Kim Liên - bông sen vàng giữa lòng Hà Nội

Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đã được Bộ VHTT và DL công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962.

Cổng tam quan toát lên vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên, với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển

13 thg 12, 2018

Chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen, Đồng Tháp)

Phước Kiển chỉ là một  ngôi chùa nhỏ ở miền quê, về mặt kiến trúc cũng như lịch sử không có gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên những năm gần đây ngôi chùa nhỏ này luôn nhộn nhịp khách du lịch viếng thăm, vì người ta phát hiện ra nơi đây có loài sen lá rất to, người lớn có thể đứng lên được. Và cũng do đó chùa có thêm tên mới: Chùa Lá Sen.


Cho đến trước năm 1992, đây vẫn chỉ là ngôi chùa bình dị, không mấy ai biết tới. Hòa thượng Thích Huệ Từ (trụ trì chùa Phước Kiển) kể lại: Năm 1992, sư phát hiện dưới ao xuất hiện loài sen lạ xen lẫn với đám bông súng. Thấy vậy, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Họ không biết tên thật của loài sen này là gì nên nhìn vào hình dáng của lá mà gọi là sen vua, sen nia (lá to bằng cái nia)... Cái tên chùa Lá Sen cũng ra đời từ đó.