Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
19 thg 4, 2025
Về làng cổ Tường Vân
Làng cổ Tường Vân nức tiếng với dòng họ Khương - dòng họ đại khoa bảng rất hiếm hoi của nước ta thời Bắc thuộc.
18 thg 4, 2025
Khám phá du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm
Nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã chú trọng đến việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua nhiều cách làm đa dạng, phong phú. Từ đó, không chỉ bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường sinh sống trên địa bàn, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
17 thg 4, 2025
Đặc sắc Lễ hội Mường Xia
Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.
16 thg 4, 2025
Hàm Rồng - Một vùng thắng tích
Hàm Rồng là một trong những địa danh giàu ý nghĩa lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của TP Thanh Hóa nói riêng, xứ Thanh nói chung. Nằm bên bờ sông Mã hùng vĩ, địa mạo Hàm Rồng như một tâm điểm kết nối mọi vùng đất của tỉnh, vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, vừa chất chứa những giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.
Thăm đền Hổ Bái, nhớ công đức người xưa
Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái tọa lạc tại thôn 2, xã Yên Trường (Yên Định). Đây là ngôi đền cổ hàng nghìn năm tuổi, là niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương.
Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.
Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái.
Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.
23 thg 3, 2025
Khám phá quy trình sản xuất miến dong tráng tay truyền thống
Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm miến dong thủ công truyền thống. Không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, làm miến dong tại Ngọc Liên còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Trung Bộ.
Về thăm Trù Ninh
Cách trung tâm huyện Hoằng Hóa chỉ vài cây số, làng Trù Ninh, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) có lịch sử lập dựng và phát triển khoảng 5 thế kỷ. Ở Trù Ninh hôm nay, trong không gian văn hóa làng truyền thống là những di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tín ngưỡng, được người dân giữ gìn và phát huy giá trị.
22 thg 3, 2025
Về Yên Trường xem lễ hội Kỳ Phúc
Ngược dòng lịch sử, làng Yên Trường là một trong những làng cổ nằm trong vùng đất quý “Tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc”. Khi xưa, Yên Trường còn có tên gọi là An Trường. Theo sử liệu địa phương và qua lời kể của các cụ cao niên trong làng thì Yên Trường là mảnh đất có khí thiêng sông núi tụ về nên được Nhân dân ngợi ca là “đất lành chim đậu”.
21 thg 3, 2025
Về với Lễ hội Phủ Suối
Làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh (Hà Trung) là vùng văn hóa đa sắc màu với những ngày hội mùa, hội làng, đa dạng trò chơi, trò diễn dân gian. Đặc biệt, về với lễ hội Phủ Suối chúng ta sẽ thấy bức tranh văn hóa này đã được dệt nên nhờ cả cộng đồng dân cư.
“Đài vọng cảnh” giữa phố biển
Đến với Sầm Sơn, du khách không chỉ được đắm mình trước vẻ đẹp của bãi biển trong xanh, hiền hòa thơ mộng mà còn dễ dàng bị cuốn hút bởi nhiều di tích, danh thắng vốn mang trong mình những câu chuyện hay một đời sống riêng. Trong đó, đền Độc Cước gắn với các lễ hội liên quan là một ví dụ điển hình.
20 thg 3, 2025
Ngày xuân thăm đất Lam Kinh
Ẩn mình giữa vùng đất địa linh nhân kiệt, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân) cuốn hút bởi vẻ đẹp vừa bề thế, vừa tôn nghiêm. Đến thăm khu di tích vào một ngày xuân ấm áp, chúng tôi thành kính nhớ về công lao to lớn của các bậc tiền nhân. Chuyến đi này không chỉ là một hành trình về mặt địa lý, mà còn là hành trình tâm linh, kết nối quá khứ với hiện tại.
18 thg 3, 2025
Đặc sắc lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
Từ xa xưa, đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương nô nức về đây dâng hương, vãn cảnh quanh năm. Đặc biệt, lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (ngày 26/2 âm lịch) với những nghi lễ đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách về đây trẩy hội, với niềm tin sẽ được Thánh mẫu Liễu Hạnh phù hộ độ trì cho cuộc sống an khang, thịnh vượng.
19 thg 2, 2025
Linh thiêng Lễ hội Phủ Na
Sáng 27-8 (tức 1-8 âm lịch), đông đảo bà con Nhân dân và du khách thập phương nô nức trở về Phủ Na để dâng hương tưởng nhớ những người có công với đất nước, đồng thời cầu mong mọi sự may mắn, bình an… Đây là lễ hội truyền thống Phủ Na kỳ hội tháng 8 diễn ra hằng năm.
Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn động phủ thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Khi tín ngưỡng của đạo Mẫu - Liễu Hạnh du nhập về Xuân Du thì tại đây đã có tín ngưỡng thờ Tản Viên, mẹ Âu Cơ và Chúa Cửa rừng (chúa Thượng ngàn). Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu đã hòa phối cùng tín ngưỡng của người Mường cùng tồn tại, phát triển, được thể hiện ở hệ thống thờ tại Phủ Na.
Làng Lú Khoen trên đất Mường Rặc xưa
Làng Lú Khoen nằm trong không gian đất Mường Rặc xưa, nay là thôn Quang Thái Bình, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) có đồi Tô, suối Rùa gắn liền chuyện kể thuở “đau đẻ” của vũ trụ với "mụ Dạ Dần" bước ra từ Mo sử thi "Đẻ đất, đẻ nước"...
Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh
Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.
28 thg 1, 2025
Thăm quê “Mẹ Tơm” ngày cuối năm
Chiều cuối năm Giáp Thìn 2024, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi về thăm quê nhà “Mẹ Tơm” ở thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Khu Di tích lịch sử cách mạng Nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) bình yên linh thiêng, với cành đào trước sân đã bung nở những cánh hoa tươi thắm, chậu cúc vàng rực khoe sắc trong nắng xuân.
Ngày 8/9/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định xếp hạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là “Địa điểm di tích lịch sử cách mạng”. Hình ảnh: Tấm biển chỉ dẫn vào Khu di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm được đặt trang trọng, thuận lợi cho Nhân dân, du khách đến dâng hương, tham quan di tích.
Không gian văn hóa - tâm linh Thái miếu nhà Hậu Lê
Tọa lạc trên phố Kiều Đại, trải qua 220 năm lịch sử với biết bao “vật đổi sao dời”, Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn đinh ninh nét trầm mặc, cổ kính, linh thiêng. Lịch sử hình thành và phát triển của Thái miếu nhà Hậu Lê bắt đầu từ dấu mốc năm 1805, vua Gia Long cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ. Thái miếu được xây dựng trên nền điện “Chiêu hòa” cũ - vốn là điện thờ Tuyên Từ Nhân ý, Chiêu túc Hoàng Thái hậu, vợ của vua Lê Thái tông. Nơi đây thờ các vị hoàng đế, hoàng thái hậu cùng các công thần triều Hậu Lê.
23 thg 1, 2025
Thôn Rộc Răm tự hào có lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy
Với người dân thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc (Như Thanh), lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy là niềm tự hào, là sự khởi đầu một năm mới mang những điều may mắn đến với mọi người.
22 thg 1, 2025
Về vùng đất văn hóa - tâm linh Vĩnh Thịnh
Trong quá trình xây dựng và phát triển làng, xã, trải qua biết bao thăng trầm và thăng hoa, các thế hệ cháu con xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) đã cùng nhau chung tay góp sức, kết dệt nên những giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh đặc sắc.
Về xã Vĩnh Thịnh, thả hồn trên những con đường ôm ấp bao xóm làng, đồng ruộng để nhớ về cội nguồn danh giá của vùng đất cổ. Theo lịch sử Thanh Hóa thời tiền sử và sơ sử cách đây khoảng 7.000 năm, đồng bằng sông Mã với những tài nguyên phong phú, đầy hấp dẫn đã lôi cuốn chủ nhân văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn ở vùng núi phía Tây Thanh Hóa rời khỏi hang động, mái đá, xuống miền đồng bằng trước núi, làm nên nền văn hóa Đa Bút phong phú và độc đáo. Cho đến nay, các tư liệu lịch sử, khảo cổ học đã gọi tên 4 di chỉ thuộc văn hóa Đa Bút, phân bổ từ tây sang đông, dọc theo miền sông Mã suốt từ trung du đến ven biển Thanh Hóa, đó là: núi Hến (rú Hến) xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc), rú Hến Bản Thủy, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc), cồn Cổ Ngựa, xã Hà Lĩnh (Hà Trung), Gò Trũng, xã Phú Lộc (Hậu Lộc). Với những kết quả từ các đợt khai quật di chỉ khảo cổ học ở núi Hến khẳng định rằng: Khu vực núi Hến (thuộc địa phận làng Đoài - xã Vĩnh Thịnh) có cư dân nguyên thủy cư trú cách đây khoảng 7.000 năm.
Đền thờ Trần Khát Chân trên đất Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc).
Về xã Vĩnh Thịnh, thả hồn trên những con đường ôm ấp bao xóm làng, đồng ruộng để nhớ về cội nguồn danh giá của vùng đất cổ. Theo lịch sử Thanh Hóa thời tiền sử và sơ sử cách đây khoảng 7.000 năm, đồng bằng sông Mã với những tài nguyên phong phú, đầy hấp dẫn đã lôi cuốn chủ nhân văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn ở vùng núi phía Tây Thanh Hóa rời khỏi hang động, mái đá, xuống miền đồng bằng trước núi, làm nên nền văn hóa Đa Bút phong phú và độc đáo. Cho đến nay, các tư liệu lịch sử, khảo cổ học đã gọi tên 4 di chỉ thuộc văn hóa Đa Bút, phân bổ từ tây sang đông, dọc theo miền sông Mã suốt từ trung du đến ven biển Thanh Hóa, đó là: núi Hến (rú Hến) xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc), rú Hến Bản Thủy, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc), cồn Cổ Ngựa, xã Hà Lĩnh (Hà Trung), Gò Trũng, xã Phú Lộc (Hậu Lộc). Với những kết quả từ các đợt khai quật di chỉ khảo cổ học ở núi Hến khẳng định rằng: Khu vực núi Hến (thuộc địa phận làng Đoài - xã Vĩnh Thịnh) có cư dân nguyên thủy cư trú cách đây khoảng 7.000 năm.
Du xuân trên đất kinh xưa
Trong tiết trời se lạnh, Lam Kinh như một bức tranh vừa cổ kính, vừa thơ mộng, hấp dẫn, lôi cuốn lòng người. Dẫu đã đặt chân đến khu di tích này bao nhiêu lần, nhưng trong những ngày đầu xuân, về với Lam Kinh lại mang một cảm xúc bồi hồi xốn xang. Đó là cảm giác được về với vùng đất “căn bản làng vua”, nơi in dấu một giai đoạn hào hùng của lịch sử nước nhà. Đứng trước cầu Bạch cong cong vắt mình qua sông Ngọc, nhìn về phía nghinh môn, Lam Kinh như đang chao nghiêng chào đón du khách về chiêm ngưỡng, khám phá.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)