Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 3, 2025

Về Vàm Cỏ Đông, nghe dòng sông kể chuyện

Tôi sinh ra và lớn lên tại miệt đồng bưng biền sông nước Cửu Long. Mảnh đất Long An “trung dũng kiên cường” có biết bao dòng sông bồi lở, phù sa theo từng con nước lớn ròng dưỡng nuôi những cánh đồng mênh mông sóng lúa. Hành trình xuôi dòng sông Vàm Cỏ Đông, tôi được nghe kể lại câu chuyện của dòng sông lịch sử.

Khung cảnh thanh bình bên bờ sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua 2 huyện Đức Hòa - Đức Huệ

Sông Vàm Cỏ Đông là một nhánh của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Theo Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ đồng bằng trũng thấp phía Bắc tỉnh Svay Rieng thuộc nước bạn Campuchia, chảy vào biên giới Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi vào Cần Đước kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ đổ vào sông Soài Rạp và ra biển Đông.

6 thg 3, 2025

Dòng sông Kỳ Lộ: Vẻ đẹp trữ tình qua miền trai tài, gái sắc

Quê tôi thuộc huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên), nằm bên bờ sông Cái - tên gọi hạ lưu của sông Kỳ Lộ. Con sông chảy qua đây khá êm đềm, mộng mị. Thế nhưng càng ngược lên hướng Tây, sông càng quanh co, khúc khuỷu. Ở phía thượng nguồn, người dân địa phương gọi là sông La Hiên, bởi sông bắt nguồn từ đỉnh núi La Hiên cao hơn 1.000 m rồi dọc dài phần lớn dòng sông được gọi là Kỳ Lộ. Đến đoạn hạ lưu thì trở thành sông Cái.

Toàn cảnh thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) bên dòng sông Kỳ Lộ (Ảnh: Phương Vũ).

18 thg 2, 2025

Kinh Vĩnh An 180 năm lịch sử

Về công cuộc đào kinh ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn, kinh Vĩnh Tế được nhiều người biết nhất và năm 2024 tỉnh An Giang kỷ niệm 200 năm hoàn thành dòng kinh lịch sử này. Tuy nhiên ít ai biết có một dòng kinh ra đời sau đó, có thể được xem như sự nối dài của kinh Vĩnh Tế, đó là kinh Vĩnh An. Cũng trong năm 2024, kinh Vĩnh An tròn 180 tuổi.

Một đoạn kinh Vĩnh An năm 1998.

9 thg 2, 2025

Làng chài bên dòng Krông Năng

Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.

Lênh đênh sông nước

Theo chân những ngư phủ dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi được nghe kể nhiều chuyện thú vị trong hành trình mưu sinh của họ bên dòng Krông Năng. 3 giờ chiều, từ bến đò dưới chân cầu Krông Năng (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chiếc ghe nhỏ của ông Phan Văn Công rẽ sóng tiến về phía tỉnh Phú Yên.

Ông Công cho biết đây là nghề cha để lại. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, từ nhỏ, ông đã theo cha ngồi thuyền đánh bắt cá trên sông. Sau khi lấy vợ, sinh con, cuộc sống khó khăn nên năm 1997, ông cùng vợ con bắt đầu hành trình di dân đến những vùng đất mới mưu sinh. 

Dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư dân. Ảnh: Hoàng Ngọc

5 thg 2, 2025

Nghe sông “kể chuyện” ngày xưa

Dẫu cuộc sống đang đổi thay từng ngày, từng giờ, nhưng những cư dân sống bên bờ 2 con sông Trà Khúc và Trà Bồng (Quảng Ngãi) vẫn miệt mài giữ lấy những tục xưa, nếp cũ từ trăm năm trước. Điều thú vị là, nhiều tập tục trong số ấy gắn liền với sông nước, như một cách để người Quảng Ngãi ghi ơn những dòng sông.

Trăm năm lệ cúng bến sông

Sông Trà Khúc, đoạn chảy qua địa phận xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi), có 4 bến sông với tên gọi rất đỗi mộc mạc là bến Cưa, bến Chợ Chiều, bến Lò Rèn và bến Ông Cảnh. Những tên gọi dân dã này đã có từ hàng trăm năm trước và được lớp lớp thế hệ người dân nơi đây truyền miệng đến tận bây giờ.

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, hằng năm, khi đất trời vào xuân, cũng là lúc người dân xã Tịnh Long tất bật chuẩn bị cho các lễ cúng bến sông.

Bến Cưa, nơi người dân thôn Tăng Long, xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi), tổ chức cúng bến vào ngày mùng 5 tháng Giêng.

25 thg 1, 2025

Bên dòng Quây Sơn


Quây Sơn theo nghĩa Hán - Việt là dòng sông chảy bao quanh núi. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, Tp. Bách Sắc (Trung Quốc). Sau đó, sông chảy về phía Nam, bắt đầu chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng. Tại huyện Trùng Khánh, sông tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam cho đến cực Nam của xã Đình Phong rồi sau đó chuyển hướng Đông- Bắc, sông “hóa thân” thành thác Bản Giốc khu vực xã Đàm Thủy (Việt Nam) và tại thôn Đức Thiên (Trung Quốc). Từ đó, sông Quây Sơn trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân).

27 thg 12, 2024

Đến Kon Tum thăm dòng sông chảy ngược Đăk Bla

Trong tiếng Bana, Kon có nghĩa là làng, còn Tum có nghĩa là nước. Cái làng ven sông Đăk Bla đó do anh em nhà Jơ Rông và Jơ Uông lập nên đã tạo thành nguồn gốc của địa danh Kon Tum.

Thượng nguồn sông Đăk Bla, dòng sông dài 139km bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hải An

Do đó, sông Đăk Bla có ý nghĩa rất lớn với tỉnh và thành phố Kon Tum, như một biểu tượng vĩnh cửu. Lạ kỳ hơn, đây là một dòng sông chảy ngược giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.

1 thg 12, 2024

Dòng sông “hóa đá” lộ ra giữa núi rừng Yên Bái

Sau bão lũ, tại huyện Văn Yên xuất hiện một dòng sông đặc biệt với những phiến đá xếp chồng lên nhau tạo nên cảnh quan độc đáo.

Sông Ngòi Hút, đoạn qua địa phận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái mang vẻ khác lạ những ngày cạn nước. Ảnh: Trần Bùi

26 thg 11, 2024

Chứng tích bên dòng kênh huyền thoại

Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.

17 thg 11, 2024

Miên man một khúc sông Trầu

Cũng như bao con sông của đất nước trăm nhớ, nghìn thương, từ thượng nguồn chảy về xuôi, trước khi hòa vào biển cả mênh mông, dòng sông Trầu quê tôi ( Núi Thành, Quảng Nam) đã kịp ban tặng cho xứ sở những bãi bồi phù sa, những triền đất ven sông, những cánh đồng màu mỡ, lập nên những làng quê trù phú, thanh bình, an vui.

Con sông Trầu chảy qua địa phận cuối xã Tam Mỹ Tây về Tam Mỹ Đông.

24 thg 10, 2024

Xuôi dòng Vĩnh Tế

200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97 km, rộng 25 m, sâu 3 m.

200 năm sau, kênh Vĩnh Tế được ghi nhận là công trình thủy lợi quan trọng trong việc khẩn hoang cả vùng Tứ giác Long Xuyên làm nên vựa lúa lớn nhất vùng ĐBSCL. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình mang tính chiến lược, bảo vệ quốc phòng - an ninh, khẳng định chủ quyền quốc gia mà còn có giá trị về giao thông, thương mại và thủy lợi.


Nơi giao thoa giữa sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế, bắt đầu từ đây kênh Vĩnh Tế chạy dài qua 3 địa phương của An Giang và kết nối với sông Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) đổ ra Biển Tây.

23 thg 10, 2024

Quảng Trị - Những dòng sông huyền thoại

Những năm qua, dòng Bến Hải và Thạch Hãn vẫn miệt mài mang phù sa tưới mát cho những cánh đồng trù phú ở Quảng Trị.

Nhắc đến Quảng Trị, người ta đều nghĩ ngay đến vùng đất lửa, đất thép, đất có màu đỏ của máu. Quảng Trị có tới 72 nghĩa trang, là nơi an nghỉ của hơn nửa triệu liệt sĩ. Quả thật, trên đất nước Việt Nam không có nơi nào ác liệt và đau thương như thế!

Nơi đây có những dòng sông đã in hằn vào ký ức, trở thành "nhân chứng sống" cho năm tháng mưa bom bão đạn. Dòng sông ấy là nơi có những giọt nước mắt của người mẹ, người chị, của các cặp vợ chồng, của những đôi gái yêu nhau ở hai bên bờ sông trong những năm tháng chia cắt. Đó chính là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Hai con sông gắn liền với 2 Hiệp định lịch sử của đất nước: Hiệp định Geneva năm 1954 và Paris năm 1973. 

4 thg 9, 2024

An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi

“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/Sông An Cựu nắng đục mưa trong/Dẫu ai ăn ở hai lòng/Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng".

Sông An Cựu, hay còn gọi là sông Lợi Nông.

Sông Hương, sông Ngự Hà, sông Đông Ba và sông An Cựu là bốn dòng sông mang vẻ đẹp đậm chất Huế. Sông An Cựu dài gần 30 km, điểm khởi đầu từ vị trí chính nơi làn nước giao nhau giữa bờ nam sông Hương đoạn gần phía cuối cồn Dã Viên. Sông An Cựu có rất nhiều tên nhưng tên sông An Cựu ra đời sớm nhất, gắn với tên làng An Cựu có lịch sử hình thành từ thời Lê thế kỷ XV-XVI.

29 thg 8, 2024

Tản mạn sông Trà Khúc

Mùa này, dòng sông Trà Khúc nước trong xanh. Lâu rồi, nhắc đến sông Trà Khúc, người Quảng Ngãi thường nói đến chuyện áo cơm. Bởi, nhờ có dòng sông nên Quảng Ngãi mới xây dựng công trình thủy lợi Thạch Nham để đưa nước sông Trà tưới mát cho khắp các cánh đồng thuộc 7 huyện, thị xã và TP.Quảng Ngãi, đặc biệt là cấp nước sinh hoạt cho TP.Quảng Ngãi. Nước từ sông Trà, qua hệ thống thủy lợi Thạch Nham còn cung cấp cho KKT Dung Quất, KCN Tịnh Phong.

Sông Trà Khúc bồi đắp phù sa cho những cánh đồng ven sông trồng hoa màu tươi tốt; cung cấp nguồn vật liệu cát, sạn phục vụ xây dựng các công trình. Sông còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, âm nhạc. Hình ảnh bờ xe nước “dẫn thủy nhập điền” đã trở thành biểu tượng của quê hương núi Ấn - sông Trà một thời chưa xa.

5 thg 8, 2024

Bên dòng sông Trẹm

Những người độ tuổi U70 sống ở miền Nam chắc đều đọc hoặc nghe nói đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Bên dòng sông Trẹm của nhà văn Dương Hà. Tiểu thuyết này được đăng lần đầu vào năm 1951 dưới dạng feuilleton trên báo Sài Gòn mới, sau đó được in thành sách năm 1952. Lúc đó tui chưa đọc vì chưa... được sinh ra! Trước 1975 Bên dòng Sông Trẹm được tái bản khá nhiều lần. Sau 1975 thì bị cấm như bao nhiêu văn hóa phẩm miền Nam khác, sau đó mới được cho in lại.

Ngã Ba sông Trẹm. Ảnh: Báo Nhân dân

28 thg 7, 2024

Trên dòng sông Trẹm

Có rất nhiều con sông đẹp chảy qua mảnh đất cực nam Tổ quốc. Mỗi con sông là một câu chuyện, gắn với một huyền thoại, một dấu ấn riêng. Chảy qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, sông Trẹm là dòng sông nổi tiếng trong cuộc sống và trong văn chương, nghệ thuật. Người dân nơi đây quen gọi con sông với cái tên thân thương, mộc mạc: sông Trèm Trẹm.

Ngã ba sông Trẹm, huyện Thới Bình.

27 thg 7, 2024

Cắm trại, ngủ đêm bên sông Đạ Huoai

Sông Đạ Huoai chảy giữa rừng cây qua các khe đá, đôi bờ khung cảnh hoang sơ, thu hút nhiều bạn trẻ đến cắm trại và khám phá.


Sông Đạ Huoai với dòng nước xanh trong, uốn lượn quanh những dãy núi cao và cánh rừng trùng điệp của huyện Đạ Huoai, là điểm đến thiên nhiên được yêu thích ở Lâm Đồng. Dòng sông bắt nguồn từ những suối nhỏ trong núi, cảnh quan hùng vĩ, hai bên bờ có những bãi bồi bằng phẳng. Những năm gần đây nhiều du khách tìm đến những bãi ven sông Đạ Huoai cắm trại, dã ngoại.

14 thg 6, 2024

Tàu đò Miệt Thứ một thời

Con tàu đò từ Tà Niên tôi đi mờ sương hôm ấy, đã về đâu trên những dòng sông của miền Nam nước Việt, nơi mỗi phận người đều gắn với đời sông.

Bạn đã bao giờ có cảm giác xốn xang khi ngồi trên con tàu đò mải miết chạy trên những con sông của miền Tây Nam Bộ, nhất là qua những con sông của vùng Miệt Thứ, giáp ranh giữa Kiên Giang và Cà Mau, vào một nửa đêm về sáng như tôi của hơn 40 năm trước chưa?

Năm 1982, từ Tà Niên, một thị tứ của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhóm sinh viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chúng tôi đang ở lại đây để viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lừng danh với trận đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo, trong giai đoạn ông đưa quân khởi nghĩa từ đây tập kích đồn Kiên Giang khiến quân Pháp khiếp vía.

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần

(Thơ Huỳnh Mẫn Đạt)

18 thg 5, 2024

La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm

Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.

Đôi bờ sông La.

17 thg 5, 2024

Về bên dòng sông tuổi thơ…

Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…

Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Một chiều hanh nắng, lòng chợt nhớ quê. Tôi rời thành phố, chạy xe về quê theo tiếng gọi của miền ký ức. Nơi đó, triền đê La Giang vẫn thoải xanh lộng gió và con sông quê vẫn miệt mài chảy cùng những ký ức êm đềm của bao nhiêu thế hệ...