Hiển thị các bài đăng có nhãn ấn độ giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ấn độ giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 11, 2022

Ấn Độ giáo trên đất Long An

Ấn Độ giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo lớn thứ 3 trên thế giới, nhiều học giả tin rằng tôn giáo này có niên đại khoảng 4.000 năm, là tôn giáo lâu đời nhất. Ấn Độ giáo du nhập vào các tỉnh Nam bộ (trong đó có Long An) từ những năm đầu Công nguyên, thông qua quá trình thông thương buôn bán của các thương nhân ở các thị cảng của Vương quốc Phù Nam và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hiện vật được tìm thấy trong quá trình khai quật tại Long An đã chứng minh điều đó.

Những bức tượng thần Vishnu tại bảo tàng

Trong tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, có 3 vị thần tiêu biểu là Vishnu, Brahma và Shiva, hợp thành bộ tam thần Trimurti. Trong đó, thần Vishnu có đầy đủ sự uy phong, là vị thần tử tế, ít gây khiếp sợ và được thờ cúng rộng rãi nhất. Bảo tàng - Thư viện tỉnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến Ấn Độ giáo, tiêu biểu có các pho tượng thần Vishnu.

17 thg 7, 2018

Úp mặt vào đá cầu nguyện trong ngôi đền Ấn Độ ở Sài Gòn

Mỗi ngày ở đền bà Mariamman (quận 1) đều có nhiều người đến úp mặt vào phiến đá lớn để giãi bày nỗi lòng. 

Đền bà Mariamman được xây dựng đầu thế kỷ 20, là ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, tọa lạc trên đường Trương Định (quận 1, TP HCM). Đền còn có tên gọi khác là chùa Bà Ấn thờ thần Mariamman. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui... 

26 thg 7, 2017

Ấn Độ huyền bí giữa Sài Gòn: Chốn cầu nguyện linh thiêng

Người Sài Gòn tin rằng đền thờ Bà Mariamman rất thiêng, do đó có rất nhiều người Việt đến làm lễ ở đền, bên cạnh những người gốc Ấn... 

Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. 

30 thg 8, 2015

Độc đáo chùa Ấn Độ nổi tiếng linh thiêng giữa Sài Gòn

Chùa bà Ấn hay đền bà Ấn, là những tên gọi chung để chỉ chùa Mariamman, chùa do người Ấn Độ xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 và còn được lưu giữ đến hôm nay.

Chùa Mariamman là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được rất nhiều người biết đến.

Theo truyền thuyết, Mariamman (Mẹ Mari) là nữ thần của bệnh và mưa ở miền Nam Ấn Độ, ngự trị ở nông thôn bang Tamil. Mari có nguồn gốc như là một nữ thần của làng xã gắn với sự màu mỡ và mưa thuận gió hòa. Mariamman thường là hình ảnh của một phụ nữ trẻ xinh đẹp với gương mặt hung đỏ có trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng cũng có khi chỉ có hai hoặc bốn tay. Bà thường được tạc tượng ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.

27 thg 11, 2014

Đền Ấn Độ Administ Pagode Chetty ở Sài Gòn

Giữa thế kỷ 19, người Pháp chiếm đóng Nam kỳ lục tỉnh. Đến cuối thế kỷ này họ đưa người Ấn Độ ở nhượng địa của mình đến để tham gia công việc kinh doanh. Những người Ấn này có 2 nhóm chính: một nhóm gốc người Bombay, Delhi, Benares thường kinh doanh vải sợi, người Việt thường gọi là Chà Bombay; nhóm còn lại là người Tamil ở Nam Ấn thuộc cộng đồng người Chetty thường cho vay và kinh doanh địa ốc, người Việt thường gọi là Chà Chetty.

Chính những người Chà Chetty này đã xây dựng nên những ngôi đền Ấn Độ nguy nga ở Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mình từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay ở TPHCM còn 3 ngôi đền Ấn Độ.

Ngôi đền Ấn Độ ở 66 Tôn Thất Thiệp, quận 1 có tên là Administ Pagode Chetty. Đền này thờ thần Murugan là tên của thần Subramaniam Swami lúc trẻ, ngoài ra còn thờ các vị thần khác của đạo Hindu như Shiva, Vishnu, Brahma... (Chữ ghi trên cửa đền là Sri. Thendy Yutthapani)

Chùa Ấn giáo ở 66 Tôn Thất Thiệp

18 thg 8, 2014

Chùa Ấn Độ ở TPHCM

Theo sách Hỏi đáp về Sài Gòn - TPHCM thì ở TPHCM hiện nay có 4 ngôi chùa Ấn Độ. Trong đó ngoài 3 ngôi chùa ở tương đối gần nhau nơi quận 1 (đường Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Tôn Thất Thiệp) thì còn một ngôi chùa nhỏ ở số 139 đường Thuận Kiều, quận 11.

Hồi nào giờ thường viếng các ngôi chùa Phật giáo, lần này tôi và cậu con trai Bùm quyết định bỏ ra một ngày đi thăm cho hết 4 ngôi chùa Ấn Độ này ở Sài Gòn cho... mới lạ.

Ngôi chùa Ấn đầu tiên mà cha con tôi ghé thăm là chùa Ganesh ở đường Thuận Kiều. Gì chớ Ganesh hay Ganesha thì tôi biết, đó là một biểu tượng mình người đầu voi trong Ấn Độ giáo, vì thế chẳng ngạc nhiên khi sách ghi rằng chùa này được người dân gọi là chùa Ông Voi.

Biểu tượng Ganesha thường thấy trong các kiến trúc tín ngưỡng Ấn Độ giáo

9 thg 7, 2014

Chùa Ấn Độ giữa Sài Gòn

Cổng chùa Mariammam

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chùa Mariammam này còn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là chùa Bà Ấn với lý do, đây là chùa do những cư dân Ấn Độ đến Sài Gòn lập nghiệp những năm đầu của thế kỷ 19 dựng lên và trong chùa thờ nữ thần Mariammam, một vị Thần Mưa trong quan niệm của người Ấn Độ. Vì thế, chùa Bà Ấn là nơi để những người Ấn Độ xa quê hương tìm đến chiêm bái, cúng lễ, cầu ước trong những dịp lễ tết quan trọng của dân tộc mình. Tuy nhiên ngày nay, sau nhiều năm giao thoa văn hóa, chùa Bà Ấn cũng là địa điểm tới thăm của cả những người Việt, người Hoa bên cạnh những người Ấn đang sinh sống, làm việc và du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, không có gì lạ khi ở ngôi chùa Ấn Độ này luôn có vài trăm lượt người tới thăm viếng, cầu an mỗi ngày. Và, điều kỳ lạ ở chùa Mariammam là những người đến cúng lễ đều làm các nghi thức theo phong cách Ấn Độ giáo. Ở ngôi chùa Ấn Độ này, khi tiến hành nghi lễ bên cạnh một số người quỳ lạy, người ta thường đứng và sờ, vuốt ve hay ôm lấy những pho tượng, bức tường đá rồi thầm thì nói những nguyện ước của mình. Có thể nói, đây là một trong những quan niệm khá độc đáo của đạo Ấn Độ vẫn còn được duy trì ở ngôi đền linh thiêng cổ kính này.

13 thg 6, 2014

Bà Đen

Đi núi Bà Đen ở Tây Ninh là đi du lịch sinh thái, du lịch leo núi. Nhưng núi Bà Đen thu hút nhiều khách du lịch không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch tâm linh: đi chùa trên núi Bà Đen, hay là đi chùa Bà Đen. Lễ hội chùa núi Bà Đen đã được Tổng cục Du lịch xác nhận là một trong ba lễ hội tín ngưỡng thu hút đông khách nhất Việt Nam (2 lễ hội còn lại là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc và lễ hội chùa Bà ở Bình Dương).

Trên núi Bà Đen có nhiều chùa, nhưng ngôi chùa chính được gọi là chùa Bà Đen là ngôi chùa có tên chính thức là Linh Sơn Tiên Thạch (còn gọi là chùa Thượng). Giống như miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc hay chùa Bà Bình Dương, người ta đến viếng chùa đông vì tin vào sự linh thiêng của chùa.

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà Đen). Ảnh: Võ văn Tường

22 thg 3, 2013

Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đờn - Đồng Nai. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa thể xác định được ai là chủ nhân thật sự của nền văn hóa này.

Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi với 7 cụm gò đồi. Thánh địa Cát Tiên được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi điền dã điều tra về dân tộc học của các cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng tại vùng quê này vào năm 1985. Sau khi phát hiện, các nhà khảo cổ học gọi vùng đất này là "Thánh địa Cát Tiên".

Thánh địa Cát Tiên ở thôn 1, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Lê Minh)

7 thg 7, 2012

Chùa Khmer ở Trà Vinh

Ở Trà Vinh đi đâu cũng thấy chùa, và nếu là chùa thì gần như chắc chắn đó là chùa Nam tông Khmer.

Đúng vậy, Trà Vinh là tỉnh có nhiều ngôi chùa Khmer nhất Việt Nam. Cả nước có 539 ngôi chùa Nam tông (cả Nam tông Khmer và Nam tông Kinh) thì chỉ riêng Trà Vinh đã có 141 ngôi chùa Nam tông Khmer!

Chùa Khmer tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam bộ, trong đó nhiều nhất là Trà Vinh (141 ngôi), Sóc Trăng (92 ngôi), Kiên Giang (74 ngôi), An Giang (65 ngôi).

Chùa Âng. Ảnh: Võ văn Tường


21 thg 11, 2011

Có một cái linga to như thế đó!

Khi xe chạy trên tỉnh lộ 943, trên đường đến núi Ba Thê, từ xa mọi người nhìn thấy một kiến trúc là lạ trên triền núi.

Cái gì thế kia?

Theo từng khúc quanh, kiến trúc ấy thoáng ẩn thoáng hiện nhưng luôn nổi bật trên triền núi xanh.

Có người buộc miệng: Giống... con cu quá!

Có tiếng cười khúc khích và có người đỏ mặt, nhưng chẳng ai biết đó là gì!


...

17 thg 11, 2010

Ở đâu có Hòn Vọng Thê?

 

Hòn vọng phu ta nghe nói đã nhiều, thế nhưng ở nước mình nơi đâu có Hòn vọng thê?
Có đó!

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê còn có tên là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn (do kỵ húy mà chữ Hoa bị đọc trại thành Ba). Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Từ Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, đi về hướng Tây là hướng về Núi Sập. Qua thị trấn Núi Sập, đến chợ Ba Thê (thị trấn Óc Eo).