21 thg 11, 2011

Có một cái linga to như thế đó!

Khi xe chạy trên tỉnh lộ 943, trên đường đến núi Ba Thê, từ xa mọi người nhìn thấy một kiến trúc là lạ trên triền núi.

Cái gì thế kia?

Theo từng khúc quanh, kiến trúc ấy thoáng ẩn thoáng hiện nhưng luôn nổi bật trên triền núi xanh.

Có người buộc miệng: Giống... con cu quá!

Có tiếng cười khúc khích và có người đỏ mặt, nhưng chẳng ai biết đó là gì!


...

18 thg 11, 2011

Dân miền Tây ăn Tết


Hồi đó Hai Ẩu có một cậu nhân viên quê ở miền Tây. Tết đến là cậu về quê ăn Tết. Hai Ẩu hỏi thăm:
  • Nhà ăn Tết lớn hông em?
  • Dạ, cũng được sếp ơi, bi giờ đỡ rồi chớ hồi xưa hả, vừa chán vừa buồn. Bởi vì hổng có tiền đó sếp.
  • Hổng có tiền thì chơi theo kiểu nhà nghèo, cũng đâu có sao?
  • Mà cũng hổng có gì chơi hết sếp ơi, nhà quê mà. Hồi em còn nhỏ đâu có game online như bi giờ, buồn buồn em chỉ có biết... chơi điếm thôi à!

16 thg 11, 2011

CNN ngợi ca Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định

Hãng thông tấn CNN trang trọng dành một bài viết lớn để nói về di tích lịch sử Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định của Việt Nam. PV của CNN còn gọi di tích này là Vạn lý Trường Thành của riêng người Việt Nam.

Adam Bray là phóng viên nước ngoài đầu tiên tới thăm Trường Lũy của Việt Nam. Ngay sau khi trở về, quá ấn tượng và thán phục, Adam Bray đã có bài viết đặc biệt dài gần 1.000 từ đăng tải trên CNN về "bức tường đá" đặc biệt này.


Theo tác giả bài báo, Trường Lũy của Việt Nam dù không dài bằng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nhưng đây chắc chắn là một di tích lịch sử - văn hóa gây ấn tượng mạnh đối với thế giới. Adam Bray cũng phỏng đoán Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch thế giới.


Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định đươc Triều Nguyễn xây dựng từ thế kỷ 17 -18, có chiều dài tới 200 km, nối từ huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi đến huyện An Lão tỉnh Bình Định. Trường Lũy nằm dọc qua 9 huyện của dãy Trường Sơn Đông.



Chiêm ngưỡng Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Vào 13 giờ địa phương (tức 18h Việt Nam) tại Paris, Pháp, Thành nhà Hồ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.


Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.

13 thg 11, 2011

Quán cà phê Đen

Gọi là cà phê đen không phải vì quán chỉ bán cà phê đen, mà là vì quán... đen thui.

Quán đen thui như thế này đây:



Cà phê Cây Bàng

Trong những quán cà phê bên sông Đồng Nai ở Biên Hòa thì Cây Bàng là một trong hai quán lâu năm nhất (quán còn lại là Hải Âu). Nếu không xét đến điểm chung là cảnh quan nhìn ra sông Đồng Nai mà tất cả các quán cà phê dọc sông đều có (rất tuyệt vời) thì so với các quán khác Cây Bàng là một quán... khá tệ. Cà phê không ngon (nhưng vẫn mắc tiền), chỗ ngồi sơ sài, mỹ thuật ở mức trung bình... Thế nhưng đó lại là nơi tôi thường đến uống cà phê!

Uống cà phê nó lạ thế đó các bạn. Ta đến quán vì chỗ đó quen thuộc. Có thể là chỗ ngồi quen, có thể là nơi đó có những người quen.

Cà phê Cây Bàng nằm trong một con hẽm nhỏ gần trường tiểu học Nguyễn Du, quay mặt ra sông Đồng Nai. Quán thuộc loại cà phê sân vườn, nhưng thật ra không có vườn, chẳng có cây cảnh, cũng chẳng có những tiểu cảnh đáng kể làm tăng vẻ mỹ quan thiên nhiên. Ngoại trừ những cây thật to vươn mình và xõa bóng ra dòng sông.

Vâng, bạn đoán đúng rồi. Đó là cây bàng!

Cây bàng và dòng sông - Ảnh: PHN


Những quán cà phê dọc bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa

Dọc bờ sông Đồng Nai ở thành phố Biên Hòa có rất nhiều quán cà phê. Không kể cà phê cóc, từ trường tiểu học Nguyễn Du đến Ngã 3 Hãng dầu lần lượt có các quán: Cây Bàng, Thúy Nga, Lido, Thủy Tùng 1, Thủy Tùng 2, Du thuyền, Thủy Tiên, Thủy Sơn, Hải Âu... (chưa kể cà phê Cây Da, cạnh Lido, mà nay đã trả về cho chùa Phụng Sơn)


Mỗi quán mỗi vẻ, tùy gu hoặc thói quen của từng người mà bạn sẽ chọn quán phù hợp. Đặc điểm chung của các quán là đều nhìn ra sông Đồng Nai, mà đoạn sông Đồng Nai ấy thật là hữu tình với những cây đa buông rể lòa xòa bên sông, những cây bàng đổ lá trôi theo giòng nước.

Bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm lục bình trôi miên man trên sông mà ngân nga: 

Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, 
thương những đời như lục bình trôi. 

6 thg 11, 2011

Tản mạn đất trời

Đến Huế, người ta nhớ câu thơ:

Giữ chút gì rất Huế đi em.
Nét riêng là Trời Đất giao hòa.

Trời Đất giao hòa là nét riêng của Huế. Nó thanh cao, tĩnh lặng pha chút buồn buồn - và trên hết chính là sự giao thoa giữa Trời và Đất.
Đến Pleiku, ta mới cảm nhận hết cái "thần" của Vũ Hữu Định trong những câu thơ:

Phố núi cao, phố núi đầy sương.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
...
Phố núi cao, phố núi trời gần.
Trời thấp, Trời gần, đầy sương… có đến Pleiku và đi loanh quanh để trở về chốn cũ mới cảm nhận được sự gần gũi giữa Đất và Trời như vậy, để thấy Đất Trời như kết dính lấy nhau bởi sương mù bảng lảng. Đất Trời ở PleikuĐất Trời bịn rịn.

Thác Khói

Người ta gọi đó là Dray Sap, nghĩa là Thác Khói. Đó là ngọn thác hùng vĩ bậc nhất của Tây nguyên.

Cột thác trắng xóa đổ ầm ầm xuống dòng sông Krông Nô, tạo nên bọt nước, hơi nước mờ ảo như sương khói.

Vào những buổi chiều tà, ánh hoàng hôn xuyên qua bụi nước, tạo nên cầu vồng hư ảo.

Tôi gọi đó là Tình Yêu. Vì Tình Yêu mới dữ dội như thác ngàn, lung linh như sương khói và huyền ảo như ánh cầu vồng...