Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 3, 2024

Hội xuân núi Bà Đen - xưa và nay

Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.

Dốc thượng dẫn lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.

Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.

Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.

Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:

…Điện Bà xưa những đến nay,
Thiệt là một chỗ cao dày linh chung.
Dưới chưn có cảnh chùa Trung,
Kề bên sẵn suối nước trong thấy trời.
Người đều tới đó nghỉ ngơi,
Khiết tinh mộc dục lên nơi Điện Bà...

Nhân dịp rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (1901), các bậc tiền bối của làng thơ Tây Ninh có mời bà Sương Nguyệt Anh- ái nữ của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cùng viếng núi ngắm hoa mai trắng nở. Nữ sĩ đã xúc cảm viết một bài thơ Nôm “Vịnh bạch mai trên núi Bà” và hai bài thơ chữ Hán “Linh sơn nhất thụ mai”. Cho đến nay, những bài thơ này là niềm tự hào của người dân Tây Ninh khi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của ngọn núi cao nhất Nam bộ được thi hoá đầy rung động.

Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.

Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.

Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.

Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.

Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Du khách thập phương viếng điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen.

Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.

Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.

Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.

Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.

Chùa Linh Sơn Phước Trung dưới chân núi Bà Đen.

Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.

Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.

Phí Thành Phát

9 thg 2, 2024

Núi Cao Cát níu chân du khách

Với những nét độc đáo kỳ vỹ được thiên nhiên ban tặng cũng như bàn tay con người tạo dựng nên, núi Cao Cát và ngôi chùa Linh Sơn tọa lạc ở đây đã níu chân không ít du khách mỗi khi có dịp ra đảo Phú Quý.

Chùa cổ kính

Chúng tôi trong lần cùng đoàn công tác Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đến điểm tham quan này để các bạn trẻ trong đoàn ở TP. Hồ Chí Minh có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh đảo ngọc. Hôm ấy tình cờ gặp thêm các anh em văn nghệ sĩ Bình Thuận lên đây sáng tác. Để lên được ngôi chùa Linh Sơn cổ kính nằm trên đỉnh núi cao, khách hành hương phải chinh phục 148 bậc tam cấp, không vì thế mà các bạn trẻ trong đoàn ngần ngại. Họ nắm tay vịn kiên trì leo lên rồi cũng tới nơi, nhiều bạn đổ mồ hôi nhưng cũng nở nụ cười như vừa chiến thắng một thử thách. Ngôi chùa cổ kính trước mặt trang nghiêm, đẹp đẽ, với kết cấu xây dựng từ các loại gỗ quý hiếm, sang trọng. Một thành viên trong đoàn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho hay, chùa Linh Sơn tọa lạc trên sườn núi có cao độ 61m so với mực nước biển, được bà Trần Thị Tấn huy động giới phật tử, nhân dân trên đảo đóng góp xây dựng đầu thế kỷ XX. Từ phía ngoài cổng chính dẫn vào phía trong là chính điện. Nét nổi bật bên trong chính điện khung cảnh mang đậm dấu ấn Phật giáo, được trang trí, đắp nổi hệ thống các câu đối chữ Hán Nôm nội dung thể hiện lòng thành kính của tín đồ, ca ngợi đức tốt của Phật, khuyên con người nên tu tâm, dưỡng tính, tích đức làm điều thiện; các vì cột nâng đỡ tầng mái ở đây được đắp nổi một con rồng quấn quanh thân tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mặt vách trước và hai bên nội thất điện thờ Phật đắp nổi các ô hình chữ nhật trang trí những điển tích của Phật giáo. Điện thờ Phật đặt ở vị trí trung tâm, bài trí tượng Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi trên tòa sen, hai bên đặt nhiều pho tượng và trong đó có Quan Thế Âm Bồ Tát với 18 tay đang trong tư thế ngồi thiền. Bên phải Điện thờ Phật thờ Quan Thế Âm, bên trái thờ Địa Tạng. Nằm đối lưng với Điện thờ Phật ở phía sau bài trí 5 khám thờ Tổ Đạt Ma, Quan Thánh Đế Quân, bài vị các nhà sư có công khai lập, gìn giữ chùa từ trước đến nay. Phía trước Điện thờ Phật có một am nhỏ thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, bên trái nhà tăng, bên phải nhà khách, nhà khói nằm phía sau… 

Chùa cổ kính Linh Sơn tọa lạc trên núi Cao Cát.

21 thg 1, 2024

Đến đảo Thiềng Liềng khám phá núi đá tự nhiên thấp nhất Việt Nam

Ít ai biết rằng ở TP.HCM có một ấp đảo xa xôi, đi lại bằng thuyền ghe và chính ở đây lại có một... ngọn núi đá độc đáo.

Du khách khám phá ngọn núi duy nhất trên đảo Thiềng Liềng và cũng là ngọn núi duy nhất ở TP.HCM. BÔNG NGÔ

Thiềng Liềng là ấp đảo nằm cách trung tâm xã Thạnh An, H.Cần Giờ (TP.HCM) khoảng 7 km, giao thông đi lại bằng đường thủy. Theo thống kê của địa phương, ấp Thiềng Liềng có khoảng 243 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt thủy hải sản. Năm 2023, diện tích sản xuất muối tại ấp Thiềng Liềng là 390 ha với sản lượng đạt 17.000 tấn, giá muối tại ruộng bình quân 1.900/kg.

20 thg 1, 2024

Bí ẩn Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn nhánh đông đi qua Tây nguyên, một thời rừng già phủ kín trùng điệp, nay đã tan hoang, thay thế là khu dân cư, thị trấn… thì vùng biên ải Tây Giang, Quảng Nam vẫn hoang sơ giữa đại ngàn và ẩn chứa bao điều bí ẩn đúng nghĩa.

Chọn Tây Giang - Quảng Nam làm điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình từ Trường Sơn Đông sang đường Trường Sơn nhánh tây là điều tôi ấp ủ trong thời gian dài trước khi một mình đi xe máy lên vùng rừng núi Quảng Nam.

Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao. TTD

Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh

"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".

Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.

Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.

13 thg 1, 2024

Đu dây vượt thác trong Vườn quốc gia Bạch Mã

Đu dây vượt thác Đỗ Quyên cao 400 m là trải nghiệm dành cho những người yêu thích thể thao mạo hiểm, mới được khai thác vào đầu năm nay tại Vườn quốc gia Bạch Mã.


Thác Đỗ Quyên trong Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã là đầu nguồn của một trong hai nhánh sông chính, hợp thành sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Gọi là thác Đỗ Quyên vì vào mùa xuân, xung quanh thác có nhiều cây hoa đỗ quyên nở rộ. Thác cao khoảng 400 m, nước đổ từ trên cao xuống như một dải lụa trắng vắt ngang núi rừng xanh biếc.

3 thg 1, 2024

Trải nghiệm 'có một không hai' trên đỉnh núi huyền thoại Tây Bắc

Để có những bức ảnh săn mây và đón bình minh trên 'nóc nhà Đông Dương', chúng tôi phải ở lại qua đêm dù trên đỉnh Fansipan không có cơ sở lưu trú, bất chấp những cơn lạnh thấu xương của những ngày cuối năm.

Từ độ cao hơn 3.174 m so với mực nước biển, giữa trời mây bao phủ, Fansipan khiến du khách cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên, không phải đời thực.

Fansipan chính là "nóc nhà Đông Dương", nơi luôn là điểm đến mơ ước của không chỉ đối với du khách trong nước mà cả với khách quốc tế, bởi cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc vô cùng quyến rũ.

Đỉnh Fansipan nằm trong Khu du lịch Sun World Fansipan Legend thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và cách Sa Pa khoảng 7 km về phía tây nam. Để chinh phục đỉnh núi, du khách có hai lựa chọn là đi cáp treo hoặc leo bằng đường bộ. Khung cảnh hừng đông nhuộm màu mây sớm là một trong những khoảnh khắc không thể quên đối với bất kỳ du khách nào có cơ hội ngắm được. BÙI VĂN HẢI

1 thg 1, 2024

Núi Bà Đen - thánh địa hành hương dịp cuối năm

Linh thiêng và nhiều công trình tâm linh kỳ vĩ, độc đáo - đó là lý do khiến núi Bà Đen trở thành thánh địa hành hương, đặc biệt vào dịp cuối năm.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. NGUYỄN MINH TÚ

17 thg 12, 2023

Sông núi Tây Ninh

Cho dù sông Sài Gòn chính là nơi người Tây Ninh lập nên kỳ tích vào cuối thế kỷ 20, sông Vàm Cỏ Đông lại nằm trong tình yêu và nỗi nhớ của những người con vùng biên nắng cháy da người, và có thể cả người đến từ những miền quê khác.

Đấy! Như nhạc sĩ Hoàng Việt, người từng viết nên bản Tình ca bất hủ; khi “nếm mật nằm gai” trong kháng chiến chống Pháp, trên những vùng rừng của chiến khu Dương Minh Châu rất gần sông Sài Gòn, thì ca khúc nổi tiếng khác của ông là Lên ngàn lại là viết về sông Vàm Cỏ Đông, được sáng tác năm 1952, sau trận lũ lịch sử Nhâm Thìn. Đến nay, sau 71 năm, người cả nước vẫn hào hứng với từng câu hát: “Hò ơ… dòng sông chảy xiết lái thuyền chèo đi/ Trên sông Vàm Cỏ Đông, nước chảy ngược dòng…”.

Giai điệu da diết này là không thể quên, nhất là vào những tháng cuối năm con nước lớn dềnh lên lai láng đôi bờ sông Vàm Cỏ Đông. Và cũng không thể quên những lời thơ của một nhà thơ chiến đấu ở phía hạ nguồn sông trên đất Long An, đấy là Hoài Vũ với Vàm Cỏ Đông: “Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng/ Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng/ Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong…”.

Sông Vàm Cỏ Đông qua Gò Dầu.

30 thg 11, 2023

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu hoang sơ bậc nhất Tà Xùa

Sa Mu là một trong những đỉnh núi mới cắm chóp ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La), với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, đặc biệt vào mùa săn mây.

Sa Mu, còn có tên dân dã U Bò, là đỉnh núi còn hoang sơ vừa được cắm chóp vào tháng 12.2022, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa - một phần kéo dài của dãy Hoàng Liên về phía Nam.

21 thg 11, 2023

Bí ẩn hai sư bà họ Lê ẩn tu trên núi Thị Vải

Núi Thị Vải là ngọn núi linh thiêng của vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây chứa đựng nhiều huyền tích văn hóa lịch sử gắn với tiểu thuyết "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng.

Núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) là ngọn núi thiêng liêng, gắn với sự tích lịch sử về hai người con gái nổi tiếng đã theo dòng tu khắc khổ tại đây. Đó là sư bà Lê Thị (thường gọi là bà Vải) và sư cô Lê Thị Huệ (nhân vật bạn Bác Hồ trong tác phẩm nổi tiếng Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng).

Sư trụ trì Linh Sơn Bửu Thiền tự trên núi Thị Vải là Hòa thượng Thích Pháp Huệ, năm nay 72 tuổi. Nhà sư cho phóng viên Tiền Phong biết: "Ngọn núi này gắn với hai tu sĩ đều họ Lê".

Đường lên núi Thị Vải hoang sơ, vắng vẻ, với những bậc đá rêu phong.

8 thg 11, 2023

Săn mây, ngắm rừng phong thay lá trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn

Quay lại chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn sau 7 năm, anh Cung được chiêm ngưỡng biển mây, rừng phong thay lá và những loài hoa đang khoe sắc trên dãy Hoàng Liên.


Ngũ Chỉ Sơn hay còn được gọi là "núi bàn tay" do 5 ngọn núi có hình dạng giống như bàn tay hướng lên trời. Núi thuộc khu vực đèo Hoàng Liên Sơn, giáp ranh giữa Tam Đường (Lai Châu) và Sa Pa (Lào Cai). Nằm ở độ cao 2.850 m so với mặt nước biển, đây là đỉnh núi cao thứ 15 của Việt Nam nhưng thuộc top đầu về độ khó trong các cung trekking.

24 thg 10, 2023

Đắm chìm trong vẻ đẹp của dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam

Dưới ánh nắng thu dãy Hoàng Liên Sơn trải dài với những gam màu xanh, vàng... khiến du khách mê mẩn khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của Việt Nam.


Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách tới miền Tây Bắc. Dãy núi trải dài 280 km từ Lào Cai, Lai Châu đến phía Tây của tỉnh Yên Bái. Hoàng Liên Sơn là phần mở rộng về phía đông nam của dãy Himalaya, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75 km và đoạn hẹp nhất là 45 km.

23 thg 10, 2023

Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.

Mây tràn qua núi, bồng bềnh dưới ánh nắng đầu ngày. Ảnh: Hoàng Thông.

21 thg 10, 2023

Thác nước 'cổ tích' trên đường chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng

Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, đỉnh núi Lùng Cúng được mệnh danh là nóc nhà của Mù Cang Chải, đang trở thành điểm chinh phục mới của giới trẻ thời gian gần đây.

Những thác nước hùng vĩ cùng vạt rừng nguyên sinh là "đặc sản" khi chinh phục Lùng Cúng - Ảnh: HỒNG QUANG

Giữa tháng 10, trời cuối thu mát mẻ, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng - nóc nhà của Mù Cang Chải (Yên Bái) - với độ cao 2.913m, để được thỏa sức ngắm bức tranh miền Tây Bắc xanh tươi trước khi bước vào những tháng mùa đông khô cằn, giá lạnh.

19 thg 10, 2023

Hòn ngọc xanh xứ Huế

Hình ảnh của Bạch Mã ba mươi năm trước vẫn như mời gọi thôi thúc tôi trở lại nơi đây. Nghe tôi kể trước đây đã từng cuốc bộ trên ba mươi cây số chinh phục đỉnh Bạch Mã, chú lái xe lè lưỡi không tin đó là sự thật, bởi bây giờ đã là đường nhựa mà ô tô còn chật vật mới lên được đỉnh.

Du khách check-in trong một biệt thự ở Bạch Mã. Ảnh: MC

7 thg 7, 2023

Có một núi Sam nhẹ nhàng!

Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn là tên khác không mấy quen thuộc của núi Sam, ngọn núi nổi tiếng ở TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang). Điều thú vị, núi Sam không thuộc “năm non bảy núi” của vùng Thất Sơn, nhưng lại là điểm đến rất đáng trải nghiệm, bởi sự an yên như thuở nào.


Theo thống kê chưa đầy đủ, có gần 200 đền, chùa, am, miếu... từ chân núi, sườn núi đến đỉnh núi Sam. Trong đó, nổi tiếng linh thiêng nhất là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, được công nhận là Khu Du lịch quốc gia vào năm 2018. Đầu Xuân hoặc vào mùa lễ hội Vía Bà (cuối tháng 4 âm lịch), hàng triệu du khách trong và ngoài nước tìm về đây hành hương, cúng viếng, cầu bình an.

4 thg 7, 2023

Chinh phục núi Bà Đội Om

Dù không được xếp vào 7 ngọn núi linh thiêng của vùng Bảy Núi, nhưng núi Bà Đội vẫn là điểm hành hương được nhiều người lui tới. Theo thời gian, ngọn núi này có nhiều biến đổi, song vẫn giữ được vẻ hoang sơ, độc đáo của riêng mình.


Núi Bà Đội đối diện với núi Cấm, thuộc địa bàn xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên). Theo Địa chí An Giang, ngọn núi có chiều cao 261 m, chu vi 6.075 m và có vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng của cư dân địa phương.

28 thg 5, 2023

Đến núi Bà Đen chiêm ngưỡng trụ kinh dát vàng, nghe đờn ca tài tử

Không gian đỉnh núi mát lạnh như mùa thu, nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật hoành tráng, quần thể tâm linh kỳ vĩ nổi bật có trụ kinh Bát nhã dát vàng… là những lý do khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu Nam bộ dịp lễ 30/4 năm nay.

Trụ kinh dát vàng - điểm đến mới thu hút Phật tử 

11 thg 5, 2023

Hấp dẫn Phụng Hoàng Sơn

Khi lồng ghép tổ chức giữa biểu diễn dù lượn, máy bay mô hình quen thuộc với thả diều nghệ thuật, giới thiệu các gian hàng đặc sản thì lợi thế Phụng Hoàng Sơn và đồi Tà Pạ càng thêm được phát huy. Tri Tôn trở nên thu hút khách du lịch (DL) cũng nhờ những cách làm sáng tạo.