Hiển thị các bài đăng có nhãn người Pa Cô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Pa Cô. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 2, 2024

Nghệ thuật trang trí trong lễ hội Ariêu Ping và kiến trúc nhà mồ của người Pa Kô

Có thể khẳng định lễ hội Ariêu Ping là lễ hội lớn nhất trong hệ thống lễ hội và hội tụ các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị. Lễ hội thể hiện những nét đặc sắc riêng như: Văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực, phồn thực, tín ngưỡng, âm nhạc dân gian, dân vũ, đặc biệt là hình tượng nghệ thuật trang trí.

Lễ hội Ariêu Ping tại Quảng Trị - Ảnh: Thanh Hồ

Trong lễ hội sự tựu trung đông đúc bao nhiêu thì thể hiện sự phồn thịnh bấy nhiêu. Khi đồng bào tổ chức lễ hội là minh chứng cho cuộc sống no đủ, cộng đồng đoàn kết và qua đó thể hiện rõ nét tính thẫm mỹ đạt đến đỉnh cao trong trang trí lễ hội Ariêu Ping.

24 thg 12, 2018

Tết cơm mới của người Pa Kô ở Thừa Thiên Huế

Lễ hội Aza được tổ chức vào dịp cuối năm, khi người dân vừa thu hoạch xong mùa màng. 

Sáng 20/12, đồng bào người Pa Kô ở làng A Năm (xã Hồng Vân, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) cùng nhau tổ chức lễ hội truyền thống Aza. Đây là phong tục được tiến hành vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. 

30 thg 5, 2015

Món cheo cá ở vùng cao A Lưới

Có dịp lên huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên- Huế) để hòa mình vào không gian rừng núi, tôi đều nhờ người quen làm món cheo cá để thưởng thức.

Món cheo cá rất phù hợp để nhâm nhi với rượu trong tiết trời se lạnh giữa đại ngàn nên nếu bạn được người bản địa đãi món này, bạn đã là thượng khách- Ảnh: Hoàng Sơn 

Hương vị món ăn rất ấn tượng, thử một lần sẽ không bao giờ quên, thậm chí là… ghiền, nhất là nhớ vị cay đến xé cổ họng mà người Pa Kô nào cũng đều “khuyến cáo” khi mời thượng khách.

3 thg 1, 2015

Tết cơm mới của đồng bào vùng cao

Khác với người miền xuôi, đồng bào Pacô ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đón tết truyền thống sớm hơn với các nghi lễ đặc sắc.

Lễ Aza hay còn gọi là lễ Tết cơm mới, một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Pacô, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới. 

12 thg 4, 2013

Tiếng đàn ta lư cuối cùng

“...Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca 
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch’rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền tây Khe Sanh...”.


(trích Tiếng đàn ta lư của Huy Thục)

Những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội giải phóng theo đường Trường Sơn vào giải phóng miền Nam đã đi qua miền tây Quảng Trị. Ở đây, tiếng đàn ta lư đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư từ những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để đào đường, tải đạn.

Hai người trong số đó là nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam đã bị “mê hoặc” bởi tiếng đàn này. Hai bài hát Tiếng đàn ta lư và Rừng xanh vang tiếng ta lư đã ra đời như thế. Theo âm vang của hai bài hát này mà tiếng đàn ta lư của người Pa Cô, Vân Kiều đã đi và sống trong lòng người hàng chục năm qua. Và bài hát Tiếng đàn ta lư của Huy Thục cũng là một trong ba bài hát được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn Huy Thục sau bài hát này được bà con Pa Cô, Vân Kiều xem như người con của bản làng.