Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 4, 2025

Đặc sắc Lễ hội Đền Cuông

Từ ngày 11-15/3 (tức 12-16/2 âm lịch), tại Diễn Châu diễn ra Lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương.

Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.

Lễ rước tại Lễ hội Đền Cuông. Ảnh: Mai Giang

Đặc sắc lễ hội đền Bà Chúa bên bờ sông Lam

Lễ hội Đền Bà Chúa (Thanh Chương) không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản của cha ông.

Đền Bà Chúa - Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh tọa lạc bên bờ sông Lam thuộc thôn Thanh Đồng 2, thị trấn Dùng (Thanh Chương) được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời. Đền gồm nhiều công trình như cổng đền, hạ điện, trung điện, tả vu, hữu vu, thượng điện, mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị như sắc phong, câu đối, đại tự… Ảnh: Huy Thư

Đảo chè Cầu Cau có gì hấp dẫn du khách dịp nghỉ lễ?

Được ví như "Hạ Long của xứ Nghệ", đào chè Cầu Cau ở huyện Thanh Chương với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Đảo chè Cầu Cau được ví như “Hạ Long của xứ Nghệ” nhờ cảnh sắc sơn thủy hữu tình với những nét đặc trưng hiếm thấy. Đây vốn là hồ thủy lợi được xây dựng từ năm 1963, điểm nhấn là những đảo chè xanh mướt nổi bật giữa non xanh nước biếc, mang vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn. Ảnh: Huy Thư

8 thg 4, 2025

Về Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu xem trai gái tung còn, ném pao, trổ tài bắn nỏ

Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu (xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài huyện. Đến đây, du khách được hòa mình trong những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc đồng bào các dân tộc vùng cao như tung còn, ném pao, bắn nỏ.

Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu được tổ chức vào các ngày 23 - 25 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm để tưởng nhớ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài thời nhà Trần, là người đã có công bảo vệ giang sơn, bờ cõi phía Tây Nam của đất nước. Lễ hội cũng là thời điểm để đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn trẩy hội vui Xuân cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: Đào Thọ

7 thg 4, 2025

Rợp sắc hoa ban cung đường vùng cao Nghệ An

Đặt chân đến huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An vào thời điểm này, khách sẽ được chiêm ngưỡng mùa hoa ban đua nhau khoe sắc, trải dài trên những con đường, tạo nên một khung cảnh mơ màng, lãng mạn.

Từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Ba, những cây hoa ban trên các con đường thuộc địa phận thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương bắt đầu nở rộ, khoe sắc rực rỡ. Ảnh: Đình Tuân

Đẹp ngỡ ngàng những rừng cây miền Tây Nghệ An mùa thay lá

Bắt đầu từ tháng 3, các cánh rừng ở các huyện miền Tây Nghệ An trở nên tuyệt đẹp khi cây lá đổi sắc màu. Núi rừng giống như những bức tranh sinh động, độc đáo và quyến rũ khiến ai cũng phải xiêu lòng.

Thời điểm này, những cánh rừng ngan ngát màu xanh ở các huyện miền Tây Nghệ An đã chuyển sang gam màu ấm, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn nơi vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đình Tuân

6 thg 4, 2025

Độc đáo lễ đón tiếng sấm đầu năm của tộc người Ơ Đu

Với cộng đồng người Ơ Đu, ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương thì lễ đón tiếng sấm đầu năm là tập tục cổ xưa nhất, linh thiêng nhất. Tuy không ai còn nhớ lễ đón tiếng sấm có từ khi nào, song đã được người dân lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Ơ Đu, 1 trong 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Theo như các cụ cao niên người Ơ Đu ở bản Văng Môn, Nga My (Tương Dương), tiếng sấm đầu tiên trong năm là báo hiệu của một năm mới đã đến và đồng bào dân tộc Ơ Đu sẽ tổ chức lễ mừng. Trước khi tổ chức lễ, phải chuẩn bị một mâm cỗ để thông báo và xin phép thổ địa. Trong ảnh: Nghi lễ thông báo và xin phép thổ địa. Ảnh: Đình Tuân

Phượng Lịch - Nơi ca trù hồi sinh trong từng nhịp phách

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, vẫn còn đó những nghệ nhân đau đáu với nghệ thuật dân gian truyền thống. Đối với nghệ nhân Lê Thị Loan ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu thì những làn điệu ca trù đã ăn sâu vào trong máu thịt, trở thành lẽ sống cả đời của chị.

Đau đáu với ca trù

Một ngày giữa tháng Ba, trong ngôi nhà nhỏ của chị Lê Thị Loan - Chủ nhiệm CLB Ca trù Phượng Lịch, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu lại vang lên âm thanh trầm đục của đàn đáy, tiếng nhịp phách réo rắt, tiếng trống chầu rộn ràng, đặc biệt là giọng hát trong trẻo của các ca nương trong câu lạc bộ.

CLB Ca trù xã Diễn Hoa. Ảnh: Mai Giang

Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Tiên Kỳ (Tân Kỳ)

Nằm khuất giữa những dãy núi trập trùng, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ hiện lên như một bản hòa ca giữa thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa Thái đậm đà. Mỗi bước chân về vùng đất này là một cuộc hành trình khám phá, từ những hang động huyền bí tới những nếp sinh hoạt mang dấu ấn truyền thống.

Xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ nằm khuất giữa những dãy núi trùng điệp. Ảnh: Đức Anh

29 thg 11, 2024

Gương chiến đấu, hy sinh anh hùng của nữ biệt động Lê Thị Bạch Cát


Ngày 20/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ Lê Thị Bạch Cát, nhà giáo, cựu biệt động thành phố Sài Gòn - Gia Định, vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

1 thg 7, 2024

Lửa rèn trên quê hương Bác


Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.

29 thg 6, 2024

Người con nuôi xứ Nghệ đến từ đất Phù Tang

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích từng chia sẻ thông tin, vào đầu thế kỷ XVII, tại khu vực Cửa Hội có một con tàu của thương nhân Nhật Bản bị đắm, chính quyền lúc bấy giờ đã cứu vớt được hơn 100 người; trong đó có 1 phụ nữ được người bản xứ nhận làm con nuôi...

Mối quan hệ giao thương đặc biệt

Là vùng đất có bề dày lịch sử, Nghệ An luôn là vùng đất giữ vị trí trọng yếu. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, khi trấn lỵ Nghệ An được đặt dưới chân núi Lam Thành, cạnh con sông Lam và ngay trên trục đường thiên lý thời bấy giờ, đã thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó có những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Nhật Bản đều ghi chép từ đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản đã đến xã Phục Lễ (Hưng Nguyên) để buôn bán.

Theo Nhà nghiên cứu Thái Huy Bích, khu vực dưới chân núi Lam Thành trước đây là nơi buôn bán sầm uất, tiếc thay nơi này đã bị lở xuống sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

7 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ dụng cụ dệt vải cổ xưa của đồng bào Thái ở Anh Sơn

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, diện mạo xã Thành Sơn (Anh Sơn) đang khởi sắc từng ngày. Điều đáng quý là dù có những đổi thay song đồng bào Thái nơi đây vẫn bảo tồn được nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm và những dụng cụ dệt vải từ xa xưa…

Đồng bào Thái ở xã Thành Sơn nổi tiếng với câu nói: “Gái thạo thêu thùa/Nam giỏi đan lát”, nay dưới những mái nhà sàn, vẫn còn những khung cửi ngày ngày đều đặn tiếng thoi đưa. Ảnh: Thanh Phúc 

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Gian nan giữ nghề

Tôi trở lại Trù Sơn một ngày gần đây, khi giao thông đi lại đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trù Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Vinh tầm 40 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm hành chính huyện Đô Lương khoảng 20 km về phía Đông Nam.

Từ thành phố Vinh, chúng tôi ngược ra Bắc khoảng 15 km rồi rẽ hướng theo đường N5 (còn gọi là đường 538B). Con đường thoáng rộng, cắt qua đường cao tốc Bắc -Nam, được khai mở cách đây gần 10 năm đã giúp nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7, tạo đà cho sự phát triển của các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc và Đông Nam của huyện Đô Lương, trong đó có Trù Sơn.

Làng "nồi đất" nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

6 thg 5, 2024

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Dốc Kẻ Lè và Quốc lộ 48A nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo 

5 thg 5, 2024

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp hoang sơ của khe Huồi Giảng ở Kỳ Sơn

Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ lại không kém phần thơ mộng, song khe Huồi Giảng (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) vẫn chưa được đưa vào khai thác, tạo thành điểm đến du lịch.

Khe Huồi Giảng nằm dưới dãy Pu Nghiêng hùng vĩ. Dòng nước trong xanh bắt nguồn từ Puxailaileng chảy về, vượt qua bao đồi dốc, thác ghềnh đổ xuống tạo nên khe nước mát lành. Ảnh: Thanh Phúc 

20 thg 3, 2024

Lễ hội hoa gạo Nghệ An thu hút hàng nghìn người

Lễ hội hoa gạo đầu tiên của Nghệ An được tổ chức tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, thu hút hàng nghìn người tham gia.


Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.

3 thg 3, 2024

Cận cảnh thung lũng mận Mường Lống mùa hoa nở

Những ngày này thung lũng mận Mường Lống (Kỳ Sơn) như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ lay động lòng người.

Mường Lống nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Khí hậu xanh mát, với mùa Hè ôn hòa và mùa Đông không quá lạnh giá. Mường Lống là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, với những nét văn hóa độc đáo và đậm đà bản sắc. Ảnh: Sách Nguyễn

Dưa lam ống nứa - Món ngon ngày Tết của đồng bào Thái Quỳ Châu


Văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái ở Quỳ Châu có những nét riêng đặc sắc. Sử dụng ống nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất còn được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là món dưa lam ống nứa.

Tục gọi vía về ăn Tết Nguyên đán của người Thái

Trước Tết Nguyên đán, người Thái ở huyện Con Cuông có tục lệ cúng gọi những hồn vía còn đang đi lạc hoặc ở đâu đó về nhà ăn Tết.

Với quan niệm rằng hồn vía là phần không thể thiếu để con người sống khoẻ mạnh, may mắn, an vui, vì thế người Thái thường rất chú trọng hồn vía. Họ có niềm tin rằng cũng như thể xác, hồn vía có lúc đau yếu, đói khát, sợ hãi, thậm chí là đi lạc, vì thế những lễ cúng sẽ giúp hồn vía được mạnh khoẻ và luôn đi theo để bảo vệ thể xác. Trong ảnh là cảnh nữ thầy cúng ở bản Nam Sơn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ra đường cái làm lễ gọi vía con cháu về ăn Tết. Ảnh: Hữu Vi