19 thg 4, 2024

Nghề dệt chiếu cói Nghĩa Hòa

Nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có từ lâu đời. Nhờ nghề này mà nhiều người xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học thành tài. Dẫu trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Thu Xà (Nghĩa Hòa) dày dặn, màu sắc hài hòa, đa dạng mẫu mã, bền và mát nên được khách hàng ưa chuộng. Thời hoàng kim, người người, nhà nhà đều làm chiếu. Sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dải đất hai bên bờ sông Vực Hồng (thuộc xã Nghĩa Hòa) xưa kia cũng bạt ngàn màu xanh của cói.

Theo thời gian, các loại chiếu nhựa, chiếu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những ruộng cói dần bị thay thế bởi những hồ tôm. Muốn có nguyên liệu làm chiếu, người dân phải nhập cói từ các tỉnh khác về, nên chi phí tăng lên nhiều lần, dẫn đến nhiều người bỏ nghề.

18 thg 4, 2024

Bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải lọt top trải nghiệm ấn tượng

Cảm giác lơ lửng giữa đại ngàn hùng vĩ, ngắm những nương lúa như sóng cuộn phía dưới là trải nghiệm tuyệt vời đối với du khách bay dù lượn ở Mù Cang Chải.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa công bố kết quả top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng năm 2023 gồm: Xem nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn (Tuyên Quang), bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao (Yên Bái), thả rùa con về biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), cắm trại trên thảo nguyên Bùi Hui (Quảng Ngãi), săn mây từ đỉnh Pa Phách (Sơn La), chèo thuyền kayak qua hẻm Tu Sản (Hà Giang) và khám phá chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, đây là động lực giúp địa phương vùng cao này phấn đấu thu hút trên 350.000 lượt khách du lịch trong năm 2024, doanh thu từ du lịch đạt trên 350 tỉ đồng.

17 thg 4, 2024

Thành cổ đá ong hơn 200 tuổi sở hữu kiến trúc quân sự độc nhất Việt Nam

Thành cổ Sơn Tây là địa điểm giàu giá trị văn hóa, lịch sử, với nét kiến trúc độc đáo, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Thành cổ Sơn Tây nằm giữa địa phận hai làng cổ Thuận Nghệ và Mai Trai, thuộc thị xã Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội 45 km. Mảnh đất Sơn Tây xưa hay còn gọi là xứ Đoài - một trong “tứ trấn”, nằm phía Tây Kinh đô Thăng Long, có bề dày truyền thống văn hóa, yêu nước và lịch sử cách mạng.

Được xây dựng năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, tòa thành cổ này là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, lũy thép bảo vệ Kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Thành cổ Sơn Tây là tòa thành quân sự bằng đá ong độc đáo nhất Việt Nam. Ảnh: Vũ Đức Hùng

16 thg 4, 2024

Rừng nguyên sinh ma mị trên đỉnh Sa Mu quanh năm mây phủ

Đỉnh Sa Mu là điểm trekking khám phá trong vài năm gần đây, do cung đường di chuyển không quá khó cùng cảnh sắc thiên nhiên đầy ấn tượng.

Đỉnh Sa Mu (còn có tên là đỉnh U Bò) thuộc Bản Mù, huyện Bắc Yên, nằm cách thành phố Sơn La khoảng hơn 100 km. Đỉnh Sa Mu có độ cao 2.756 m so với mực nước biển, chỉ mới được cắm chóp hồi tháng 12.2022. Ảnh: Lù A Cù

15 thg 4, 2024

Bún ốc nguội - đặc sản hội tụ mỹ vị Hà thành

Vị thanh thanh, nguyên liệu bình dị nhưng bún ốc nguội Hà Nội lại thu hút đông đảo thực khách thưởng thức.

Chỉ đơn giản là một bát nước dùng thơm mùi giấm bỗng, chan ngập những con ốc giòn đanh, ăn kèm cùng bún, rau sống hòa quyện tạo nên hương vị độc đáo và tinh túy mang đậm chất ẩm thực kinh kỳ. Vị ốc béo ngậy, giòn kết hợp với bún mềm, ớt chưng cay cay kết hợp với chua dịu nhẹ của giấm bỗng dễ dàng chiếm cảm tình của người thưởng thức.

Nồi nước dùng đầy đặn cho món bún ốc nguội và bún ốc nóng. Ảnh: Thùy Trang

Mùa hoa bún nở vàng rực rỡ một góc trời Hà Nội

Những cây hoa bún đang vào mùa đẹp nhất, tô điểm cho phố phường Thủ đô Hà Nội.

Ngoài hoa ban, hoa sưa, tháng 4 ở Hà Nội còn là mùa của hoa bún, hay còn gọi là bạch hoa hay màn màn. Hoa bún mọc thành từng chùm tròn xoe ở phía đầu cành. Ảnh: Instagram @mituchan259

14 thg 4, 2024

Điều ít người biết về cổ tự trăm tuổi giữa lòng di sản thế giới Tràng An

Tại Cố đô Hoa Lư, giữa di sản Tràng An có một ngôi chùa được mệnh danh là “Nam sơn đệ nhị động”, chỉ sau động Hương Tích.

Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động.

Kiến trúc độc đáo

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Chùa Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc. Ảnh: Quỳnh Trang

Bánh tằm tép gói lá chuối hiếm hoi trong chợ quê ở Cần Thơ

Bánh tằm tép được bán tại chợ quê Thới Long (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) là món ăn sáng quen thuộc của người địa phương.

Vào chợ Thới Long (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), du khách sẽ không khó bắt gặp những gian hàng bán bánh tằm tép.

12 thg 4, 2024

Chiêm ngưỡng nhà thờ màu hồng hơn 90 tuổi ở Nghệ An

Nhà thờ Nghĩa Thành gây ấn tượng với màu hồng lung linh, thu hút nhiều người đến check-in, tham quan tại Nghệ An.

Nhà thờ Nghĩa Thành hay còn gọi là giáo xứ Nghĩa Thành, nằm ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc cổ kính, nhưng mang màu hồng nổi bật. Nhà thờ này được thành lập vào năm 1929.

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước lễ giỗ lần thứ 647

Hằng năm, vào các ngày 11-12/2 âm lịch, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tổ chức lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để tưởng nhớ, tri ân công đức của bà đối với dân tộc.

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách Quốc lộ 1 khoảng 18 km về phía Đông. Đền còn có nhiều tên gọi khác là đền Hải Khẩu, đền Bà Hải hoặc đền Chế Thắng phu nhân.

11 thg 4, 2024

Đã mắt với đàn bò tót lai quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Từ cuối năm 2009, một con bò tót đực lẻ bầy xuống núi thường xuyên “kết bạn” với đàn bò nhà ở thôn Bạc Ray 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Nhờ vậy, ở đây có đàn bò tót lai quý hiếm.

Ngoại hình và màu lông của bò tót lai gần giống với bò tót - Ảnh: DUY NGỌC

Khu di tích lịch sử Bình Thành Long An

Khu di tích lịch sử Bình Thành Long An là một trong những điểm tham quan Long An khá quan trọng và ý nghĩa. Điểm đến này có địa hình khá phức tạp, nơi đây là một vùng đất trũng xen lẫn với những giồng đất cao.

Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. 

Toàn cảnh Khu di tích Bình Thành Long An

10 thg 4, 2024

Nét độc đáo từ những con thuyền



Ở các vùng cửa biển Sa Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi); xã Bình Châu (Bình Sơn); cửa biển Mỹ Á, Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) và đảo Lý Sơn... có một thời gian khá phồn thịnh, gắn với văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ X. Sau đó, trải qua thăng trầm lịch sử, các cửa biển này đã có một giai đoạn giao thương theo “con đường tơ lụa trên biển” khá sầm uất. Thích Đại Sán (1633 - 1704) ghi chép trong “Hải ngoại ký sự” về việc các chúa Nguyễn rất chú trọng đến việc đóng tàu thuyền, vào cuối thế kỷ XVII để giao thông ở Đàng Trong: “Các phủ đều không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này đến phủ khác thì phải đi bằng đường biển”.

Non nước Kỳ Anh

Thị xã Kỳ Anh nằm ở cực Nam của Hà Tĩnh - miền đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Trải qua các thời kỳ lịch sử, văn hóa - con người đã tạo ra sức mạnh nội sinh, tiếp tục kiến thiết những giá trị mới…

Dưới bóng Hoành Sơn 

 Toàn cảnh di tích Hoành Sơn Quan.

9 thg 4, 2024

Thơm ngon món hến xào

 Hến xào hành tây, ăn cùng với bánh tráng là món ăn quen thuộc của người Quảng Ngãi. Món ăn này tuy dân dã mà thơm ngon, khiến nhiều người xa quê luôn nhớ.

Món hến xào cùng hành tây.

Tôi có người anh bên vợ thích ăn món hến xào cùng hành tây. Những lần về thăm quê, anh thường mua hến đã qua sơ chế về làm các món ăn. Để có hến cung cấp cho khách hàng, người dân sống ở ven đầm An Khê (TX. Đức Phổ) quê tôi phải dầm mình trong làn nước lạnh cào hến. Họ ngâm hến qua đêm trong lu nước, rồi rửa hến thật sạch, cho vào nồi luộc. Khi luộc hến, dùng thanh tre xới xáo trong nồi cho ruột hến rời vỏ nổi lên mặt nước, rồi vớt ruột hến ra rổ cho ráo nước trước khi bán cho khách.

Ngôi đền được làm từ hàng nghìn viên đá ong ở Hà Tĩnh

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho đền Quan Sơn ở thôn Tân Mỹ, xã Tân Dân (Đức Thọ, Hà Tĩnh).


Theo sử sách ghi lại, đền Quan Sơn là ngôi đền cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 600 năm. Đền được người dân địa phương lập để thờ Trần Quốc Trung - một trong hai vị cận thần có công phò Hoàng hậu Bạch Ngọc rời kinh thành Thăng Long về quê lánh nạn, khai khẩn một vùng đất rộng lớn. 


Đền Quan Sơn trước đây là một ngôi đền nhỏ, được bà con trong vùng lợp bằng cỏ tranh. Trải qua hơn 600 năm lịch sử, đền xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn. Đến năm 2015, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng quyên góp số tiền gần 16 tỷ đồng để tôn tạo lại ngôi đền với các hạng mục chính như: nhà sắp lễ, lầu chiêng, gác trống, nhà lục giác, ngôi tam bảo với 5 ban thờ.


Ông Trần Ngọc Minh - thủ nhang đền Quan Sơn cho biết: "Đền hiện có diện tích khoảng 2.000 m², được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong, mua ở các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành những phiến đá vuông vắn, sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục. Những phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính bằng một loại keo đặc biệt. Nhờ đó, đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình".

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho ngôi đền. Ngoài ra, đá ong còn chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo thời gian lâu dài.

Ngôi đền có nhiều hạng mục như: nhà chờ, nhà đình, nhà hóa vàng, tường rào… đều được làm từ đá ong. 

Nổi bật trên nền kiến trúc bằng đá ong tại đền Quan Sơn là sự độc đáo trong việc sắp xếp tạo hình và chạm trổ hoa văn xưa, hiện diện trên các hạng mục như: cổng, tường và không gian xung quanh. 

Màu sắc nâu đậm chủ đạo của đá ong giúp cho ngôi đền mang vẻ đẹp cổ kính. 

Vật liệu đá ong đã giúp các hạng mục của ngôi đền mang nét đẹp riêng biệt.

Ông Minh cho biết: "Đền Quan Sơn rất linh thiêng, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cầu nguyện". 

Đền Quan Sơn có không gian xanh mát, yên tĩnh.

Văn Chung - Trung Dân 

100 món ăn ngon nhất thế giới, theo TasteAtlas

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới TasteAtlas vừa công bố 100 món ăn ngon nhất thế giới trong năm 2023/2024 theo bình chọn của bạn đọc. Kết quả này có được trên cơ sở danh sách 10.927 món ăn, và được bình chọn bởi 395.205 phiếu bầu của người dùng, trong đó có 271.819 phiếu hợp lệ.


Trong 100 món ăn đạt kết quả bình chọn cao nhất có 2 món ăn Việt Nam là Bánh mì thịt (hạng 14, 4,63*) và phở (hạng 100, 4,47*).

Gỏi cá “dà” Nam Ô

Một đặc sản xứ biển Nam Ô (TP. Đà Nẵng) mà ai ngang qua cũng muốn dừng lại thưởng thức: Gỏi cá “dà”.

Gỏi cá Nam Ô không thể thiếu các loại rau ăn kèm. Ảnh: N.H

Về Bàn Than ăn hải sản

Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (xã Tam Hải, Núi Thành) không chỉ cuốn hút người đến bởi cảnh sắc. Những món tươi ngon vừa được kéo lên từ biển lớn, đủ làm hài lòng du khách.

Vùng biển Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nổi danh với những loại hải sản quý.

8 thg 4, 2024

Họa sĩ Nguyễn văn Ri và tem Người Cày Có Ruộng

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu ban hành Luật Người Cày Có Ruộng. Kể từ 1971 ngày 26 tháng 3 hàng năm Bưu điện VNCH đều phát hành bộ tem kỷ niệm ngày ban hành luật này.

Bộ tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng phát hành ngày 26/3/1971 gồm 3 tem giá 2 đồng, 3 đồng và 16 đồng.

Phong bì Ngày đầu tiên bộ tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng

Khoai lang mắm mạy Kim Bồng

Người Cẩm Kim (TP.Hội An) xưa có câu hát ru thấm thía: Kim Bồng là Kim Bồng còi/ Khoai lang mắm mạy mà coi hơn vàng...

Khoai lang mắm mạy - món thời thương khó. Ảnh: N.H

Hơn 20 năm trước, xã Cẩm Kim hãy còn là ốc đảo. Con đò ngang chòng chành đưa tôi qua vùng đất bãi bồi đầy những ruộng lác vào lưng chiều đầy nắng. Những cây lác mọc tự nhiên đến khi sợi đủ già được cắt về dệt chiếu. Tôi đi dọc triền sông cát ướt. Từ những chỗ trũng rất nhỏ trên cát, những con mày mạy (cũng viết là mài mại) nhỏ xíu chui lên ngơ ngác nhìn. Nó giống loài cua đồng nhưng bé bằng mút đũa nên trông thật ngộ nghĩnh.

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.

Già làng Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) là một trong số ít những người am hiểu trống kơ-toang và văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi huyện Vân Canh

Đắm say tiếng trống K’toang của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi (một nhánh của dân tộc Chăm), sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), trống K’toang (hay còn gọi trống đôi), là di sản văn hóa độc đáo, là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng âm nhạc của họ. Dù hiện nay, tiếng K’toang ít có dịp được vang lên, nhưng các nghệ nhân vẫn đang dồn tâm huyết để giữ gìn và nắm bắt các cơ hội để tiếng K'toang lại được "nói chuyện" với mọi người.

Trống K’toang thường được biểu diễn ở những lễ hội của người Chăm H’roi

7 thg 4, 2024

Khám phá vẻ đẹp thác Đăk Ruồi

Vẻ đẹp của thác Đăk Ruồi được tạo nên bởi khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ cùng làn nước trong trẻo và không khí dịu mát giúp du khách có cảm giác thư thái, yên bình khi được thả mình vào thiên nhiên nơi đây.

Thác Đăk Ruồi nằm trên suối Đăk Trót, thuộc địa phận thôn Đăk Poi, thị trấn Đăk Glei, cách trung tâm thị trấn khoảng 11 km. Đây là một trong những thác còn giữ được nét hoang sơ với nhiều tầng thác nối tiếp nhau tạo thành một vệt dài trắng xóa như dải lụa mềm mại rủ xuống giữa đại ngàn xanh thẳm.

Trong những năm gần đây, người dân huyện Đăk Glei thường đến thác để vui chơi, thư giãn vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng.

Một trong những hồ nước được hình thành dưới chân thác. Ảnh: NB

Lễ mừng nước giọt ở làng Kon Trang Kép

Vào tháng 1 hàng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, bà con làng Kon Trang Kép (thôn 7, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) lại rộn ràng tổ chức Lễ hội mừng nước giọt (u klang đăk). Đây là Lễ hội chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong năm của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na).

Ở làng Kon Trang Kép, nhiều lễ hội truyền thống đã dần mai một theo thời gian, nhưng lễ cúng nước giọt vẫn được dân làng chú trọng gìn giữ và tổ chức định kỳ vào tháng 1. Đây là dịp để dân làng tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

Hoa gạo thắp lửa trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tháng ba, trên những triền núi cao sừng sững của cao nguyên đá Đồng Văn, hoa gạo đua nhau bung nở như thắp lửa giữa núi rừng.

Du khách check-in với hoa gạo trên cung đường Du Già - Mậu Duệ

Dọc các cung đường quốc lộ 4C, quốc lộ 34, ĐT176… hoa gạo đã nở rực rỡ tô điểm cho cảnh sắc đất trời Hà Giang, vừa khiến du khách rạo rực, vừa khiến lòng người thấy an yên.

Bất ngờ những sản phẩm tinh xảo trong ngôi nhà tre độc nhất vô nhị ở Hội An

Nằm dưới chân cầu Cửa Đại, cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 3 km là một xưởng chế tác đồ vật từ tre. Nếu nhìn công xưởng nhỏ với vài gian nhà tre, không ai nghĩ rằng những món đồ ra đời từ làng quê này đã đi khắp thế giới.

Ngôi nhà làm chỗ ở cho cả gia đình ông Võ Tấn Tân cũng được làm từ tre, lá dừa - Ảnh: B.D.

6 thg 4, 2024

Vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của bản Dao giữa núi đá trập trùng nơi biên giới

Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cả bản có 34 hộ đều là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người dân ở đây xây dựng nhà bằng gỗ theo kiểu nhà sàn truyền thống sát nhau từ chân núi đến lưng chừng đồi. Bên cạnh những ngôi nhà là những vườn hoa cải vàng óng ả tạo nên một bức tranh nên thơ giữa núi đồi hùng vĩ.

Bản Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân có điều kiện tự nhiên toàn núi đá, nên đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Đồn Biên phòng Xuân Trường theo Đề án 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, về việc phân công đảng viên công tác tại các Đồn biên phòng phụ trách, giúp đỡ hộ gia đình ở khu vực biên giới, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc, ấm no.

Một số hình ảnh ghi nhận tại bản Cà Lò:

Bản Cà Lò được bao quanh bởi những dãy núi đá trùng điệp

Nồng nàn hương rượu nếp cẩm men lá

Đến với thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà), một trong những thứ khiến tôi không thể quên chính là hương rượu nếp cẩm men lá của bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây.

Trong lần dự Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào năm 2022, tôi biết đến rượu nếp cẩm ở thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo. Lần đó, sản phẩm rượu nếp cẩm men lá của chị Y Hoa ở thôn Kon Jong đã nhận được sự đánh giá cao từ ban giám khảo.

Để tìm hiểu sâu hơn về nếp cẩm, mới đây, tôi đến thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo. Đến nhà chị lúc quá trưa, nhưng tôi thấy chị Y Hoa tất bật chuẩn bị nấu rượu, với củi, ghè, lá chuối và các nguyên vật liệu.

Độc đáo nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plông và một số ở huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei. Xơ Đăng là một dân tộc có nền âm nhạc dân gian phong phú, các nhạc cụ chủ yếu tự chế tác từ các loại nguyên liệu có sẵn trong rừng như tre, nứa, gỗ, dây rừng, thậm chí nhờ cả vào nước và gió.

Từ xa xưa, người Xơ Đăng chơi đàn vào các mùa lễ hội, mùa phát rẫy, lên nương trong năm. Khi tiếng chiêng, tiếng đàn, sáo vang lên, bà con sẽ được thần linh che chở, giúp xua đuổi muôn thú, chim chuột không dám phá hoại mùa màng. Các nhạc cụ không chỉ là công cụ giải trí mà dần trở thành những vật thiêng, trở thành hồn cốt trong các dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa của bà con.

Đánh thức tiềm năng du lịch ở Ia Chim

Xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) có nhiều nguồn tài nguyên thu hút du lịch như lòng hồ Ia Ly, những vườn cây ăn quả và những giá trị văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng người Gia Rai.

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 phút đi xe máy, xã Ia Chim có những tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển các loại hình du lịch như: Địa thế thuận tiện, cảnh quan tươi đẹp, sơn thủy hữu tình của lòng hồ thủy điện Ia Ly; người dân hiền hòa, thân thiện và còn lưu giữ những nét văn hóa giàu bản sắc cùng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, làm rượu cần và các sản phẩm thủ công từ tre nứa.

Không những thế, những năm gần đây Ia Chim còn được biết đến là vựa trái cây lớn của thành phố Kon Tum với nhiều chủng loại như sầu riêng, bơ, cam, bưởi, ổi, thanh long. Đây là những yếu tố để các cấp ủy, chính quyền địa phương góp phần đưa du lịch Ia Chim phát triển lên tầm cao mới trong tương lai.

Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa tại điểm du lịch của HTX Nông nghiệp và Du lịch Ia Chim. Ảnh: NB

Kontum: Bảo tồn các giá trị của nhạc cụ truyền thống

Nhạc cụ truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng, được chế tác từ các loại chất liệu của núi rừng như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, da động vật hay từ những hợp kim. Lo ngại trước sự mai một của các giá trị truyền thống, các cấp, ngành và cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh đang chung tay gìn giữ, nỗ lực bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của các loại nhạc cụ truyền thống.

Nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các DTTS được chia thành các loại gồm bộ gõ, bộ hơi và bộ gảy. Trong đó, bộ gõ có thể xem là loại phong phú với rất nhiều nhạc cụ, tiêu biểu như cồng chiêng, đàn T’rưng, trống và các loại nhạc cụ làm bằng chất liệu tre, nứa, gỗ, da; bộ hơi gồm một số loại phổ biến như: đàn Klông Put, Đinh Tuk, các loại sáo, khèn, Tù và; bộ gảy tiêu biểu như đàn Ting Ning, đàn Goong...

Trong các loại nhạc cụ truyền thống, đặc sắc và tiêu biểu nhất là cồng chiêng với nguồn gốc và lịch sử rất lâu đời, là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được UNESCO tôn vinh là di sản của thế giới vào ngày 25/11/2005. Người DTTS xem cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là nơi trú ngụ của thần, tiếng chiêng là lời gửi gắm tâm tư tình cảm đến với thần linh, theo suốt cuộc đời của mỗi con người thông qua các lễ thức, lễ hội.

Nghệ nhân và một số loại nhạc cụ truyền thống của người Gié - Triêng ở xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi). Ảnh: H.T

5 thg 4, 2024

Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.

Một dòng tộc người Chăm trên đường đến nhà Kut

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Khi đến thời gian được chọn, gia chủ bắt đầu chuyển vào nhà mới

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng