31 thg 8, 2015

Về Thổ Hà thưởng thức bánh đa nướng

Những mẻ bánh đa vàng rộm, giòn tan khi ăn có vị thơm bùi của vừng, của lạc, béo của dừa nạo rất hài hòa và trọn vị đã làm nên danh tiếng của làng nghề Thổ Hà bấy lâu nay. 

Làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vốn là nơi làm gốm Bắc vang bóng một thời. Nhưng rồi nghề gốm cũng mai một theo thời gian, thay vào đó là nghề làm bánh đa, và nổi danh từ những năm 90 tới nay.


Bánh đa Thổ Hà nổi tiếng thơm ngon bởi nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng và cách nêm gia vị khéo léo. 

Những chiếc bánh đa sau khi đã nướng xong chuẩn bị được đóng gói và chuyển đi các đầu mối bán hàng. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chú Xuyên bán được khoảng 300 chiếc bánh với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/chiếc. 

Cháo quẩy ruốc ở phố cổ Hà Nội

Đối với những du khách mới lần đầu ra Hà Nội, chắc hẳn sẽ tìm ăn những món đặc trưng như chả cá, bún thang, nộm, phở cuốn... Ngoài ra, bạn cũng nên tìm đến khu phố cổ, đoạn giao giữa Lý Quốc Sư và ngõ Huyện để thử qua món cháo quẩy ruốc (hay còn được gọi là cháo sườn). 

Bạn có thể ngồi trên những chiếc ghế nhựa, ăn bát cháo quẩy ruốc và nhìn ngắm mọi người qua lại trên phố cổ. Ảnh: Thảo Nghi 

Món ăn này chế biến khá đơn giản với cháo trắng nhuyễn đặc quánh, bên trên thêm quẩy và ruốc, rắc thêm chút ớt bột để tăng độ cay nồng... Tuy nhiên, cái cảm giác thưởng thức bát cháo quẩy ruốc giữa không gian phố cổ - nơi dân địa phương và khách Tây qua lại thường xuyên, bạn sẽ phần nào thấy món này thêm thú vị.

Bún riêu cua ăn với tỏi ở Lý Sơn

Không có cà chua và nhiều rau ăn kèm như ở miền Bắc, bún riêu cua Lý Sơn lại được thêm hành lá, tỏi và thịt cua làm thành viên mọng, thơm.

Đến huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi du khách có thể dễ dàng bắt gặp các nhà hàng phục vụ món ngon từ cua huỳnh đế, mực, tôm hùm và nhiều loại sản tươi ngon khác. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức một món dân dã, đơn giản, bún riêu cua Lý Sơn sẽ nằm trong danh sách “nên thử” khi tới đây.

Không nằm ở những vị trí đông đúc, ồn ào tập trung nhiều du khách như cảng Lý Sơn hay trong thị trấn, bún riêu cua chủ yếu được bán trong các quán nhỏ nằm sâu trong đảo. Chạy xe máy quanh các ngõ nhỏ trên đảo, bạn có thể bắt gặp ngay những hàng bún của dân địa phương. Khách ăn chủ yếu là những người dân trên đảo và một số du khách ưa thích sự bình dị.

Khác với ngoài Bắc, riêu cua sẽ tan trong nước dùng, thưởng thức tới đâu thì mùi thơm và gạch cua chạm đầu lưỡi tới đó. Ở Lý Sơn, phần riêu cua được làm thành từng viên, thả vào trong bát bún. Khi ăn, vị của cua không bị lẫn vào các thành phần khác. Với thực khách thích cảm giác được cắn những miếng thịt cua mọng nước, thơm mùi hành khô và cua; một tô bún riêu Lý Sơn sẽ đem lại cho bạn cảm giác trọn vẹn. 

Một bát bún riêu cua đảo Lý Sơn bao gồm những thành phần chính: riêu cua, trứng cút, giò tai, huyết heo và một vài loại rau sống ăn kèm. Ảnh: Minh Đức 

30 thg 8, 2015

Núi Minh Đạm

Nếu bạn search thông tin trên mạng, sẽ thấy rằng núi Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nay là huyện Long Đất. Thế nhưng trên thực tế thì hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu không còn huyện Long Đất nữa, chỉ còn huyện Long Điền. Vậy núi Minh Đạm hiện nay thuộc huyện Long Điền? Cũng không! Núi này hiện thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ!

Thôi kệ, chuyện lộn xộn xảy ra là do nhà nước ta đổi tên và chia tách huyện, không cần quan tâm, miễn ta biết đường đi tới núi Minh Đạm là được. Từ Long Hải, bạn đi theo con đường dọc bờ biển (tỉnh lộ 44A) khoảng vài km là tới địa phận thị trấn Phước Hải, cứ thế bạn đi tiếp khoảng vài ba km nữa nhìn bên trái có bảng chỉ đường lên núi Minh Đạm, cứ thế đi lên khoảng 5 km là tới nơi.

Núi Minh Đạm. Ảnh: Saigon Times

Thăm "con sông quê hương" của Tế Hanh

Đến Quảng Ngãi, xuôi dòng Trà Bồng về xã Bình Dương - quê hương của nhà thơ Tế Hanh - bạn sẽ cảm nhận được nhiều hơn về làng quê êm đềm bên dòng sông bốn mùa xanh biếc... 

Xuôi dòng Trà Bồng về Bình Dương - Ảnh: V.Q.Cầu 

Bình Dương như một ốc đảo nằm sâu trong đất liền ba bên bốn bề đều tiếp giáp với sông nước.

Từ thị trấn Châu Ổ về Bình Dương cứ nhằm hướng ngã ba Lý Bình đi một mạch chừng vài cây số qua những cánh đồng xanh, qua chiếc cầu mới bắc ngang dòng sông Dâu - một nhánh sông đổ ra sông Trà Bồng - là tới xã Bình Dương.

Chuột chiên và lẩu rắn Đồng Tháp

Thịt chuột chiên giòn, ếch nướng hay lẩu rắn... là những món không phải thực khách nào cũng hào hứng thử qua. 

Mỗi khi miền Tây vào mùa nước nổi, món đặc sản quen thuộc ở đây chính là chuột đồng, lẩu rắn hoặc ếch nướng... Thế nhưng, có những du khách khá dè chừng khi ăn những món dân dã này.

Chuột chiên giòn

Chuột đồng loại được sử dụng và được bắt khi nước vào mùa dâng cao. Người ta thường chế biến thịt chuột thành nhiều món như xào, áp chảo, rang muối... Nhưng về Đồng Tháp mùa này, bạn sẽ được người địa phương đãi món chuột chiên giòn. Những con chuột được làm sạch sẽ, không tẩm ướp gia vị mà cứ thế đem đi chiên cho thật giòn. Khi đem ra, thực khách sẽ cắt miếng nhỏ và chấm cùng với nước tương để thưởng thức. 

Được mệnh danh là đặc sản miền sông nước nhưng không phải ai cũng muốn thử qua món chuột đồng. 

Đảo yến có bãi tắm đôi tự nhiên

Leo núi Du Hạ, tắm ở bãi biển đôi nước xanh trong và ghé hang yến xem loài chim làm tổ là những hoạt động du khách sẽ trải nghiệm trong một ngày chu du Hòn Nội, Nha Trang.

Hòn Nội là một đảo yến thuộc thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Để tới đây, du khách phải mất hơn một giờ đi tàu từ cảng Cầu Đá. Quãng đường dài khoảng 25 km (chừng 13 hải lý). 

Về xứ Lạng ăn phở "lạ"

Nếu cảnh non xanh nước biếc hữu tình của vùng biên trấn Lạng Sơn chưa đủ để du khách thỏa lòng, mãn nhãn thì hãy thử khám phá đặc sản địa phương nơi đây, nhất là với những món ăn quen mà lạ mang tên “phở” mà ai đến đây cũng muốn thử một lần cho biết.

Tất nhiên đó không phải là món phở bò, phở gà quen thuộc mà là hai loại phở mang hương vị đặc trưng của xứ Lạng: phở chua và phở vịt quay.

Dân “phượt” thường rỉ tai nhau rằng, nhiều vùng biên giới phía Bắc có phở chua nhưng ngon nhất là phở chua Thất Khê (Lạng Sơn), món ăn “gây thương nhớ cho người dân xứ Lạng” mỗi khi đi xa.

Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, bạn đừng quên thưởng thức món ăn này, và tốt nhất là được “thổ địa” chỉ điểm hàng quán nào đáng tin cậy nhất.

Phở chua được chế biến khá cầu kỳ, nguyên liệu chuẩn bị gồm hai phần khô và nước. Nước phở còn gọi là “nước đủ” hay “nước xốt”, là thứ quyết định chất lượng của món phở chua.

Món phở chua gây thương nhớ cho người dân xứ Lạng mỗi khi đi xa

Độc đáo chùa Ấn Độ nổi tiếng linh thiêng giữa Sài Gòn

Chùa bà Ấn hay đền bà Ấn, là những tên gọi chung để chỉ chùa Mariamman, chùa do người Ấn Độ xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 và còn được lưu giữ đến hôm nay.

Chùa Mariamman là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được rất nhiều người biết đến.

Theo truyền thuyết, Mariamman (Mẹ Mari) là nữ thần của bệnh và mưa ở miền Nam Ấn Độ, ngự trị ở nông thôn bang Tamil. Mari có nguồn gốc như là một nữ thần của làng xã gắn với sự màu mỡ và mưa thuận gió hòa. Mariamman thường là hình ảnh của một phụ nữ trẻ xinh đẹp với gương mặt hung đỏ có trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng cũng có khi chỉ có hai hoặc bốn tay. Bà thường được tạc tượng ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.

27 thg 8, 2015

Cát Bà – Chuỗi “ngọc xanh” giữa biển khơi

Với tổng diện tích 336 km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn nguyên sơ tạo cảnh quan kỳ thú. Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới năm 2014 là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá biển đảo Việt Nam. 

Khám phá chuỗi “đảo ngọc”

Vào một ngày hè cuối tháng 6, chúng tôi cùng nhóm các bạn trẻ ở Hà Nội có chuyến đi khám phá quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải - Hải Phòng). Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là khu du lịch sinh thái thân thiện Little Cát Bà có diện tích 
2.000 m2, nằm bên trong Áng Nước Trong với khí hậu ôn hoà và mát mẻ nên đang được nhiều du khách lựa chọn nghỉ dưỡng để khám phá chuỗi “đảo ngọc”.

Theo sự tư vấn của anh Nguyễn Thanh Hải, chủ của Little Cat Ba, chúng tôi bắt đầu hành trình với tour khám phá “Vịnh Lan Hạ - Làng Việt Hải - Đảo Cát Dứa” du lịch đặc trưng nhất Cát Bà.

Xưởng làm lò đất cuối cùng ở Sài Gòn

Đã qua rồi cái thời đun nấu bằng rơm, bằng củi nên cái bếp lò bằng đất nung quen thuộc ngày nào giờ cũng thấy vắng bóng trên thương trường. Có lẽ vì thế mà cái xưởng làm bếp lò bằng đất nung duy nhất của ông Năm Tiếp nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây giờ lại trở thành cái nghề độc, nghề hiếm ở xứ Sài thành hoa lệ này.

Nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây trên đại lộ Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh), xưởng làm lò đất Năm Tiếp của ông Trần Văn Tiếp (tên thường gọi là Năm Tiếp) là nơi sản xuất lò đất duy nhất ở Sài Gòn. Thị trường chủ yếu để tiêu thụ lò đất là vùng nông thôn các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên, Nam Trung bộ…

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà bếp củi vẫn được dùng chủ yếu trong các hộ gia đình thì nghề làm bếp lò thịnh hành, nên bên chân cầu Rạch Cây thời ấy có khoảng 30 cơ sở sản xuất bếp lò bằng đất nung.

Ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch

Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai

Đến Trà Nhiêu (Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) nhiều du khách tìm về Bàn Thạch bằng được chỉ vì hai câu thơ ấy. 

Phơi chiếu sau khi đã hoàn thiện sản phẩm - Ảnh: T.Ly 

Đã trải qua bao thăng trầm nhưng Bàn Thạch vẫn còn đó những bãi cói xanh tốt dọc bên dãi đất bồi, vẫn còn đó tiếng lách cách đều đặn từ khung cửi dệt trong mỗi chiều hoàng hôn…

26 thg 8, 2015

Sao gọi là Ngã tư Ga?

Ngã tư Ga là một mốc địa điểm khá quen thuộc với người Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Đó là một giao lộ giữa quốc lộ 1A và đường Hà Huy Giáp, thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM. Giao lộ này bây giờ là cầu vượt, với 4 hướng về trung tâm Sài Gòn, Hóc Môn (quận 12), Thủ Đức và Bình Dương.

Hôm rồi, khi đi ngang qua đây, cậu con tôi hỏi: Sao kêu là Ngã tư Ga vậy ba?

Tôi buộc miệng trả lời: Chắc tại hồi trước ở đây có ga xe lửa!

Bến xe Ngã Tư Ga. Ảnh: Panoramio.com

Tới Ninh Hòa, đừng quên ăn chả cuốn lề đường

Người Ninh Hòa luôn tự hào với món nem chua và nem nướng nổi tiếng toàn thế giới. Có thể bắt gặp những nhà hàng nem Ninh Hòa ở Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội, giữa California, Washington D.C., Florida, Sydney hay thậm chí là Paris hoa lệ.

Dù xa xôi cách trở, chế biến theo từng khẩu vị vùng miền nhưng gốc rễ nó đều bắt nguồn từ những người con ra đi từ vùng đất ngô khoai xanh mướt, ủ tình lên men chua và gói vào lá chùm ruột tương tư ấy. 

Để ăn được cuốn chả đúng chất, nên tìm tới những quán lề đường của dì Năm, dì Ba quen thuộc, gắn bó với gánh chả năm sáu mươi năm, từ lúc là gái còn son, tới giờ tóc bạc trắng đầu, lưng còng tới gối, con dao xắt dưa mỏng tanh, mòn đi một nửa. 

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm là những món ăn bình dân, đặc trưng ở xứ biển Phú Yên bạn nên thưởng thức khi có dịp đến đây.

Các món ăn vặt ở Phú Yên rất giản dị, giá chỉ khoảng 20.000 đồng.

Bánh xèo hải sản

Khác với bánh xèo miền Tây, món này ở Phú Yên có kích thước vừa phải, chỉ bằng bàn tay người lớn xòe ra. Bánh làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Khi tráng, người thợ nhanh tay múc từng vá bột đổ vào khuôn, cho thêm giá sống, hẹ và nhân tôm, mực vào bên trong. Bánh được chiên vàng giòn và chấm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt tùy sở thích.

Bánh xèo thường được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau thơm, khóm. Người Phú Yên khi ăn bánh xèo có thói quen cuốn tất cả nguyên liệu trong miếng bánh dẻo mềm. Giá một chiếc bánh khoảng 10.000 đồng. 

Chiếc bánh xèo tròn đẹp và bắt mắt khi cho vào khuôn. Ảnh: Khánh Bình 

Các điểm du lịch tâm linh ở Quảng Bình

Ngoài Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Bình còn nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút du khách như hang Tám Cô, đền thờ Liễu Hạnh công chúa.


Vũng Chùa – Đảo Yến

Nơi đây thuộc thôn Thọ Sơn, Quảng Trạch, cách Đèo Ngang khoảng 7 km về phía nam, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió và Đảo Yến (Hòn Nồm). Vũng Chùa - Đảo Yến hiện lên với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng biển đảo. Biển Vũng Chùa có cát trắng mịn, nước biển trong xanh cùng khung cảnh thanh bình. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại khu vực này từng có một ngôi đền rất linh thiêng nhưng đã bị xóa mòn theo gian. Nền móng là di vật còn sót lại của ngôi đền. Ảnh: Hoàng Thương. 

25 thg 8, 2015

Xa xôi Hà Nội

Bình thường, món ăn sáng bình dân nhất là xôi. Hủ tiếu, phở từ 25 đến 30 ngàn một tô. Bánh mì thịt 10 đến 15 ngàn một ổ. Xôi thì nếu hết tiền mua một gói 5 ngàn lót dạ cũng được. Với lại ăn xôi (hoặc bánh mì) nó gọn, nhanh, không cầu kỳ.

Bởi vậy, tui ra Hà Nội hết tiền, bèn quyết định ăn xôi cho đỡ tốn, mà nhanh nữa. Tuy nhiên, đã đi du lịch thì phải ăn chỗ có tiếng một chút để vế còn khoe với mọi người là mình ăn đặc sản chớ. Gần khách sạn tui ở có quán xôi vỉa hè nổi tiếng Hà Nội là Xôi Yến, đường Nguyễn Hữu Huân. Tui thả bộ ra ăn xôi.

Cái quán xôi vỉa hè đó đây nè:

Xôi Yến, Nguyễn Hữu Huân. Ảnh: Zing

Về Bạc Liêu ăn dưa bồn bồn

Không chỉ có món gỏi thường thấy ở những bữa tiệc, những loại "rau" sạch này còn được bà con miền Tây làm dưa chua để chế biến nhiều món ngon khác. 

Đĩa dưa bồn bồn xào lòng mề, tép với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm 

Phiên chợ đặc biệt ở Lý Sơn

Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) có phiên chợ đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Việt Nam, đó là phiên chợ hành tỏi. Và dĩ nhiên ở đây chỉ bán 1 mặt hàng duy nhất là hành tỏi. 

Phiên chợ hành tỏi diễn ra từ 4h đến 6h sáng. Họp chợ là những nông dân trồng hành tỏi mang đi bán cho các thương buôn từ đất liền ra. Chợ họp sớm từ khi mặt trời còn ngủ. Không có ánh sáng, những chiếc đèn pin hay đèn xe máy lập lòe trong đêm cùng tiếng nói, đùa lúc dọn hàng của nhà nông đất tỏi. 

Thăm chùa do mẹ vua Bảo Đại khởi dựng

Đến thăm ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, TP.Buôn Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk), du khách có dịp ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc cổ đặc sắc cả về xuất xứ lẫn tạo hình của nó.

Đây là ngôi chùa do đích thân bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu – Hoàng Thị Cúc (Thân Mẫu của vua Bảo Đại) hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo vùng đất Tây Nguyên vào năm 1951. Chùa có rất nhiều hạng mục nhưng được kết hợp vô cùng hài hòa, giản dị. Đặc biệt nhiều hạng mục như rồng, voi phục…cùng vô số đại cột bằng đá, gỗ…mái chùa cong truyền thống và hoà quyện những nét nhà sàn mang bản sắc văn hoá của đồng bào Tây nguyên.

Mùa cá hấp

Dọc Đường xuyên Á xuống những xã vùng biển bãi ngang Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) vào mỗi độ tháng 4, tháng 5 kéo dài đến hết mùa nắng là mùa hấp, phơi cá.

Giữa trời nắng và gió như gắp than đổ vào lồng ngực của khách bộ hành, nhưng ven đường, nơi lò hấp, đôi tay vén khéo của người đàn ông, phụ nữ vùng biển vẫn tất bật với từng mẻ cá khô đượm mùi biển cả. Để từ đó, từng con cá theo bước chân của khách thương hồ di vạn nẻo đường xa.

Đã gần chục năm nay, nghề hấp và phơi cá là công việc thường nhật của người dân vùng biển Cửa Việt. Công việc này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Loại cá được hấp phơi đa phần là cá nục, có kích thước tương đương hai ngón tay người lớn. Cá tươi sau khi đánh lên, hấp sơ qua nước nóng, sau đó phơi dưới trời nắng.

Cá phơi được nắng, hong được gió sau hai đến ba lượt thì được bẻ đầu, đóng gói và xuất đi các thị trường trong và ngoài nước. Đã từ lâu, công việc này đã tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập cho nhiều người dân bãi ngang ven biển ở Quảng Trị.

Khách Tây học làm nông dân Việt

Du khách nước ngoài đến với Tp. Hồ Chí Minh không chỉ được tận hưởng một nhịp sống trẻ trung, năng động mà còn được trải nghiệm cuộc sống bình dị nhưng đầy hào sảng và thú vị của người nông dân đất phương Nam thông qua tour du lịch khám phá Làng rau sạch Củ Chi.

Một ngày đến với Làng rau sạch Củ Chi, du khách sẽ được vị chủ nhân của khu trang trại này hướng dẫn cách “hóa thân” thành những người nông dân Nam Bộ thực thụ trên các cánh đồng màu mỡ, tươi tốt.

Buổi sáng, du khách được phát những chiếc nón lá để đội ra đồng. Tại đây, mọi người được tham quan, khám phá, tìm hiểu về khu vườn trồng hơn 100 loài rau thơm, rau ăn lá và các loài cây nông nghiệp đặc trưng khác của Việt Nam.

Điều thú vị là du khách không chỉ được nghe giới thiệu về đặc trưng, công dụng của các loài rau, nhất là các loài rau thơm, loại rau gia vị thường được dùng để làm nên những món ăn nổi tiếng của người Việt, mà còn được tự tay trồng, chăm sóc và sau đó là thu hoạch để chuẩn bị cho một bữa ăn trưa đậm chất đồng quê ngay tại trang trại. Đây chính là điều cuốn hút và hấp dẫn đối với du khách nước ngoài, những người ít có điều kiện gần gũi với đời sống thiên nhiên do áp lực công việc của cuộc sống hiện đại.

Những luống rau xanh mướt và tươi tốt trong Làng rau sạch Củ Chi của chủ nhân Lương Việt Tấn. Ảnh: Thông Hải

Ngôi trường thu hút khách du lịch nhất ở Đà Lạt

Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt tọa lạc ở địa chỉ số 29 đường Yersin, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những địa chỉ vàng mà du khách mỗi lần đặt chân đến Đà Lạt đều muốn ghé thăm.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt là một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố ngàn hoa. 

20 thg 8, 2015

Vườn chè lạ trên núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan cao 837m, là ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam bộ sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Đây là nơi từng được vua Bảo Đại cho xây dựng một biệt thự trên đỉnh núi để nghỉ dưỡng và trồng một vườn chè nay vẫn còn lưu dấu tích.

Một số gốc chè từ vườn chè của vua Bảo Đại còn sót lại 

Theo Ban quản lý di tích danh thắng (BQL DTDT) Đồng Nai, vào những năm 30 của thế kỷ 20, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến VN đã cho xây dựng một biệt thự trên đỉnh núi để nghĩ dưỡng. Ngôi biệt thự có cả sân tennis để phục vụ sở thích chơi quần vợt của vị vua này. Đồng thời, do vua Bảo Đại thích uống chè nên đã cho trồng một vườn chè xung quanh ngôi biệt thự này. 

18 thg 8, 2015

Sống động rừng quốc gia Ba Vì

Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, chỉ cần đi xe máy mất khoảng 2 tiếng là bạn đã đến vườn quốc gia Ba Vì, nơi có hệ thống động thực vật phong phú, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.

Rừng quốc gia Ba Vì có những đoạn con đường sâu hun hút, hai bên đường cây cối mọc um tùm, không khí mát lạnh làm chúng tôi quên đi rằng mình đang sống giữa những ngày hè nắng 

Không chỉ mang trong mình giai thoại về Sơn Tinh, Thủy Tinh mà Ba Vì còn là ngọn núi thiêng của xứ Đoài. Những phát hiện về khảo cổ học vùng văn hóa cổ Ba Vì đã chứng tỏ đây là một vùng phát triển sớm trong lịch sử hình thành dân tộc. 

Đến Huế nhớ ghé đầm Chuồn

Đầm Chuồn là một địa chỉ du lịch thú vị mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm Huế mộng mơ. 


Ngẩn ngơ ngắm những ngôi mộ Tân An 

Bon bon hướng đầm Chuồn thẳng tiến, sau mươi phút, xe chúng tôi ghé vào thăm làng Tân An có vị trí nằm cận kề đầm phá. Cảm nhận đầu tiên là cảnh làng thật yên tĩnh. Bước vào cổng làng, dấu nhấn đặc biệt gây cảm giác mạnh cho du khách là hình ảnh các ngôi mộ được xây dựng chạm trổ rất đẹp, nằm ngay trước những ngôi nhà rất hoành tráng. 

Mê đắm bún riêu Côn Đảo

Nghe nói chúng tôi chuẩn bị đi Côn Đảo mấy ngày, một chị rỉ tai làm gì làm, nhớ ghé cư xá cũ ăn bún riêu nghen, tô bún ở đó khác hẳn bún trong đất liền.

Như thấy chưa đủ chắc chắn, chị bồi thêm một câu chắc nịch: “Ở đảo không bán thì thôi chứ đã bán món nào là đặc sắc món đó, thử cho bằng hết nghe!”. 

Chủ quán múc bún riêu trong sự chờ đợi kiên nhẫn của thực khách. Bún ngon, quán lại đông, phải đợi đến lượt thưởng thức thôi! 

Côn Đảo nằm cách cửa sông Hậu, theo hướng Đông Nam, hơn 80km đường chim bay. Trên đảo có nhiều hồ nước ngọt nên cua đồng không thiếu, lại thêm việc nằm giữa biển, có rừng ngập mặn và nhiều bãi cát phẳng nên các chủng loại cua, ghẹ, còng... cực kỳ phong phú. 

Tôm tít mùa nổi gió

Ẩm thực biển miền Trung luôn có những món hải sản tươi ngon và giá trị. Ngoài cá, mực, cua, ghẹ, sò ốc thường thấy hằng ngày còn có một loại hải sản được ngư dân làng chài cũng như thực khách gần xa xếp vào loại món ngon “nằm lòng”, đó là con tôm tít.

Tôm tít có nơi còn gọi là tôm thuyền, tôm búa hay bề bề. Loại này sống gần bờ biển nhiều nên những người đi đánh cá bằng lưới cước rất dễ bắt được. Đặc biệt là những hôm trời nổi gió nhẹ, biển ầm ào tí sóng thì dường như loại tôm này chạy và dính lưới nhiều hơn. Mỗi con tôm tít trung bình to bằng ngón tay cái của người lớn, nhiều chân nhỏ, thân hình thon, dài, lưng có nhiều đốt, dài 15 - 20 cm, màu trắng đục. 

Vì tôm tít lâu lâu mới có một lần, hoặc nếu có thường xuyên cũng chỉ với số lượng ít nên ngư dân thường chỉ để dành ăn hoặc cho tặng người thân. 

Loại tôm “xương xẩu” này có thể biến thành các món ngon bằng cách luộc, nướng, rang muối hoặc phơi khô tùy theo sở thích và sự khéo léo của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường người ta chọn làm món hấp vì nhanh gọn và hương vị tôm còn nguyên chất. 

Thịt tôm tít hấp có màu trắng ngà, dai thơm và ngọt, chấm với muối tiêu chanh, ăn kèm rau thơm thì không thể nào diễn tả cho hết độ ngon - Ảnh: Tuy An 

Về Ba Tơ ăn thịt trâu

Nhân một lần đến huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi), tôi được thưởng thức những món ngon sơn cước thú vị từ thịt trâu. Đó là những món ăn đậm đà hương vị ẩm thực của người Hre: thịt trâu xào lá sưng, nấu xà bần… đã nếm một lần là không thể quên được. 

Trâu được chăn thả nơi gò đồi nên thịt săn chắc và thơm ngon, kết hợp với các nguyên liệu miền sơn cước đã tạo nên những món ăn tuyệt hảo. 

Trâu được chăn thả nơi vùng gò đồi nên thịt săn chắc và thơm ngon 

Chưa đến mươi phút, cô chủ quán đã đặt lên bàn đĩa thịt trâu xào lá sưng nóng hổi, tỏa hương thơm phức. Để món thịt trâu xào có hương vị đặc trưng, nhất thiết không thể thiếu lá sưng (còn gọi là lá poot). 

17 thg 8, 2015

Vẻ đẹp của ngôi nhà xưa giữa lòng phố cổ

Ngôi nhà số 87 Mã Mây được xây dựng cuối thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.

Nằm trên phố Mã Mây, địa chỉ số 87 là một trong số ít những ngôi nhà cổ được bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, cung cấp thông tin về lịch sử con người cũng như mảnh đất Hà Thành. 

Ve sầu chiên giòn - món khoái khẩu ở Bình Phước

Ve sầu chiên thơm nức, có vị bùi ngậy và giòn tan trong miệng, là món ăn được người dân Bình Phước ưa thích mỗi dịp hè về.

Ở Bình Phước vào mỗi mùa hè, ve sống nhiều trên các cây điều, chôm chôm hoặc cây rừng. Khi trời sẩm tối là lúc những con ve sầu lột xác từ ấu trùng để trưởng thành và quá trình này diễn ra rất ngắn.

Nếu muốn có món ăn này, người dân phải chọn đúng thời điểm chúng tách mình khỏi lớp vỏ ban đầu, bởi khi lột xác những con ve sầu thân rất mềm, gọi là ve sầu sữa. Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút, cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon. 

Người Bình Phước coi ve sầu chiên giòn là đặc sản và thường dùng đãi khách. Ảnh: amthuc 

Thiên đường du lịch bụi ở Lý Sơn

Màu nước xanh trong vắt của biển cùng cánh đồng tỏi trải dài là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đến đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Núi Thới Lới ở thôn Đông, xã An Hải là ngọn núi lửa đã tắt và có phong cảnh hoang sơ. Các phượt thủ và khách du lịch muốn ngắm nhìn toàn cảnh Lý Sơn từ đỉnh núi phải trải qua quãng đường dài quanh co, sau đó đi bộ lên. 

Cúm núm rang me đặc trưng Quảng Ngãi

Hương vị mặn mòi đúng chất biển của cúm núm kết hợp với vị chua thanh mát của me tạo nên món ăn dân dã, đậm đà ở Quảng Ngãi.

Cúm núm là một loại cua sống sát bờ biển, lớp vỏ cứng, mai có màu xanh lốm đốm nâu với phần bụng màu trắng sữa, càng và chân màu vàng nhạt. Người dân địa phương quen gọi là con cúm.

Khách tới Quảng Ngãi, đặc biệt là những vùng biển như Sa Huỳnh, Sa Kỳ, sẽ được chủ nhà chiêu đãi bằng món cúm núm rang me. Món ăn ngon nhất khi nhũng con cúm núm được bắt từ đầu mùa xuân tới hết hè, đặc biệt là tháng 7, 8. Đây là thời điểm sinh trưởng mạnh nhất của loài vật này, thực khách sẽ được thưởng thức những con cúm với thịt chắc, ngọt và nhiều gạch nhất. 

Có nhiều cách để chế biến cúm núm, nhưng cúm núm rang me vẫn là món được người dân địa phương ưa chuộng. Ảnh: ione 

Sắc xanh ngập tràn hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) tháng tám không còn những đàn bướm bay thành từng đàn dọc hai bên đường, nhưng cảnh sắc thiên nhiên vẫn tươi xanh trong tiết trời cuối hạ.

Sau khi qua bản Pác Ngòi, du khách sẽ tới bến thuyền hồ Ba Bể. Từ trên bến, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa để thưởng ngoạn khung cảnh sơn thủy hữu tình của hồ. Trời chưa chuyển sang thu nhưng những đám mây sớm vẫn vờn quanh trên núi. 

Bánh quai vạc - đặc sản Phan Thiết

Cắn miếng bánh quai vạc, bạn sẽ cảm nhận được vị dai sần sật từ lớp vỏ, vị mặn của tôm thịt trong phần nhân và chua chua ngọt ngọt của chút nước mắm vương trên đầu lưỡi. 

Người Phan Thiết thường gọi bánh quai vạc thành bánh quai dạc do cách phát âm của địa phương. Mỗi lần về Phan Thiết, đi dọc trên những con đường, bạn đều có thể vô tình bắt gặp món ăn này được bày bán. Những chiếc bánh dinh dính, có màu trắng trong và đỏ, được xếp chồng lên nhau trong một cái thau che kỹ lưỡng bởi lớp ni-lon phía trên.

Bạn có thể ăn tại chỗ, mua về để thưởng thức hay thậm chí tự làm tại nhà. Khi mua về nhà, người bán sẽ dùng một chiếc nĩa nhỏ, xiên vào từng chiếc bánh để kéo nó lên và cho vào hộp, rắc lên phía trên chút hành thái nhỏ và hành phi thơm. Kèm theo đó là một bịch nước mắm được cột kỹ.

Không ai biết chính xác món bánh quai vạc xuất hiện từ khi nào ở Phan Thiết, chỉ biết rằng nó gắn liền với ẩm thực địa phương và đến đây mà không ăn bánh quai vạc thì vẫn chưa khám phá trọn vẹn văn hóa ẩm thực. 

Bánh quai vạc là món ăn rất quen thuộc với người dân Phan Thiết. 

Thịt trâu nhúng mẻ

Thịt trâu dai, mềm quyện lẫn cùng nước mẻ được pha khéo léo với vị chua, mặn ngọt, cay tới hốc mũi khiến bạn vừa ăn vừa muốn hít hà.

Trâu nhúng mẻ là món ăn đặc sản của miền Tây, được các nhà hàng biến tấu và chế biến theo nhiều cách với hương vị khác nhau.

Trâu nhúng mẻ muốn ngon phải chọn loại thịt tươi, được cắt ngang thớ rồi ướp các gia vị như sả, ớt, tỏi, muối, bột ngọt, đường trong vòng một giờ cho ngấm.

Nước mẻ được nhúng thịt trâu cũng được pha chế sao cho đủ chua, không bị gắt, và có vị cay của ớt, thơm của sả. Thịt trâu được bày lên đĩa, bên trên là những lát hành tây xắt mỏng. 

Thịt trâu nhúng mẻ với thứ nước dùng chua, thanh, có vị thơm thơm của sả. Ảnh: khuyenmaivang 

Gỏi măng cụt - đặc sản miệt vườn Lái Thiêu

Măng cụt Lái Thiêu là đặc sản nổi tiếng có từ lâu đời với vị thơm ngọt, ăn ngon hết chỗ chê. Ngoài ra, loại quả này còn được người dân nơi đây chế biến thành món gỏi độc đáo, và thường vào dịp Tết Đoan Ngọ khi măng cụt trong vườn bắt đầu mùa trái chín.

Để làm được món gỏi măng cụt đòi hỏi khâu chuẩn bị phải rất kỳ công. Người ta hái trái măng vừa già trên cây xuống rồi xẻ ra thật cẩn thận, tách lấy phần ruột cho vào ngâm trong nước có vắt nhiều tắc hoặc chanh, sau đó xả nhiều lần bằng nước lạnh để thịt măng được trắng, vị giòn và ăn không bị chát.

Chọn những trái măng cụt vừa già, khi vườn cây vừa bắt đầu mùa trái chín

13 thg 8, 2015

Những món ngon từ dê núi Nga Sơn

Ủ trấu, xào lăn, đánh tiết canh hay hấp ngải cứu là những món ngon từ dê núi níu chân du khách khi đến với Nga Sơn, Thanh Hóa.

Không chỉ nổi tiếng với chiếu cói hay thắng cảnh động Từ Thức, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn được biết đến với những đặc sản như gỏi cá nhệch, rượu Nga Sơn, cháo lươn… và các món từ dê núi.

Dê Nga Sơn được chăn thả tự nhiên trên các đồi với số lượng khá nhiều, được người dân địa phương chế biến thành những món ngon đãi khách quý. Nếu có dịp đi qua trục đường 10 – tuyến đường chính của huyện Nga Sơn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quán thịt dê nằm san sát nhau, với chất lượng không kém dê núi Ninh Bình.

Dê ủ trấu

Dê ủ trấu là một món ăn không nên bỏ qua khi đến với Nga Sơn. Đầu bếp làm chín thịt dê bằng cách phủ trấu lên toàn thân và đốt rơm để mồi lửa. Khi ủ trấu xong thì toàn bộ dê sẽ chín om, da vàng rộm, tỏa mùi thơm khó cưỡng. Thịt dê lúc này được thái ra xoăn từng lọn nhỏ hoặc chặt khúc, chấm cùng tương bần. 

Tại xã Nga An, du khách có thể thưởng thức món dê ủ trấu với giá khoảng 150.000 – 180.000 một đĩa dành cho 2 người ăn. Thịt dê tái được thái ra chấm với tương bần, ăn mềm ngọt. 

Thăm Di tích đồng Nọc Nạng

Ở nơi diễn ra cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức trên cánh đồng Nọc Nạng (xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cách đây gần một thế kỷ hiện đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về công cuộc đấu tranh của nông dân Nam Bộ, chống lại chế độ cai trị hà khắc của thực dân và phong kiến. 

Xưa kia Giá Rai là vùng đất hoang vu toàn là sình lầy với rừng tràm, lau sậy và đầy cỏ dại. Khi những lưu dân đầu tiên đến đây khai khẩn đã phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc và cái tên Nọc Nạng đã ra đời như thế.

Cũng từ địa danh này, lịch sử đã ghi nhận một sự kiện vào năm 1928 vang động cả Đông Dương, đó là cuộc nổi dậy của gia đình anh em nông dân Mười Chức chống chính quyền thực dân và bè lũ tay sai.

Chỉ có ở Lăng Cô...

Hơn 16 giờ trên tàu TN1 từ Hà Nội, chúng tôi được “đền bù” bằng bãi biển dài bất tận, đầm Lập An xanh biếc và dãy núi Bạch Mã sừng sững của Lăng Cô. 

Đi dạo trên bãi biển Lăng Cô dưới ánh hoàng hôn - Ảnh: Lê Hồng Thái 

1. Chuyến đi Lăng Cô - thành viên câu lạc bộ những vịnh biển đẹp nhất thế giới được quyết định chớp nhoáng - chỉ hai ngày trước khi xuất phát. Bảy người nhất trí sẽ đi tàu chậm TN1 để tiết kiệm chi phí. Nhiều người trong nhóm có cảm giác thời gian như ngừng trôi khi lần đầu tiên ngồi toa ghế cứng, không điều hòa.

12 thg 8, 2015

Chí Phèo ăn chuối gì?

Đừng khi dể Chí Phèo nhé, cái bát cháo hành mà Thị Nở nấu thì có thể bạn có bát cháo ngon hơn, nhưng trái chuối mà bạn ăn không dễ gì ngon hơn chuối Chí Phèo ăn đâu!

Ở cái làng Vũ Đại của Chí Phèo - tức là làng Đại Hoàng, và bây giờ là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - người ta trồng nhiều một giống chuối, gọi là chuối ngự Đại Hoàng. Ngự là từ dành riêng cho vua. Chuối ngự là chuối xịn, dành cho vua ăn. Nó còn sang hơn một số sản vật khác, vốn được dùng để tiến vua. Như sâm cầm chẳng hạn, người ta gọi là sâm cầm tiến vua chớ không nói là sâm cầm ngự. Tiến vua là thứ quý giá, dâng lên cho vua, có điều vua có xài không thì chưa biết, còn ngự thì dứt khoát là vua có xơi rồi!

Chuối Ngự Đại Hoàng

Cuộc sống vạn chài ở biển An Bàng

Cách Cửa Đại và phố cổ Hội An không xa, biển An Bàng thu hút khách du lịch với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và cuộc sống bình dị của làng chài.

Trái ngược với sự đông đúc của Cửa Đại, biển An Bàng có vẻ lặng lẽ và trầm mặc. Chiều đến, lũ trẻ từ những ngôi làng xung quanh thường kéo nhau ra bờ biển. Trong khi chờ bố mẹ từ biển về, chúng tụ tập nhau chơi thả diều, đập vỏ sò hoặc tắm…Thỉnh thoảng, những đôi mắt ngóng về phía biển, chờ mong tin từ bố mẹ với những chuyến tàu đầy ắp cá tôm. 

Thế giới tự nhiên ở rừng Cúc Phương

Với hệ sinh thái đa dạng, vườn quốc gia Cúc Phương vừa là nơi sống lý tưởng cho nhiều loài côn trùng mà du khách có thể quan sát khi đến tham quan.

Sau cơn mưa, cánh rừng nguyên sinh Cúc Phương như khoác lên một màu áo mới. Mùa mưa không phải là cao điểm du lịch ở đây nhưng nếu đến, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của cây cỏ. 

Đặc sản Đồng Tháp

Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất, tắc kè xào lăn, canh lươn trứng kiến là những món đặc sản từng làm say mê nhiều thực khách khi đặt chân tới mảnh đất sen hồng.

Dưới đây là một số món ăn du khách nên thử nếu có dịp ghé thăm Đồng Tháp.

Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất

Đây là món ăn được đánh giá ngon, mát, bổ và cách làm cũng khá đơn giản. Sau khi dùng nước sôi cạo vẩy cho sạch, bỏ lòng, bạn chặt rắn thành từng khúc dài chừng tấc tay, đem hầm cho nhừ để lấy nước ngọt rồi vớt ra để riêng.

Tiếp theo, đổ gạo và đậu xanh vào xoong nước hầm rắn, khi cháo chín nêm nếm cho vừa miệng. Xé thịt rắn hổ đất thành từng miếng nhỏ trộn với chanh và rau răm. Lấy một ít thịt rắn cho vào mỗi tô cháo, rắc thêm tiêu hành và trộn đều trước khi dùng. 

Ngoài nấu cháo đậu, bạn có thể thưởng thức thêm món dồi rắn. Ảnh: phuotvietnam 

Gù bò nướng thơm nức ở Châu Đốc

Thưởng thức miếng gù bò, thực khách sẽ cảm nhận vị thơm nức của thịt được tẩm ướp các gia vị riêng, ăn kèm với rau sống.

Khám phá Châu Đốc (An Giang), bạn đừng quên thưởng thức gù bò nướng, một món ăn rất nổi tiếng ở ngay trung tâm thành phố.

Được coi là một trong những phần ngon nhất của con bò, thịt gù nổi lên có tỷ lệ thịt mỡ đan xen nhìn rất hấp dẫn. Gù bò được tẩm ướp theo một công thức riêng mang đến hương vị khác lạ mà chỉ có ở Châu Đốc. 

Gù bò nướng là món ăn hấp dẫn với phần thịt nạc và mỡ xen lẫn rất hấp dẫn. Ảnh: PNTPHCM 

Hang Tiên với hệ thống thạch nhũ như ruộng bậc thang

Sở hữu những khối thạch nhũ tầng tầng lớp lớp như ruộng bậc thang, hang Tiên được nhiều người ví như "thiên đường vô danh" ở Quảng Bình.

Thuộc hệ thống hang động Tú Làn, hang Tiên là điểm đến dành cho những người bắt đầu với các tour chinh phục ở Quảng Bình. Hang nằm lọt thỏm giữa những dãy núi lớn và tán cây rậm rạp, do đó trước khi tiến đến cửa hang, du khách sẽ phải băng rừng, vượt suối và trekking qua những lối mòn. 

11 thg 8, 2015

Chuyện xẩm

Xưa, xẩm là loại hình âm nhạc của các nghệ sĩ hát rong và là món ăn tinh thần của tầng lớp bình dân. Ngày nay, đến với không gian “Chuyện xẩm”, một chương trình nghệ thuật hát xẩm do các nghệ sĩ bậc thầy về cổ nhạc của Việt Nam thể hiện, khán giả không khỏi ngạc nhiên trước sự độc đáo cũng như tính nhân văn của loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống nổi tiếng này. 

Trong không gian ấm cúng của một tư gia ở khu phố cổ Hà Nội, không âm thanh phụ trợ, không trang hoàng lộng lẫy, chỉ với manh chiếu cùng trang phục quần nâu, áo vải, khăn mỏ quạ,... NSND Thanh Hoài và NSND Xuân Hoạch đã tái hiện lại một cách đầy đủ và sinh động nhất đời sống cũng như cái hồn của nghệ thuật hát xẩm bằng chất giọng và những ngón đàn điêu luyện của mình.

Đi xem thi chim ở Bắc Ninh

Hội thi thả chim bồ câu ở xã Hòa Tiến, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hàng năm luôn thu hút hàng trăm dân chơi chim câu tham dự. 

Mang chim đi dự hội 

Hội thi thả chim thường được tổ chức vào những dịp như kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, ngày Giải phóng Miền Nam 30.4, hoặc sau vụ gặt...

Lạ lùng món vịt chiếp vừa ăn vừa... vặt lông ở Hà Tĩnh

Có dịp ghé qua Can Lộc (Hà Tĩnh), tôi được bạn rủ đi ăn món vịt non, vừa ăn vừa vặt lông. Nghe không đã thấy... lạ lùng. 

Như cái tên, vịt chiếp là đặc sản của huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Bình thường, trứng vịt ấp 28 ngày thì sẽ nở ra vịt con. Nhưng ở ngày thứ 27, người ta đã đem nó ra để hấp, rán, luộc - đủ 3 món. Trong khi vịt lộn thông thường chỉ ấp 16 đến 18 ngày. 

Vịt chiếp rán thơm giòn, ngấm vị 

Vịt chiếp được bán từ những năm 2000 ở thị trấn Nghèn, cách đây khoảng hơn chục năm về trước. Mỗi ngày người dân tiêu thụ hết hàng nghìn quả trứng chiếp vì cho rằng đây là thức vị giàu chất dinh dưỡng. Những năm gần đây, trứng chiếp được ăn ít dần vì... thừa chất, nhưng vẫn là món ăn không thể thiếu trên bàn nhậu của cánh mày râu. 

Bọ xít - món "đặc sản" phải thử khi đến Sơn La

Món ăn từ côn trùng, nghe thật lạ phải không? Nhưng đây là những món ngon độc đáo, tươi ngon, an toàn và rất nên thử khi bạn đến tỉnh Sơn La. 

Ở các nước như Mexico; Nhật; Thái; Campuchia … đặc sản từ côn trùng rất thu hút du khách. Vậy thì có lý do gì để bạn không thử?

Bọ xít 

Trong suy nghĩ của nhiều người, bọ xít là một loài vật hôi hám và đáng sợ với thứ mùi đáng sợ, hơn nữa còn có thể gây bỏng rát khi dính phải. Thế nhưng, đối với người dân Sơn La thì bọ xít là món ngon khoái khẩu, có thể vì khí hậu hoặc thổ nhưỡng nơi đây chăng. Bọ xít rang lá chanh ăn rất giòn, nhai nghe rôm rốp với hương vị vô cùng quyến rũ. 

10 thg 8, 2015

Làng du lịch tre Việt

Làng du lịch Tre Việt (xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) nằm ven con kênh chảy từ sông Nhà Bè hiện là một điểm hẹn lý tưởng cho du khách yêu thiên nhiên và nhưng giá trị văn hóa trong đời sống của người dân Việt Nam. 

Đúng như cái tên “Tre Việt”, Làng du lịch được xây dựng và trang trí hoàn toàn bằng vật liệu tre, tạo nên một không gian thân thiện, gần gũi. Được đầu tư trên diện tích khoảng 
45.000m2, Làng là một điểm du lịch tích hợp các hoạt động với nhiều mô hình khác nhau: café, buffet đặc sản Nam Bộ, tắm sông, hồ bơi, chèo thuyền, xe đạp nước, khu vui chơi dành cho các bạn trẻ, khu hoạt động Team Building, nhà trên sông…

Ngay trên dòng kênh, Tre Việt thiết kế khu vực quầy bar nổi làm nơi diễn ra chương trình ca nhạc của các ban nhạc đến từ Philippines biểu diễn vào dịp cuối tuần hay theo yêu cầu của du khách. Đây thực sự là trải nghiệm tuyệt vời khi du khách có thể nhâm nhi 1 ly colktail và thưởng thức giai điệu nhạc du dương, nồng nàn giữa không gian sông nước êm ả, thanh bình.

Lấy chất liệu từ tre Việt Nam, các nhà thiết kế không gian Làng du lịch đã tạo nên một không gian thân thiện và gần gũi.

Những cung đường tuyệt đẹp trên hành trình phượt bắc nam

Trên những con đường ấy, cảm xúc được chạy xe trên đỉnh đèo lộng gió, dưới ánh bình minh, hoàng hôn tím muộn, hay trong đêm trăng ngút ngàn, rồi vượt qua những rừng thông mù sương, bồng bềnh trên con đường mây trắng, cắt ngang những bản làng mộc mạc... sẽ làm những kẻ phiêu bạt say lòng.

Nếu đã đi nhiều, chắc hẳn bạn cũng có lần đổ đèo trong ánh chiều tà. Nắng qua đèo, núi rừng chuyển sang một nửa sáng tối. Đi vào phần tối đó bạn sẽ cảm nhận rõ cái lạnh lẽo hoang vu. Người lữ khách tha phương cố gắng đi vào vùng nắng, lặng ngắm vùng trời bao la đang chuyển màu nồng ấm, như cố bừng lên rực rỡ trước khi chìm vào bóng tối. Ánh sáng tắt lịm, bóng tối bao trùm cùng cái lạnh đến tê tái, khơi dậy nỗi buồn, sự đơn côi và hoài niệm 

Vịt xiêm nướng lá bạc hà

Cũng chỉ là món ăn dân dã chế biến từ vịt nhưng món vịt xiêm nướng lá bạc hà được xem là khám phá mới mẻ, sáng tạo và không kém phần tinh tế cho ẩm thực vùng đất Tây Nam bộ. 

Cho thịt vịt đã ướp gia vị vào lá bạc hà và gói lại - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong vòng sơ khảo đầu tiên cuộc thi Chiếc thìa vàng 2015 với chủ đề “Hương vị quê nhà - Hành trình gia vị Việt” diễn ra tại TP Cần Thơ, đội quán Nhi ở Q.Ô Môn, TP Cần Thơ đã đoạt giải nhì với món vịt xiêm nướng lá bạc hà.

Phố Cáo trong tôi...

Thời gian qua đã lâu rồi vẫn không đủ để tôi biết bữa trưa vội bên bếp củi trong một căn nhà ở ngã ba Phố Cáo ngày mưa năm ấy. Phố Cáo trong tôi là thực hay là mơ? 

Phố Cáo với những nụ cười - Ảnh: MUM 

Tôi dừng lại ở Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) vì tắc đường.

Ngày đó, mỗi khi đội phá núi làm đường cài mìn, xe khách sẽ phải chờ chừng hơn nửa giờ mới qua được. Dốc trên, dốc dưới nhìn nhau. Bạn tôi đứng trên sườn đá điện thoại bảo hay là em cắt núi lên đây anh đợi.