Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 11, 2023

Lễ cúng trăng Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10.


Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.

20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.

23 thg 10, 2023

Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer

Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.

Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa

800 hiện vật, tư liệu cổ truyền của đồng bào Khmer ở Trà Vinh

Hơn 800 hiện vật, hình ảnh, tài liệu phản ánh nhiều mặt đời sống của cộng đồng người Khmer đang được trưng bày trong 4 phòng lớn tầng 2 Bảo tàng Văn hóa dân tộc Trà Vinh.

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh nằm ngay gần danh thắng ao Bà Om và di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Âng, cách TP Trà Vinh khoảng 5 km.

19 thg 10, 2023

Đi chợ trong phum, sóc

Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.


Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.

Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.

19 thg 8, 2023

Những bí mật trên chiếc ghe ngo của người Khmer Nam bộ

Ghe ngo là sản vật văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào Khmer và được cất giữ ở những ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội, trong đó có giải đua ghe ngo truyền thống tại Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo Sóc Trăng, được bà con tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

Những hình ảnh về chiếc ghe ngo dưới đây được chụp tại chùa Wath Pích, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Màn rượt đuổi so kè của hai đội ghe nam Wath Pích (áo xanh dương) và Pong Tứk Chắs (áo vàng) khi thi đấu chung kết giải 2022 trên sông Maspero, Sóc Trăng. Kết quả Wath Pích vượt lên Pong Tứk Chắs khi cách đích 3 - 4m cuối và đoạt chức vô địch. HUỲNH PHƯƠNG

26 thg 4, 2023

Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Năm nay Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Hậu Giang rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Cứ giữa tháng Tư dương lịch hàng năm, bà con dân tộc Khmer lại rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang, niềm vui dường như nhiều hơn qua mỗi lần đón năm mới bởi sự phát triển từng ngày của địa phương và cộng đồng dân tộc Khmer.

Niềm vui đón Tết

Người dân xã Vị Bình đến chùa Ratana Paphia Vararam thực hiện nghi lễ đón Tết Chol Chnam Thmay.

8 thg 3, 2023

Thala trong phum, sóc

Ven đường vào phum sóc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang, cứ vài cây số lại bắt gặp một Thala. Đó là một công trình có hình dáng như ngôi nhà, cất hình vuông hoặc chữ nhật, được đồng bào Khmer cắt nghĩa là nơi dừng chân, nghỉ mát cho khách qua đường.

4 thg 12, 2022

Tinh hoa thổ cẩm Khmer

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hình thành từ lâu đời và theo tập quán thế hệ trước truyền cho thế hệ sau...


Một khúc thổ cẩm có giá thành từ 1 triệu đồng trở lên là giá trị của tài hoa người thợ qua nhiều bước công phu hoàn toàn bằng thủ công, đến nay vẫn chưa có máy móc thay thế.

23 thg 11, 2022

Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Ok Om Bok vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch, đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng cấy trong vụ mùa

17 thg 10, 2022

Không gian văn hóa trong những ngôi chùa Khmer

Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang sống tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ra, một bộ phận đồng bào Khmer còn ở 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn... Tại những nơi họ sinh sống, trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội và tổ chức các lễ hội truyền thống chính là ngôi chùa.

30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

24 thg 9, 2022

Tết Sene Dolta ở Ô Lâm

Ngày 20/9, tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương hòa vào không khí đón lễ Sene Dolta, thông qua Tết quân – dân năm 2022.

Sáng sớm, bà con xã Ô Lâm nô nức đến khuôn viên mộ liệt sĩ Néang Nghés để tham dự hoạt động Tết quân – dân 2022. Lễ Sene Dolta (hay gọi là lễ cúng ông bà) diễn ra vào tuần tới, nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh ồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

5 thg 6, 2022

Những giá trị văn hoá của làng Kà Ốt

Tuy đời sống kinh tế phát triển, tính hiện đại lan toả không ít, nhưng Kà Ốt vẫn giữ được dáng xưa của một phum Khmer cổ. Trong ấp còn 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo phong cách Khmer.

Đám rước quanh chánh điện.

Nếu tính từ trung tâm thị trấn Tân Châu chạy theo trục đường 785 tới xã Tân Đông, rẽ qua hướng chợ Kà Tum đến đầu ấp Đông Tiến, xong tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 1km nữa thì sẽ đến Kà Ốt. Tổng cộng con đường từ Đồng Pal đến Kà Ốt chừng 20km.

30 thg 4, 2022

Lễ cưới cổ truyền của người Khmer: Khi chú rễ hóa thân là "nhà vua"

Về Sóc Trăng trong tháng Buos, tháng Phol Kun (trong khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch) nếu dành thời gian lãng du trong những phum, sóc Khmer, ta như lạc vào không gian cổ tích với rộn ràng tiếng trống săm-bô, tiếng đàn khươm...với những chú rể, cô dâu trông như những hoàng tử, công chúa vừa bước ra từ cổ tích.

Ảnh: Cao Thanh Long

Cưới cổ truyền của người Khmer: Lễ cắt hoa cau và những con số thiêng

Trong lễ cưới cổ truyền của người Khmer ở Sóc Trăng, nghi lễ cắt hoa cau là một lễ thức trang nghiêm và không thể thiếu. 

Cha, mẹ cùng anh, chị mở đầu "Lễ buộc tay" cho đôi trai gái. Ảnh: Cao Long

21 thg 7, 2021

Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Sene Neak Ta “thường gọi là ông Tà”, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum, sóc (hay còn gọi là ấp) bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người.

Già làng Lâm Uông ở xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) cho biết, Lễ hội Sene Neak Ta có nhiều loại, tùy theo phạm vi ảnh hưởng mà người Khmer chia thành Sene Neak Ta của phum, sóc. Mỗi Neak Ta thường có miếu thờ riêng, bên trong miếu, thờ hình tượng Neak Ta. Hình tượng Neak Ta là những hòn đá to, nhỏ. Neak Ta không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần có thể chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp. Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Sene Neak Ta để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà.

Bà con đồng bào Khmer diễu hành trong lễ hội Sene Neak Ta. Nguồn:baobinhphuoc.com.vn

Bok-Lo-Hong: Món ăn độc, lạ của xứ biển Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên có vị trí tiếp giáp nước bạn Campuchia và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa...)vì thế trong văn hoá ẩm thực ở địa phương có nhiều sự giao thoa, pha trộn từ đó cho ra đời nhiều món ăn độc đáo mà nơi khác không có.

Bok-Lo-Hong, người dân địa phương hay phát âm là Bốc lò hồng, Bốc lơ hông - là một món ăn của người Khmer sống ở thành phố Hà Tiên biến tấu từ món gỏi (nộm) đu đủ có nguồn gốc từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, nhưng có pha trộn thêm nhiều thành phần và gia vị có sẵn ở địa phương, làm cho món ăn thêm đậm đà, nhiều hương vị.

Nguyên liệu chính của món Bok-Lo-Hong gồm đu đủ xanh sắc sợi dài và Ba khía muối (một đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ), cùng với rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác, như: Tôm khô, mắm ruốc, đậu phộng, ớt, tỏi, nước mắm me, chanh, rau thơm...

Nguyên liệu tôm khô không thể thiếu trong gia vị của món Bok-Lo-Hong.

10 thg 5, 2020

Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ

Trong kho tàng văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm là sự hội tụ tinh tế của chủ thể văn hóa, không chỉ về sự tài hoa của người diễn tấu, thẩm mỹ âm nhạc truyền thống mà còn chứa đựng trong đó lịch sử - địa văn hóa, phong tục tập quán và khát vọng thuần hậu.

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tài hoa
Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, vốn có chung nguồn gốc với người Campuchia và có nguồn gốc gần gũi với các dân tộc Indonesia, Malaysia ở các hải đảo phía Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống gần gũi, đồng bào đã hòa hợp với các cộng đồng Chăm, Hoa, Việt tại vùng Nam Bộ. Những sự tiếp nối, giao lưu văn hóa này là nguồn gốc tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Dàn nhạc ngũ âm phản ánh rõ nét những đặc điểm này với ảnh hưởng từ âm nhạc cổ truyền Campuchia, Ấn Độ và Indonesia, đã được bản địa hóa. 

Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer. 

18 thg 7, 2019

Ngôi chùa Khmer hơn 140 năm tuổi ở An Giang

Ngôi chùa có màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng, là nơi sinh hoạt của người Khmer quanh Khóm Xuân Hoà, thị trấn Tịnh Biên. 

Chùa Mới nằm trên đường 91, cách chợ Bách hóa Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên khoảng 2 km, do người Khmer xây dựng. Không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư theo phái Nam Tông, chùa còn là điểm sinh hoạt văn hóa của đa số bà con dân tộc Khmer trong khu vực.